BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73335)
(Xem: 62240)
(Xem: 39425)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Văn nghệ sỹ hai miền, ai sướng, ai khổ hơn ai?

30 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 934)
Văn nghệ sỹ hai miền, ai sướng, ai khổ hơn ai?
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Vậy là đã 29 ngày không được sờ đến ki-bót , 29 ngày không được phát huy cái vai diễn bờ- nốck-gơ “nhát sỹ bạo thử” ở tuổi ngoại bát tuần, 29 ngày bị trói tay, bịt mắt, dán băng keo vào miệng, không được ”xì” ra hết cái ”túi ưu phiền”, cái “kho căm giận” nó óc ách quá lâu trong tim, trong óc của một “ kẻ lạc đường” như tớ.Thôi thì, xin lỗi bác sỹ đã cấm tớ không được nhìn vào màn hình, nếu không muốn…mù hẳn, tớ cũng cứ túc tắc ngồi vào máy để xổ ra những gì tớ vẫn còn tích luỹ bấy lâu để khỏi bị các friends khắp nơi chờ đợi. Mỗi ngày viết một tiếng, vài ba ngày thế nào cũng xong một entry trên word rồi dán lên blog sau.

Để chạy đua với thời gian, tớ xin chấm dứt với những “Thực tế sáng mắt đau lòng” đã diễn ra quanh cái xã hội Sài Gòn nhỏ 23 Gia Long của tớ để đi vào những thực tế đắng cay hơn, trần trụi hơn , những thực tế mà không ai có thể tin được đó là chuyện Thực, những thực tế mà gần đây, không ít các nhà văn, nhà báo đã dám phản ảnh một phần nhỏ, rất nh , lên các tác phẩm có tính chất …”Di chúc” của mình . Kể từ “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn đến “Chiều chiều” của Tô Hoài đến “Chiếc bánh vẽ”,”Tôi?Ai?”,”Trừ đi”… của Chế Lan Viên cho đến “Ba người khác”, (cũng của Tô Hoài) và gần đây nhất là quả bom tấn “Đi tìm cái Tôi đã mất” của Nguyễn Khải ,…Hàng loạt những sự thật đắng cay, sự thật sừng sững hơn cả giãy Trường Sơn mà bao người cầm bút cứ phải nhắm mắt giả mù, thậm chí còn phải cắm đầu xuống viết là đất nước ta… không hề có núi (!),! thậm chí có nhạc sỹ, bố bị thủ tiêu về tội ”phản cách mạng” mà con lại đang tâm viết “Đảng đã cho tôi sáng mắt,sáng lòng”, ” Đảng đã cho tôi một mùa xuân”!!??.. .Nói dối, nói láo, xuyên tạc sự thật, biến không thành có, biến có thành không đã trở thành cái “bản năng”của không ít những kẻ được mênh danh là “kỹ sư tâm hồn”, những kẻ được nuông chiều, ưu ái thế nào để cuối cùng,...một “ đệ nhất văn nhân XHCN”, được giải thưởng cao quí nhất ,giải thưởng Hồ Chí Minh, phải viết về cái giải thưởng ấy là “…Tôi nhận ra ngay đây là “MỘT TẤM BIA MỘ SANG TRỌNG cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc!” (tìm đọc trên http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To. awlc6eMWmDUvAozkYG?p=545) …Rồi anh tự lo… “Tôi sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử ,muốn đánh lừa lịch sử!”…

Những lời “Ai điếu cho một nền văn nghệ minh hoạ” (Nguyễn Minh Châu) lần này ,đã được Nguyễn Khải nói toẹt ra là một nền văn nghệ “ nói dối lem lẻm”, một nền văn nghệ có tội . Nhưng… “Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẽ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì?Nghĩ tới miếng ăn, lại phải quên hết để ...sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn.”. Dù không hoàn toàn đồng ý tất cả những gi N.K đã“ biện hộ” cho cái nhiệm vụ lo nồi cơm cho vợ, cho con của NK, tớ cũng phải tìm cho ra được “nỗi khổ” của NK suốt gần 60 năm “Phải nói dối lem lẻm.” Phải viết để kiếm ăn để lúc cuối đời anh đã thành thật “khai báo”(tớ đang chờ tập “Nghĩ muộn” hứa hẹn có nhiều điều thành thật hơn), tớ cũng tạm thời xếp anh vào loại khổ số 2, nghĩa là chỉ khổ về phần… sâu kín trong tâm hồn, trong lương tâm của một “người cầm bút chỉ vì miếng ăn” thôi. Nói thẳng ra là NK là loại văn nghệ sỹ khổ hay không chỉ mình anh biết còn đối với mọi người khác, Anh Sướng đến mãn đời! !Tớ lại nhớ đến lời NK khi, lần cuối cùng gặp tớ tại bệnh viện Thống Nhất, khi tớ nhắc đến chuyện Talawas gần đây lại "tương" lên một loạt bài của những người kết án "bọn Nhân Văn" đằng đằng sát khí của các vị Hữu Mai, Đào Vũ, Nguyễn Khải…từ những năm 58, 59….chẳng biết có mục đích gì?.....thi NK đã trả lời tớ, thâm trầm và…”muốn hiểu thế nào thì hiểu” như sau : “coup de grâce pour nous autres,les soi-disant ecrivains et artistes communists”. Và tớ đã phản ứng lại tức thì là “Non, c’est à vous autres ,pas à nous, les non-privilégiés de l’histoire” .(Tạm dịch: “Đó là phát súng ân huệ dành cho chúng ta, những kẻ gọi là văn nhân, nghệ sỹ cộng sản”- “Không! Đó là dành cho các anh, không phải cho chúng tôi ,những nguời không được ưu ái của lịch sử”). Những người có số phận không được ưu ái đó, những người mà theo tớ thực tài của họ đã bị tiêu huỷ không thương tiếc ,những nỗi oan khiên của họ ít được ai biết đến vì họ không phải là Trần Dần, là Phùng Quán, là Lê Đạt, là Hoàng Cầm... Họ càng không phải là một Trần Đức Thảo bị đầy đi chăn bò ,một Nguyễn Mạnh Tường phải bơm xe đầu đườn ,một Trương Tửu phải xoay nghề châm cứu để kiếm sống. Họ là những người mà khi gọi đến tên, không phải không ít người chẳng hề biết họ là ai, nhất là lớp trẻ hôm nay, vì họ chẳng còn gì để lưu lại cho đời, ngoài MỘT TẤM LÒNG, MỘT Ý CHÍ, SỐNG,CHẾT CHỈ VÌ SỰ THẬT. Và chỉ khoanh trong những người mà tớ từng quen biết, từng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà thôi cũng đã có thể kể về họ ngày này qua ngày khác không hết. Tớ sẽ viết dần trong các entries tới….kẻo những "nhân chứng sống" như tớ chết hết, ai sẽ nghĩ đến họ để dành cho họ dăm bảy trang, hoặc chí ít cũng lấy vài chục dòng trong lịch sử văn học nghệ thuật nước nhà?Tớ xin bắt đầu bằng:

PHÙNG CUNG, nhà văn bị tù 12 năm (trong đó có 11 năm biệt giam) chỉ vì có… một bài báo-Bài báo này có tên “Con ngựa già của chúa Trịnh” được tung lên ngay trên báo “Nhân Văn” số 4 tháng 10/1956. Lập tức nó được các nhà ný nuận Mác-Lê cơ hội chủ nghĩa coi là “ cực kỳ phản động”, cực kỳ “ xỏ lá”. Thực tình mà nói, nếu bàì này xuất hiện trên những tờ báo chính thống như “Những người máy” của Lê Vinh Quốc hay “Cửa mở”của Việt Phương thì số phận đâu đến nỗi đưa đẩy Phùng Cung đến tận cùng của sự oan ức như anh đã phải chịu. (Tìm đọc trên Talawas tài liệu về “ Nhân Văn Giai Phẩm” đựoc lưu theo thứ tự A,B,C,…)Người hiểu Phùng Cung và sau này, khi ra tù , đuợc thăm hỏi, giúp đỡ và có nhiều lần dẫn đến thăm tớ lại chính là Phùng Quán. Hai người cùng họ Phùng nhưng chẳng có giây mơ rễ má gì với nhau, mà chỉ thương nhau, mến tài của nhau mà coi nhau như thân thích. Như tớ đã vài lần giới thiệu, tớ với Quán có nhiều tình nghĩa từ thời Quán còn là diễn viên hát, múa,kịch và đặc biệt là độc tấu số 2, (sau Thanh Tịnh) ở Đoàn Văn Công Bộ Tư Lệnh IV mà tớ là Đoàn trưởng suốt thời gian từ năm 1950 cho đến cuối 54. Sau đại hội văn công toàn quân năm 54 ở chân Núi Hồng,Thanh Tịnh và Phùng Quán mới được điều về Phòng Văn Nghệ Quân Đội để … rồi Quán nổi tiếng "làm giặc" cùng với Tử Phác, Hoàng Cầm Trần Dần…trong vụ án Nhân văn giai phẩm .Tớ rất mến Quán cả những khi Quán gặp khó khăn, bị bè bạn xa lánh. Nhà tớ là nơi Quán luôn dừng chân (kể cả sau này vô Sài gòn), nên “ chuyện chưa ai biết về Quán ”tớ còn cả kho để có dịp kể lại cho bạn bè nghe để cùng vui, cùng buồn,…Những nỗi khổ vô cùng tận của Phùng Cung mà tớ biết được cũng chính do Quán kể…Còn chính Cung, 12 năm tù, (không có án, không xét xử) đã biến anh thành một con người ngơ ngơ, ngác ngác ,luôn sợ sệt,e dè, ít nói ,cứ như luôn lo sợ có ai đó sẽ bắt lại mình bất cứ lúc nào.Thì ra:

1--Phùng Cung không hề thuộc “nhóm nhân văn”, chẳng dám hoặc chưa hề có cơ duyên kề vai sát cánh chống Đảng có tổ chức" như người ta cứ nống” thêm tội của anh lên. Đơn giản chỉ là vì anh luôn khiêm tốn hoặc rất ngại khi phải đưa tác phẩm của mình cho những “cây đa, cây đề”mà anh từng sống chung, làm việc chung từ thời kỳ ở chiến khu Việt Bắc. Một phần nữa, trong anh đã hình thành những tư tưởng văn học….phi xã hội chủ nghĩa. Anh phủ nhận những nhà văn “mù” như con ngựa già của chúa Trịnh, anh làm thơ không theo kiểu những nhà thơ mà anh thấy: “tội nghiệp nhà thơ/Hợm mình,lầm lạc/Biết không biết sống/Nên không biết chết/Nửa thế kỷ/Bị lưu đày/Trong cõi tung hô/”…Sáng tác của anh chưa mấy ai được đọc, được thấy bao giờ nhưng tiếng đồn về một nhân tài có một không hai, thậm chí có người còn cho là “nhất Đông Dương” đã làm các vị có tên tuổi nổi cộm nhất trong những trụ cột của Nhân Văn giai phẩm chú ý và đáng tiếc thay, ngay trong nhóm Nhân văn cũng có người muốn đẩy anh lên thành "vật tế thần"!… Bài “Con Ngựa già của chúa Trịnh”, Phùng Cung gửi cho báo Văn Nghệ, nhưng “chính Lê Đạt thấy hay quá đem tương lên báo Nhân Văn”chứ đâu phải Hoàng Cầm ! (lời Phùng Quán kể với tớ)…Và khi mở đầu chiến dịch đập chết “Nhân Văn”, học tập Cải Cách ruộng đất, nổ súng cho ra trò bằng vụ xử tử “địa chủ phản động” Nguyễn thị Năm để lấy khí thế và răn đe những ai còn ngoan cố , người ta đã chọn một ố cái tên để bắt bỏ tù ngay, không cần đấu tố, những cái tên mà kẻ địch không thể la lên là đàn áp văn nghệ.! Đó là những Nguyễn Hữu Đang,Thuỵ An, Phan Tại, Trần Thiếu Bảo (Minh Đức) và ….chính Phùng Cung, người viết văn làm thơ nhưng chẳng thuộc hội văn nghệ nào và cũng chưa mấy ai biết tiếng, biết tăm gì lại bị tù lâu nhất đã trở thành… những tiếng pháo lệnh mở màn chiến dịch! Định mênh nghiệt ngã đã bổ xuống đầu Phùng Cung như thế đó! Suốt 12 năm bị giam cầm không án, không biết ngày nào được về với vợ con, Phùng Cung rất ít được người đời nhắc tới, cũng chẳng ai khen anh hay... chửi anh như khen hay chửi các vị Phan Khôi, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm…. Chẳng có ai đấu tranh để anh được ân xá trước thời hạn vì có thời hạn đâu mà ….ân xá!... Thế rồi, bỗng dưng anh được trở về, không kèn không trống, không một tin về “tên khủng bố hay gián điệp Phùng Cung nhờ lượng khoan hồng của Đảng và nhà nước nay đã được trả tự do” .Lặng lẽ như khi bị bắt cách đó 12 năm, anh ngồi trước cửa nhà số 135 Mai Hắc Đế, sáng giúp vợ rán bánh, chiều đập đe chan chát làm gia công đinh sắt cho một hợp tác xã gần nhà.

2-/Phùng Cung là người bị giam lâu nhất và cái án văn nghệ hãn hữu và có thật này đã và sẽ bị lịch sử chôn vùi nếu không có một ai ngay lúc này phanh phui nó ra bằng cách phổ biến toàn bộ những tác phẩm của anh viết từ trước khi anh bị bắt và cả những gì anh để lại gồm các bài thơ rất độc đáo, rất mới lạ mà anh viết “ngầm” (không ghi ra giấy) suốt thời gian bị biệt giam từ 1961 đến 1972.Trong một lần Phùng Quán giắt anh đến chơi nhà tớ (từ nhà tớ, 39 Trần Quốc Toản đến nhà Cung ở 134 Mai Hắc Đế chỉ cách xa nhau độ 3, 400 mét) Chính nhờ có Phùng Quán động viên, anh đã đọc cho tớ nghe những bài "thơ tù" mà tớ thì rợn cả người ,còn anh thì vừa đọc vừa trào nước mắt. Nghe đâu,Phùng Cung có giao lại cho con là Phùng Phú để Phú có dịp thì phổ biến cho bạn bè .Cũng được biết, một số nhà xuất bản hải ngoại đã cho in 11 truyện ngắn và tập thơ “Trăng ngục” của anh. Nhưng tiếc thay, kèm vào đó là những bài bình luận không mấy khách quan ,thậmchí thêu dệt về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cuộc sống của tác giả gây ra nhiều sự hiểu nhầm, thậm chí làm chia rẽ ngay trong hàng ngũ những người đã yêu Phùng Cung cả trong cách sống và tác phẩm. Tớ không phải là nhà phê bình văn học nhưng không nói láo, nếu tớ được giao toàn bộ những gì Phùng Cung đã không có điều kiện cho ra mắt đồng bào cộng với những gì tớ đã được nghe, được hiểu về Cung qua bạn thân nhất của Cung khi ra tù là Phùng Quán ,bảo đảm tớ có thể viết được một “luận án tiến sỹ” không… dỏm chút nào về số phận một nhà văn bị dập vùi, mất tích thực sự suốt nửa thế kỷ vừa qua! Bảo đảm khối người phải khóc vì thương cảm hoặc sục sôi ruột gan vì giận giữ .Nhà nghiên cứu phê bình nào dấn thân dám làm công việc này thay tớ đây? Và một câu hỏi tớ thường đặt ra khi có dịp trao đổi về vấn đề "Số kiếp của mấy anh văn nghệ sỹ miền Bắc" kể cả mấy anh sướng cả đời nhưng cuối cùng cũng phải nhận tội trước lịch sử như Chế Lan Viên, Nguyễn đình Thi, Nguyễn Khải hoặc khổ cả đời như Phùng Cung, so với văn nghệ sỹ miền Nam trước 75, ai khổ hơn ai thì câu trả lời đã có ngay sau câu hỏi "Đúng là văn nghệ sỹ miền Bắc khổ thiệt! Khổ chưa từng thấy ở khắp thế gian này"

Tô Hải

30-05-2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn