BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73244)
(Xem: 62215)
(Xem: 39401)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Có một nhạc sỹ thứ thiệt

15 Tháng Bảy 200812:00 SA(Xem: 851)
Có một nhạc sỹ thứ thiệt
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52

TẠI SAO CÓ NHIỀU NHẠC SỸ “BỐC HƠI”DZẬY?


Vài lời phi lộ. -Chẳng biết từ lúc nào, ở Việt Nam này,người ta cứ quan niệm là: ai đó có một hoạt động gì dính tới âm nhạc đều đựoc các báo chí,thậm chí cả đến cái Hội Nhạc Sỹ cũng coi là…NHẠC SỸ tuốt! Bằng chứng là trong cuốn “Nhác Sỹ Việt Nam” mới nhất của Hội, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội (1957-2007) liệt kê danh sách và tiểu sử của 1194 hôị viên chính thúc của Hội thì có tới 2/3 là…ca sỹ,l à nhạc công,là nghiên cứu, lý luận,phê bình…Thậm chí có nhiều người,… tớ và các bạn trẻ, bạn già của tớ chẳng biết là ải là ai cả!…Một số thì đã “bốc hơi” từ khuỷa từ khuya ở Văn Điển, ở Bất Bạt, trừ có 2 người nhạc sỹ thứ thiệt có lẽ còn lâu mới bốc….mồ vì nằm tại….Mai Dịch (Huy Du và Trần Hoàn). Trái lại, có khối ca sỹ, nhạc sỹ (sáng tác) hiện đang ăn khách, nổi đình nổi đám, nộp thuế hàng năm cả 6,7 số 0 , đang chiếm lĩnh thị trường Âm nhạc Sao Mai, Sao Hôm, Bài Hát Việt…thì chỉ có báo chí gọi họ là sao,s iêu sao,l à ai-đôn, là … đủ thứ (mả bên Tây, bên Mỹ hay gọi), thì lại…chưa được vinh dự đứng vào cái quyển “Tự Điển Nhạc Sỹ Việt Nam” dày tới 1340 trang này! Bởi vậy, thống nhất được với ngay cái Hội Chuyên Nghành (được Nhà Nước bao cấp cho tới hôm nay) còn khó, huống chi là cãi lại mấy ông nhà báo nắm trong tay mọi phuơng tiện, “canh gác” và…,x ếp xó mọi ý kiến khác mấy ổng, thì càng khó bội phần.!

Cái chuyện không biết chữ mà trở thành nhà văn nổi tiếng ở ta chưa có, nhưng trong âm nhạc, chẳng cần học một nốt đồ rê mi nào, thậm chí chẳng ghi, chẳng đọc nổi cả đến cái bài mình mới.. . ề a ra (!)ở Việt Nam ta, cho đến hôm nay vẫn là chuyện tương đối phổ biến,….có thiệt 100/100 ! Vậy thì gọi mấy ông thi sỹ, kiến trúc sư, mấy chú bỏ học thành lập các nhóm này nhóm kia rồi tự đặt bài hát, tự biểu diễn, tự thu đĩa rồi…..nhờ (cái này thì không tự được nữa) mấy ông bố bạo (báo bộ)l ăng xê lên và…nổi tiếng đùng đùng! Thế thì… không gọi họ là nhạc sỹ thì gọi là gì đây ới ông Hội Nhạc Sỹ Việt Nam, ông Hội Âm Nhạc thành phố Hồ Chí Minh và các ông Chi Hội Nhạc sỹ ở khắp nước?

Thôi thì, cứ tạm xếp các thứ định nghĩa thế nào là nhà soạn nhạc, là người viết ca khúc, là nhà âm nhạc học (các thứ composer, songwriter, musicologist,… mà bên các nước thuộc WTO người ta đã phân định từ khuya)… mà tạm dùng cái từ kép “Nhạc Sỹ” của…Tầu mà đinh nghĩa: bất cứ ai “nghĩ” ra, hoặc “chế” ra hoặc cụ thể là “ề a” ra được mấy câu lời ca (chẳng cần văn hoá, văn học gì ) có giai điệu lên bổng xuống trầm (dù tự mình ghi hoặc nhờ ai ghi ra giấy cho), dều được gọi là NHẠC SỸ vậy! (nhất là ở cái thời nhạc (?) Rap, không có nốt nhạc,mà chỉ có lời nói liến thoắng này!) Sở dĩ tớ phải phi lộ về cái “danh nhiệp” nhạc sỹ dài dòng như vậy vì :

1-Sự ra đời của giới nhạc sỹ ở Việt Nam quả là … hiếm thấy trong lịch sử âm nhạc thế giới!

2-Việc đánh đồng giữa âm nhạc chuyên nghiệp và âm nhạc nghiệp dư, ở Việt Nam, cho đén hôm nay vẫn làm cho công chúng đã có nhận thức bất khả thay đổi là : âm nhạc tức là bài hát, và chỉ có bài hát mà thôi (thậm chí chỉ có đơn ca ). Cho nên, phân biệt giữa “âm nhạc có nghề” và “âm nhạc không nghề” chỉ tổ làm nhiều người thêm…tự ái (không) nghề nghiệp.!

Và với sự… “chấp nhận một cách ấm ức” cái định nghĩa đó, tớ kể chuyện về sự “bốc hơi” của một loạt “nhạc sỹ” mà hơn 60 năm dính líu tới hoạt động âm nhạc ở cái vùng âm nhạc đặc biệt này mà tớ đã là một nhân chứng sống , mắt thấy, tai nghe và….cái đầu thì luôn suy nghĩ về những nguyên nhân của các sự cố nhạc sỹ “bốc hơi” đã xảy ra….mà tạm tổng kết cái sự bốc hơi đó như sau:

1-BỐC HƠI VÌ …ĐI LẠC ĐƯỜNG- Đó là những nhạc sỹ tưởng rằng có sẵn một số vốn âm nhạc tự học hoặc học ở các trường dòng, nhà thờ, tu viện, hoặc có quá trình kiếm ăn trong các quán Bar dancing dưới thời đô hộ Pháp là thoả sức hành nghề dưới ngọn cờ cách mạng ! Họ cũng mang hết nhiệt tình, cũng gối đất nằm sương, cũng hành quân cả ngàn cây số lên Việt Bắc, vào miền Trung để phục vụ nhân dân và bộ đội và được hoan nghênh nhiệt liệt (kể cả các cấp lãnh đ ạo) . Họ không hề biết đên cái gì sẽ xảy ra khi cái nhiệt tình trong sáng của họ sắp bị… lên bàn mổ (hoặc vào lò mổ thì đúng hơn), khi cái đường lối “Văn Nghệ phục vụ công nông binh”, cụ thể là cái đường lối Diên An về văn nghệ của Mao Chủ Tịch , từ những năm 50 trở đi đã dần dần triệt tiêu mọi hoạt động văn nghệ xuất phát từ trái tim ngây thơ của họ ! Hàng loạt những bài hát về chiến đấu , về chỉnh huấn, chỉnh quân theo các điệu swing, blues, rumba,… ồn ào nhất, có đông người thưởng thức nhất đã bị “lên bàn mổ” trước tiên không thương tiếc! Nào là đi theo “đường lối văn nghệ tư sản , vô cùng độc hại”.,….Nào là.. “tiểu tư sản”, “lãng mạn”, thậm chí “đồi truỵ”, ”phản động”,….Thế là… chỉ trong một năm 1952-1953, hàng loạt nhạc sỹ theo nhau…bốc hơi!. Sau này trong các lớp học chỉnh hu ấn, bồi dưỡng lý luận văn nghệ vô sản, tớ luôn được vị lãnh đạo kết luận về họ là những “phần tử không chịu đựng được gian khổ, sợ chết, thèm bơ thừa sữa cặn của Đế Quốc sài lang” nên….”dinh tê-đầu hàng địch”. Lúc đó, dù không đồng ý nhưng cũng như mọi người , tớ cũng chỉ đành chấp nhận chữ “hèn”mà…câm lặng. Nhưng trong thâm tâm, tớ thấy họ rất chuyên nghiệp khi “bốc hơi” vì họ quyết tâm đi tìm con đường để hành nghề âm nhạc mà không phải lo sợ bị đấu đá, bị lên án này nọ, thành kiến, coi thường và nhất là được tự do …muốn viết gì thì vi ết!….

Họ cũng chẳng quan tâm gì đến hai chữ “phản bội” hoặc “trở cờ’ … Và không ít người trong số họ, đến hôm nay, dù còn sống hay đã qua đời chắc phải cười mỉm khi thấy những cái họ bị lên án ngày xưa, đến hôm nay lại “được phép” xuất hiện hoành tráng và… hái ra danh, ra tiền ở giữa cái đất xã hội chủ nghĩa này. Họ là ai? Bốc hơi để trở thành mưa hay bốc hơi vĩnh viễn ? Chẳng cần kê tên tuổi ra,ai cũng biết ! Thậm chí “Trở cờ rồi lại..trở cờ/ Lạc đường tí chút bây giờ vinh quang!” Đố biết là ai?

2-/ BỐC HƠI VÌ…. BÂT ĐẮC DĨ PHẢI LÀM NHẠC SỸ !- Nếu cái thời cách mạng Pháp chỉ nảy sinh ra có một ông sĩ quan công binh Rouget de Lisle, tác giả của La Marseillaise thì cái thời cách mạng Việt Nam xuất hiện khá nhiều “nhạc sỹ một bài” rồi… bốc hơi trên diễn đàn âm nhac. Đó là các nhạc sỹ Dinh Nhu (cùng nhau đi Hồng Binh), Phạm Công Nhiều (Tinh Hận), Hoàng văn Thái (Phất cờ Nam tiến),Vương gia Khương (Hò la), Nguyễn ngọc Bạch (Cương quyết ra đi), Doãn Quang Khải (Vì nhân dân quên minh) và còn rất nhiều… nhiều nữa các cán bộ, dân thường… đã “phải làm nhạc sỹ” do yêu cầu của cách mạng, do không có bài phục vụ kịp thời yêu cầu của đường lối, chính sách nên họ đánh liều làm nhạc sỹ nhất thời! Nhưng sau đó thì…”tịt”, không thể tiếp tục dám nghĩ dám làm thêm khi đã tỉnh ra là làm nghệ thuật tử tế không phải là chuyện dễ! Cho nên lặng lẽ rút lui là chước tốt nhất. Tuy nhiên cũng có một số bài, do ra đời đã… gặp “vận”, đúng thời cơ lại còn được được các cơ quan tuyên truyền, phát thanh quảng bá rầm rĩ, liên tục… đến mức cả nuớc nghe mãi phải quen tai (như tớ đã từng quen tai với tiếng tầu điện mỗi sáng chạy rầm rầm leng keng lóc cóc khi phải nằm ngay cạnh nó có 20 mét suốt 3 năm trời ở 26B phố Huế Hà Nọi, đến khi bỏ tầu điện cho thủ đô được văn minh , lịch sự hơn (!?) thì tớ bỗng dưng lại thấy ..nhớ!). Thế là bài hát đó trở nên quen thuộc mặc dầu anh bộ đội và quần chúng bình thường chả ai hát đúng nó như bản ghi son-phe bao giờ! (bài Vi nhân dán quên mình). Ở đây cũng phải nói đến một số bài hát…”tập thể sáng tác” như “Thời cơ đã đến”, ”Biết ơn Đảng và chính phủ”…, dù có tặng giải nhất (trên cà Vì nhân dân quên mình-giải2), dù cố tuyên truyền, phổ biến hết cỡ nhưng cả bài hát lẫn “tập thể tác giả” đều… bốc hơi sớm nhất! Cái nguyên nhân bốc hơi ở đây chính là cái sự lầm tưởng là âm nhạc cũng như mọi ngành văn học nghệ thuật khác,”quần chúng đều làm nên tất cả”…Vậy thì tập thể lẽ nào chẳng hơn hẳn một vài sỹ nọ sỹ kia mà đa số đều xuất thân từ những thành phần không đáng tin cậy! Và khi đã trót lỡ bước thử vào nghề âm nhạc mới biết : không dễ có nhiều Rouget de Lisle ở cuộc đời này nên các “nhạc sỹ một bài”, các "mhạc sỹ tập thể" đó đã.. tự… bốc hơi cho phải lẽ! Nói một cách khác, họ đã tự biết mình, biết người, không có nghề thì thà đi làm việc khác có ích cho xã hội hơn là cứ vác một "trăm bó đuốc đi kiếm một con ếch âm nhạc"! Tớ tôn trọng và đánh giá cao việc tự mình nửa đường đứt gánh này! Một số không nhỏ những “nhạc sỹ bất đắc dĩ” này là bạn tớ, đồng đội của tớ, thậm chí cả những người “trở cờ “, ”dinh tê” sau này, có dịp gặp lại tớ đều “khen” tớ là “khéo xoay chuyển” để tồn tại trong sáng tác ghê!"Chẳng hiểu đây là lời khen hay lời mỉa mai cái thằng nhạc sỹ “muốn gì có nấy” như tớ đây? Một số, khi đã thành đạt hoặc tồn tại trên lãnh vực khác thì không hề muốn mọi người nhắc đến những “tác phẩm” chẳng có một xu nghệ thuật nào của họ và “xin tha” cho họ hai chữ “nhạc sỹ” vì động tới nó thì càng thêm…xấu hổ!. Đó là những Cao Xuân Hạo nhà ngôn ngữ học với tác phẩm mà ông không muốn ai nhắc tới như “Đảng là ánh đuốc”, “Vì hoà bình hãy nổ súng”! Đó là Hữu Hiệp “xin tha” cho cái chức danh nhạc sỹ dù từng nổi tiếng với “Trào lòng”, ”An Châu”… Đó là Doãn Quang Khải, người đồng đội nhiều năm của tớ, từ thuở Lục Quân Trần Quốc Tuấn cho đến khi về F 325 “bị” ép làm văn công nhưng đã tìm mọi cách để chuồn lẹ với sự góp sức của chính tớ… Và ngay cả với Nguyễn đình Thi người “nhạc sỹ…với hai bài nổi tiếng (”Diệt Phát Xít” và “Người Hà Nội”) cả nước biết tên cũng đã nhiều lần khước từ cái chức danh Nhạc sỹ khi Hội Nhạc Sỹ đã hơn một lần muốn kết nạp ông vào Hội cho….thêm rôm rả? (dù ở Việt Nam, một ông có tiéng là đa tài nhạc-hoạ-văn-kịch-báo sỹ là chuyện có thật và người ta rất vênh vang khi in trên cạc vi-zít một loạt Hội mà người ta đang là hội viên chính thức để khoe mẽ đến là….đáng nực cười!

3- MỘT TRƯỜNG HỢP TỰ BỐC HƠI KHÁ THÀNH CÔNG-Đây là một người khá nổi tiếng, sinh sau tớ đúng 63 ngày, một ngưòi mà tác phẩm âm nhạc đựoc truyền miệng khắp Bắc,Trung, Nam, khắp vùng “ta” lẫn cả… vùng “địch”, một người “nhạc sỹ đích thực” mà tớ luôn cảm phục (về nghề nghiệp). Những năm 46-50, trong kháng chi ến chống Ph áp, không ở nơi nào mà có các cuộc biểu diễn văn nghệ lại không vang lên những : “Mời anh Vệ Quốc dừng chân bên quán”…. hoặc “Đường về làng tôi xa xôi lắm”…. làm rung động hàng vạn trái tim người. Đọc đến đây, những friends yêu âm nhạc từ tuổi 5-60 trở lên chắc đã đoán được anh là ai rồi. Đúng! Đó chính là Việt Lang, cái anh chàng Vệ Quốc ở Liên Khu III đó đã nổi tiếng với những ”Thu trên sông”, “Tình quê hương”, ”Những hình bóng qua”, “Đoàn qưân đi”, ”Mùa không biên giới”… trước cả những “Sơn Nữ ca”, ”Nụ cười sơn cước”, ”Anh đến thăm em một chiều mưa“ cả hàng năm trời!… Bằng những lời ca, bằng những giai điệu thật trong sáng, đẹp cả về hình tượng âm nhạc lẫn văn học, Việt Lang đã đi sâu vào tâm hồn những người lính thời ấy , những “Bầy em tôi đang quay sa”… bằng “nhưng cô nàng, khăn hồng lệ thấm”, bằng những ước mơ của những người lính “Hẹn ngày mai chiến thắng chớ quên đường về làng xưa” hoặc “khi nao về xóm cũ, dò hoa thăm dáng xưa, biết người còn đó chăng, Nói đôi lời thiết tha”…Nghĩa là Việt lang đã Nói Hộ cho nhiều người cái mà mọi người không nói được. Việt Lang, những năm 45-50 của thế kỷ trước là một trong những nhạc sỹ được quần chúng tạch tạch xè cánh tớ coi như đàn anh trong nghề làm bài hát phục vụ con người… Và chính cái Chân Thiện Mỹ không giai cấp đó đã làm khổ ông! Người ta bơi móc đủ điều . Nào là Việt Lang phục vụ ai? Quần chúng công nông binh hiểu gì khi nghe “Ai nghe tà áo rách vui ngày tháng/Bầy em tôi đang quay sa!?” hoặc “ai mong chờ ai” khi kết luận bài Đoàn Quân đi bằng “Em vẫn mong chờ tới ngày ấy chúng ta cùng mơ’”!? Sao lại mơ? Thậm chí có kẻ độc miệng còn kết hợp cả việc một số tác phẩm đuợc phổ biến trên Đài Hà Nội tạm chiếm là…”Bài hát của Việt Lang bài nào cũng có thể dùng cho cả ta lẫn địch!” Tóm lại “Việt Lang hoàn toàn làm nhạc không phải cho giai cấp m à là cho…kẻ thù của giai cấp”. (Kết luận của một ông “quan văn nghệ” (nay đã ngoẻo củ tỏi nên cũng chẳng cần nêu đích danh làm gì) tại Lớp học của Văn Nghệ Liên Khu 3,4 tại Kim Tân,Thanh Hoá năm 52



Của đáng tội, Việt Lang cũng đã có lần thử sức trong thể loại âm nhạc “ùng oàng” và đã thành công không kém gì những bài êm dịu, trữ tình của anh. Đó là bài :”Kìa Chicagô, tiếng thét lớp dân nghèo nàn…” mà người ta thường thay thế cho cái đề tưa nghe nó quá chung chung là “Bài ca Quốc Tế Lao động”, mà tới hôm nay người ta vẫn dùng phần âm nhạc nhưng không thấy phát lời ca bao giờ?... Có thể nói, nếu muốn tồn tại, muốn "trèo cao" trong hàng ngũ nhạc sỹ thì, Việt Lang phải từ bỏ cái sở trường để đi vào cái sở đoản. Nghĩa là phải từ bỏ tiếng nói của trái tim mà lăn vào nhiệm vụ ”làm âm nhạc theo yêu cầu”! Trước tình thế này, VL đã chọn con đường khá đặc biệt. Anh không dinh tê , không chuyển nghề , không đốt hết tác phẩm như hoạ sỹ DBL, không tự tử … mà xin ra khỏi quân đội , rồi xin thi llại Trung học chuyên khoa ở cái trường trung học phổ thông cao nhất vùng tự do lúc bấy giờ là Nguyễn Thượng Hiền, sau đó lại cặm cụi học tiếp Đại Học Sư Phạm ròi trở thành thầy giáo với cái tên không hề dính kíu đến những tác phẩm của anh là… LÊ HUY. Anh không công nhận anh là Việt Lang, thậm chí nổi tự ái lên khi ai đó gọi đến cái tên Việt Lang. Anh ghi cả ngoài cửa phòng anh là “Ở đây, không có Việt Lang nào hết!” Thậm chí bạn bè cùng học còn kể lại là ông đã từng nổi khùng lên khi bị ép nhận tên Việt Lang là : Chính anh là Việt Lang chứ đâu phải tôi! "Chẳng biết Đoàn quân đi, đoàn quân đến nào hết!” Gần nửa thế kỷ trôi qua, trước những tin đồn thất thiệt “Việt lang đã chết!”, “Việt Lang đã dinh tê”, chính anh cũng chẳng thèm cải chính làm gì cho nỗi oan của cái tên Việt Lang mà anh đã quyết tâm xoá sổ ! Rõ ràng anh muốn tự mình rũ bỏ cái quá khứ làm nhạc sỹ quá rắc rối (hay quá bất công?) đối với anh. Và cái tên giáo viên cấp ba, dịch giả của “Lão Goriot’ của” Phia Tây không có gì lạ”, rồi trưởng đoàn chuyên gia giáo dục gần 10 năm ở tít Angola châu Phi xa xôi hình như đã làm anh đỡ bực mình với những kê muốn đi săn tìm một Việt Lang "tự bốc hơi" để vẫn tồn tại dưới hai cái tên mới Lê Huy hoặc Lê Quí Hiệp !!!

Cho dến những năm gần đây, dù anh không muốn, người ta vẫn đưa lên Đài, lên Báo, lên Truyền Hình nhiều tác phẩm mà vì nó anh đã phải tìm cách tồn tại bằng cách “Tự”Bốc hơi” để có được yên tĩnh trong tâm hồn. Vậy mà trời xui đất khiến thế nào "những đứa con lâu nay bị xua đuổi" bỗng vụt đứng dậy, trước cả người cha đẻ ra nó! Sau một thời gian quan sát thấy lũ con yêu của mình quả là được công nhận thực sự rồi, anh quyết định công nhận : Lê Huy chính là Việt Lang và anh đã công khai ra mắt tại Đai Hội Kỷ Niệm 50 năm thành lập Hội Nhạc sỹ Việt Nam với tư cách là…”khách mời”

Hai thằng bạn già gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Thế là cái kết “có Hậu”rôi!

Tuy nhiên tớ cứ ậm ừ mãi một câu góp ý chân tình khi anh đua cho tớ mấy bài hát mới sáng tác (có cả bài viết lời bằng tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha dưới cái tên lại mới toe nữa là …Huy Lê,!) rằng : ”Chỉ nên để cái tên Việt Lang bên cạnh những sáng tác cũ để chúng được sống với công chúng, với thời gian. Còn nên dẹp các thứ “Chúc mừng năm nới”, ”Chào mừng ÁSEM…với cái tên Huy Lê lại (!) vì bây giờ cả nước đã biết anh là Việt Lang- Lê Huy rồi! Không nên để Huy Lê giết Việt Lang nữa! ”Hãy cho Huy Lê bốc hơi đi kẻo nó sẽ làm hại Việt Lang đấy!” Vậy mà, dù rất quí ông bạn già, tớ vẫn không sao nói lên được thành lời …cho đén ngày phải rời Hà Nội để chốn rét hại! Chẳng biết có nên nói thẳng cái sự thật này ra với anh không nhỉ? Hay là cứ để cho cái tên mới Huy Lê nó ….tự bốc hơi theo quy luật “kinh thế thị trường”?

Hai cách sử sự với bản thân khi nhận thấy “Nghệ Thuật chỉ là nghệ thuật đích thực khi được nói lên Sự Thật từ Con Tim, không chịu sức ép của bất cứ một thế lực chính trị nào” bằng không thì….”tự bốc hơi” của hai nhân vật Dương Bích Liên (entry trước) và của Việt Lang, ai tiêu cực hơn ai? Ai “đáng nể”hơn ai? Các friends hãy comment tha hồ thoả thích nhé!

Tô Hải

15-07-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn