BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73246)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tình Cha

23 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 983)
Tình Cha
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Vai trò của người Cha trong gia đình

 Với tình trạng ly dị và con rơi (trẻ con đẻ ngoài vòng hôn phối / out-of-wedlock) mỗi ngày mỗi ngày một gia tăng, quan niệm cổ truyền về gía trị gia đình (sự liên hệ vợ chồng, cha con, mẹ con…) thay đổi rất nhiều… thêm vào đó, vì kinh tế triệt thoái, tỷ lệ mất việc cao cũng làm lung lay các truyền thống gia đình, thay đổi ý nghĩa của các tiêu chuẩn gương mẫu, hạnh phúc; làm vấn đề nuôi con gọi là “chu đáo, đến nơi đến chốn” trở nên một vấn đề xã hội đáng quan tâm… Áp lực xã hội này dường như đè nặng hơn trên người “chủ gia đình” – hay người cha trong gia đình.

 Làm cha (không phải là linh mục!) trong thế kỷ 21 không còn dễ dàng như cha, ông chúng ta ngày trước… Các bác trai không chỉ là người “lo kiếm cơm” cho gia đình mà con phải tích cực tham gia vào công việc nhà, việc nột trợ (rửa chén, giặt quần áo, lau nhà) và nhất là săn sóc (cho con bú, thay tã), dậy dỗ (đưa đón con đến truờng, chỉ dạy con làm bài tập ở trướng) con cái mà rất ít khi bà nội, bà ngoại các bác kể là ông ông nội, ông ngoại phải thức dậy giữa đêm để thay tã, cho con bú sữa, hay ru con đang khóc… Tuy rằng còn có nhiều bác vẫn chưa cảm thấy “sẵn lòng” (willingly) tham gia các công việc mà xã hội của thế kỷ 21 đặt lại tiêu chuẩn, nhưng cũng phải công nhận các bác trai đã không ít thì nhiều gặp nhiều chuyện căng thẳng trong gia đình khi phải đương đầu với các vai trò, các nhiệm vụ mới.

 Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, sự thay đổi luật lao động căn cứ trên phái tính, và cuộc phát động phong trào giải phóng phụ nữ… phụ nữ bắt đầu gia nhập lực lượng công nhân, thợ thuyền, tham gia các vai trò quản lý, và trợ lý trong thị trường việc là môt cách rộng lớn; đàn ông bị đặt vào cái thế không thể tránh được là: “phải chia sẻ trách nhiệm gia đình con cái với người phối ngẫu (vợ).”



 Không cần thiết phải dài giòng thêm, trách nhiệm người cha của gia đình rất lớn; nhưng trẻ con thực ra không đòi hỏi nhiều từ người cha. Chúng chỉ mong được thấy mặt bố; muốn bố dành thêm một ít thời giờ với chúng; muốn bố là một người mà chúng ngưỡng mộ, muốn đến gần. Bố lúc nào cũng muốn hãnh diện vì con cái nhưng trước hết nên nhớ là con cái cũng muốn được hãnh diện vì ông Bố của chúng nữa.

 Dành thời giờ với con cái sẽ kết chặt cái tình cha con (bonding) mà gia đình có thể đang thiếu (hay không có?) Thay vì cố gắng đóng vai trò một ông bố đạo mạo khó tính, khắt khe, bắt lỗi bắt phải v..v.. hãy sống gần gụi các con, cho con cái thấy bố của chúng cũng chỉ là một con người bình thường có những cái hay cái tốt để học hỏi và (chỉ cho con) những cái không hay, cái xấu (hút thuốc, cờ bạc, nhậu nhẹt tán phét) để con biết cách tránh, biết cách đối phó. Cả hai khía tốt xấu cạnh đều có ích lợi cho sự trưởng thành và cho những tương lai ngày sau lớn lên của con… Cuộc đời Bố sẽ từ từ biến thành một phần (rất lớn) cuộc đời con cái sau này. 

 Theo sự tự nhiên của trời đất, người mẹ có sẵn sự chăm sóc con cái chu đáo hơn người cha về mặt tình cảm và “tới nơi tới chốn…” Nhưng vai trò không thể thiếu của người cha là dạy cho con cái cách sinh tồn trong đời sống thật, đầy sợ hãi và cạm bẫy. Dưới mái ấm gia đình. người mẹ thường thiên về sự bảo vệ con cái chặt chẽ, đôi khi quá đáng. Thâm tâm của Mẹ cốt ý cho con tránh, không phải đụng chạm với những sai lầm và rủi ro… sự kiện này vô hình chung làm giảm đi khả năng sinh tồn của con cái. Bố là người rất tốt góp mặt để lấp cái hố bất lợi này bằng cách chỉ cho các làm sao biết sống mạnh giỏi với những sự thất vọng (không nhận được món qua giáng sinh, sinh nhật vừa ý…), những cái mà mình không thích, không bằng lòng, không vừa ý chút nào (thua một trò chơi, thua một trận đấu thể thao, thi rớt, thất tình… chẳng hạn). Dạy cho con biết là: thua lần này nhưng chắc chắn sẽ làm tốt đẹp hơn (để thắng) trong lần tới, sắp đến.. Dạy cho con biết giá trị quý báu của những “bài học” thua cuộc, thất bại. Con cái không thể nào là những công dân tốt, hiển hách, làm nên đại sự (thi đậu bằng cấp là chuyện rất tầm thường của trẻ con Á châu) nếu chúng không biết cách học sự thất bại của chính mình hay của người khác.

 Cái ý tưởng “winning is not just only thing; but it is everything!” là một sự giáo dục một chiều nguy hiểm. một chương trinh tự sát yên lặng…

 Tôi không bao giớ muốn nói người mẹ không làm được chuyện dạy cách sinh tồn cho con; phải để công việc này cho bố… Nhưng bản chất phụ nữ là bác ái và dịu dàng hơn nam giới… phụ nữ không muốn con cái phải đụng chạm các vấn đề khó xử, vấn đề thương tâm… Cái bản chất dịu hiền của Mẹ đôi khi có ảnh hưởng không hẳn là tốt đến con cái; làm con cái nghiêng về khuynh hướng tránh né hơn là can đảm đương đầu trực tiếp với thực tế lợi bất cập hại.

 Riêng đối với con gái, hình ảnh, vai trò, và cách ứng xử của người cha sẽ mãi mãi là khuôn khổ, vóc dáng, kỳ vọng về người đàn ông trong suốt cuộc đời của đứa con gái sau này qua cách các bác trai đối xử với vợ mình vả mà phải kể thêm cả cách đối xử của bác với các phụ nữ khác mà các bác phải tiếp xúc hàng ngày… Hãy dừng lại một phút và nghĩ là: Bác muốn con gái bác sẽ lấy người chồng như thế nào? Nếu bác sử xự như một kẻ vũ phu, ích kỷ, vô tình thì, cơ hội rất lớn, con gái bác sẽ gặp và yêu một người y hệt như vậy!!! Bác là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về sự “không may” này… Theo tôi, “Số phận” chỉ là trả lới của một sự chạy tội tiện lợi thôi…

 Vài lời cho con

 Đến mùa lá rụng này, Bố đã 62 tuổi, đầu hai thứ tóc, có lẽ muối nhiều hơn tiêu, và sức khỏe bắt đầu có nhiều vấn đế đáng quan tâm… Với cái “em ơi, 62 năm cuộc đới,” Bố cũng đã trải qua khá đầy đủ các cay đắng, tiêu trưởng của cuộc đời… Hôm nay là “Ngày của Cha,” (“Father’s Day”) Bố lần đầu tiên viết riêng cho con một vài hàng để con luôn luôn nhớ là:

 Bố rất hãnh diện vì con.

Bố luôn luôn nghĩ đến con.

Bố muốn nắm thật chặt bàn tay của con.

Bố luôn luôn nhớ con dù cho bố đang ở đâu.

Bố chỉ muốn ôm con vào lòng.

Bố muốn luôn luôn được ở bên cạnh để che chở con.

Bố muốn con lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên.

Bố sẽ sẵn sàng làm mọi chuyện và đi bất cứ đâu để con được hạnh phúc, vui sướng.

Bố không bao giờ muốn con phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, khó xử vì bất cứ lý do gì.

Bố muốn mọi chuyện khó khăn của con rồi sẽ cuối cùng trở nên xuông sẻ tốt đẹp.

Bố biết là con thích ăn “donuts.” Bố sẽ ăn phần ở giữa cái “donut” để dành cho con ăn phần bên ngoài.

Bố muốn chia sẻ những mơ uớc lớn cũng như bé của con.

Bố luốn luôn tin tưởng và đặt hết niềm tin vào khả năng cũng như tư cách của con.

Bố luôn luôn thương yêu con vì môt lý do đơn giản: con là con của bố.

Bố mong sao sau này con lớn lên, con sẽ gặp được người bạn tri kỷ, bạn đời cũng thương yêu quý mến con như Bố thương yêu quý mến con.

Bố không muốn con phải khóc khi đọc những giòng chữ này vì bố òn lại một ít nước mắt, và Bố đã khóc hộ cho con rồi.

 .. và sau cùng:

 “Dưới bầu trời bao la này, bố chỉ là một con người nhỏ bé… nhưng đối với con bố sẽ cố gắng giang hai tay thật rộng thành cả một bầu trời chung quanh con…”

 Câu chuyện người cha nông dân

 Người nông dân đó tên là Flemming, môt nông dân nghèo ở Anh quốc. 

 Khi ông Flemming đang làm việc ngoài đồng để nuôi gia đình thì ông nghe những tiếng kêu cứu thất thanh của một đứa trẻ phát ra từ một cái đầm bùn (“bog”) ở gần đó. Ông Flemming vội buông cái cuốc trong tay, chạy nhanh tới cái đầm bùn thì thấy một cậu bé với khôn mặt đầy sợ hãi, đang bị lún bùn đến ngang thắt lưng. Cậu bé vừa kêu cứu, vừa vùng vẫy để cố thoát ra vũng bùn lún một cách tuyệt vọng. Hôm đó, nếu không có nông dân Flemming giải cứu thì chắc chắn cậu bé sẽ chết lún, chôn vùi giữa vũng bùn… qua một cái thật chết chậm và rùng rợn…

 Hôm sau, có một cỗ xe ngựa sang trọng dừng trước căn nhà tồi tàn, ọp ẹp của nông dân Flemming. Một nhà quý tộc xuống xe, đến gõ cửa xin gặp nông dân Flemming và tự giới thiệu ông ta là cha của đứa trẻ mà nông dân Flemming đã cứu sống ngày hôm qua.

 “Tôi muốn trả ơn bác. Cái ơn mà bác đã cứu mạng sống của con trai tôi ngày hôm qua.”

 Nông dân Flemming phân trần:

 “Không. Không. Tôi không thể nhận bất cứ món quà gì của ngài. Vì đây chỉ là chuyện tôi, hay bất cứ một người cha nào khác phải làm thôi...”

 Ngay lúc đó, cậu con trai của nông dân Flemming lò dò bước từ phía bên trong nhà đi ra.

 “Đó có phải là con trai của bác không?” Nhà quí tộc kia hỏi nông dân Flemming.

 Nông dân Flemming trả lời một cách hãnh diện:

 “Thưa ngài đúng như vậy. Đây là đứa con trai duy nhất của tôi”

 Nhà quý tộc liền đề nghị:

 “Thôi thì thế này: Xin bác nhận lời cho tôi đuợc phép giúp cậu con trai của bác được đi học và học ở các trường học tốt nhất nước Anh. Tôi tin tưởng cháu trai là con một công dân tốt, khí khái như bác cũng sẽ phải là một người phi thường... cậu bé chắc chắn sẽ làm cho bác phải hài lòng.”

 Và nông dân Flemming bằng lòng.

 Sau này, con trai của nông dân Flemming tốt nghiệp Bác sĩ y khoa từ trường St. Mary’s Hospital Medical Schoool ờ Luân đôn, và trở thành một vị bác sĩ nổi tiếng toàn cấu. Đó là Bác sĩ Sir Alexander Flemming - người đã sáng chế ra thuốc trụ sinh Penicilline.

 Những năm sau đó, nhà quí tộc bị bệnh thương hàn (pneumonia) rất nặng. Chính thuốc Penicilline đã lại cứu mạng sống của ông ta.

 Nhưng mà nhà quý tôc mà chúng ta đang nói đây là ai vậy? Đó là Lord Randolph Churchill. Đứa con trai của ông ta bị lún bùn suýt chết ngày trước là Sir Winston Churchill, một vị Thủ tướng tài ba của Anh quốc trong thời Đệ nhị thế chiến.

 Như vậy, khi làm việc phải thì chúng ta không cần được mang ơn… Mọi chuyện sau đó sẽ đến một cách tốt đẹp.

 “Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”

 “Happy Father’s Day” tất cả các bác trai…

 Thân mến,

 Trần Văn Giang

(“Ngày của Cha” – năm 2011)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn