BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73230)
(Xem: 62212)
(Xem: 39389)
(Xem: 31148)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Công lý chỉ là trò chơi? (phần 2)

16 Tháng Bảy 201012:00 SA(Xem: 996)
Công lý chỉ là trò chơi? (phần 2)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Ở lần phát thanh trước, qúy vị đã nghe Trân Văn tóm lược về vụ án xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cũng như những scandal liên quan đến cá nhân ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang và ông Nguyễn Bình Vận – Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang.


Photo courtesy Vietnamnet


Chị Nguyễn Thị Thơm, mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy


Bên cạnh những dấu hiệu cho thấy, những scandal gần đây bùng lên là do nhu cầu tranh giành chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữa chủ tịch và giám đốc Công an tỉnh này, còn có những dấu hiệu cho thấy, cuộc chiến tranh giành quyền lực có thể làm biến dạng tiến trình điều tra – truy tố - xét xử lại vụ án đã xảy ra tại trường trung học Việt Lâm. 

Phải loại trừ luật sư khỏi tiến trình tố tụng

Những thông tin mà tờ Tiền Phong loan báo hôm 9 tháng 7 về sự đối đầu giữa ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang, với ông Nguyễn Bình Vận, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cho thấy hai điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, các vụ tai tiếng liên quan đến hai nhân vật này đều xoay quanh yếu tố sa đọa về đạo đức, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Thứ hai, xung đột giữa họ và việc bạch hóa các vụ tai tiếng trong nội bộ Đảng CSVN cùng diễn ra trong tháng 5.

Thứ nhất, các vụ tai tiếng liên quan đến hai nhân vật này đều xoay quanh yếu tố sa đọa về đạo đức, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ. Thứ hai, xung đột giữa họ và việc bạch hóa các vụ tai tiếng trong nội bộ Đảng CSVN cùng diễn ra trong tháng 5.

Sau thời điểm đó thì sao và sự đối đầu ấy có ảnh hưởng đến vụ án xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên? Chúng tôi đã phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thơm. mẹ của nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy, một trong hai nữ sinh đang là bị can của vụ án… 

Trân Văn: Thưa chị, cho đến bữa nay, chuyện luật sư bảo vệ quyền lợi cho cháu Thúy thế nào rồi ạ?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Cũng như là trên báo đã đưa tin đấy, hồi tháng 6, em được một cuộc điện thoại của anh Tuấn, Điều tra viên Phòng PC16. Anh ấy bảo là bên cơ quan điều tra có việc liên quan đến cháu Thúy. Anh ấy bảo là gọi chị Huệ, mẹ của cháu Hằng đi cùng. Hai chị em lên Phòng PC16 Công an tỉnh Hà Giang thì được anh ấy cho biết là 9 giờ thứ bảy thì các chị vào thẳng trong trại giam sẽ được gặp con nhưng mà là gặp giám sát.

Đúng 9 giờ ngày thứ bảy thì cả gia đình nhà em và gia đình nhà chị Huệ là mẹ của cháu Hằng có mặt tại trại giam thì gia đình nhà cháu Hằng được vào gặp trước…

Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?..

Đến khi cháu ra thì cả mẹ, cả con, cả nhà cứ thế là ôm nhau khóc. Cháu có nói với em là: Mẹ ơi con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an… Con sợ lắm mẹ ơi! Con nói thế mẹ có hiểu không?..

Cháu bảo em như thế thì em bảo là: Mẹ hiểu!.. Hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc nức nở. Nói chung là cả nhà cùng khóc. Rồi cháu nói là: Mẹ ơi, ở trong này các chú công an,… thì vừa nói đến các chú công an là được các chú công an ngăn lại. Cháu không nói ra được hết!
Em mới kể cho nó nghe, kiểu là lấy lại tinh thần cho con: Mọi người ở nhà vẫn khỏe. Bố mẹ khỏe, các em ngoan, học giỏi. Bà con làng xóm, các thầy cô giáo gửi lời hỏi thăm con, động viên con cố gắng vượt qua… Thế là được công an nhắc nhở không dễ gì có buổi gặp hôm nay. Buổi gặp hôm nay không để cho mẹ con tâm sự tình cảm mà buổi gặp hôm nay là để thống nhất việc từ chối luật sư bào chữa.

Nghĩa là buổi gặp hôm ấy để cho hai mẹ con thống nhất việc từ chối luật sư ấy! Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi.

Lúc đấy em mới quay qua bảo con: Mẹ tin là sau một lần vấp ngã thì con dám dứng lên nhìn thẳng vào sự thật, sửa chữa lỗi lầm. Đứng lên để sau này trở về làm người công dân tốt, dám làm, dám chịu!.. Em nói thế thì công an có nói câu là: Dám làm nhưng có dám chịu hay không?.. Tiếp theo nữa là… ý là nhắc nhở kiểu là, một ngày trong tù bằng thiên thu tại ngoại… Công an nói như thế thì cháu chủ yếu là khóc thôi!
Công an mới đọc cái giấy là Biên bản làm việc. Nghĩa là buổi gặp hôm ấy để cho hai mẹ con thống nhất việc từ chối luật sư ấy! Lúc ấy em đứng lên, em tỏ thái độ rất rõ ràng, em không đồng ý việc từ chối luật sư nhưng công an phân tích, bây giờ cháu đã đủ 18. Khi bị bắt thì nó là trẻ vị thành niên nhưng đến bây giờ nó đã đủ 18 tuổi rồi. Nó tự chịu trách nhiệm về hành vi của nó. Bây giờ hoàn toàn là quyền của nó. Còn hôm nay mời chị lên là để thông báo cho chị biết thôi.

Ban đầu em không ký thì con nhà em nó… nó khóc. Ý nó bảo là: Mẹ ơi, không sao đâu! Mẹ cứ ký vào đi Đây chỉ là biên bản làm việc thôi chứ không phải là biênh bản từ chối luật sư... Em thấy con khóc nhiều, em rất thương con thì em cũng ký vào cái biên bản, công nhận có cái ngày gặp hôm đấy…

Cho gặp lần đầu và làm việc cả thứ bảy

Trân Văn: Thưa chị, từ hôm tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm cho đến ngày 11 tháng 6, chị và gia đình được gặp cháu Thúy mấy lần?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Dạ không được gặp lần nào! Được gặp duy nhất một lần hôm tháng 6 và có sự giám sát của công an, của trại trưởng trại giam với hai người công an điều tra của Công an tỉnh Hà Giang. 

Trân Văn: Có đại diện Viện Kiểm sát không ạ?


Ảnh chân dung ông Nguyễn Trường Tô vẫn được đưa lên bìa trang web của UBND tỉnh Hà Giang (ngày 16 tháng 7, 2010). Screen capture


Bà Nguyễn Thị Thơm: Không ạ! 

Trân Văn: Và buổi gặp là vào ngày thứ bảy? 

Bà Nguyễn Thị Thơm: Vâng! Đúng vào ngày thứ bảy. Lúc ấy là ngày thứ bảy. 

Trân Văn: Thưa chị, tại Việt Nam, các cơ quan công quyền có làm việc ngày thứ bảy không?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Như em biết thì tất cả các cơ quan nhà nước chỉ làm việc ngày thứ bảy khi có những trường hợp đặc biệt. Còn ngày thứ bảy là ngày tất cả các cơ quan nhà nước nghỉ.

Trân Văn: Chị cho tôi hỏi thêm là sau đó thì sao? Sau khi đã ký vào biên bản làm việc thì sao?

Bà Nguyễn Thị Thơm: Sau khi ký vào biên bản làm việc thì họ đưa cháu vào trại, còn gia đình em đi về nhưng mà nói chung là cả gia đình em đều bức bối về chuyện từ chối luật sư…

Cả gia đình không ai muốn như thế! Cháu khóc rất nhiều. Chỉ ôm mẹ, không nói được gì hơn. Nó cứ hỏi em là, mẹ có hiểu con nói không (?), con sợ lắm! Ở trong này chỉ có con với các chú công an, mẹ có hiểu con không?..

Ngày 23 tháng 6 thì em có lên xin giấy để gửi quà cho cháu thì được công an Hà Giang thông báo là cháu đã làm đơn từ chối luật sư vào 13 tháng 6. Anh Tuấn của Phòng PC16 có nói là cháu nó viết đơn từ chối luật sư. Nó nói là tự chịu trách nhiệm hình sự theo điều 49 của Bộ Luật Tố tụng hình sự gì đấy…

Ngày 23 tháng 6 thì em có lên xin giấy để gửi quà cho cháu thì được công an Hà Giang thông báo là cháu đã làm đơn từ chối luật sư vào 13 tháng 6. Anh Tuấn của Phòng PC16 có nói là cháu nó viết đơn từ chối luật sư.

Nhưng mà em thì… trong thâm tâm em nghĩ là con em ở trong tù từ khi cháu còn ở tuổi vị thành niên, làm sao biết được các điều của luật pháp Việt Nam… Nếu mà cháu biết được các điều của luật thì cháu đã không… không phải đi vào trại như thế... 

Tiến trình điều tra lại vụ án xảy ra tại trường trung học Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, không chỉ trở thành bất thường qua sự kiện hai nữ sinh: Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thị Hằng cùng “từ chối luật sư”. Sự bất thường đó là điểm khởi đầu cho một số dấu hiệu bất thường khác và chúng tôi sẽ tiếp tục tường thuật trong kỳ phát thanh tới. Mời qúy vị đón nghe. 

Trân Văn, phóng viên RFA

16-07-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn