BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trung thần thời phong kiến và cộng sản

16 Tháng Ba 200712:00 SA(Xem: 855)
Trung thần thời phong kiến và cộng sản
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Trong quá khứ, Trung Hoa và Việt Nam đều theo chế độ phong kiến. Trong chế độ phong kiến thì có những nghịch thần phản bội cũng như có những trung thần trung thành với vua. Nói là trung thần, có nghĩa là trung với vua, nhưng cũng có những trung thần biết can gián vua khi vua làm điều gì có hại đến đất nước. Trung thần đúng nghĩa là khi vua có lầm lỗi, phải liệu cách can ngăn mà đưa vào điều thiện; khi mình có điều hay, phải tìm đường bày tỏ một cách thành thực. Trên thì thành thực một lòng, dưới thì không a dua vào bè, kết đảng với ai: những sự tốt lành yên vui thì để phần vua thưởng, những điều oán thù lo lắng thì mình hứng đựng. Có làm được như thế mới đáng gọi là trung thần. Đó là những trung thần sáng suốt, luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, chứ không phải thứ ngu trung, chỉ biết mù quáng theo vua dù vua làm những chuyện sai trái, có hại đến đất nước quê hương. Trong thời chế độ Cộng sản ở Việt Nam có sản sinh ra một thứ trung thần, chỉ biết trung với Đảng cầm quyền, mù quáng và mê muội ủng hộ người cầm quyền dù người cầm quyền chủ trương làm những hành động phản quốc, hại dân. So sánh hai thứ trung thần xưa và nay thì có thể rút ra những bài học bổ ích, những cách xử sự đáng ghi nhớ để làm gương cho hậu thế mai sau.

Có hai câu chuyện trung thần can vua có thể kể ra đây để thấy sự sáng suốt của người trung thần can gián vua khi thấy vua làm điều sai trái.

Sách “ Cổ học tinh hoa” của Nguyễn văn Ngọc và Trần lê Nhân có câu chuyện “ Can vua bỏ rượu “ như sau:

“ Vua Cảnh-công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói:

“ Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận.”

Ngay lúc ấy Án tử vào yết kiến vua. Vua bảo, “ Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận.

Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc.”

Án tử nói, “ May lắm! May Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa ! “

Cảnh công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu .

Án –Tử Xuân- Thu
( Sách “ Cổ học tinh hoa “ tập 1, trang 27)

Viên trung thần Huyền Chương đã nhìn thấy cái gương hai vua tàn bạo, độc ác Kiệt, Trụ vì say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước, nên quyết dùng mạng sống của mình để can vua Cảnh công, đúng là một bầy tôi trung, sẵn sàng can gián tính xấu say rượu của vua vì lợi ích xã tắc, sơn hà. Cũng nhờ có Án tử nói khéo vào, gợi cái lòng tự phụ , uyển chuyển lèo lái lối suy nghĩ cùng bụng dạ của vua, làm vua Cảnh công tỉnh ngộ mà bỏ tật xấu say sưa. Có cái can đảm của quan trung thần Huyền Chương kèm với lời nói phụ họa khéo léo của Án tử đã làm cho vua tỉnh ngộ mà bỏ được tính xấu uống rượu. Vua không còn say sưa thì sẽ cai trị quốc gia hữu hiệu hơn. Xem truyện mới thấy cái công can gián của Huyền Chương không phải là nhỏ. Huyền Chương đúng là một trung thần đúng nghĩa, không phải lúc nào cũng a dua về hành động sinh hoạt của vua,mà thẳng thắn lên tiếng phê phán và sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để mong vua từ bỏ thói hư tật xấu say sưa, hầu có thể an dân trị nước có kết quả hơn.

Chuyện thứ hai là chuyện “ Chết mà còn răn được vua “ của Gia Ngữ có nội dung như sau:

“ Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh-công nước Vệ không dùng. Di-tử Hà là người dở mà vua lại dùng.

Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có bệnh, sắp mất, dặn con rằng:

“ Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di tử Hà, thế là bầy tôi không khuyên răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta.”

Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên. Người còn đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng:

“ Ấy là cái tội của quả nhân ! “

Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.

Sau quả nhiên vua Linh công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di tử Hà

Đức Khổng Tử nghe truyện ấy, nói :

“ Đời cổ những gián quan đến lúc chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà còn dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là trung trực lắm ư ! “

Gia Ngữ
(Trích trong sách “ Cổ học tinh hoa “ tập 1 trang 31)

Nếu quan trung thần Huyền Chương can được vua bỏ rượu lúc Huyền Chương còn sống thì quan trung thần Sử Ngư còn ngoạn mục hơn, dù đã chết vẫn can được vua không dùng người dở Di tử Hà mà nên dùng người giỏi Cừ Bá Ngọc. Nhân chuyện Sử Ngư khuyên vua dùng người tài bỏ người dở,lại nhớ đến chuyện Quản Trọng khi gần mất đã khuyên vua Tề hoàn công nên dùng người tài và nên tránh xa kẻ xấu như Dịch Nha, Thụ Điêu. Vua Tề Hoàn Công vì tình tình yếu đuối bạc nhược không nghe lời can gián, khuyên nhủ của trung thần Quản Trọng nên rốt cuộc bị bọn gian thần phá nát cả vương triều. Phần Tề Hoàn Công khi biết ra thì đã muộn, khi chết xác không được chôn, bị giòi bọ đục khoét rất thê thảm. Dù là đời quân chủ chuyên chế, có những gián quan như Huyền Chương và Sử Ngư tìm cách hạn chế được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều hay. Họ cho rằng nếu can vua không được là coi như họ không làm hết trách nhiệm của người trung thần. Can vua lúc còn sống, lúc chết rồi vẫn không quên nhiệm vụ can gián. Thật là đáng khen cái tâm cái chí dũng liệt sâu sa bền chặt ấy. Đó là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho hậu thế soi gương.

Nhà hiền triết Mặc tử cũng có những nhận xét chí lý về nhiệm vụ của một trung thần. Ông khuyên bề tôi phải biết can gián vua ( Công Mạnh 1). Trung thần không phải là hạng bề tôi vua “ bảo cúi thì cúi, bảo ngửa thì ngửa, không khác gì cái bóng: không gọi thì im lặng, gọi thì thưa, không khác gì tiếng vang”, mà phải biết trình bày mưu hay với vua, sửa chỗ bậy của vua, dâng vua điều thiện ( Lỗ vấn 9) ( Trích từ sách “ Mặc học “ của Nguyễn hiến Lê trang 199).

Khi đã là trung thần thì không phải lúc nào cũng cúc cung tận tụy theo lệnh vua mà phải sáng suốt và can đảm chỉ ra những sai trái của vua để vua sữa chữa hầu làm cho việc quốc thái , dân an được thành tựu . Huyền Chương, Sử Ngư, Quản Trọng xứng đáng được coi là những trung thần sáng suốt đáng làm gương cho hậu thế soi chung.

Riêng ở nước Việt Nam cũng có một gương trung thần là ông Chu văn An. Dưới triều vua Trần dụ Tông, vua mang tật rượu chè, chơi bời, xây cung điện, đào hồ đắp núi, rồi lại cho gọi những người nhà giàu vào trong điện để đánh bạc. Chu văn An là một danh nho thời bấy giờ và đang làm quan tại triều, thấy chính trị bại hoại, ông làm sớ xin chém bảy người quyền thần. Vua không nghe, ông bỏ quan về ở núi Chí Linh. Nhà Trần ngày càng suy yếu để rồi sau đó mất ngôi vào tay Hồ quý Ly. Quan Trung thần Chu văn An đã không may gặp một ông vua hôn quân bạo chúa là Trần dụ Tông nên sự can gián không có kết quả. Nhưng tấm lòng trung trinh với quê hương đất nước của quan trung thần Chu van An vẫn là tấm gương sáng cho đời sau.

Sau này đất nước trải qua thời Cộng sản mà thực chất là một thứ triều đình phong kiến không hơn không kém. Ông tổ Cộng sản Việt Nam là Hồ chí Minh đã dạy dỗ đảng viên cán bộ “ Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.” Trung với vua thời phong kiến được Hồ chí Minh đổi lại thành “ trung với Đảng” . Đảng thực sự đã đóng vai trò của một ông vua, Đảng biến thành một triều đình phong kiến thời đại mà đảng viên có bổn phận phải phục tùng và trung thành một cách mù quáng không điều kiện.

Trong những năm gần đây, dư luận người Việt trong và ngoài nước hết sức phẫn uất trước sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam với những tên lãnh đạo tài hèn, trí đoản như Lê khả Phiêu, Lê đức Anh, Đỗ Mười, Trần đức Lương, Nông đức Mạnh đã cam tâm bán những thước đất đẫm bao xương máu của cha ông cho kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa. Đứng trước việc làm sai trái và ngu xuẩn của bọn bán nước lãnh đạo Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam, đã có những thứ “ trung thần “ như Trần bạch Đằng không lên tiếng nổi một lời can gián Đảng về chuyện bán nước, dâng biển, trái lại còn phụ họa vỗ tay cho chuyện làm bán nước khốn nạn tày trời này.

Trong bài viết “ Đối thoại với ông Trần bạch Đằng về ải Nam quan “ nhà nghiên cứu Hán Nôm Trần Khuê đã vạch ra cái một mặt hèn hạ, khốn nạn của cựu bí thư thành ủy Sài Gòn Trần bạch Đằng trong bài viết “ vuốt đuôi “ Đảng của ông ta về chuyện bán nước tồi bại khốn nạn của Đảng và nhà nước Cộng sản. Xin trích dẫn nhiều đoạn chính trong bài viết của Trần Khuê như sau:

“ Hóa ra là bài “ Ải Nam Quan và những kẻ “ đốt đền “ của Trần bạch Đằng đăng trên báo Công An, TPHCM ngày 7- 9 – 2002. Sở dĩ có người nhầm, phần vì chưa đọc hoặc đọc chưa kỹ bài tôi viết, phần vì lối chơi đòn phủ đầu “ lập lờ đánh lận con đen “ của một cây bút đầy mình kinh nghiệm ở đoạn mở bài :

“Lẽ ra, bạn đọc không cần bận tâm với những gì tôi sắp nói, song gần đây, các nhóm chống Việt Nam lưu vong ở ngoài nước hè nhau dùng đủ mọi phương tiện để loan truyền cái mà chúng gọi là “ chính quyền Cộng sản Việt Nam dâng đất cho Trung Cộng “, lấy cớ từ bài viết ngớ ngẩn của một Trần Khuê nào đó có nội dung liên quan đến hội đàm và thỏa thuận biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước.” (Trích bài của Trần bạch Đằng)

Trần Khuê nhận định về chuyện bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau :

“Lý do tồn tại của Đảng Cộng sản trên đất nước này là để lãnh đạo nhân dân đứng dậy giành độc lập và tự do. Nó không thể tồn tại để quan liêu, tham nhũng, ức hiếp quần chúng hoặc tùy tiện ký nhượng đất đai sông biển của Tổ Quốc. Việc Bộ Chính Trị Lê khả Phiêu ký hai hiệp ước biên giới bất bình đẳng đã làm thiệt hại quyền lợi chung của Dân tộc Việt Nam và làm hại uy tín thể diện của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ký hai hiệp ước bất bình đẳng này, vô tình hay hữu ý, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc đã đẩy người anh em đồng chí của mình ra trước vành móng ngựa của Tòa Án Nhân Dân và Tòa Án Lịch Sử. Một bên tự vạch áo cho thiên hạ thấy mình là kẻ theo chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, còn một bên trở thành kẻ tội đồ bán nước.” (Trích bài của Trần Khuê)

Rõ ràng, tôi nói sai lầm và trách nhiệm của hai Bộ Chính Trị ( BCT) chứ không nói về hai Đảng. BCT Lê khả Phiêu làm sai thì nên đứng ra nhận tội trước Đảng và Nhân Dân, không nên trút tội lỗi đó cho toàn Đảng hoặc cho Quốc hội. Tôi tin rằng nếu dám đưa ra trưng cầu ý kiến toàn Đảng thì tất cả những ai là đảng viên trung thực, liêm khiết và có bản lĩnh cũng sẽ không bỏ phiếu thuận cho hai Hiệp định phản bội dân tộc này. Tôi tin rằng nếu có đưa ra bàn công khai tại Quốc Hội thì các đại biểu cũng không ai dám giơ tay biểu quyết thông qua hai Hiệp định bán nước này.

Về kiến thức lịch sử – địa lý, ông Trần bạch Đằng chê ông TK-HN bảo Ải Nam Quan của Việt Nam tọa lạc trên lãnh thổ Việt Nam là sai. Ông lập luận rằng:

“Nếu Ải Nam Quan là của Việt Nam thì cửa ải phải mang tên là “Ải Bắc Quan“ (cửa ải Bắc) chứ sao cửa ải Việt Nam lại ngó về phía Nam.”

Ông còn đưa thêm một lý lẽ của một tác giả cũng đang sống ở hải ngoại ( Úc) để “ bảo lãnh “ cho lập luận của mình thêm vững chắc :

“Ông Hoàng nguyên Nhuận đã dí dỏm “chọc quê“ Trần Khuê : “Nếu Việt Nam quả có một cửa ải gọi là Nam Quan thì cửa ải đó phải được đặt ở rừng U Minh”

Ông cũng chê nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn nhầm lẫn :

“Từ trước tới nay chúng ta thường nói: Nước Việt Nam dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Câu này đương nhiên thiếu chính xác, nhưng nhân dân ta đã quen dùng, dẫn đến một đinh ninh rằng ải Nam Quan thuộc lãnh thổ Việt Nam” ( !?)

Thế là chỉ có ông Hoàng nguyên Nhuận, ông Trần bạch Đằng và những người ký Hiệp Định Biên Giới Việt Trung hiểu chính xác. Còn tất cả mọi người từ xưa đến nay đều hiểu sai tuốt tuột. Trong số hiểu sai này, có cả Ban soạn Hiến Pháp năm 1959, có nhà thơ Hoàng Cầm (Ông Trần bạch Đằng có trích dẫn thơ Hoàng Cầm ). Tất nhiên cả ông Tố Hữu cũng nhầm khi bài thơ “Ta đi” nổi tiếng của ông được đưa vào sách giáo khoa có câu:
“ Ta đi tới không thể gì chia cắt
Từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau “

Và cả Cụ Hồ nữa ? Chẳng lẽ khi cụ nói, “ Như việc xây dựng lại con đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan mà nhân dân Việt Nam gọi là “ Con đường hòa bình, hữu nghị “ chính là một thành tích rõ rệt nhất .” thì cụ cũng nhầm nốt chăng? Không tin mời ông cứ xem lại báo Nhân Dân số 482 ngày 28- 6- 1955, hoặc tiện nhất là tra cứu ngay trong Hồ chí Minh toàn tập , tập 8 , trang 8.

Tôi mạn phép hỏi hai ông Hoàng nguyên Nhuận và Trần bạch Đằng, và hỏi luôn cả Ban Đàm phán về Hiệp ước Biên giới Việt- Trung: Các ông hiểu Ải Nam Quan thuộc lãnh thổ Trung Quốc là từ hồi nào? Hồi các ông còn học bậc Tiểu học ? Hay sau khi Hiệp Định Biên giới Việt _ Trung được ký kết , các ông mới đạt được sự hiểu “ chính xác “ như thế ? Chính mình nhầm lại còn cứ cao giọng chê nhân dân “ thiếu chính xác”.

Theo tôi, việc hai ông chê ông TK-HN hiểu Nam quan nằm trên lãnh thổ Việt Nam là sai, thì hai ông có lý. Nhưng hai ông và cả cái Ban đàm phán về biên giới lại hiểu rằng ải Nam Quan ở trên lãnh thổ Trung Quốc thì rõ ràng cũng là hiểu sai, hoàn toàn sai.

Muốn biết chính xác ải Nam Quan tọa lạc ở đâu xin các ông vui lòng giở lại sử nước ta và cẩn thận hơn thì nên giở lại cả mấy trang sử Tàu có quan hệ đến sử Ta.

Nếu tôi không nhầm, đến thời Hồ, Nam Quan vẫn được gọi tên là ải Pha Lũy. Mãi đến khi giặc Minh lấy cớ phù Trần nhằm xâm lược nước ta ( thế kỷ 15), Minh Thành Tổ mới đặt tên cho ải Pha Lũy là Trấn Nam Quan để tỏ uy quyền và cả dã tâm của họ : cửa ải đè nén phương Nam.

Như thế tức là không thể đặt vấn đề “ Nam Quan “ hay “ Bắc Quan” vì tên này do Tàu đặt chứ không phải ta. Cái nhầm của hai ông có một phần lỗi của giới nho sĩ và những người làm sử nước ta. Các cụ đã bỏ tên Pha Lũy rồi nói theo, viết theo tàu nên Trấn Nam Quan thành tên thông dụng. Còn trên thực tế cửa ải này không nằm trên đất Ta và cũng không nằm trên đất Tàu.

Nam Quan nằm trên làn ranh phân chia địa giới giữa VN và TQ

Bao đời nay đã như thế và bây giờ lẽ ra vẫn phải như thế !

Lịch sử đã chứng minh rằng : Các đạo quân xâm lược của Trung Quốc đều đi qua cửa ải này khi thua trận, bị dân Nam ta đánh đuổi cũng rút chạy qua cửa ải này. Rồi thời nào yên bình giao hiếu thì cả đôi bên vẫn mặc nhiên thừa nhận ải Pha Lũy – trấn Nam Quan là cái mốc phân ranh giới giữa Bắc Quốc và Nam Bang.

Trấn Nam Vương Thoát Hoan thì phải chui vào ống đồng cho quân sĩ kéo xe chạy mới thoát qua ải Pha Lũy mà về nước.

Minh sử thì ghi việc rút quân của Tổng binh Vương Thông qua Trấn Nam Quan.

Thanh sử thì ghi Tổng đốc Tôn sĩ Nghị chạy từ Thăng Long mất 7 ngày 7 đêm mới tới Nam Quan và qua ải mới dám dừng lại nghỉ ngơi ăn uống..

...Đó là sự kiện năm 1955 Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Chủ tịch Hồ chí Minh sang thăm nước XHCN anh em Trung Quốc . Chủ tịch Mao trạch Đông đã thay mặt nhân dân Trung Quốc xin lỗi nhân dân Việt Nam vì trong lịch sử, bọn phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần sang xâm lược Việt Nam. Chủ tịch Mao cũng quyết định từ nay đổi tên Trấn Nam Quan ( cửa ải trấn áp phương Nam) thành Mục Nam Quan ( cửa ải sống hòa thuận với phương Nam ). Từ đó chủ tịch Hồ chí Minh cũng quyết định đổi tên cửa ải này thành Hữu Nghị Quan.

Như vậy tức là từ thời phong kiến cho đến thời XHCN thì Nam Quan vẫn được hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc công nhận là một cái mốc chính phân chia ranh giới Việt – Trung. Vừa qua, thứ trưởng ngoại giao Lê công Phụng lại giải thích trên truyền hình rằng vì cột mốc số 0 ở Mục Nam Quan bị di chuyển nên khi đàm phán thì hai bên lại nhất trí để Mục Nam Quan chạy tụt sang đất Trung Quốc 0.8 km.

Thế là ông Lê công Phụng không hiểu rằng trong cuộc xung đột ở biên giới Việt – Trung năm 1979, một số cột mốc biên giới có thể bị chuyển dịch về phía này hay phía kia, nhưng còn Nam Quan – cái mốc đặc biệt – thì chẳng bên nào có khả năng chuyển dịch.

Do đó hiện nay không bên nào có thể nói rằng cái cửa ải Nam Quan là nằm trên lãnh thổ của nước mình. Nếu lại có sự thỏa thuận rằng Nam Quan thuộc lãnh thổ Trung Quốc , thậm chí lại đẩy vạch biên giới lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở đoạn này tới 0.8 km thì hoàn toàn vô lý. Dù lập luận kiểu nào cũng là trái với thực tế lịch sử và hiện tại, những người có lương tri đều không thể chấp nhận.

Ông Hoàng nguyên Nhuận không hiểu điều này. Ông Lê công Phụng vô tình hay cố ý không hiểu điều này. Chẳng lẽ nhà nghiên cứu Trần bạch Đằng cũng lại không hiểu điều này.

... Nói là “ vừa ký “ nhưng thực tế cũng đã ký với nhau cách nay đã 3 năm rồi. Vâng, chắc ông Trần bạch Đằng cũng biết, riêng Hiệp ước Biên giới trên đất liền ký với nhau từ ngày 30- 12- 1999 thế mà giữ bí mật tới ngày 30- 8- 2002 mới đăng công khai trên nhật báo Nhân Dân. Và cũng chỉ đăng văn bản chứ không đăng bản đồ kèm theo. Còn Hiệp ước về biển thì đến này vẫn chưa công bố.

Thế nghĩa là thế nào, thưa nhà nghiên cứu Trần bạch Đằng?

Ông cho rằng, sở dĩ có, “ một số người, nếu không mang động cơ không hay mà bực dọc chuyện khác – thiếu gì chuyện bực dọc hàng ngày, đủ cấp số – hoặc nhẹ dạ, không nhiều lắm, lặp lại luận điệu của Trần Khuê, thậm chí viết thành kiến nghị gởi cho lãnh đạo nước ta, là do nguyên nhân:

Có lẽ cơ quan thông tin của ta sơ sót khi không trình bày rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng về toàn bộ sự thật chẳng phải bí mật quốc gia gì cả .”

Ô hay ! Một sự kiện quan trọng tày trời như sự kiện ký Hiệp Định Biên giới Việt – Trung mà các cơ quan thông tin của ta phải im như thóc mấy năm trời và cho đến hôm nay vẫn còn được lệnh không được đăng những bài bình luận xung quanh vấn đề này. Thế mà ông Trần bạch Đằng lại đổ lỗi cho “ cơ quan thông tin” và đài báo của ta thì thiệt tình ông đúng là “ người không thích đùa. “ Nếu hai Hiệp định Biên giới quả thật không có điều gì mờ ám, khuất tất, và theo ông Trần bạch Đằng cũng “ chẳng phải bí mật quốc gia gì cả “ thì tôi xin mạn phép hỏi: Vì sao có sự giấu kín, không công khai đưa tin ngay, thậm chí cũng không dám đưa ra Quốc hội để bàn bạc và biểu quyết ?

Về điểm này thì đúng là cả ông Trần bạch Đằng và BCT Lê khả Phiêu đều thuộc dạng “ những người thích đùa “. Vâng, sự thật chứng minh rằng các vị đang đùa cợt trên vận mệnh quốc gia.

Vừa đùa, vừa cao giọng “ chụp mũ “ kẻ này” động cơ không hay “, mỉa mai kẻ khác “ nhẹ dạ”

Vừa đùa lại vừa bạo tay,bạo gan bắt bớ quản chế người này, xử tù người khác.

Đúng là “ chuyện đùa “ có một không hai của thế kỷ, và độc nhất vô nhị trong lịch sử dân tộc.

Dư luận ngạc nhiên khi thấy vấn đề Hiệp ước Biên giới nghiêm trọng như thế mà mấy ông sử gia tầm cỡ như Trần quốc Vượng, Phan huy Lê, Đinh xuân Lâm, Hà văn Tấn, đều im lặng. Hăng hái như ông Dương trung Quốc cũng im lặng. Mà trách các ông làm gì thêm tội nghiệp. Ngay cả giáo sư anh hùng Trần văn Giàu còn ngoảnh mặt làm ngơ, nói gì đến lớp sử gia đệ tử gan nhỏ thiếu hẳn khí phách anh hùng. Nhà thơ sông Vị có tái sinh chắc cũng đành lắc đầu :
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Sử xanh phủ nhận sạch trơn rồi

Đúng là đạo lý ông bá, kỷ cương phép nước đến hồi lộn xộn, đảo điên. Lãnh thổ đất đai của tổ tiên từ ngàn xưa để lại, binh hỏa bao phen, một tấc không hề suy suyển. Thế mà giữa buổi yên bình lại để mất đi hàng ngàn cây số vuông đất, hàng chục ngàn cây số vuông biển. Thật là kỳ quái không tưởng tượng nổi ! ... Ông Trần bạch Đằng còn đưa ra lập luận “ chẳng ai cho không cái gì “. Chẳng lẽ

ông đã vội quên mấy trang sử triều Nguyễn. Vua Tự Đức nhà Nguyễn “ cho “ luôn thực dân xâm lược Pháp 6 tỉnh Nam Ký là đổi lại sự giữ yên ngai vàng của dòng họ Nguyễn. Vậy mong ông hỏi giúp xem BCT Lê khả Phiêu nhượng hẳn cho Trung Quốc hàng ngàn cây số vuông địa giới và hải giới thì họ được đổi lại những gì ?

Trong khi cả hai bên rêu rao 16 chữ, trong đó có 4 chữ “ láng giềng hữu nghị “ chưa ráo mực thì người anh em phương Bắc đã chơi trò bắn những loạt đạn thật ở Biển Đông. Ông bà xưa đã dạy “ bán anh em xa, mua láng giềng gần “ . Giờ đây, họ lại nỡ “bán “ cả láng giềng lẫn anh em, thử hỏi nhà nghiên cứu Trần bạch Đằng có đoán được thâm ý của họ không?

... Tôi tin chắc rằng tất cả đồng bào Việt Nam yêu nước dù đang sống trên quê hương hay hải ngoại đều không chấp nhận một hận Nam Quan mới. Và những ai đã liều lĩnh tạo ra cái hận mới này hẳn nhân dân sẽ dành cho họ một bản án lịch sử tương xứng với tội trạng .”

Đọc xong bài trả lời trung thần trung với Đảng Trần bạch Đằng của Trần Khuê, ta nhận thấy có mấy điểm như sau:

Dĩ nhiên là một cán bộ Cộng sản cao cấp, Trần bạch Đằng biết Trần Khuê là một người tranh đấu cho dân chủ đang sống ở Sài Gòn nhưng trong bài viết của Trần bạch Đằng, ông ta cứ vờ vịt nói đến một ông Trần Khuê ở hải ngoại. Có lẽ Trần bạch Đằng sợ đụng chạm và đối chất với một ông Trần Khuê ở quốc nội chăng? Chỉ một điều này thôi cũng nói lên được cái hèn, cái gian của Trần bạch Đằng.

Trần bạch Đằng giả vờ ngây thơ làm như ông ta không biết Ải Nam Quan ở đâu. Dĩ nhiên là ông muốn chạy tội bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam vì sau Hiệp định Biên Giới thì Ải Nam Quan bị mất vào tay Trung Cộng .. Câu nói trong những bài lịch sử địa lý dạy cho con em ngày xưa “ Nước Việt Nam hình cong như chữ S, chạy dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.” giờ đây Đảng Cộng sản cho sửa lại là nước Việt Nam kéo dài từ Đồng Đăng đến mũi Cà Mau cho đúng với hiện trạng bây giờ. Mấy năm trước đây tên tay sai Cộng sản Tú Gàn ở hải ngoại cũng bày đặt ra chuyện kinh tuyến vĩ tuyến để “ chứng minh” nước Việt Nam kéo dài từ Đồng Đăng chứ không phải từ Ải Nam quan để bào chữa tội ác bán Ải Nam Quan cho Tàu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đứng trước tội ác bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, thứ trung thần tay sai như Trần bạch Đằng không dám lên tiếng phản kháng tội ác tày trời của Đảng mà lại còn lươn lẹo bao che, thật là vô liêm sỉ và khốn nạn cùng cực. Đó là thứ trung thần “ trung với Đảng “ dù Đảng làm bậy cũng cứ trung thành một cách ngu xuẩn, mù quáng. Còn Hoàng nguyên Nhuận là một thứ tay sai Cộng sản hải ngoại thì chuyện ông ta bênh vực chuyện bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là chuyện dễ hiểu thôi. Đảng đánh rắm thì trung thần và tay sai của Đảng ở hải ngoại phải hít hà khen thơm rối rít ! Thật đáng kinh tởm cho bọn mặt người dạ thú này. Chúng không còn có lương tâm của một người Việt Nam yêu nước, chỉ biết đui mù ủng hộ Đảng dù Đảng cam tâm bán nước cho kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa.

Đối với Cộng sản Việt Nam, trung với Đảng có nghĩa là phải trung thành và theo Đảng trong bất kỳ mọi hành động của Đảng. Người Đảng viên không có được ý thức phân biệt chuyện làm của Đảng có lợi hay có hại đối với quê hương dân tộc. Đây là một loại trung thành mù quáng như con chó trung thành với chủ một cách vô điều kiện. Hễ có lời nói hay hành động di ngược lại chủ trương và dường lối của Đảng thì bị coi là phản động, phản quốc.

Ở trong nước Trần bạch Dằng chỉ còn biết trích dẫn lời lẽ bênh vực Đảng của thứ tay sai Cộng sản hải ngoại như Hoàng nguyên Nhuận chứ không còn biết trích dẫn tài liệu lịch sử nào khác để làm sáng tỏ thêm vấn đề Đảng bán nước cho Trung Cộng. Tần số vuốt ve nịnh bợ Đảng của thứ trung thần đui mù trong nước như Trần bạch Đằng và thứ tay sai Cộng sản hải ngoại Hoàng nguyên Nhuận đều giống nhau: bênh vực cho tội ác bán nước của Đảng bằng mọi giá, dù Đảng đang phạm tội ác tày trời với tổ quốc, nhân dân.

Trần Khuê trách móc những sử gia tên tuổi của chế độ như Trần văn Giàu, Trần quốc Vượng, Hà văn Tấn đã không dám lên tiếng phản đối chuyện bán nước của Đảng. Thật ra về vấn đề sử chuyên môn, họ hiểu rõ vấn đề nhưng không dám lên tiếng phản đối sợ bị trù dập. Ngay cả Trung tướng Trần Độ và Khai quốc công thần Đại tướng Võ nguyên Giáp cũng không dám lên tiếng phê phán chuyện bán nước tồi tệ của Đảng thì làm sao đám sử gia dám lên tiếng ! Tìm kiếm một người trung thần quân tử dám ăn thẳng nói thật quả thật là hiếm hoi như trăng sao đêm ba mươi tết !

Rồi còn mấy trăm đại biểu quốc hội vốn là những ông “ nghị gật “ cũng im thin thít không hé lộ nổi một lời trước tội ác bán nước của Đảng và nhà nước.. Thật ra mấy ông “nghị gật”này vào Quốc hội thông qua trò hề “ Đảng cử dân bầu” nên mấy ông chỉ có quyền vỗ tay nhất trí ủng hộ Đảng chứ không dám phản kháng. Đặt vấn đề với Đảng là bị coi là phản động và có nguy cơ bị trù dập bôi bẩn.. Đó là không khí sinh hoạt chính trị hiện nay ở Việt Nam,, Và hiện nay Quốc hội cũng đang chuẩn bị một mùa bầu cử mới để kiếm những ông “ nghị gật” mới làm tay sai cho Đảng.

Dĩ nhiên là một người nghiên cứu chính trị chuyên nghiệp, Trần bạch Đằng biết rõ tội ác bán nước của Đảng. Nhưng ông ta không lên tiếng phản đối vì sợ sẽ bị mất bổng lộc mà Đảng đang dành cho ông. Ông đã a dua đồng tình với chuyện bán nước bằng cách ngụy biện lịch sử để chạy tội cho Đảng. Đảng đã đào tạo ra thứ trung thần mê muội như Trần bạch Đằng, không có một trí tuệ sáng suốt để nhận định vấn đề biên giới cũng như không có một tấm lòng yêu mến đất nước quê hương, để từ đó dẫn đến chuyện Trần bạch Đằng viết bài chạy tội bán nước của Đảng là một tất yếu phải xảy ra.

Để trả lời cho chuyện Trần bạch Đằng hầu như không biết gì về Ải Nam Quan, xin trích dẫn bài thơ “ Trấn Nam Quan “ của Đại thi hào Nguyễn Du đã làm khi đại diện cho triều đình Gia Long đi sứ sang Trung Quốc. Trên đường đi sứ, cụ đã đi qua Ải Nam Quan nên làm bài thơ ghi lại tình cảm và hoàn cảnh lịch sử của ải này.
TRẤN NAM QUAN (1)
Lý Trần cựu sự yểu nam tầm
Tam bách niên lai trực đáo câm (kim) (2)
Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện
Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm
Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ
Thiên cận tài tri giáng trạch thâm (3)
Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu (4)
Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm (5)
NGUYỄN DU


Trấn Nam Quan
Việc cũ thời Lý Trần mờ mịt khó tin
Cửa ải này cho đến nay đã trải ba trăm năm
Hai nước phân chia bằng mặt lũy lẻ loi này
Một cửa ải hùng vĩ trấn giữa lòng muôn vạn núi
Nơi hẻo lánh thường nghe lời đồn sai
Ở gần trời mới biết ơn mưa móc thấm sâu trên ban xuống
Quay đầu nhìn về cửa khuyết ở ngoài mây biếc
Bên tai còn nghe văng vẳng tiếng nhạc quân thiều.
(Băng Đình dịch nghĩa )

Trấn Nam Quan
Lý Trần khó kiếm tích xưa
Ải quan sừng sững tuổi vừa ba trăm
Giới ranh phân cách Bắc Nam
Một tòa hùng vĩ giữa ngàn núi mây
Lời đồn thường vẫn đơn sai
Gần trời mới hiểu mưa này thấm sâu
Biếc mây cửa khuyết quay đầu
Quân thiều còn vẳng nhạc chầu quốc vương
(Băng Đình dịch thơ )

Qua bài thơ trên cụ Nguyễn Du đã nhắc nhở cho thấy Ải Nam Quan (Trấn Nam Quan) đã có 300 tuổi. Chỉ có thứ trung thần ngu dốt của Đảng như Trần bạch Đằng, Lê công Phụng, thứ việt kiều tay sai như Hoàng nguyên Nhuận, Tú Gàn mới không biết đến di tích lịch sử biên giới này. Đối với những tên việt gian vô liêm sỉ khốn nạn này, chúng sẵn sàng xuyên tạc lịch sử để bênh vực cho tội ác bán nước bỉ ổi của Đảng. Chúng không có cái trí tuệ của một người thức giả cũng như lương tâm của một con người yêu nước. Hành động dối trá của chúng đáng bị phỉ nhổ và lên án thẳng tay. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào là một Đảng chống ngoại xâm. Mỉa mai thay, đến bây giờ mới thấy chúng là kẻ bán nước nhục nhã và thô bỉ nhất. Đáng buồn là giờ này còn có những trung thần đui mù như Trần bạch Đằng và Lê công Phụng tìm cách bào chữa tội ác bán nước nhục nhã của Đảng một cách hèn hạ bằng cách nói dối trá và vô lương tâm.

Một trung thần thứ hai cũng hăng hái bênh vực Đảng là cựu Đại sứ Nguyễn Trung. Trong những năm gần đây những nhà tranh đấu yêu nước đều phấn đấu yêu cầu Đảng phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp, nghĩa là hủy bỏ độc quyền cai trị để thành lập một chế độ đa đảng có sự tham dự của nhiều đảng phái trong chuyện điều hành quốc gia đất nước. Là một đại sứ sống nhiều năm ở nước ngoài, Nguyễn Trung đã có cơ hội nhìn thấy những thể chế chính trị dân chủ lành mạnh trong đó bộ máy nhà nước bao gồm nhiều đảng phái khác nhau. Thế nhưng Nguyễn Trung vẫn cổ súy cho chế độ độc đảng để “ vuốt đuôi” luận điệu chuyên chính vô sản của Đảng.

Trong bài viết “ Làm gì để nâng năng lực lãnh đạo của Đảng “ , Nguyễn Trung viết :

“Tôi đã nói và xin nhắc lại rõ ràng : đa nguyên đa đảng để dẫn tới “ da cam da quýt “ với bao nhiêu hỗn loạn, làm đổ vỡ nền kinh tế, đẩy đất nước vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước, thì công dân đảng viên Nguyễn Trung dứt khoát chống lại “

Thưa ông Nguyễn Trung, xin ông nêu cụ thể nước nào có đa nguyên đa đảng đưa đến sự hỗn loạn, làm đổ vỡ nền kinh tế hay ông chỉ “ nói lấy được “ để bênh vực một cách vô duyên cho Đảng Cộng sản của ông. Hãy nhìn những nước Cộng sản còn lại trên thế giới như Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba và Việt Nam vì đi theo chế độ độc đảng nên kinh tế khó khăn triền miên, đời sống tinh thần tín ngưỡng của dân chúng bị kiểm soát khắt khe tàn bạo. Tới giờ phút này mà trung thần Nguyễn Trung còn cổ súy cho chuyện độc đảng thì rõ ràng ông Trung là một con người không có trí mà cũng chẳng có tâm, chỉ biết đui mù tung hê Đảng một cách lố bịch và ngu xuẩn.

Nguyễn Trung phải biết rằng từ độc đảng sẽ sinh ra độc quyền, độc tài, độc ác và tình cảnh kinh tế trì trệ, giáo dục, đạo đức trên đà phá sản là do tệ nạn độc đảng độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra. Hô hào chủ trương độc đảng, Nguyễn Trung đã chứng tỏ là một trung thần tận tụy với Đảng, nhưng hành động ngu xuẩn, trí tuệ trì trệ của Nguyễn Trung đã cản trở cho bước tiến đi lên của đất nước và đây là một tội lỗi của Nguyễn Trung đối với dân tộc. Nguyễn Trung trung với Đảng để được Đảng ban ơn mưa móc, bổng lộc nhưng Nguyễn Trung đã thực sự hại nước vì tiếp tục ủng hộ Đảng cai trị độc tài đã trở thành một hòn đá tảng đè nặng trên con đường phát triển đất nước.

Nói chung hai trung thần Trần bạch Đằng và Nguyễn Trung giờ này còn tiếp tục bênh vực Đảng dù Đảng bán nước và duy trì sự độc quyền cai trị tệ hại. Hai ông làm như thế để “ vuốt đuôi” Đảng nhằm bảo đảm quyền lợi bổng lộc của Đảng dành cho hai ông, nhưng luận điệu bênh vực trái với lẽ phải và quy luật phát triển của thời đại đã biến hai ông thành một thứ ngu trung đáng khinh bỉ và nguyền rủa. Cho dù Đảng có nhiều thứ ngu trung như hai ông hò hét bênh vực sự sai trái của Đảng thì Đảng cũng không thể sống còn vì vận mệnh Đảng cũng phải đi theo quy luật của thời đại. Mọi cố gắng bám víu quyền lực của Đảng rồi cũng bị lịch sử đào thải vì những sai lầm về kinh tế và chính trị không thể cứu vãn nổi.

Đối với thứ trung thần trung với Đảng như Trần bạch Đằng và Nguyễn Trung thì chúng nó chỉ biết trung thành tuyệt đối với mọi chủ trương đường lối của Đảng, dù chủ trương bán nước . Sự ủng hộ mù quáng của chúng dành cho Đảng sẽ không làm cho Đảng mạnh thêm mà làm cho Đảng suy yếu vì làm những chuyện phản quốc hại dân đáng nguyền rủa. Đáng lý ra chúng phải phê phán những sai lầm của Đảng đối với dân tộc để Đảng sửa sai hầu tránh phạm những lỗi lầm nghiêm trọng đối với đất nước.Tiếc thay chúng chỉ có lòng trung thành đui mù ngu xuẩn, không có sự tỉnh thức và không đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết.

Xem ra những trung thần thời phong kiến như Huyền Chương, Sử Ngư, Chu văn An còn sáng suốt gấp trăm ngàn lần so với những trung thần tệ hại thời Cộng sản như Trần bạch Đằng và Nguyễn Trung.

Phải luôn nhớ rằng trung là trung với quê hương đất nước chứ không phải trung với một tập đoạn thống trị thối nát đang ngày đêm tàn phá và hủy hoại quốc gia. Những trung thần phong kiến ngày xưa cũng đã sáng suốt thấy rõ điều đó nên đã can gián vua khi vua làm điều sai trái, lầm lỗi. Đáng buồn khi thấy những trung thần thời Cộng sản vẫn tìm cách bênh vực cho Đảng cầm quyền thi hành những chính sách bán nước, hại dân mà không biết can đảm lên tiếng phê phán Đảng. T

rung thần thời Cộng sản quả xấu xa, tồi tệ, ngu dốt, đần độn, lưu manh rất nhiều so với trung thần thời phong kiến.

Los Angeles, Một ngày tạnh ráo êm đềm cuối đông giữa tháng 3 năm 2007
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Email : dalatogo@yahoo.com
(Muốn đọc tất cả những bài viết của Trần viết Đại Hưng, xinvào www.nsvietnam.com rồi bấm vào tên Trần viết Đại Hưng nằm bên trái)

Chú thích :

(1) Trấn Nam Quan: Tên một cửa ải ở biên giới Việt-Trung từ tỉnh Lạng Sơn sang tỉnh Quảng tây. Trấn Nam Quan có nghĩa là cửa ải trấn giữ phía Nam. Hiện nay là Hữu Nghị Quan. Nguyễn Du đi qua của Nam Quan ngày 6 tháng 2 năm Quý Dậu ( 1813)

(2) Kể từ đầu Lê đến bây giờ, tức là từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, khoảng 300 năm

(3) Thiên cận : Gần trời. Ý nói đến cửa Nam Quan là gần với Trung Quốc. Trời đây là chỉ Hoàng Đế Trung Quốc.

(4) Đế khuyết: Cửa nhà vua. Đây nói về cung vua triều Nguyễn của nước ta ở Phú Xuân

(5) Quân thiều: Khúc nhạc của nhà vua. (Chú thích của Băng Đình)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn