BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73314)
(Xem: 62231)
(Xem: 39418)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

III- Những cái chết khác nhau

18 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 1089)
III- Những cái chết khác nhau
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Với các Cty chứng khoán cũng như với các NH TM, tìm kiếm nguồn nhân lực cũng là chuyện đau đầu. Xứ Thiên đường, sinh viên tốt nghiệp ra trường nhiều như quân nguyên, dưng không thạo việc. Để vận hành một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, cần có đội ngũ am hiểu thực tiễn, thành thạo chuyên môn. Chưa nói chuyện bộ khung quản lý, cán bộ chủ chốt.



Khi số lượng các NH TM đột ngột tăng cao, những thằng làm được việc tự dưng đắt hàng. Các NHTM vẫn áp dụng chiêu cũ: Lôi kéo cán bộ của nhau với những lời hứa về chức sắc, thu nhập, tiền thưởng, điều kiện làm việc và lớn hơn là cổ phiếu. Trong số đó, các NHTM Nhà nước được coi là những cái kho về nhân sự.

Bạn Chủ tịch, đang giữ ghế trưởng ban ở Agribank, nhiều năm liền liên nâng cao năng lực uống nước chè, ca thán chế độ đãi ngộ bỗng dưng được mời gọi về làm phó tổng một bank cổ phần, tha hồ phét lác.

Rồi nữa, bài toán mở rộng mạng lưới, chi nhánh. Muốn giữ khách, muốn hút tiền nhàn rỗi của dân, không cách nào khác phải gần dân. Các chi nhánh cứ thế tăng liên tục như tàu con thoi. Những khu dân cư đông đúc, những khu đô thị mới, ai có nhà mặt tiền hoặc tầng một đều có cơ hội hốt bạc.

Đoạn đường Kim Liên - Ô chợ Dừa mới mở dài chưa đầy cây, chỉ trong có vài tháng đã có 8 chi nhánh và phòng giao dịch NH. Tầng một của hai toà nhà 18 T1 và 18 T2 sát nhau tại khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính có mặt tới 4 NH.

Không chỉ là chi phí, mà các ngân hàng còn phải “tranh giành” chỗ địa điểm với nhau. Có NH vừa thoả thuận với chủ nhà xong, chưa kịp nhận tiền đặt cọc thì đã có NH khác đến thuê với giá cao hơn. Thậm chí đã nhận tiền đặt cọc rồi còn bị chủ nhà trả lại tiền, chịu phạt để chấp nhận trường hợp khác thuê cao hơn. Ngoài ra là hàng loạt thách thức khác, như: công nghệ, quản trị điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro, đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, chất lượng và uy tín của dịch vụ, thu hút khách hàng… Chỉ riêng việc xây dựng hệ thống core-banking (NH lõi) cho một NH thương mại đã tốn khoảng 4 triệu đô Mỹ.

Chuyện giành dật về nhân sự, cạnh tranh về phát triển mạng lưới, thuê địa điểm đẹp, tưởng đã là những rào cản khó vượt qua. Chưa hết, tháng 10 năm 2 lẻ 8, NH Nhà nước chắp bút cho Chính phủ ra quyết định mới về điều kiện thành lập NH TM.

Theo đó, vốn điều lệ của một ngân hàng TM cổ phần mới sẽ không dưới 3 ngàn tỷ đồng, cao gấp 3 lần quy định cũ. Ngoài ra, mỗi NH phải có ít nhất 100 cổ đông, trong đó mỗi DN là cổ đông sáng lập phải có ít nhất 500 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và phải đảm bảo làm ăn có lãi trong 3 năm liên tiếp trước khi xin thành lập NH.

Trước rào cản lớn như vậy, hầu hết các Ban chuẩn bị thành lập NH đều bỏ cuộc. Tính đến tháng 8/2008, Ngân hàng NN đã nhận được tổng cộng 37 bộ hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng TM. Trong số các hồ sơ trên, chỉ có Liên Việt và Tiên Phong được chấp nhận thành lập và đã đi vào hoạt động.

Ít lâu sau, Bảo Việt Bank cũng được Thủ tướng chấp thuận. Số còn lại đang nằm ở NH Nhà nước chờ cấp phép bỗng dưng trở thành mớ giấy lộn. Không ít người dở khóc dở cười chỉ vì đã trót bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho công tác chuẩn bị.

Đây được coi là cách chết thứ nhất.

Trở lại chuyện các công ty CK như đã nói ở trên, khác với phong trào chạy đua xin giấy phép, hơn năm qua, các công ty chứng khoán chật vật để tồn tại. Năm 2010 có 20 công ty CK công bố lỗ. Thậm chí có công ty thâm thủng nặng, có nguy cơ phá sản.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh 2010 trình ĐH cổ đông vào ngày 19/3, HĐQT Công ty CK Kim Long khẳng định trong khi phí giao dịch có xu hướng ngày càng giảm thì chi phí hoạt động của công ty CK có xu hướng tăng do phải tăng chi phí về mặt bằng, mở rộng mạng lưới, nghiên cứu và phát triển dịch vụ, đầu tư, vận hành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nhân lực...

Trong đó, chi phí cho hoạt động môi giới chiếm tỷ trọng lớn cho công ty thua lỗ trong năm 2010.

Điều này cũng được chứng minh qua báo cáo tài chính năm 2010 của các công ty CK, trong khi lợi nhuận từ môi giới của đa phần các Cty đều giảm mạnh so với 2 lẻ 9 thì chi phí phục vụ cho các hoạt động lại tăng mạnh. Thêm vào đó, thị trường không mấy sáng sủa khiến cho lợi nhuận thu được từ tự doanh là không đáng kể. Chính những nguyên nhân trên khiến cho nhiều Cty CK khép lại năm cũ với lợi nhuận âm.

Sang năm 2011, với một số phiên tăng điểm đầu năm, chứng khoán những tưởng đã vượt qua thử thách, nhưng những thông tin vĩ mô đã khiến cho sự lạc quan của nhà đầu tư về thị trường bị dập tắt. Tỷ giá, lạm phát, lãi suất, giá điện, xăng tăng, thông tin siết tín dụng vào chứng khoán đã đẩy chỉ số chứng khoán về sát mốc 450 điểm, mốc thấp nhất kể từ ngày 1/12/2010. Đồng thời giá trị giao dịch trên sàn TP.HCM có lúc chỉ còn khoảng 5 trăm tỉ đồng, bằng một nửa so với các phiên bình thường trong năm 2010.

Sáng sớm, lướt qua một vòng các sàn giao dịch ở Hà Nội, thấy vắng như chùa Bà Đanh. Dẫu nhiều Cty CK đã đóng cửa bớt phòng giao dịch, thậm chí cả chi nhánh ở các tỉnh lẻ. Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của các Cty Ck thi nhau chào bán qua sàn OTC. Giá rớt thê thảm. Thậm chí có cổ phiếu giá chỉ bằng 0,5 mệnh giá. Với giá đó, nếu không có gì thay đổi, chuyện phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây được coi là cách chết thứ 2.

Cũng như các công ty CK, các NH thương mại cũng sống trong cảnh đìu hiu của thị trường tài chính. Khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kịp phục hồi lại bị bồi thêm chuyện động đất ở Nhật, rồi chuyện nổ nhà máy điện hạt nhân, nghe mà hãi.

Trước những tin giữ đó, đầu tư khu vực tư nhân giảm vẫn chưa khá lên, tiêu dùng nội địa và quốc tế phục hồi chậm. Nhà nước thắt chặt tín dụng, thắt chặt giao dịch vàng, ngoại hối. Cạnh tranh hàng nhập khẩu tăng mạnh, niềm tin của nhà đầu tư còn yếu...

Điều này đang báo hiệu một cách chết thứ 3: Chết từ từ. Giá cổ phiếu của các NH thương mại giảm có lý do từ bệnh tật này.

Phan Thế Hải

18-03-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn