BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73313)
(Xem: 62231)
(Xem: 39417)
(Xem: 31164)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Gọi “Ngày quốc hận” đúng hay sai?

13 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 1524)
Gọi “Ngày quốc hận” đúng hay sai?
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Chẳng biết từ lúc nào câu nói “Ngày quốc hận” trong thế giới người Việt ra đời, nhưng có điều chắc chắn là nó chỉ xuất hiện trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Có lẽ nói “Ngày quốc hận” người ta nghĩ ngay đến đó là tâm trạng uất hận của đồng bào và quân, cán, chính Miền nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Trên thực tế không hoàn toàn là như vậy.

 Ngày 30/04 là một ngày vui mừng với một số người, vì nó chấm dứt 21 năm Việt Nam chia cắt, chấm dứt việc con em là binh lính cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam tiếp tục phải ngã xuống vì những mục đích xa vời tít tắp tận đâu đâu. Nhưng giống như tâm trạng của một người thoát chết trong một thảm họa, họ vui mừng vì biết mình được sống, nhưng đau buồn vì có nhiều người thân của họ đã vĩnh viễn ra đi, gia đình tan nát, của cải tiêu tan. Vậy ngày 30/04 buồn nhiều hơn vui, đau đớn nhiều hơn sung sướng…

 Người ta nghĩ rằng chỉ có quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa mới là người ôm hận. Nhưng ngày tháng dần trôi, sự uất hận của những cựu quân, cán, chính Bắc Việt năm xưa mới dần lộ diện. Khi chiến tranh kết thúc, hàng chục ngàn cựu binh giải ngũ trở về nhà với hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp, không vốn liếng, họ phải bắt tay làm lại từ đầu. Đại đa số những con người vừa mới may mắn thoát chết đó cũng chắc mẩm rằng: Một tương lai tươi sáng sẽ chờ đón họ…

 Những người lính Miến Bắc năm xưa ra trận với chiếc bánh vẽ về một ngày mai tươi sáng, được sống tự do, giàu có: “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, nhưng kẻ viết nên lời kêu gọi nghe như rất thiết thực kia không nói rõ rằng: Cơm ăn áo mặc hãy tự làm lấy, học hành nếu không đóng học phí, không có cấp dưỡng từ cha mẹ thì cứ việc ở nhà mà đi làm thuê cuốc mướn, cứ việc mà…mù chữ…

 Ngay thời khắc buổi trưa ngày 30/04/1975 những người Cộng Sản đã bộc lộ bản chất xấu xa bằng việc soán công nhau trong việc công khai chiếc xe tăng nào đã tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên. Gần 30 năm sau, người ta mới biết rõ chuyện này nhờ công của nhà báo Muler bạch hóa: Đại tá Bùi Quang Thận không phải là người lái chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Rồi những chuyện cắt xén, thêm bớt tình tiết chương trình phát thanh trên sóng Radio của Đài phát thanh Sài Gòn về việc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Cũng có nhiều vấn đề. Những tiểu tiết ấy, nếu không đánh giá đúng, thì sẽ cho là chuyện bình thường, nhưng đó chính là bằng chứng rõ nhất về tính không trung thực của người Cộng Sản.



 Ngày hôm nay, các cựu binh Bắc Việt xưa phần nhiều đã sang thế giới bên kia mà vẫn chưa kịp nhận ra là họ đã bị một cú lừa khủng khiếp nhất trong lịch sử đất nước. Hiện nay các “đồng chí” cán bộ mà họ đã từng chung vai sát cánh trên chiến hào, tất cả những cán bộ đang nắm thực quyền đã nghiễm nhiên trở thành các vị vua quan hung thần, giàu “nứt đố đổ vách”, tiền tiêu như nước, trở thành những triệu phú, tỉ phú USD nhờ chiếm đoạt tài sản công, nhờ sống trên xương máu đồng bào. Những “đồng chí” cũ ấy sẵn sàng ra tay bắt giữ, bỏ tù không thương tiếc những người đã từng sống chết cùng họ trong chiến trận, nếu hôm nay họ có thái độ chính trị khác biệt với những kẻ đang nắm quyền.

 Không kể đến hàng trăm vụ án và trường hợp trước đây. Chỉ tính riêng những vụ như: Vụ án cưụ trung tá Trần Anh Kim, cựu đảng viên cao cấp Vi Đức Hồi, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vv.., và hàng loạt con em các cựu cán bộ Đảng viên cách mạng mới bị kết án, bị ngược đãi, chỉ vì họ dám “cả gan” lên tiếng trước bất công ngang trái, đã cho thấy một sự thật phũ phàng là: Khi cần trong thời chiến thì người ta sẵn sàng hy sinh mạng sống của anh trên chiến trường, và một “khi cần” khác trong thời bình, người ta cũng sẵn sàng “hy sinh” quyền sống, quyền tự do và cả tính mạng của anh để bảo vệ chế độ, thực chất là bảo vệ chiếc ghế quyền lực của cá nhân những quan chức đương nhiệm.

 Ôm súng lao vào lửa đạn, người ta thường nghĩ đến những mục đích cụ thể là bảo vệ hoặc giành lấy độc lập, giành lấy quyền tự do và để có hạnh phúc cho mình, cho con cháu mai sau. Đối với khái niệm độc lập ngày nay khá là trừu tượng và cũng chưa hẳn đã chạm đến quyền sống thiêng liêng của mỗi con người. Nhưng tự do là điều mà ai ai cũng muốn có, còn hạnh phúc, không chỉ đơn thuần là hạnh phúc lứa đôi, mà là hạnh phúc trong cuộc sống, nó gắn liền với nghĩa tự do và thịnh vượng, bởi nếu đói bụng thì người ta chỉ nghĩ đến cái ăn, rét run thì người ta chỉ nghĩ đến sưởi hay mặc ấm mà thôi…

 Độc lập, người dân ba miền Việt Nam đã có, nhưng đi kèm với nó là sự độc quyền, độc đoán của thể chế cầm quyền. Còn tự do, phải trong “chiếc lồng sắt”, đó là trong sự quản chế của công an và hệ thống pháp luật chỉ nhăm nhăm bảo vệ chính quyền mà coi nhẹ sự tự do bất khả xâm phạm của người dân. Ngày nay con em dân đen thậm chí còn không có cả chùa mà ở như câu ca “con Sãi ở chùa lại quét lá đa”. Khi người dân Thanh Hóa hiện nay có hàng trăm ngàn con người đang đói cơm ăn, thì tại các trung tâm tỉnh thành, gia đình con cái quan chức mua hết siêu xe này đến biệt thự triệu đô khác. Các nhà hàng quán nhậu sang trọng, với sơn hào hải vị, tay Gấu, gan Voi đầy ắp các thực khách quan chức các cấp trong bộ máy công quyền. Thậm chí nói không ngoa, con chó của nhà giàu còn sung sướng gấp trăm lần một người dân nghèo khổ...

 Liệu người ta có hận không, khi hàng chục ngư dân Thanh Hóa năm nào bị “tàu lạ” thỏa sức bắn giết mà chính quyền hoàn toàn câm lặng, thậm chí một đồng hỗ trợ ma chay cũng còn không có. Đó, độc lập là như vậy đó! Còn tự do? Nếu ai đó phát hiện tham nhũng, phát hiện ra bất công trong cách điều hành đất nước mà dám “cả gan” (xin nhắc lại câu cả gan) lên tiếng thì ngay lập tức bị khép vào tội tuyên truyền chống nhà nước, thậm chí âm mưu lật đổ chính quyền, và cứ yên tâm là sẽ được đưa ra “xét xử” một cách cẩu thả tùy tiện theo cảm hứng và cảm tính từ chỉ đạo của cấp trên của các “quan tòa”. Vấn đề hạnh phúc cũng lại là món hàng xa xỉ vì đã chẳng có tự do thì lấy đâu ra hạnh phúc?

 Từ sau ngày 30/04/1975 hàng triệu người phải tìm đường bỏ nước ra đi, để lại sau lưng quê hương yêu dấu, người thân và bao vui buồn gắn bó cả cuộc đời, bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại ước mơ tự do hạnh phúc để đi tìm kiếm tự do hạnh phúc vay mượn ở những chân trời xa lạ, họ có hận hay không? Ấy vậy mà khối người còn cho là họ may mắn và thậm chí là còn ghen tị với những mảnh đời tha phương buồn tủi ấy. Thì ra, người dân nghèo trong nước còn hận hơn cả những người phải từ bỏ tổ quốc của mình…

 Vậy “Ngày quốc hận” dứt khoát không phải là độc quyền sở hữu của riêng các cựu quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa, mà nó là tài sản tinh thần chung của toàn thể các dân tộc Việt Nam. Ngày 30/04 quả thật xứng đáng là một ngày quốc hận ghi dấu một chặng đường đẫm máu và nước mắt của hàng triệu người dân vô tội bị cuốn vào một cuộc chiến tranh tương tàn vô nghĩa. Vậy mà còn có những người lên tiếng là đừng nên nhắc đến hai từ “quốc hận” làm gì, thì thật không hiểu nổi!

 Hận không đồng nghĩa với thù, và càng không đi đôi với hành động trả thù, trả thù là hành động không cao thượng và trả thù cách nào, lấy gì mà trả thù, và trả thù ai? Nhưng người Việt Nam hận là hận cho những sự ngây thơ về nhận thức của mình mà đã lao vào một cuộc chiến chỉ đem lại quyền lực, tự do và hạnh phúc cho những kẻ ăn trên ngồi chốc. Liệu sai lầm khủng khiếp của cả một dân tộc hy sinh vô ích, có đáng gọi là quốc hận hay không?

 CDCH162Vie

(Thành viên Nhóm Công Dân Cộng Hòa)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn