BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77585)
(Xem: 63348)
(Xem: 40795)
(Xem: 32432)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tháng 5 buồn ? Tháng 5 vui ?

11 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 1031)
Tháng 5 buồn ? Tháng 5 vui ?
519Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
519
Chẳng biết có “lực lượng thù địch” nào xúi giục hay không mà lúc sắp từ giã cuộc đời, ông Võ văn Kiệt lại phát biểu và viết ra nhiều ý kiến ở “lề bên trái”,t hậm chí “nghênh ngang giữa đường” như thế ?.. Nào là :“Đảng không thể giữ độc quyền yêu nước”, nào là “mỗi khi tháng 5 về có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn…”

Tháng 5 vui ít buồn nhiều với tớ

Có lẽ khi ông Kiệt nói đến “triệu người buồn..”, ông chỉ tính đến những người bị… buồn là những người ở “phía bên kia”, những người chết trận , những người chạy trốn chủ nghĩa cộng sản, những gia đình có người làm mồi cho cá đại dương, những người "trót" ở lại vì tin vào lời ông Trần văn Trà là “mọi gia đình có một người tham gia cách mạng cũng được coi là “gia đình cách mạng”, cùng các gia đình có con em được khuyến cáo đi “đăng ký học tập mang theo lương thực 20 ngày” để rồi… mất hút ở những nơi thâm sơn cùng cốc hoặc có trở về cũng ít nhất sau... 10, 15 năm… để rồi tiếp tục ra đi theo diện HO, hợp thành một cộng đồng di cư bỏ nước ra đi lớn nhất khắp thế giới”….



Không hẳn thế đâu ông ạ ! Tôi và nhiều người “ở phía bên này” cũng là trong số người “buồn” đấy. Ngay từ những ngày đầu vào SÀIGÒN, tôi đã không đến nỗi như Dương Thu Hương phải ngồi xuống bên lề đường mà khóc vì thấy mình bị lừa đâu !* (lời của bà DTH tuyên bố với toàn thế giới). Tôi chẳng những buồn mà lại còn lo cho số phận của hàng triệu gia đình trong đó có gia đình tôi,bạn bè,thân thích của tôi… sẽ phải chịu đựng tất cả những gì mà miền Bắc đã phải chịu đựng. Nghĩa là không thể không có đấu tố, tịch thu ruộng đất, công cụ sản xuất, tiền bạc ,tài sản, cải tạo công thương, nhà đất nghĩa là tất cả sẽ được nhà nước quản ný, tất cả sẽ trở thành sở hữu toàn rân… nghĩa là tất cả sẽ phải tem phiếu, xếp hàng…. nghĩa là nhà nước sẽ quản lí con người từ lúc mới sinh ra đời đến lúc chết, kể cả quản ný cái đầu và con tim !. Và một nửa nỗi lo đó của tớ đã thành sự thật những năm cuối của thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80. Nói là một nửa vì miền Nam đã thoát được cái "đại họa" lớn Đấu tố, cải cách ruộng đất,dù đã có chỉ thị “đến năm 80 phải tiến hành xong hợp tác hóa nông nghiệp”, một sai lầm lớn nhất, đẫm máu và gây hận thù dai dẳng nhất không kém hận thù gây ra cho hơn 2 triệu con người bỏ quê hương xứ sở mà ra đi.(theo con số ước đoán mơi nhất thì sau 34 năm con số này đã tăng lên tới trên 4 triệu người ???

Nỗi buồn và lo của bọn tớ, những người có học, có đọc, có nghe, có tí chút tư duy độc lập và nhất là, bị cuộc sống thực tế của “thiên đường xã hội chủ nghĩa” quăng quật suốt 30 năm trời mà đành cam chịu câm miệng ! Ai mà không biết cái chủ nghĩa “tư bản nó giãy chết” là điều vô cùng láo khoét. Ai mà không biết cuộc chiến vừa qua là cuộc chiến để áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên cả thế giới này. Chẳng có ma nào xâm lược nước ta cả. Điều này khi thống nhất đất nước Đảng lao động đã công khai đổi tên đảng thành Đảng cộng sản và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiên ngang hơn cả Trung Quốc, CuBa, Bắc Triều Tiên ! Một tuyên bố công khai với thế giới là Chủ nghĩa cộng sản đã toàn thắng trên mảnh đất chữ S này ! Và người ta huêng hoang theo kiểu... kiêu binh là “Chúng ta, một nước nhỏ bé đã đánh tan được ba Đế Quốc to…. không một kẻ nào dám động đến chúng ta nữa.”! Và thực tế như thế nào thì cuộc cấm vận kéo dài gần 20 năm trời, cuộc chiến chớp nhoáng dạy cho Việt Nam “một bài hoc” đã chứng minh ngược lại. Người ta sẽ còn huênh hoang nhiều hơn nũa, như kiểu ông Hoàng Tùng lúc đó là Truởng Ban Tuyên Giáo TƯ Đảng, khi giữa sân khâu Nhà hát lớn Hà Nội,truớc gần 1000 văn nghệ sỹ,ông đã hùng hồn tuyên bố, hai nắm đấm cụng vào nhau trước ngực; ”Đây là cuộc đụng đầu lịch sử, cuộc đấu tranh “Ai thắng ai” hãy tạm dừng ở đây, Nếu còn sức ta chẳng ngại gì mà không tiến tới tận Thái Lan, Ấn Độ!... Nghĩa là nếu còn súng còn đạn, còn duợc “phe ta” đẩy mạnh việc hà hơi tiếp sức thì… việc oánh ! oánh nữa !,oánh mãi !" còn cái lai quần cũng oánh !' sẽ còn .. .tha hồ mà la hét ! Oánh tới người Việt Nam cuối cùng cho lý tưởng của mấy ông Tây râu xồm bịa ra để vô sản khắp năm châu đều sẽ là … anh em, để biên giới sẽ không còn, để chính phủ, quân đội mỗi nước sẽ.. giải tán,để có ngày muốn hưởng bao nhiêu, muốn làm bao nhiêu cũng… sẽ tùy ý muốn (!???)

May thay cả “phe ta” chẳng ai bắn súng, nổ bom bỗng đổ cái rụp.! "Đổi mói hay là chết” ra đời ở Việt Nam, tuy chậm chạp, không được như Perestroika, Glasnost ở Nga nhưng đó là quy luật . Chỉ tiếc là việc vận dụng quy luật đó như thế nào để có lợi cho hơn 80 triệu dân thì hiện nay, như tớ đã viết trong một entry là.. ”phù thủy không cao tay nên tung ra những âm binh nổi loạn và phù thủy cũng thành âm binh luôn !"

Tháng 5- 2009,những niềm vui nho nhỏ

Chỉ kể riêng về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, những ngày tháng 5 này không như những ngày tháng 5 trước. Kỉ niệm ngày “giải phóng” miền Nam không phải ngẫu nhiên mà người ta đã “dám” làm những chuyện mà trước đây có cho kẹo mấy ông “gác cổng tư tưởng” toàn dân cũng chẳng dám : Đó là kỉ niệm những ngày thắng lợi, những ngày mở đường 559, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên người ta đã nói nhiều đến sự hi sinh, mất mát,sự trả giá của hàng triệu triệu con người. Phần đề cao những “chiến thắng oanh liệt” đế quốc Mỹ, “ngụy quân ngụy quyền”, có phần nào bớt tưng tưng hơn trước, các phái đòan nhà nước đều đến thăm những chiến binh đui què, mẻ sứt, những “bà già xung phong” trên đường Trường Sơn xưa còn sót lại. Một số còn được mời về Hà Nội, được tiếp đón, chụp ảnh quay phim, được các vị lãnh đạo cao nhất gặp gỡ, bắt tay,tặng quà, cảm ơn và, hứa hẹn, nhắn nhủ các đia phương cần đuợc quan tâm chú ý hơn nữa vì “đối với những con người đã hy sinh cả tuổi xuân cho cách mạng bấy nhiêu sự đãi ngộ cũng chưa đủ” (lời của chủ tịch nước)… Rồi những đại đội, tiểu đội nữ pháo binh, những cô gái hơ hớ tuổi 20 “đang ngày đêm mở đường…” và “hễ đi lên rừng là cây xanh mở lối” và hễ đi lên núi thì “núi ngả cúi đầu. (Cô gái mở đường của Xuân Giao) đều tràn ngập các tang báo, trên màn hình Tivi, dù tất cả hầu hết đều đã trở thành những bà già bị bỏ quên, bất hạnh, nghèo khổ, không con cái, thậm chí đi ẩn náu nơi… cửa Phật !. Đặc biệt là người ta tìm ra nhiều địa danh mới với những cái chết làm nên tên tuổi, nổi lên chẳng kém gì Đồng Lộc như Truông Bồn, Lam Hạ… (mà nếu muốn ,còn có thể phát hiện ra hàng trăm, hàng ngàn….)

50 năm mở đường Trương Sơn, niềm vui trong nước mắt

Đêm mùng 5/5, đúng ngày mở đường mòn Hồ Chí Minh,VTC1 có một chương trình văn nghệ làm tớ thực sự xúc động và ngồi một mình chỉ biết khóc mà thôi. Lần đầu tiên người ta đưa lên nghĩa trang Trường Sơn một đòan cựu chiến binh gồm hầu hết là những người cụt chân, cụt tay, mù mắt, thậm chí có người phải bế từ ôtô xuống trước khi được đặt vào xe lăn. Khác với các đòan thăm viếng khác, đòan cựu chiến- thương- binh này không những chỉ thắp hương để tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống, họ lại còn hát lên trước những nấm mồ đồng đội. Những bài ca họ hát (chắc chắn là phải thu thanh trước, phải qua khâu xét duyệt nhiều tầng) đều không hề… tưng tưng lên như “Phải giết lũ giặc Mỹ’ hoặc “Còn gì vui hơn đường ra trận mùa xuân”.. nữa. Toàn bộ chương trình đuợc nhà Đài ghi tên tuổi trên màn hình đều không có những tác giả quen thuộc mà tất cả đều là những cái tên lạ hoắc (!) hoặc...vô danh. nghĩa là họ đều tự biên tự diễn.? Kỹ thuật có thể chưa có gì nhưng lời ca thì đúng là họ nói lên những sự hi sinh mất mát to lớn của đồng đội mà chắc chắn giờ đây "còn gì đâu nữa mà được hân hạnh nằm ở nghĩa trang hòanh tráng này". Tớ càng ngạc nhiên hơn nữa là kết thúc chương trình họ lại hát một bài hát không có tên tác giả... Nào ngờ khi họ cất tiếng hát lên thì tớ giật bắn người lên vì.. đúng là bài "Những người trẻ mãi" của tớ viết sau khi đi 559 về !? Tuy nhà Đài,bỏ cái tên tớ (chẳng biết vô tình hay có chỉ đạo ?) nhưng tớ thấy sung xướng và tự hào biết bao khi được những chiến sỹ -nghệ sỹ đã tìm đến những tiếng nói thật của tớ để dựng nó sống lại với sự thật mà họ đã cảm,đã nghĩ . Đây là một thứ "hành khúc tang lễ" tớ đã viết khi đã đối mặt với quá nhièu cái chết,kiểu chết.. thời tớ đi Trường Sơn về, Tác phẩm đã dàn dựng rất công phu, đã được thu thanh khá tử tế nhưng sau đã bị.. xếp xó vì nghe “ghê rợn” quá. Đó là bản hợp xướng nữ với duy nhất một giọng baryton, không có một âm thanh nào của nam ! “Những người trẻ mãi” do NSND Quý Dương lĩnh xướng cùng dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng nữ biểu diễn. Tớ viết với ý đồ dùng dàn nhạc và choeur vocalise dể.. khóc ! Dàn giây và tiếng cồng chậm rãi trong một khúc ca tang lễ (Marche funèbre) cốt tạo nên những tiếng nói từ... cõi âm…. Solo baryton là tiếng nói của một ngươi duy nhất còn sống sót, hợp xướng nữ là những oan hồn về nói chuyện cùng người sống. Buổi thu thanh có rất nhiều cán bộ biên tập Đài dự và Qui Dương khi nghe tớ trình bày về ý đồ của tác giả lại quá… đồng cảm nên anh đã xử dụng kỹ thuật hát opẻra hơi quá mức nên trở thành những tiếng khóc nức nở khi hát đến tên những người đã mất ! Thế là sinh chuyện ! Bài hát được thu đi,thu lại mấy lần với những góp ý “xây dựng” cả về nhạc lẫn lời ... cuối cùng cũng được phát vài lần rồi…. xếp xó ! Vậy mà lần này “Những người trẻ mãi” được hồi sinh.! Không còn phần giao hưởng,không còn nghệ sỹ Quí Dương, Ý đồ của tác giả là “hành khúc tang lễ” đã trở thành hành khuc bi hùng, tốc độ chắc cũng đã được góp ý tăng lên gấp đôi (!) Nhưng có lẽ vì mỗi câu hát đều xuất phát từ khoảng sâu thẳm của tâm hồn họ nên làm tớ còn xúc động hơn cả thời của NSND Quí Duơng thu thanh nó ! Tó thấy rợn cả ngừoi thật sự khi một chiến sỹ-nghệ sỹ,thương binh có sáng kiến đọc toàn bộ lời ca một cách hùng hồn trước khi cất tiếng hát ngay giữa nghĩa trang Trường Sơn mà tớ muốn trở lại để được tự mình hát lên tấm lòng mình, nhưng không sao được nữa rồi ! Tớ đã quá già để có thể tìm được những niêm vui lớn lao như thế. Nhưng niềm vui nho nhỏ này, vui mà bật khóc đối với tớ, có lẽ là một giải thưởng lớn nhất chưa hề được nhận bao giờ vì nó đã được chính những người đui què mẻ sứt trình diễn chính ngay tại nghĩa trang Trường Sơn, nơi mà những cái tên Cà Ròn Ta Lê,Cua chữ A, những gương mặt của các chiến sỹ Binh Đoàn 12 dù tan thành mây, thành khói, thành bụi đỏ Trường Sơn,… để chẳng còn gì mà đưa về nằm ở cái nghĩa trang hoành tráng và đẹp đẽ đó, để nghe những bài hát của đồng đội,của tớ.. Vì thế, với tó, trong tớ, họ muôn đời Trẻ Mãi !

Nếu trước đây những hành động, những thước phim, những bài ca, nói về sự hi sinh mất mát bị ngăn chặn thậm chí xóa bỏ vì sợ “làm yếu lòng chiến sỹ nơi chiến trường“ hoặc “khoét vào nỗi đau” của những gia đình có chồng, con, anh chị em đã chết mất xác” thì tháng 5 năm nay đã được công khai xuất hiện. Đã bao nhiêu năm cứ tháng 5 tới thì mọi phương tiện truyền thông đều tập trung vào những chiến công “Đánh thắng giặc Mỹ”. Đã bao tháng 5 cứ mở TV, là lại thấy tưng tưng lên những ”đánh, đánh ! Thắng !thắng ! mà tớ đã muốn quên đi để khỏi gợi nhớ tới một thời kì chiến tranh oan trái nhất của dân tộc. Vậy mà tháng 5 năm nay đã phải trải qua bao nhiêu tháng 5 buồn để có một tháng 5 vui, dù chỉ mới “Vui là vui gượng kẻo là” vì tớ vẫn mơ tới một niềm vui cho cả hai phía, mơ tới một ngày có một nhạc sĩ VN nào viết được một bản Requiem cho cả “bên này” lẫn “bên kia”,một bản “kinh cầu hồn” mà bất cứ ai đã là người Việt Nam đều có thể ngồi nghe chung, để khóc chung cho những người con của Tổ Quốc đã phải chết oan uổng cho ba cuộc chiến vì một cái lý tưởng nhập ngoại, phản khoa học, phản Lịch Sử Loài Người, một lý tưởng sặc mùi máu và xác chết đang thối rữa và bị chôn vùi ngay ở trên Tổ Quốc của những thằng khùng đã gieo giắc và phát tán nó !

Thêm những chuyện buồn ….cười

Trong cái tháng 5 đầy sự kiện lịch sử này, tớ cũng lại buồn nhưng buồn cười cho những kẻ đang cố tình xuyên tạc lịch sử để kiếm chút danh vị hoặc vì quá trẻ nên bị lừa mà cứ tưởng là thật những chuyện bịa ...

Nhân ngày mùng 7/5, ngày chiến thắng Điện Biên lịch sử, người ta tha hồ “nói phét” khắp nơi, cứ coi như là những nhân chứng trực tiếp Điện Biên Phủ nay đã chết hết rồi,! Khắp nơi người ta tổ chức cho nhiều cựu chiến binh đi báo cáo mà chính cái ông báo cáo viên đó, dù có đeo huy hiệu Điện Biên nhưng chỉ “bắc nồi chõ nghe hơi” chứ thực tế thì chẳng hề tham gia Điện Biên ngày nào, thậm chí nhầm cả địa danh, đồi A thành ra đồi D, ngã ba Cò Nòi thì gọi là thì gọi là ngã ba Phố Nối, chuyện bắt sống De Castries thì kể y như hòan cảnh của phim Điện Biên Phủ được dựng lại. Buồn… cười hơn nữa là tại cuộc triển lãm những cái tên văn nghệ sĩ mà cả cuộc đời gắn với Trường Sơn" tại Quảng Bình thì người ta đã đưa vào danh sách (được giới thiệu trên TV) một số những cái tên có viết về Trường Sơn nhưng chẳng gắn với Trường Sơn một ngày nào. Riêng trong giới nhạc sỹ thì người ta quên béng đi những tên Vũ Trọng Hối, Huy Du, Doãn Nho mà lại cho “ăn theo” những cái tên Phạm Tuyên, Hoàng Hiệp mà tớ bảo đảm rằng chưa có một ngày sống ở Trường Sơn ! Chẳng biết các vị này có giật mình mà xin đính chinhh.. không.hay là... Trái lại, cả một nửa tiểu đội văn công Trường Sơn cùng phó tư lệnh Đặng Tính bị bốc hơi trên con đường mà “Hai mươi xe còn một, coi như là chiến thắng” (mà tớ chỉ còn nhớ có một biên đạo múa Ngọc Minh học ở Triều Tiên về một diễn viên tên Quy, một tênThêm, một tên Hạp thì chỉ bị thương thoát chết nhưng... què) thì chẳng ai cho lên báo lên tivi lấy một câu.

Tớ chỉ là một người đi Trường Sơn “để biết”, chỉ quanh quẩn thậm chí nằm cả ngày trong hầm hộ tống chuyện trò cùng chính ủy binh đoàn 12 (tên Tâm, người Huế) thôi, nhưng cũng biết khá nhiều về những “sự thật bị giấu kín hay bị bỏ quên”. Vậy mà người ta vẫn tiếp tục dựng đứng lên những chuyện không hề có. Lịch sử rồi đây biết tham khảo ai nếu bọn tớ, những chiến sỹ Điện Biên không có huy hiệu (tớ đã có viết bài trên báo quân đội nhân dân 50 năm kỷ niệm Điện Biên), những người đã suýt bỏ mạng trên các ngầm Talê, Cà ròn, cua chữ A. ... tiép gót nhau về với đất. Sẽ có những “anh hùng”, "liệt sỹ" nhờ....báo chí,, sẽ có những “chiến công tưởng tượng” được các nhà “chuyên gia xuyên tạc” đưa vào lịch sử cách mạng Việt Nam cho con em chúng ta học như chuyện Lê Văn Tám cho mà coi . Chỉ xin đơn cử một chuyện xảy ra trong một cuộc nói chuyện về chiên thắng Điện Biên mà con tớ nó đã phản ảnh : Khi được hỏi “Có thật là Tô Vĩnh Diện là tự nguyện lấy thân mình chẳn khẩu pháo 75 ly đang lao xuống vựclà chuyện có thật không? Có thật là Bế văn Đàn, Phan đình Giót tự nguyện hy sinh có ý thức từ đầu không ?” thì báo cáo viên đành thú thật: Chuyện này thì tôi chỉ biêt báo cáo theo… báo chí… chứ tôi không có mặt tại chỗ !!! Vì trả lời thế nào với lớp trẻ ngày nay khi nó không tin vào những gì không có chứng cứ khoa hoc ! Chúng muốn tìm hiểu sự thật không khoa học như : Làm thế nào mà một tấm thân dù nặng 60 kí-lô đi nữa có thể chèn lại một khẩu pháo nặng trên 10 tấn đang tụt giốc ? còn khối chuyện “ăn theo” một cách ….ngớ ngẩn và vô cùng bần tiện nũa ngay trong giới văn nghệ báo chí, mà đọc xong tớ phải buồn ….cười vì những người viết nó, tuyên bố vung vít trên báo trên đài, muuốn kiếm chác chút vinh dự về cái tháng đầy ắp các sự kiện này. Nhưng thôi ! Gõ nhiều con tớ nó mỏi tay còn tớ thì từ chỗ buồn cười đến chỗ buồn… nôn mất.

Tuần kí số 3 này còn một phần nữa, nhưng chờ đến sau 19/5 tớ xin viết nốt.

Tô Hải

11-05-2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn