BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73239)
(Xem: 62215)
(Xem: 39396)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Truyền hình Ba Lan tố cáo Đại Sứ Việt Nam hoạt động gián điệp

31 Tháng Giêng 200712:00 SA(Xem: 2977)
Truyền hình Ba Lan tố cáo Đại Sứ Việt Nam hoạt động gián điệp
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Tháng trước, chúng tôi đã đưa tin về việc truyền thông Ba Lan phanh phui việc Tòa đại sứ Việt Nam tại Ba Lan lấy cắp thư từ trao đổi cá nhân của ông Robert Krzyszton gửi Chủ tịch Công Đòan Đoàn Kết của Ba Lan.

Sự việc tiếp tục được truyền thông và chính giới Ba Lan quan tâm. Ngày 29 tháng 1 vừa qua, kênh truyền hình Polsat, một trong hai kênh truyền hình độc lập lớn nhất tại Ba Lan đã có phóng sự cặn kẽ về vụ việc này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên thực hiện chương trình là nhà báo Lukasz Kultz, các nhân chứng báo động cơ quan ngoại giao cộng sản của Việt Nam có thể đọc trộm thư từ cá nhân của công dân Ba Lan. Trong chương trình, toàn bộ tài liệu bị Đại sứ quán Việt Nam lấy cắp cùng các chứng cớ liên quan cũng đã được công bố.

Trong chương trình, ông Robert Krzyszton chỉ trích chính sách của Ba Lan với người Việt Nam khi Ba Lan không chịu công nhận qui chế tị nạn cho các nhân vật đối lập Việt Nam đang sinh sống bất hợp pháp tại Ba Lan. Ông nói, bằng cách này, chính quyền Ba Lan đã tạo cơ hội cho cộng sản nước ngoài ngang nhiên hoành hành ngay trong địa phận nước Cộng Hòa Ba Lan. Việc tòa đại sứ lấy cắp, đọc trộm thư của công dân Ba Lan, của người đang có những nỗ lực hỗ trợ cho đối lập Việt Nam, chỉ là một thí dụ cho thấy mức độ trơ chẽn của các họat động gián điệp của Cộng sản Việt Nam.

Trong chương trình xuất hiện gương mặt anh Nguyễn Lâm, người từng bị cộng sản tù đày 5 năm, thuận lại các cuộc tra tấn người trong trại tù Việt Nam. Tại Ba Lan, anh tiếp tục hỗ trợ các hoạt động đối lập nhưng Ba Lan xuốt hai năm qua không công nhận qui chế tị nạn của anh.

Trở lại vụ Tòa đại sứ Việt Nam ăn cắp thư của ông Robert Krzyszton gửi chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết là ông Janusz Sniadek qua đường thư điện tử. Thư của ông Robert Krzyszton thông báo với Chủ tịch CĐ ĐK về Hội nghị đối lập Việt Nam “Cơm Áo và Tự Do” và ngỏ lời yêu cầu CĐ ĐK hỗ trợ cho hội nghị này.

Đại sứ quán Việt Nam, sau khi lấy cắp thư của ông Robert Krzyszton đã đưa thư này cho đồng minh của mình có chân trong quốc hội Ba Lan là các nghị sĩ thuộc “Nhóm dân biểu Ba Lan – Việt Nam” với bà Anita Gut là chủ tịch và “khoe” với bà rằng thông tin về hội nghị mà ĐSQ có được là chính xác và yêu cầu bà Anita Gut hậu thuẫn trong việc cản trở hội nghị.

Bà Anita Gut chấp thuận và đệ một bức thư thay mặt cho “Nhóm dân biểu Ba Lan – Việt Nam” do chính tay bà kí trình lên quốc hội Ba Lan yêu cầu không hỗ trợ hội nghị của đối lập Việt Nam và không cho phép đối lập nhóm họp tại Bộ Kinh tế. Do bất cẩn, bà còn viết thêm: “Tôi kèm theo đây thư của ông Robert Krzyszton do Đại Sứ Quán Việt Nam tại Vác-sa-va cung cấp”. Bằng cách này, việc đại sứ quán Việt Nam ăn cắp thư của ông Robert Krzyszton bị tẩy lộ.

Nhà báo Lukasz Kultz sao lại bộ tài liệu gửi Bộ kinh tế Ba Lan và mang chúng đi hỏi các bên.

Phó chủ tịch Nhóm dân biểu Ba Lan – Việt Nam, Piotr Gadzinowski, tiếp tục nói không cho đối lập Việt Nam nhóm họp tại hội trường hành chính là đúng. Người này bối rối tột độ khi nhà báo đưa ra tài liệu gián điệp của cộng sản Việt Nam. Ông chạy khỏi máy quay và nói cần liên lạc với bà Anita Gut là chủ nhân bức thư. Nhà báo Lukasz Kultz thông báo rằng bà Aneta Gut cũng như Tòa đại sứ Việt Nam tại Vác-sa-va lánh mặt báo giới.

Văn phòng Công Đoàn Đoàn Kết nói rất phẫn nộ vì tất nhiên không ai trong văn phòng chủ tịch tiết lộ thư gửi ngài Chủ tịch cho tòa đại sứ cộng sản.

Ông Robert Krzyszton bình luận: bất kể tòa đại sứ lấy cắp thư do móc từ đường điện tử hay lấy cắp từ văn phòng chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết thì đây là việc làm mang tính gián điệp.

Phóng sự kết thúc bằng cuộc gặp gỡ của nhà báo Lukasz Kultz với ông Marek Biernacki, nhân vật quan trọng, hiện là dân biểu quốc hội Ba Lan, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Ông Mảek Biernacki phát biểu, rằng chắc chắn việc làm của tòa đại sứ Việt Nam đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoại giao và quả quyết vụ việc phải được ban phản gián Ba Lan làm sáng tỏ.

Phóng sự tiếp tục được lưu giữ và truyền tải trên internet dưới địa chỉ:
http://interwencja.interia.pl/archiwum/news?inf=864282

Mời quý vị ấn phím đỏ dưới ảnh để xem toàn bộ phóng sự.

Tôn Vân Anh
Vác-sa-va 31 tháng 1 năm 2007.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn