BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72812)
(Xem: 62102)
(Xem: 39201)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư chất vấn

15 Tháng Mười Một 200012:00 SA(Xem: 1257)
Thư chất vấn
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2000


THƯ CHẤT VẤN


Kính gửi: - Kỳ họp thứ 8, Quốc Hội Khóa 10
- Chủ Tịch Quốc Hội: Nông Đức Mạnh
- Thủ Tướng Chính Phủ: Phan Văn Khải
- Bộ Trưởng Bộ; Quốc Phòng: Phạm Văn Trà

Đồng kính gửi: - Đài Truyền Hình Trung Ương
- Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam

Tôi với tư cách một đại biểu Quốc hội hai khoá 7 và 8, một Trung tướng, Chính uỷ trong Quân đội trọn 30 năm, nay đã nghỉ việc và có bệnh. Nhân kỳ họp này của Quốc hội, xin gửi đến các vị một lời chất vấn quan trọng như sau . Nó quan trọng vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh bộ máy Nhà nước của tạ

1.- Mãy chục năm ở Quân đội, trong chiến tranh, từ Chính uỷ Trung đoàn rồi Sư đoàn, Quân khu và Phó Chính uỷ toàn Miền Nam, tôi biết rất rõ rằng trong Quân đội có những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Quân đội, và cơ quan tìm hiểu tình hình địch; từ quân số, vũ khí, chiến lược, chiến thuật đến kế hoạch tác chiến. Đó là CỤC BẢO VỆ thuộc TỔNG CỤC CHíNH TRỊ, chăm lo việc bảo mật phòng gian của Quân đội, và CỤC QUÂN BÁO (số hiệu là CỤC 2) của BỘ TỔNG THAM MƯU làm việc nắm tình hình địch để phục vụ sự chỉ huy tác chiến của quân ta . Đó là thường lệ của Quân đội các nước XHCN, của các nước khác. Những cơ quan này đã làm tốt nhiệm vụ trong chiến tranh.

2.- Thế nhưng hiện nay, TẠI SAO các cơ quan trên lại được nâng cao vai trò và chức năng như sau:

- CỤC 2 trở thành TỔNG CỤC 2, có CÁC CỤC và lại có CỤC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ NỘI BỘ. CỤC BẢO VỆ trở thành CỤC BẢO VỆ AN NINH, thêm nhiệm vụ an ninh và trở thành một cơ quan pháp luật có cả nhiệm vụ điều tra, thẩm vấn như một cơ quan an ninh. TỔNG CỤC 2 lại có quyền phái người đi theo dõi, dọa dẫm và truy hỏi bất cứ ai và nói là để bảo vệ nội bộ! AI QUYẾT ĐỊNH tổ chức Tổng cục và trao cho Tổng cục 2 nhiệm vụ bảo vệ nội bộ và quyền bảo vệ nội bộ?

- Như vậy là trong bộ máy Nhà nước (cả Đảng, Quốc hội, Chính phủ) có quá nhiều cơ quan bảo vệ nội bộ. Sơ lược ra thì : 1/ có Bộ Công an (có Cục an ninh), 2/ có Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng mà quyền hành không kém, 3/ có Cục Bảo vệ an ninh của Tổng cục Chính trị thêm vào là 4/ có cơ quan Bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương Đảng cũng làm việc theo dõi điều tra v.v...

3.- Tình hình đó nói lên cái gì? CÓ PHẢI tình hình nội bộ của ta (nội bộ Đảng và Chính phủ) phức tạp, rối loạn đến mức phải nhiều cơ quan, nhiều lực lượng để bảo vệ đến thế không?

- Những cơ quan này đều có quyền lực lớn, đều là nỗi khiếp sợ của nhân dân và đều có hiện tượng lộng quyền. - Nếu không phải thế, nghĩa là nội bộ ta vẫn trong sạch tốt đẹp, thì những cơ quan bảo vệ như vậy ai chủ trương lập ra và ai sử dụng, có phải là có sự chia rẽ bè phái, các bè phái tranh nhau lập những cơ quan hợp pháp để mưu cầu lực lượng cho mình hay không?

- Tôi muốn hỏi: TẠI SAO lại có những việc không bình thường như thế???

- Tôi có được biết tin rằng (Xin đừng hỏi tôi là tại sao và từ đâu tôi có những tin đó).

A .Sau khi cụ Lê Giản 88 tuổi có 5 bức thư góp ý về đường lối với Đại hội 9 thì có 1 thiếu tướng Công an (đã về hưu) đến nhà truy hỏi cụ Lê Giản ai viết cho cụ những bức thư đó? (một sự xúc phạm không thể tưởng tượng được): ''Công an về hưu cũng có quyền truy hỏi người về hưu khác!?''. Trong cuộc gặp, anh tướng Công an còn vồ lấy một bức thư của người ta gửi cụ Lê Giản, cụ Lê Giản phải giằng lại và mắng cho viên tướng kia, và doạ sẽ khởi tố tội xâm phạm bí mật thư tín.

B.Trong một cuộc phổ biến công tác tư tưởng cho báo cáo viên, người phổ biến (là Phó ban tư tưởng văn hóa, một kẻ hậu sinh tên là Đào Quy Quát) dám nói là:

''Có một số cán bộ lão thành xấu lợi dụng việc Bộ Chính trị trưng cầu ý kiến đóng góp ... đã có những hoạt động tấn công vào đường lối ... ''

Thế rồi sau đó, người nói đều sách mé gọi các cán bộ lão thành là: ''Bọn chúng... bọn chúng... v.v... ''. Ai làm cho đất nước này mất hết đạo lý. Thông thường những người có công và có đức mới được gọi là ''lão thành''. Các bậc lão thành có thể sai lầm, lầm lẫn. Nhưng sai lầm thì không thể là xấu . Đó là lẽ phải thông thường; các cơ quan Nhà nước có chịu tuân theo lẽ phải thông thường đó không, hay là cứ tuỳ tiện một cách quá đáng? Tôi xin hỏỉ Cuối cùng anh Phó ban này lại tuyên bố: ''Vì khó đấu tranh công khai, dân chủ, để thảo luận những vấn đề này, cho nên cơ quan lãnh đạo đã chỉ thị cho các cơ quan đàn áp TÌM CỚ để BẮT GIỮ và xét xử những phần tử cấp tiến''. Cơ quan lãnh đạo ở đây là aỉ Đảng hay Chính phủ?

Nếu những tin này là có thực thì như vậy là những ai làm theo lời kêu gọi của Đảng đều mắc tội: Tội lợi dụng, ''lợi dụng góp ý... '', ''lợi dụng di chúc Hồ Chí Minh''...

Như vậy là cơ quan lãnh đạo đều sợ công khai, sợ dân chủ và sợ mọi người hưởng ứng Đảng và Bác Hồ. TẠI SAO? - Và muốn bắt giữ ai thì cứ TÌM CỚ mà BẮT GIỮ và XÉT XỬ, không cần luật pháp.

- Ai là NGƯỜI CẤP TIẾN đều đáng bắt giữ. Thì ra cơ quan lãnh đạo và Nhà nước này đều đối lập và sợ người cấp tiến, tiến bộ và đều là thoái hoá, lạc hậu . TẠI SAO lại có một cán bộ Nhà nước, cán bộ cơ quan Đảng lại nhục mạ Đảng và Nhà nước như vậỵ Tôi yêu cầu Viện Kiểm Sát Tối cao làm việc.

Tôi xin hỏi:

TẠI SAO có các tình hình như vậy, tình hình như vậy nói lên ý nghĩa như thế nàỏ Các cơ quan lãnh đạo và quản lý đất nước có còn là cơ quan vì dân không? hay với việc làm và lời nói của 2 cơ quan chuyên chính (tư tưởng và công an) đã có ý chứng tỏ rằng chính quyền này chỉ để đàn áp dân chủ và xóa bỏ mọi thứ công khai và chỉ còn âm mưu bí mật và đàn áp.

Xin Quốc hội cho công bố lời chất vấn của tôi và các cơ quan có trách nhiệm trả lời trước vô tuyến truyền hình cho cả nước cùng nghe .

Chào kính trọng
Trần Độ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn