BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73354)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nhà văn và chính sách tự do sáng tác

21 Tháng Ba 200012:00 SA(Xem: 1087)
Nhà văn và chính sách tự do sáng tác
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
l. Chính sách tự do sáng tác là chính sách do Đảng cộng sản Việt Nam đề xuất, tuyên bố. Chủ trương chính sách đó rất đúng vì nó đáp ứng chính xác đặc trưng chức năng của văn học - nghệ thuật nói chung và của văn chương nói riêng. Hội nhà văn có nhiệm vụ phải góp phần thực hiện tốt chính sách này.



2. Trước hết, văn chương phải được thoát ra ngoài sự chi phối, sự khống chế, sự kiểm soát và cái sự gọi là chỉ đạo của các cơ quan quyền lực về tư tưởng (Hệ các Ban tư tưởng văn hóa) và nhất là của ngành Công an. Phải triệt bỏ sự "kiểm duyệt" và ' 'thông qua" của các ngành này.

Cần xác định tội của văn chương. Nếu văn chương khi mắc tội thì chỉ có một tội cần cấm đoán là tội "tuyên truyền phản quốc, tuyên truyền lật đổ". Phải triệt bỏ các thứ quy tội mơ hồ như ''nói xấu chế độ" - ''hại đến uy tín của Đảng", ''hại đến uy tín các đồng chí lãnh đạo" v.v... Vì như vậy văn chương phê phán nạn tham nhũng, nạn thiếu dân chủ, vạch mặt bọn ăn cắp, ức hiếp... cũng dễ bị quy chụp là ''hại cho chế độ".

Hãy bắt chước như Luật doanh nghiệp nói rằng : ''ngoài các nghề bị cấm, mọi người đều được quyền kinh doanh mà không phải xin phép". Chính phủ đang xem lại các thứ giấy phép, đã tuyên bố hủy bỏ 84 giấy phép trong đó 35 giấy phép của ngành văn hóa thông tin. Chính phủ còn đang yêu cầu xem xét lại hàng mấy trăm giấy phép khác.

Trang cuối cùng của các sách xuất bản có ghi "ngày nộp lưu chiểu", nhưng còn đều có ghi ''giấy phép xuất bản số... " của Cục xuất bản (CXB) , lại còn có ghi thêm ''giấy chấp nhận đề tài" hoặc "giấy đăng ký kế hoạch tài" hoặc ''giấy chấp nhận kế hoạch đề tài" hoặc ''giấy trích ngang kế hoạch". Một cuốn sách ra đời sao phải qua nhiều cửa thế??

Nhiều người nói Bộ Công an (A25 ) có ảnh hưởng rất lớn đến việc được hoặc không được phép của một tác phẩm. Công an lập ra để làm việc với tội phạm. Văn hóa văn nghệ không phải là tội phạm. Vậy làm sao lại có thứ công an văn hóa?

Cần phải có luật "ngoài tội đã bị cấm, thì tất cả ai đều có thể viết và xuất bản tác phẩm của mình" và công an không có quyền trong việc kiểm duyệt hoặc thông qua.

3. Cần gạt bỏ "chủ nghĩa đề tàí': mọi sự viết lách cứ phải theo đề tài được chỉ đạo hay chỉ định. Hội nhà văn nên có những cuộc "thi văn chương'' không cần theo đề tài nào, không ưu tiên đề tài nào, cứ tác phẩm nào mà văn chương hay là được giảị Phải có một Ban giám khảo giỏi (độc lập) có thể đánh giá được giá trị văn chương.

Văn chương không cần buộc phải, hoặc chỉ có việc ''tuyên truyền đường lối, chính sách và Nghị quyết''. Văn chương phải là tiếng nói của nhà văn, tiếng nói của nhân dân, tiếng nói của sự thật. Chính văn kiện của Đảng (Khóa VI) đã nói như vậỵ

4. Hội cần khuyến khích cho các nhà văn tự do kết bạn với nhaụ Đó là những người gần nhau, gặp nhau thuận lợi, lại có nhiều ý tưởng , nhiều sở thích, nhiều nguyện vọng, nhiều xu hướng giống nhau "chơi" với nhau thành từng nhóm hoặc Câu lạc bộ , nên bắt chước kinh nghiệm của nhóm

''Tự lực văn đoàn" và ngày nay đất nước đã phát triển, có thể và nên có nhiều ''Văn đoàn". Các văn đoàn tự do thảo luận, tự do hội họp và tự Do sáng tác. Mỗi văn đoàn có quyền sáng tác và xuất bản của mình. Trên báo Văn nghệ, nhà thơ Lê Chí đã nêu một yêu cầu bức xúc là cần có một cơ quan ngôn luận (Tạp chí văn học) của đồng bằng sông Cửu Long. Nhà thơ Lê Chí còn băn khoăn không biết lấy tổ chức nào làm cơ quan chủ quản?? Như vậy rõ ràng lại phải sửa Luật báo chí và Luật xuất bản: Không phải chỉ có ''tổ chức" mới chủ quản được báo chí và nhà xuất bản, mà bất cứ cá nhân nào cũng được quyền ra báo và xuất bản. Ai giỏi thì đứng vững và phát triển, ai kém bị thua thì phải chịu. Riêng đồng bằng sông Cửu Long cũng nên có, cần có một "văn đoàn" thậm chí nhiều "văn đoàn". Như thế không sợ tan Hội nhà văn, mà chỉ làm cho Hội có hoạt động sôi nổi và hiệu quả hơn, và lúc nào mọi người đều thấy không cần đến Hội nữa, thì Hội cũng chả cần còn làm gì?

5. Mỗi một nhà văn (dù là hội viên hay không hội viên) đều phải từ mình thực hiện quyền tự do sáng tác của mình. Như thế, không nên sợ hãi bất cứ quyền lực nào, không cần phải ngó ngang, ngó dọc bất cứ ai, bất cứ ông nào. Không nên phải ngày đêm lo lắng mà tự kiểm duyệt một cách khắt khe (tự kiểm duyệt là chữ của nhà văn Nguyễn Tuân). Phải thực hiện quyền tự do, và thực hiện được chính sách tự do sáng tác là các nhà văn đã làm vẻ vang cho chính sách của Đảng vậy!

Phải thực hiện quyền tự do, từ tự do chọn lựa đề tài, tự do tưởng tượng, tự do ý tưởng, tự do hình tượng , tự do tìm ngôn ngữ, tìm phương pháp, tự do nhóm thành các văn đoàn, tự do viết và tự do in. Các văn đoàn giúp nhau, các mạnh thường quân giúp nhau.

Không loại trừ có những người viết thuê (theo đề tài) và có thể viết thuê cũng hay. Nhưng xem xét giá trị thì phải xem xét có hay hay không ! Chứ không phải là đề tài có cao quý hay không ! Thế mới là văn chương.

Các nhà văn thực hiện quyền tự do của mình, tự giải phóng mình thì văn chương được giải phóng và các thứ quyền lực vừa ngang ngược lại vừa nhiều khi dốt nát sẽ trở nên vô nghĩa.

Vừa qua có một số cuốn sách hơi là lạ một tý. Điều đó tỏ ra các tác giả đều không muốn theo lối mòn như cũ, đều không muốn lắp lại ngườI khác và lặp lại mình. Những cuốn sách như vậy đều có được sự bàn tán vui vui, có lời khen lời chê xôn xao. Như thế là haỵ Nhưng lại có hiện tượng chỗ này cấm đọc, chỗ kia cấm bán. Như vậy là vi phạm chính sách tự do sáng tác. Điều đó không chấp nhận được, sự tìm tòi chưa có thành công. Nhưng rõ ràng là tiềm năng sáng tạo rất là to lớn. Cần khêụ gợi lên và khuyến khích tìm tòị Hội nhà văn phải tổ chức sự phê bình cho lành mạnh và văn minh mà triệt bỏ sự cấm đoán, mọi sự quy chụp.

Chính sách nào của Nhà nước thì cũng quan trọng. Nhưng đối với nhà văn thì chính sách tự do sáng tác là quan trọng, là máu thịt nhất. Chính sách đó đã ghi ở các văn kiện của Đảng và nhất là ghi rõ ràng ở Hiến pháp không thể để ai coi thường. Hội nhà văn cần làm hết nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Tháng 3.2000

Trần Độ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn