BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73309)
(Xem: 62227)
(Xem: 39416)
(Xem: 31160)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chỉ còn nhau !!!

27 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 1481)
Chỉ còn nhau !!!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

( Viết cho những A-20 )


Những hình ảnh ghi lại quá khứ đau thương, đảo ngược cuộc sống của người dân Miền Nam Việt Nam trước tháng 4 – 1975, vẫn hằn sâu trong từng rãnh nhớ chúng ta, dù đã qua rồi 36 năm !

Những biến cố kinh hoàng đó, quá sâu đậm, nên tất cả người Việt còn hiện diện trên khắp địa cầu này đều có tâm trạng giống nhau, vào những tháng đầu năm, sau Tết dương lịch cho đến ngày 30 tháng 4.



Một phóng viên người Pháp đã viết cuốn sách với tựa đề

“ CRUEL AVRIL 1975/ LA CHUTE DE SAIGON.”

Đó là OLIVIER TODD.

Đã được giáo sư Phạm Kim Vinh chuyển dịch Việt ngữ với tưa đề :

“ THÁNG 4 ĐEN.”

Tác gỉa dùng chữ CRUEL … từ âm hưởng cho đến ngữ nghĩa … tạm đủ để diễn tả nỗi thảm khốc của một tháng 4 nghiệt ngã.

Với dịch giả, GS/ Phạm Kim Vinh, cho trình bầy trên bìa sách “ THÁNG TƯ ĐEN.” .. chữ ĐEN, được viết hoa đậm nét bên cạnh hai chữ “ THÁNG 4.” màu đỏ tươi ,giống như màu máu, đã cho người cầm cuốn sách trên tay hình dung được một mầu tang tóc, màu của đau thương tột cùng … MẦU BIỂU TƯỢNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN.

Sự kiện bắt đầu từ tháng 1 năm 1975, khi những trái hỏa tiễn được chế tạo từ Liên Sô, từ Trung Cộng hay Đông Âu, đã xoáy nát một vài nơi tại Biên Hoà …..

Và rồi, vào ngày 10 tháng 3, người dân miền Cao Nguyên, run rẩy, kinh hoang dưới làn đạn đại liên bắn chéo cánh sẻ …. Run rẩy, kinh hoang dưới làn pháo cối ……

Trộn trong biển khói đen mịt mù, trong ánh lửa bừng sáng từ nòng súng đại liên là những tiếng rên la xé lòng !

Những hoả tiễn ấy, những viên đạn súng cối ấy, những tràng đại liên bắn chéo cánh sẻ ấy, được dội lên đầu, lên thân xác người dân Cao Nguyên, được gởi đi từ những bàn tay người cộng sản !!!

Một lần nữa, hãy đào xới những rãnh sâu còn hằn trong tim óc mỗi chúng ta, hãy lật ra những trang sách viết về nỗi đau thương khôn siết ….nhất là ….hãy mở toang cánh cửa quá khứ để nhìn cho rõ những hình ảnh bi thảm không thể nào quên.

Anh ở đâu ? nơi nào nơi tuyền đầu Phước Long, Buôn Mê Thuật …. Hay đang trên đường di tản dọc tỉnh lộ 7 từ Cao Nguyên đổ về Duyên Hải , từ Huế vào Đà Nẵng …

Trong làn sóng người di tản từ Lâm Đồng,Tuyên Đức/ Đalạt đổ xuống Phan Rang Anh đã mang tâm trạng nào theo cùng hành trang di tản nhỏ nhoi trên vai Anh.

 Giữa biển người di tản trên quốc lộ I, Anh có thấy một chiếc xe vespa, vứt ngã bên đường ? nó đã từng chở cả một gia đình đang cuống cuồng chạy xa cõi chết, nhưng cuối cùng, gia đình tang thương đó, cũng mỗi người một nơi, thân xác văng vãi trên đường. Con đường đó, con đường Anh từng đi qua, nay được mang tên “ ĐẠI LỘ KINH HOÀNG !”



 Rồi những năm tháng sau,

Trên những con đường các Anh đã đi qua, chuyển từ trại tù này đến trại tù khác, nó có thể đã là con đường mà người dân miền Nam đã đi qua trong “CUỘC BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN ” ngày nào.

Anh có nhớ những giọt mồ hôi chảy dài từ trán xuống làm cay mắt Anh trong những ngày nóng đổ lửa khi vác những cành củi khô hay khi phải đào những giao thông hào quanh trại tù, để ngăn cản chính mình muốn đào thoát tìm tự do !!!

Anh còn nhớ những đêm núi rừng lạnh buốt thấu sương … thao thức, hay chập chờn trong giấc ngủ mà vẫn nhớ về gia đình, nhớ người thân yêu, đôi khi thậm chí nhớ cả bà con lối xóm … cũng có thể Anh đã mê thiếp gọi tên Em trong giấc ngủ sau một ngày khổ sai nhọc nhằn !!!

Anh có còn nhớ chăng,

Những buổi sáng thức dậy theo tiếng kẻng, với thân xác còn trong cơn mộng mị

(có Anh kể lại và gọi đó là “ TIẾNG KẺNG GỌI HỒN.” ) .

Những buổi chiều thất thểu trở về trên thân xác rã rời, trên vai chiếc khăn như đã nặng hơn lên khi thấm đẫm mổ hôi nhọc nhằn tủi nhục.

 Anh có nhớ chăng ?

Những giây phút mong chờ, háo hức khi nhận được thư nhà hẹn ra thăm.

Cảm xúc ngập tràn khi được nhìn rõ mặt nhau, siết chặt tay nhau … tham lam nuốt trọn hình ảnh người thân yêu cho thoả những ngày thương nhớ… Cũng không quên trao nhau những nụ hôn vội vã khi chia tay…

 Nó cứ trải dài như thế trên những năm tháng tù đầy.

Anh đã bao lần đếm được những khoảnh khắc ngập tràn hạnh phúc khi nhớ đến tình cảm nồng ấm của người thân … của Em…. vẫn theo Anh từng bước chân trong những tháng ngày xa vắng.

Cũng chính nhờ những tình cảm này, là nguồn vốn quí giá giữ vững tâm hồn và ý chí các Anh trong ngục tù.

Nó, cái tình cảm quí giá đó, đã đè bẹp những thiếu thốn vật chất mà Anh phải chịu đựng, dù rằng ngày về đoàn tụ với gia đình vẫn còn mờ xa…..

 Trong nỗi đau thương chung của cả Dân Tộc, mỗi chúng ta có một định phận, là một nét chấm rất nhỏ trên bản đồ Việt Nam tả tơi, đau thương.

 Khi Anh ngược xuôi trên đường di tản,

Chị, trong cùng hoàn cảnh, đang ngồi ôm con, lo âu nhìn lên những đốm lửa, những vầng khói đen ngùn ngụt của trận pháo kích vào thành phố, Chị giật mình, dang rộng vòng tay ôm siết những con thơ, như gà Mẹ sải cánh che cho đàn con trước lũ diều hâu hung ác.

 Chị đã đi suốt những con đường dài chông gai của rừng núi, dẫn đến những trại tù bó chân Anh … Tay xách nách mang những món ăn đạm bạc nhưng được chắt chiu, gởi gắm thương yêu .

Ngược xuôi trên những chuyến tàu đêm, tàu chợ, nhẩy lên tàu, đeo theo tàu, có Chị đã bị chấn thương đôi chân son nhỏ, ngày nào được Anh nâng niu sắm cho đôi giầy, đôi guốc…mà ngày nay, mỗi khi tiết trời thay đổi đôi chân son ấy lại bị hành đau nhức …

 Chị vẫn thất thểu bền lòng theo Anh trên bước đường chuyển trại.

 Đã có được bao lần chúng ta mở toang cánh cửa quá khứ, dù nhớ lại niềm hạnh phúc hay nỗi khổ đau … những kỷ niệm đáng nhớ hay cần quên, vẫn là gia tài quí báu của mỗi chúng ta. Hãy chia cho nhau để thấy rằng cuộc đời với đầy ái, ố, sầu, bi … này, chúng ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác, những người đang sống trên chính Quê Hương mình không tự do.

 Hôm nay đây, xuôi theo dòng chảy cuộc đời, trong con sóng, khi cuồng nộ, khi đong đưa vỗ về … dù gì đi nữa, chúng ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác !!!

Xin hãy nâng niu những giây phút có được bên nhau.

Xin hãy vuốt nhẹ mái tóc người bạn đời chung thuỷ, dù đã ngả mầu.

Hãy ôm vai những đứa con đã trưởng thành để các cháu thấy được cuộc sống ngập tràn tình yêu thương của cha mẹ, và ôm siết đàn cháu ngây thơ, đó là những khối vàng sáng chói long lanh vô giá đã cho ta hạnh phúc từng giây.

Xin pha một ấm trà ngon để mời người bạn gần kề bên ta,

Xin bấm nút con số của máy điện thoại để chúng ta được nghe tiếng nói của nhau, tuy xa ngàn dặm nhưng lại quá gần như trong gang tấc bên nhau.

Xin bấm máy computer để còn biết tin nhau. Để không nuối tiếc khi ai đó lià xa ta về nơi cuối dòng sông định mệnh. ……

Xin mượn câu thơ sau của nhà thơ Hư Vô tại Sydney :

“Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau.” 

Ý CƠ / ÚC CHÂU

Sydney, 18/4/2011

Viết vào đêm không ngủ, Khi được tin Anh Đoàn Bá Phụ Chia tay chúng ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn