BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73174)
(Xem: 62202)
(Xem: 39377)
(Xem: 31130)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Thư gởi Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ

01 Tháng Mười Hai 199712:00 SA(Xem: 1074)
Thư gởi Đảng, Quốc Hội, Chính Phủ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Kính gửi:
- Đảng
- Quốc hội
- Chính Phủ
Và các bạn quan tâm

[Tôi xin gửi một bài viết của tôi. Đây không phải là một bài viết ngẫu hứng về một vấn đề cụ thể mà là những ý nghĩ được tích lũy từ lâu về đất Nước và về Đảng, là ý kiến góp với tất cả các Hội Nghị Trung Ương và đại hội 9 sắp tới. đây là những giọt máu vắt ra từ trong tim một người từ nhiều chục năm nay. đó là một người chỉ khát khao được phát biểu và được thảo luận về đất Nước và về đảng
Thân Kính]

Tình hình đất nước và vai trò của đảng Cộng Sản

Một: Một lần nữa, nhìn thẳng vào sự thật



1 - Cách đây chưa lâu, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tình hình đất nước được mô tả như đang “ở trên con đường thắng lợi to lớn,” như “đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội,” như ôđầy khởi sắc,” “đầy khích lệ,” “đầy phấn khởi,” “đầy hứa hẹn,”ỉ... và đang “chuyển sang giai đoạn phát triển mới, thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa.” Thế rồi, những ngày gần đây, cũng lại qua các phương tiện thông tin đại chúng, người ta nghe thấy nào sự tăng trưởng kinh tế đã “chững lại,” nào đời sống nhiều vùng, đặc biệt ở nông thôn, gặp nhiều khó khăn, nào tệ nạn xã hội, đặc biêt là nạn tham nhũng, đang có chiều hướng tăng lên... Những biến động ở Thái Bình và một vài nơi khác được nói tới một cách hết sức dè dặt, nhưng cũng đủ cho thấy đất nước đang trải qua những bất ổn mới. Một vài tờ báo muốn thông tin đúng sự thật của tình hình đã bị phê phán hoặc cấm đoán (như tờ Tiền Phong sau một loạt bốn bài viết về Thái Bình đã phải “Xin lỗi bạn đọc” vì bài viết chưa thật “sát hợp với thực tế,” trong khi thật ra chỉ mới nói lên một phần nhỏ sự thật đã và đang xảy ra). Trong dư luận xã hội, nổi lên những băn khoăn lớn: Thế này là như thế nào? Đất nước đang đi lên hay đang dừng lại? Mặt sáng là chính hay là mặt tối là chính?

Rõ ràng ở đây có vấn đề, mà lại là vấn đề rất cơ bản: đánh giá tình hình như thế nào đây? Kinh nghiệm lịch sử đã cho chúng ta nhiều bài học về mặt này. Đánh giá đúng thì hành động đúng, ngược lại, đánh giá không đúng sẽ đẩy tới những hành động không tránh khỏi sai lầm. Chúng ta còn nhớ như in bài học của đại hội VI của Đảng: công cuộc đổi mới chỉ có thể đề ra và tiến hành một cách mạnh mẽ dưới khẩu hiệu lay động lòng người: “Nhìn thẳng vào sự thật,” dù trước đó chưa lâu, những bài ca “thắng lợi,” “tiến lên” vẫn được hát ồn ào trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với bài học còn nóng hổi ấy, tôi rất hoan nghênh việc thủ tướng Phan Văn Khải đã nhắc lại phương châm “Nhìn thẳng vào sự thật” trong báo cáo tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa X vừa rồi. Đúng là chỉ có theo phương châm này, chúng ta mới phân tích được đúng tình hình hiện nay của đất nước.

2 - Vậy, tình hình đất nước hiện nay là như thế nào?

Nói cho đúng, qua mười năm đổi mới, đất nước đã có nhiều thay đổi tích cực và sự đánh giá về một số thắng lợi trong công cuộc đổi mới có cơ sở. Tôi xin phép không nêu lại những thắng lợi có thật đó ở đây, không phải vì tôi “quên” hoặc “coi nhẹ,” mà là vì những thắng lợi đó đã được nói quá nhiều (quá đầy đủ) trên các di­n đàn chính thức. Chỉ nói riêng trong lĩnh vực kinh tế, ai lại không vui mừng khi biết rằng, với chính sách “mở cửa” của ta, các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế đã rót hàng tỷ đô la vào để giúp ta tạo dựng những cơ cấu hạ tầng ban đầu, những doanh nghiệp liên doanh... hoặc nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, bây giờ đã có thể xuất khẩu hàng năm 2-3 triệu tấn gạo? Mức sống vật chất nói chung đúng là có khá lên đối với một bộ phận dân cư không nhỏ, vân vân và vân vân.

Điều đáng nói là lẽ ra, bên cạnh sự nêu cao những thắng lợi đó, chúng ta phải phân tích một cách tỉnh táo ngay từ đầu những mặt xấu, những mâu thuẫn đã lộ rõ hay còn tiềm ẩn, những nguy cơ lớn đối với bất ổn định và phát triển mà bây giờ chúng ta đang thấy rõ những điều đó nổi lên thành mặt chủ yếu của tình hình đất nước.

Chỉ cần đặt ra một số câu hỏi đơn giản là đủ thấy như thế.

- Tại sao luôn luôn nhấn mạnh “kinh tế quốc danh là chủ đạo,” trong khi đó là một khu vực kém hiệu quả nhất và là những “ổ” tham nhũng ghê gớm nhất?

- Tại sao không huy động được nguồn vốn trong nước (như đã dự tính là phải tương đương với nguồn vốn vay mượn từ nước ngoài) để từ 1996 đến năm 2000 phải có số vốn 40-50 tỷ đô la, điều kiện không thể thiếu để đưa GDP đầu người lên 400 đô la một năm vào năm 2000?

- Tại sao có hiện tương các nhà đầu tư nước ngoài trở nên dè dặt hơn trong việc đưa vốn vào nước ta, thậm chí một số doanh nghiệp nước ngoài còn rút vốn đi?

- Tại sao không đẩy lùi được nạn tham nhũng có hiệu quả, mà còn để nó tha hồ hoành hành một cách rầm rộ và đầy thách thức cũng giống như hiện nay?

- Tại sao người dân, trong hoàn cảnh mức sống có tăng lên, không thiết tha góp công, góp của vào công cuộc xây dựng đất nước như Đảng không ngừng kêu gọi? Thậm chí ở một số nơi người dân còn chống lại các tổ chức Đảng và đứng lên đấu tranh (không thể dùng cách nói nào khác hơn) để bảo vệ quyền lợi của mình?

- Tại sao đường lối đổi mới và mở cửa đã đưa tới một sự phân hóa xã hội sâu sắc đến thế, đưa đến sự làm giầu bất chính và đầy thách thức của một bộ phận nhỏ - chủ yếu là trong cán bộ, đảng viên có chức như thế?

(Nhân đây tôi xin nói rằng: cần phải đánh giá hết ý nghĩa của những biến động đã và đang xảy ra ở Thái Bình. Có thể nói đây là lần đầu tiên có hàng vạn nông dân tự tập hợp lại để tranh đấu chống “cường hào mới” một cách mạnh mẽ và đều khắp như vậy. Nông dân Thái Bình, như tôi đã trực tiếp thể nghiệm, từ lâu vốn là một cơ sở xã hội vững chắc của Đảng trong đấu tranh cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước. Thế mà chính những người nông dân ấy bây giờ lại quay lưng lại với các tổ chức cơ sở Đảng (cũng tức là với Đảng) để tự bảo vệ, điều mà tôi chưa bao giờ hình dung nổi. Tôi e rằng những biến động ở Thái Bình có thể báo hiệu một tình trạng nguy hiểm hơn nhiều với Đảng, nếu không nghiêm túc rút ra những bài học đúng đắn (và đau đớn nữa) từ tình hình đó.

- Tại sao để cai trị đất nước, ta cần nhiều bộ máy đồ sộ đến thế, mà các cuộc vận động (chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội) đều hầu như không có hiệu quả?

Vâng, chỉ cần đặt ra bấy nhiêu câu hỏi thôi cũng đủ thấy rằng tình hình đất nước hiện nay không chỉ có những thắng lợi, những thành công, mà còn hiện ra dưới những bộ mặt ngược lại, khiến cho những người dân bình thường lấy làm lo ngại trước một cuộc khủng hoảng xã hội mới, có thể còn nghiêm trọng hơn lần trước nhiều.

Tôi không phải là nhà tiên tri, tôi chỉ nêu ra một giả thuyết có thể có, để cùng nhau suy nghĩ. Dù sao cũng không thể lẩn tránh vấn đề. Phải đặt nó ra một cách thẳng thắn và xin nhắc lại, theo huớng “Nhìn thẳng vào sự thật.”

Hai: Nguyên nhân ở đâu?

Tình hình chung của xã hội hiện nay là: tuy đã đạt đuợc những thành tựu quan trọng về mặt tăng trưởng kinh tế (mà những thành tựu này cũng cần được đánh giá đúng mức, không thổi phồng lên theo “chủ nghĩa thành tích,” một căn bệnh cũ muốn tái phát trong những điều kiện mới, tinh vi hơn, như trên báo chí có nhắc tới), nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo khó và lạc hậu, với những nguy cơ tụt hậu n gày càng lớn, với những hỗn loạn kinh tế và xã hội ngày càng tăng. Hai mục tiêu trước mắt thường được nhắc đi nhắc lại là ỔN đINH và PHÁT TRIỂN trên thực tế đan g trở thành những cái đích ngày càng xa hơn. Cộng vào đó, cuộc khủng hoảng tài c hính - tiền tệ trong vùng ĐÔNG NAM Á và ĐÔNG Á đang gây ra thêm nhiều khó khăn mới, thậm chí những đình đốn mới, khiến xã hội không yên. Nhìn chung, không khí xã hội đã mất đi sự hứng khởi ban đầu, thay vào đó là tình trạng lo âu, chán nản đang choán lấy nhiều tầng lớp dân cư rộng lớn. Mối nguy hiểm là ở chỗ những tiềm năng bên trong (nội lực) không được phát huy và chúng ta ngày càng lệ thuộc hơn vào những nguồn vốn bên ngoài đang dần dần co hẹp lại. Trong khi đó, những tệ nạn xã hội lại phát triển mạnh mẽ tới mức không thể khắc phục được (ma túy, tham nhũng chẳng hạn), số người làm giàu nhanh chóng một cách bất chính (trong đó khá nhiều người dựa vào chức quyền) cùng với tình trạng bần cùng hóa của một bộ phận dân cư ngày càng lớn (chủ yếu ở nông thôn) đang gây ra một tâm lý bất mãn ngày càng sâu rộng trong xã hội. Tất cả những điều có thể đưa tới những biến động và xung đột xã hội thật khó lường, như tình hình Thái Bình cho thấy.

Đứng trước tình hình ấy, rất nhiều người tâm huyết (trong đó có những cán bộ cách mạng lão thành từng gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội) đang băn khoăn tìm hiểu những nguyên nhân đưa tới tình hình ấy. Muốn hay không đã xuất hiện những nhận thức khác nhau về xã hội hiện nay. Nhưng những tiếng nói ấy chỉ bó hẹp trong những trao đổi ý kiến trong từng nhóm nhỏ.

Lẽ ra, trong một hoàn cảnh như vậy, cần có những trao đổi thẳng thắn, xây dựn g thật rộng rãi trên báo chí, trong các tổ chức xã hội, cả trong Đảng nữa. Nhưng trớ trêu thay, lúc này lại thấy xuất hiện nhiều sự cấm đoán hơn trong lĩnh vực ngôn luận. Rất nhiều nguy cơ có thể tránh được, nếu như những vấn đề của đất nướ c được đem bàn một cách cởi mở để huy động được sức mạnh trí tuệ của dân tộc. Mộ t số người viện cớ không để cho kẻ thù xen vào công việc nội bộ của ta, nhưng tr ên thực tế hầu hết những mặt tiêu cực của xã hội hiện nay là do chính “ta” gây r a. (Một điều thật buồn cười là, đã có người giữ cương vị quan trọng nói rằng ôkẻ địch gây ra nạn tham nhũng để phá hoại đất nước ta,” trong khi chính những ngườ i được giao trách nhiệm điều tra những biến động ở Thái Bình, chẳng hạn, đã báo cáo là không thấy có bàn tay kẻ thù đứng đằng sau những chống đối của nông dân Thái Bình). Vậy mà ta vẫn cho rằng ta rất dân chủ và “xin nhiều ý kiến” mọi người. Tôi không ngây thơ tưởng rằng hiện nay không có “kẻ thù” nữa, nhưng đừng cường điệu điều đó để rồi nhìn ai cũng ra “kẻ thù.” Và kinh nghiệm cho thấy rằng “kẻ thù” chỉ có thể thâm nhập và phá hoại ta được, khi chính chúng ta tự bưng bít sự thật, giống như một người mắc bệnh lại bưng bít căn bệnh của mình. Nếu chúng ta để cho “kẻ thù” nắm lấy ngọn cờ “sự thật” thì chúng ta sẽ ngày càng rơi vào tình trạng hiểm nghèo vì giấu bệnh và không cho ai chẩn đoán cả. Tôi chưa nói tới một điều đáng lo ngại nữa là để cho những kẻ cơ hội chủ nghĩa nhảy ra hạ bệ, nói xấu lung tung, đánh đấm lung tung, bạ ai cũng coi là “kẻ thù,” gây hỗn loạn trong giới trí thức, văn nghệ sỹ, và tiếc thay có cả một tờ báo của ngành công an đang làm “bệ phóng” cho những kẻ đó.

Xin trở lại với câu hỏi: Tình trạng xã hội đáng lo ngại như đã nói trên đây là do đâu? Tôi không có tham vọng phân tích đầy đủ về vấn đề này, chỉ xin nêu ra một số ý kiến:

1 - Mặc dầu tuyên bố mục tiêu của nước ta hiện nay là “phát triển kinh tế, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh,” nhưng vẫn nhấn mạnh “kiên trì đị nh hướng xã hội chủ nghĩa.” Như vậy, nảy sinh một mâu thuẫn không thể giải quyết được, bởi vì cả về lý thuyết lẫn về thực ti­n, kinh tế thị trường - điều kiện t ất yếu để phát triển kinh tế - không thể đi đôi với định hướng xã hội chủ nghĩa được. Cuối cùng, hoặc mặt này loại bỏ mặt kia, hoặc đẻ ra một trạng thái kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, cũng không ra kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thực tế nhiều năm qua cho thấy rằng: nền kinh tế của ta chỉ mới khởi sắc được ít lâu, rồi dần dần “chững lại” thậm chí bế tắc, và hỗn loạn. Cơ cấu “năm thành ph ần kinh tế” không thể trở thành hiện thực khi vẫn nhấn mạnh KINH TẾ QUỐC DOANH L À CHỦ đẠO. Mọi người đều biết khu vực kinh tế quốc doanh ấy đã thua lỗ như thế n ào, hằng năm nhà nước phải cấp cho nó những khoản trợ cấp to lớn như thế nào, và nó trở thành một nguồn tham “, lãng phí ghê gớm như thế nào? Không thể bỏ kinh tế quốc doanh vì trong một số lĩnh vực nào đó nó vẫn còn là cần thiết, nhưng đặt nó thành chỉ đạo thì chỉ có nghĩa là triệt tiêu hoặc làm suy yếu các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân. Người ta rất ngại nói tới phát triển kinh tế tư nhân vì như vậy là “đi trệch hướng xã hội chủ nghĩa.” Do đó, kinh tế quốc doanh thì trở thành một gánh nặng tài chính của nhà nước, trong khi những khả năng phát triển của các thành phần kinh tế khác thì bị kìm hãm. Nguồn vốn không tạo ra được từ kinh tế quốc doanh, còn nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác thì không được khơi dậy. Đã nhiều năm rồi, nhà nước đề ra huy động nguồn vốn “trong dân” nhưng cho đến nay có thể nói nguồn vốn ấy vẫn ôngủ yên.” Người ta rất sợ đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế, vì những cuộc cải tạo kinh tế trước đây cũng như “định hướng xã hội chủ nghĩa” hiện nay, làm cho người ta lo sợ khi bỏ vốn ra. Điều rất nguy hiểm nữa là với “định hướng xã hội chủ nghĩa” kia, Nhà nước rất rộng tay trong việc cấp tín dụng cho khu vực kinh tế quốc doanh, khiến cho tín dụng không thu hồi được, các ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản.

Làm thế nào để phát triển kinh tế khi không có nguồn vốn bên trong làm một chỗ dựa cơ bản? Mở cửa cho đầu tư nước ngoài, đi vay nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế ư? Đúng là hiện nay chúng ta đang làm như vậy. Như vậy là đúng và cần thiết. Nhưng, một mặt, vốn đầu tư, đầu tư nhiều hay ít không phụ thuộc vào ta, mà vào những điều kiện làm ăn sinh lãi trên thị trường (kinh nghiệm nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng rút vốn rất nhanh một khi họ không kiếm lãi được, đẩy nền kinh tế các nước đó vào cơn nguy khốn chưa từng thấy). Mặt khác, không thể thu hút đầu tư nước ngoài, nếu không tạo ra môi trường đầu tư có lợi, mà môi trường đầu tư ấy cũng phải đáp ứng với yêu cầu của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế. Và như đã biết, những yêu cầu này là của kinh tế thị trường tự do trên thế giới, ngược lại với “định hướng xã hội chủ nghĩa.” Càng cố duy trì định hướng này, nguồn đầu tư bên ngoài càng co lại. Nguồn vốn bên ngoài nếu không mất thì không còn đáng kể.

Chúng ta phải làm một sự lựa chọn (khá khắc nhiệt đối với những người chủ trương “định hướng xã hội chủ nghĩa”) để có những điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế, và sự lựa chọn này không thể được thực hiện theo lối nói nhập nhằng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” Giữa hai cái, phải chọn lấy một, không thể “bắt cá hai tay.” Lấy sự phát triển kinh tế của đất nước hay lấy định hướng xã hội chủ nghĩa? Câu trả lời sẽ không khó, NẾU LẠY LƠI ÍCH ĐẠT NƯỚC MÀ KHÔNG PHẢI LẠY LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG LÀM ĐẦU. Nói cách khác, sự phát triển kinh tế buộc phải từ bỏ sự lựa chọn theo “hệ tư tưởng” do đảng đề xướng và thực chất là do đảng áp đặt lên toàn xã hội. Kéo dài tình trạng nước đôi, đất nước sẽ không có điều kiện phát triển bình thường, thay vào đó chỉ là một sự hỗn loạn có lợi cho những kẻ “đục nước béo cò,” không có lợi gì cho tuyệt đại đa số dân cả.

Trên đây tôi chỉ đưa ra một ví dụ về nguồn vốn để chứng minh. Còn có thể chứng minh bằng nhiều ví dụ khác.

2 - Sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thế giới và trong nước đầy biến động hiện nay, bắt buộc phải có chiến lược phát triển thích hợp và đuợc mọi người, ít ra là của đa số nhân dân, tán thành. Cho đến nay, chúng ta chưa có mộ t chiến lược như vậy. Nói cho đúng, Đảng đã đưa ra chiến lược “phát triển kinh t ế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.” Nhưng ngoài những câu chữ chung chung, chưa có một chiến lược cụ thể và thích hợp có lợi cho toàn dân tộc. Và trên thực tế, những người cầm quyền đưa nước ta đi theo mô hình những “con hổ,” “con rồng” ở các nước Đông Á và Đông Nam Á (Hàn quốc, Thái Lan, Malaysia...). Chiến lược phát triển kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa (mô hình “xô viết”) trước đây đã đẩy đất nước vào một thảm trạng kinh tế và xã hội, và bây giờ việc theo đuổi theo “mô hình” những con hổ, con rồng cũng chẳng hứa hẹn điều gì tốt lành cả. Làm thế nào để phát triển kinh tế, để hiện đại hóa một cách phù hợp với những xu thế chung của thời đại, cũng như với những điều kiện lịch sử và văn hóa nước ta, làm thế nào để mỗi người dân (không trừ một khu vực nào, dù là thành thị hay nông thôn, dù là miền xuôi hay miền ngược, dù là phía bắc hay phía nam) đều hào hứng góp phần tham gia và đều được hưởng những thành quả của hiện đại hóa - đó không phải là những bài toán d­ giải quyết. Chỉ có huy động được SỨC MẠNH TRÍ TUỆ của mọi tầng lớp xã hội, thậm chí của các cá nhân, mới có thể làm được điều đó. Và như vậy, không phải chỉ có một phương án giải quyết mà có thể có rất nhiều phương án khác nhau.

Hiện nay, chúng ta gần như chỉ có một phương án và phương án ấy được coi là độc tôn, chỉ vì đó là phương án của Đảng. Không ai được phép đề xướng những phương án khác, không ai được thảo luận một cách tự do về phương án duy nhất đã được đưa ra. Đó là nói về chiến lược phát triển chung, chưa nói tới những chiến lược cụ thể trong từng lĩnh vực. Tôi tin rằng trong nhân dân ta, nhất là trong giới trí thức (kể cả trong và ngoài nước), có rất nhiều ý kiến hay, mà nếu được nói lên, được c” xát với nhau, được tranh cãi tự do, thì sẽ phá vỡ được sự bế tắc về trí tuệ, do đó sẽ có lợi cho việc tìm kiếm một con đường đi thích hợp cho đất nước lúc này. Nói cách khác, đời sống trí tuệ chưa được cởi mở, gánh nặng độc tôn còn đè nặng lên đầu óc con người, những ý kiến khác với chính thống bị coi là “chống đối,” đó CHÍNH LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUYÊN NHÂN QUAN TRỌNG ĐƯA TỚI TÌNH TRẠNG GẦN NHƯ TẮC TỊ VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HIỆN NAY.

3 - Về mặt quyền lực, tuy trên các văn bản chính thức đều nói quyền lực chính trị nước ta “do dân, vì dân, và của dân,” rồi ôdân biết, dân bàn, dân làm, dân k iểm tra,” nhưng trên thực tế không phải như vậy. Tất cả mọi cái đều do Đảng - nó i cho đúng, do những đảng viên có chức có quyền quyết định. Việc bầu các cơ quan đại diện của dân, kể cả cơ quan quyền lực tối cao, đều vẫn thực hiện theo lối “đảng cử, dân bầu” quen thuộc, tuy có “cải biên” đôi chút. Ngay các cơ quan dân cử ấy cũng chỉ làm một việc thường được gọi là “thể chế hóa về mặt nhà nước” các quyết định của đảng. Các cơ quan đảng có toàn quyền từ trên xuống dưới không chịu bất cứ một sự kiểm soát nào về mặt pháp luật cả. Do đó, đẻ ra tình trạng mà không thể nào nói khác hơn là tình trạng “Đảng trị” trong một chế độ toàn trị. Hiến pháp quy định sự lãnh đạo độc tôn của Đảng, nhung không hề quy định những trách nhiệm pháp lý của Đảng đối với nhân dân. Đảng làm đúng dân nhờ. Đảng làm sai dân chịu. Mà trên thực tế, như kinh nghiệm hàng chục năm cho thấy, không phải bao giờ Đảng cũng đúng cả. Đấy là tình trạng Đảng giữ QUYỀN LỰC ĐỘC TÔN, KHÔNG CÓ CƠ CHẾ GIÁM SÁT, KHÔNG CÓ LỰC LƯỢNG NÀO GIÁM SÁT. Đấy chính là nguồn gốc của sự lộng quyền, tham nhũng mà không có một vận động chống đối nào thực hiện được.

Trước đây, trong nhiều nghị quyết của Đảng đã có nói tới việc tách đảng ra khỏi các công việc quản lý của nhà nước, nhưng lời hứa trịnh trọng ấy đã bị lãng quên, và đâu vẫn hoàn đấy. Trong nhiều nghị quyết của Đảng cũng có nói tới “cải cách chính trị” đi đôi với “cải cách kinh tế.” Và có nói thêm “cải cách kinh tế đi trước” nhưng rồi sẽ phải tiến hành “cải cách chính trị” nhưng lại thấy mất tăm, thay vào đó là “cải cách hành chính” mà suốt nhiều năm qua vẫn chưa di tới đâu.

Theo tôi, CẢI CÁCH KINH TẾ HIỆN NAY ĐANG ĐÒI HỎI PHẢI CÓ CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ MỘT CÁCH MẠNH MẼ. Và nếu không cải cách chính trị, thì cải cách kinh tế sẽ bế tắc, đất nước vẫn nằm mãi trong chế độ đảng trị đã lỗi thời, và vai trò lãnh đạo cũng như uy tín của Đảng sẽ bị suy yếu không cứu vãn được. Việc tập trung toàn bộ quyền lực vào tay các cơ quan lãnh đạo của Đảng, đang làm cho chính Đảng bị thoái hóa, biến chất, những đảng viên nắm quyền lực trở thành một tầng lớp thống trị mới trong xã hội với những lợi ích riêng, đối lập với lợi ích nhân dân. Có thể nói rằng nhiều đảng viên có chức có quyền, đã thật sự trở thành “những tư bản mới” đầu cơ quyền lực, biến quyền lực thành của cải, và gây ra một mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, có thể đưa tới những bùng n” xã hội (như tình hình Thái Bình cho thấy).

4 - Cuối cùng, nhưng lại là nguyên nhân quan trọng nhất, là ở bản thân đảng. Vì trong xã hội và trong chế độ ta, Đảng là người lãnh đạo tất cả, thống lĩnh tất cả, quyết định tất cả, nên mọi thành công hay không thành công phải tìm nguyên nhân ở Đảng. Đúng là nhiều khó khăn gặp phải trên con đường phát triển kinh tế, và xã hội là bắt nguồn từ những điều kiện khách quan (thế giới, khu vực) và cả những hoàn cảnh lịch sử - văn hóa của xã hội nước ta. Nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng chính là ở chỗ phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn khách quan để có những chủ trương nhạy bén kịp thời. Thực ti­n cho thấy trong nhiều trường hợp, Đảng đã không làm được như thế, không giành được thế chủ động, mà chạy theo sự phát triển của tình hình một cách thụ động.

Hiện nay, nổi bật lên mấy điểm sau đậy có liên quan tới vai trò lãnh đạo của đảng:

- Đảng chưa có một chiến lược phát tiển xã hội (bao gồm cả kinh tế) một cách thích hợp, như đã nói ở điểm 1. Nếu hỏi các đảng viên chiến lược phát triển đất nước hiện nay là thế nào, chắc chắn đại đa số sẽ không thể trả lời được, ngoài mấy câu chữ chung chung là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” “âcông nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định huớng xã hội chủ nghĩa.” Chừng nào chưa làm rõ, tất nhiên là phải đúng, những khái niệm đó thì chưa thể thoát khỏi tình trạng thụ động về mặt lãnh đạo được. Xin lấy một ví dụ: thế nào là dân giàu nước mạnh? “dân” là ai, là tất cả mọi người hay chỉ một bộ phận nhỏ nào đó? Giàu là thế nào? là nhiều của cải, hay còn phải giàu về trí tuệ, văn hóa? Thế nào là “nước mạnh”? chỉ phát triển kinh tế mà thôi không xây dựng được một xã hội công dân, trong đó mỗi người dân có điều kiện để thực sự làm chủ vận mệnh của mình, trở thành chủ thể đích thực của đất nước, thì nước có mạnh không, và xét đến cùng, có phát triển kinh tế được không? Rồi những khái niệm còn rắc rối hơn: ôcông nghiệp hóa,” “hiện đại hóa,” thì càng tù mù hơn nữa. Người ta đang hô lên những khẩu hiệu không có nội dung xác thực.

- Cho đến nay, Đảng vẫn giữ vai trò lãnh đạo độc quyền, độc tôn của mình đối với xã hội và đất nước, khiến cho mọi xu hướng dân chủ xã hội bị ngăn cản. Tôi vẫn tán thành và ủng hộ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng, tôi thấy vai trò đó là cần thiết. Nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị, Đảng lãnh đạo không có nghĩa là đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hóa, ruỗng nát, tắc tị, không những của cơ thể xã hội mà cả của cơ thể Đảng nữa.

- Một bộ phận lớn đảng viên, trước hết là trong số đảng viên có chức quyền, nắm quyền lực, đã thực sự trở thành lực cản đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước, kể cả trong lĩnh vực kinh tế. Không có gì khó và nhục cho bằng khi người dân “tự nhiên” thấy trên đầu mình ch­m chệ những vị tai to mặt lớn thiếu nhân cách, thiếu trình độ hiểu biết, hay như thường nói, thiếu cả đức lẫn tài. Chừng nào còn những người như thế cứ thay nhau nắm giữ và lũng đoạn bộ máy Đảng và Nhà nước, chừng đó các nguồn sinh khí trong đảng và trong xã hội không thể khơi lên được. Nhưng những nguồn sinh khí ấy vẫn tồn tại, vẫn tăng lên cùng với dân trí, nên đến một lúc nào đó sẽ bùng lên mạnh mẽ, có muốn dập tắt cũng không được.

- Trong nội bộ đảng, vẫn duy trì cái gọi là “chế độ tập trung dân chủ” mà hầu hết các đảng cộng sản trên thế giới đã từ bỏ, vì về thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ cũng đưa tới chỗ triệt tiêu dân chủ. Nhiều lắm, dân chủ chỉ trở thành “đồ rởm,” chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực.

- Về hệ tư tưởng, ta vẫn giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mac-Lenin không những trong Đảng mà còn cả trong toàn xã hội. Tôi hoàn toàn thừa nhận vai trò chủ nghĩa Mac-Lenin trong lịch sử cách mạng nước ta, nó đã có những đóng góp quan trọng. Nhưng hiện nay, ngoài chủ nghĩa Mac-Lenin ra còn có nhiều trào lưu tư tưởng rất đáng nghiên cứu và tiếp thụ một cách phù hợp với những điều kiện của nước ta. Giữ vai trò độc tôn của chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ.

Có thể còn những nguyên nhân khác nữa, nhưng tôi xin dừng lại ở đây, vì chỉ mấy nguyên nhân nói trên cũng đủ để giải thích tại sao tình hình đất nước đang lâm vào một trạng thái khủng hoảng mới, gay go hơn, nguy hiểm hơn, cho xã hội, cho đất nước và cho cả sự nghiệp của đảng.

Ba: Làm gì?

Trong nhiều cuộc trao đổi về tình hình đất nước, câu hỏi cuối cùng thường được đặt ra là: “Làm gì?” Làm gì để đất nước tránh được khủng hoảng và tiếp tục phát triển ổn định và nhanh chóng? Làm gì để vừa có một trạng thái xã hội cởi mở, mọi người dân cùng nhau xúm vào xây dựng đất nước, lại vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của đảng trong xã hội? Nói đúng hơn, đảng phải thay đổi sự lãnh đạo của mình như thế nào để có thể lãnh đạo thành công sự phát triển xã hội, để bảo đảm vai trò được mọi người thừa nhận của mình?

Những câu trả lời thật không đơn giản, và không ai có thể trả lời được - dù là cấp lãnh đạo cao nhất đi nữa - những câu hỏi trên. Một yêu cầu hết sức cấp bách, có tầm quan trọng sống còn là phải HUY ĐỘNG SỨC MẠNH TRÍ TUỆ TOÀN DÂN TỘC. Có lúc cũng đã nghe thấy nói tới điều này trong các bài phát biểu này khác của một số vị lãnh dạo, nhưng rồi không những sức mạnh trí tuệ không được phát huy mà còn bị đè nén nhiều hơn.

Trong các văn kiện của Đảng vẫn có nói: CẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG. Tôi cho rằng cần đổi mới như sau: từ bỏ phương thức toàn diện, tuyệt đối, triệt để mà thay bằng phương thức giữ vai trò LÃNH ĐẠO VỀ CHÍNH TRỊ, CÒN LẠI QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ, MẶT TRẬN PHẢI CÓ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN ĐỘC LẬP CỦA MÌNH.

Ai cũng hiểu rằng, sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc chỉ có thể được phát huy trên nền tảng những thể chế dân chủ, không có những thể chế này thì không thể có sự tồn tại của sức mạnh trí tuệ nữa, chứ không phải chỉ là không thể phát huy. Tôi nhấn mạnh mấy chữ ôthể chế dân chủ,” nghĩa là các quyền dân chủ được thể chế hóa về mặt pháp luật một cách đầy đủ và bắt buộc mọi người phải tuân theo những thể chế ấy. Mọi lời hô hào về “ý thức dân chủ” về “vai trò làm chủ” của nhân dân đều trở thành vô nghĩa nếu không có những thể chế dân chủ vững chắc.

Xin nhấn mạnh: ĐỂ THOÁT KHỎI TÌNH TRẠNG NẶNG NỀ HIỆN NAY VÀ BẢO ĐẢM CHO TƯƠNG LAI SÁNG SỦA CỦA ĐẠT NƯỚC, THÌ MỘT ĐIỀU CƠ BẢN, MỘT ĐIỀU THEN CHỐT, MỘT ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH LÀ PHẢI THỰC SỰ DÂN CHỦ HÓA, THỰC SỰ THỰC HÀNH DÂN CHỦ ĐỂ CHO NHÂN DÂN CÓ QUYỀN LỰC THỰC SỰ TRONG KHI THỰC HIỆN QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH.

Muốn thế, trước hết phải thay đổi tư duy về dân chủ, ít ra trên mấy điểm sau đây:

-Một: Trong quan niệm về dân chủ, không nên cứng nhắc chia ra: ôdân chủ tư sả n” và “dân chủ vô sản,” và cho rằng hai cái đó cứ phải loại trừ nhau. Phải thừa nhận rằng, dù đã có và đang có nhiều hạn chế, nhưng các nước phát triển, mà ta t hường gọi là các nước “tư bản phương Tây” đã có nhiều thành công về xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ, đáng để ta nghiên cứu. Không phải các nước đó làm gì ta cũng làm theo, nhưng không phải cái gì họ làm đều là phản động, là xấu xa, là lừa bịp cả. Dân chủ ở các nước đó không được ai ban phát cho, nó là thành quả đ ấu tranh của các tầng lớp nhân dân rộng lớn trong nhiều thế kỷ liền. Các quyền t ự do, dân chủ, các quyền con người, nhà nước pháp quyền, v.v... là những cái chúng ta chưa làm và cũng chưa biết cách làm, cần phải học tập. Cần phải thừa nhận NHÂN LOẠI HIỆN NAY CÓ NHỮNG GIÁ TRỊ DÂN CHỦ CHUNG mà ta nhất thiết phải thực hiện để bảo đảm quyền lực và quyền lợi gắn liền với trách nhiệm của nhân dân. Chúng ta phải lưu tâm học tập Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng các giá trị dân chủ của nhân loại, đã trích dẫn hai câu quan trọng về dân chủ và nhân quyền từ hai bản Tuyên bố và Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp thế kỷ XVIII, để mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chúng ta phải tiếp tục suy nghĩ, như bác Hồ đã suy nghĩ, về vấn dề thực thi dân chủ ở nước ta ngày nay. (Tôi dám khẳng định: nếu trong những ngày đầu cách mạng, chúng ta không nêu cao chế độ dân chủ, thì không thể tập hợp được các tầng lớp nhân dân đông đảo. Không lẽ chúng ta chỉ nói dân chủ mà không làm dân chủ như đã hứa thủa ban đầu?)

Hai: Ta thường tự hào “chế độ ta là chế độ dân chủ cao gấp nhiều lần dân chủ tư sản.” Vậy ta phải thực hành điều đó rõ rệt. Không thể để xẩy ra tình trạng n hững người sống trong xã hội ta cứ cảm thấy bị gò bó, không thoải mái bằng sống trong các xã hội tư bản. Nhiều cán bộ lãnh đạo của nước ta sang thăm các nước tư bản về, đều phải nhận xét rằng, đời sống người dân các nước ấy vừa cởi mở, tự d o hơn, vừa tuân theo pháp luật một cách nghiêm túc hơn. Mọi người được pháp luật bảo vệ, không để cho các quyền tự do dân chủ của mình bị xâm phạm. Trong khi đó thì ở nước ta, luật pháp đã thiếu lại không nghiêm minh, nhiều người có trách nhiệm bảo vệ luật pháp lại vi phạm luật pháp đến mức nghiêm trọng (trong những năm gần đây, ngồi ghế bị cáo trước các tòa án ngày càng có nhiều cán bộ công an, kiểm tra và cả tòa án nữa). Có lúc ta dề xướng ôNhà nước pháp quyền” (có thêm mấy chữ xã hội chủ nghĩa), nhưng chưa kịp hiểu đó là cái gì thì lại “thu hồi,” hoặc chỉ nhắc tới hời hợt và chiếu lệ, ở đây, cần phải khắc phục một quan niệm sai lầm là: sợ có dân chủ thì mất kỷ cương, đưa tới hỗn loạn. Ngược lại mới đúng, thiếu dân chủ mới chính là nguyên nhân đưa tới mất kỷ cương, hỗn loạn. CÒN DÂN CHỦ, VỚI LUẬT PHÁP RÕ RÀNG VÀ NGHIÊM MINH LẠI LÀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM SỰ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI. Thực hành dân chủ tới nơi tới chốn, sẽ tước bỏ ngọn cờ dân chủ và nhân quyền của những “thế lực thù nghịch.” Ngọn cờ đó phải thuộc về chúng ta.

Ba: Nước ta trong nhiều thập niên liền quen sống trong những điều kiện chiến tranh, người dân sẵn sàng phục tùng sự chỉ huy từ trên xuống để thực hiện “tất cả cho chiến thắng.” Người dân đã tự nguyện thu hẹp, thậm chí hy sinh những quyền tự do dân chủ của mình. Đây là việc ta hoãn lại một món nợ đã vay của dân, đến thời hạn, ta phải trả nợ sòng phẳng. Trong hoàn cảnh hòa bình xây dựng đất nước hiện nay, chế độ mà người dân từng hy sinh để bảo vệ phải thực hiện trọn vẹn phương châm “do dân, của dân, vì dânọ không thể để chế độ trở thành “do một nhóm nhỏ, vì một nhóm nhỏ, của một nhóm nhỏ.” Nếu không làm như vậy, người dân sẽ không coi chế độ là của mình nữa.

Bốn: Gần đây có người đề xướng rằng phải làm kinh tế trước đã, rồi sau đó mới nói tới dân chủ. Thực tế cho thấy hoàn toàn ngược lại. Trong hoàn cảnh đất nước nghèo khó và lạc hậu như nước ta, muốn xây dựng đất nước, phải huy động toàn bộ nội lực. Không thể huy động nội lực được, khi người dân không có các quyền dân chủ, dù là tối thiểu. Người dân phải có quyền biết và quyết định mình phải đóng góp những gì, bao nhiêu, những đóng góp của mình (vay vốn bên ngoài cuối cùng cũng là sự đóng góp của dân) được chi vào những gì, có hợp lý hay không, và những đóng góp của mình sẽ mang lại cho mình những gì. Không thể để của xã hội cho một số ít người thao túng. Tệ nạn tham nhũng gần như vô phương cứu chữa hiện nay chính là do sự thao túng ấy đẻ ra.

Kinh nghiệm nóng hổi của một số nước Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy sự thao túng tài chính - tiền tệ của một nhóm người (liên kết giữa một số quan chức chính phủ và những ngân hàng đầu sỏ thành một hệ thống khép kín) là một trong những nguyên nhân sụp đ” của các nền kinh tế tưởng chừng rất mạnh. Các cuộc khủng hoảng đó, như đã thấy, chính là do thiếu dân chủ, do dân chủ nửa vời, do không có những thể chế dân chủ đầy đủ để mỗi người dân có thể kiểm soát được những hoạt động tài chính - tiền tệ.

Đúng là dân chủ không thể xây dựng trong mỗi ngày. Phải hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm mới xây dựng được những thể chế dân chủ vững chắc. Nhưng đó không phải là lý do để trì hoãn việc xây dựng các thể chế dân chủ và thực thi dân chủ.

Tình hình đất nước đang đòi hỏi dân chủ hóa một cách bức thiết. Tôi không nói rằng dân chủ hóa là thuốc trị bách bệnh, còn phải làm những việc khác nữa mới đưa đất nước lên con đường phát triển như mọi người đều mong muốn, mới rửa được cái nhục nghèo khó và tụt hậu. Nhưng DÂN CHỦ HÓA LÀ ĐIỀU KIỆN KHÔNG THỂ THIẾU, ĐIỀU KIỆN ĐẦU TIÊN để đảm bảo sự phát triển của đất nước. Khi người dân không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tức những quyền tự do tối thiếu của một chế độ dân chủ, thì mọi bàn luận về sự phát triển của đất nước, về hiện đại hóa đất nước chỉ là vô ích.

Bởi vì, như đã nói ở trên, chỉ có những quyền tự do này mới tạo nên được sức mạnh trí tuệ toàn dân tộc, và chỉ có sức mạnh này mới đưa tới sự phát triển của đất nước.

Tất cả những điều tôi vừa nói là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp 1992 của nước ta, trong đó đã quy định rõ các quyền tự do ấy. Vấn đề bây giờ là nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp này.

Bốn: MÔT VÀI ĐIỀU TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN

VỀ TÌNH HÌNH

1 - Ta cần có một cái nhìn tổng quát về TÌNH TRẠNG ĐẠT NƯỚC. Đất nước ta vốn là một trong số ít nước nghèo khó và lạc hậu nhất thế giới, lại phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh tàn khốc liên miên. Thêm vào đó do nhiều lý do, những năm đầu của thập niên 80 đất nước ta đã ở bên bờ vực thẳm. Cuộc đổi mới khởi phát từ năm 1986 đã đưa nước ta ra xa khỏi bờ vực thẳm đó. Hơn 10 năm ta đã có một số thành tích và tiến bộ, nhưng về cơ bản NƯỚC TA VẪN LÀ MÔT ĐẠT NƯỚC NGHÈO KHỔ VÀ LẠC HẬU. Một số thay đổi tốt ở một số thành phố chỉ mới là dấu hiệu của một bước tiến bộ bước đầu. Nhưng đó là những điều kiện tốt đẹp để ta đưa đất nước ta phát triển lên!

Ta đang phát triển một cách đầy ngập ngừng bất trắc và phức tạp, xã hội ta đang gặp phải những tệ nạn và bệnh hoạn nguy hiểm. Tinh thần chung các tầng lớp nhân dân là thiếu lòng tin, thờ ơ, nặng về vị kỷ, thiếu một hùng khí yêu nước để đẩy đất nước lên. Cần phải nhìn tình hình với con mắt khách quan, toàn cục và bình tĩnh như vậy, từ đó mà xem xét, toan tính bước đi lên cho thật thích hợp.

2 - Ta đang đứng trước hai nguy cơ hiểm ác:

Nếu không ra khỏi cái bùng nhùng, bệnh hoạn thì sẽ bị sụp đổ, mà là một sự sụp đ” không ai cứu nổi.

Nếu cứ để bùng nhùng kéo dài thì tình hình xã hội sẽ mất ổn định ngày càng lớn, Đảng lại buộc phải đối phó, đàn áp và cuối cùng CŨNG TAN RÃ. Nguy cơ hiện nay là cực kỳ nghiêm trọng, không phải là nhận định 4 nguy cơ “nhẹ nhàng” như trước.

- Tụt hậu ư? KHông phải nguy cơ mà là ta đang tụt thật.

- Tham nhũng ư? Không phải là nguy cơ mà đang là quốc nạn.

- Kẻ thù bên ngoài ư? Không có gì rõ rệt, chỉ có ta đang tự làm hại ta.

- Chệch hướng ư? Hướng nào? Hướng tư bản chủ nghĩa ư? - Thế là phản động, phản cách mạng? - Hướng xã hội chủ nghĩa ư? Đấy là thất bại, là ngõ cụt! Ta đã có hướng rõ đâu mà chệch, TA ĐANG CHỆCH CHOẠNG.

3 - Hội nghị trung ương 4 đề ra “phát huy nội lực” đó là một tiền đề đúng. Nhưng phải nâng khẩu hiệu đó lên thành ra những tư tưởng chiến lược và tư tưỏng chung, không phải ở mức chiến thuật cứu nguy, không phải chỉ là kinh tế. Cần quan niệm:

- Nội lực gồm kinh tế (vốn trong dân, tài năng kinh doanh, tài nguyên đất nước, lao động), chính trị, văn hóa (tự do, dân chủ thật sự và rõ ràng), trí tuệ và tài năng (cũng yêu cầu tự do dân chủ). Vì vậy, phát huy nội lực phải dân chủ hóa mạnh mẽ, dân chủ hóa mạnh mẽ sẽ tạo nên hùng khí yêu nước, rửa nhục nghèo khổ, lạc hậu, tài năng nở rộ, nội lực sẽ phát triển mạnh mẽ.

- Ta không nên sợ có giai cấp tư sản, mà phải tạo mọi điều kiện để hình thành một tầng lớp kinh doanh giỏi. Đó cũng là một nội lực.

Trên cơ sở quan niệm đó, mà điều chỉnh hướng đi cho phù hợp với các trào lưu và kinh nghiệm thế giới. Chắc chắn ta sẽ tiến mạnh không cần nhiều khẩu hiệu.

Muốn được như vậy, thì Đảng là yếu tố quyết định: Đảng phải tổ chức thảo luận những vấn đề chung và có nhiều phương án.

Cần xác định một tư tưởng chỉ đạo bao trùm cao nhất là “Phát triển đất nước là thiêng liêng nhất, cao nhất, hơn bất cứ cái gì khác.” Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cũng cần nằm trong tư tưởng chỉ đạo đó và đảng cần làm tròn vai trò quyết định của mình bằng cách PHẢI KIÊN QUYẾT, CHỦ ĐỘNG TỰ ĐỔI MỚI. Như thế, vai trò của Đảng càng được bảo đảm, không những thế, càng được nâng cao! Xin nói tiếp về Đảng:

NÓI VỀ ĐẢNG

1 - Cần khẳng định là Đảng cộng sản Việt Nam đã có vai trò tuyệt vời trong cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất nước nhà. Giai đoạn này Đảng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên lý xây dựng đảng chiến đấu. Điều đó đã tạo cho Đảng một sức mạnh chiến đấu vô địch và Đảng đã cùng nhân dân chiến đấu oanh liệt giành thắng lợi lớn.

Những nguyên lý phù hợp với tình thế cách mạng võ trang và chiến tranh thì như thế. Nhưng trong tình thế xây dựng trong hòa bình mà máy móc áp dụng những nguyên lý đó thì tạo ra nhiều yếu tố làm suy yếu sức mạnh của Đảng và làm cho Đảng xa dần nhân dân, mất dần lòng tin trong nhân dân.

2 - Nay có câu hỏi của nhiều thế hệ đặt ra (và nhiều hơn là ở thế hệ lão thành) là: Tại sao Đảng bay giờ khác Đảng ngày xưa? Cái khác rõ ràng là:

Ngày xưa ĐẢNG VỚI DÂN LÀ MỘT, nguyện vọng, ý chí của từng đảng viên cũng là ý chí, nguyện vọng của mỗi người dân. Đảng sống trong dân, Đảng là dân, dân nuôi Đảng, bảo vệ Đảng, chia sẻ ngọt bùi, chia đạn, chia máu với Đảng. Vì vậy thật tốt đẹp. Ai đã sống qua đều tha thiết, tiếc nuối mối quan hệ đó.

Ngày nay ĐẢNG VỚI DÂN LÀ HAI. Đảng là ai? Đảng là những người cai trị có quyền lực, cai trị dân và dân vẫn như ngày xưa, là những người bị cai trị, thấp cổ” bé họng.

Ngay trong Đảng cũng chia thành hai: Một lớp đảng viên lãnh đạo có quyền lực và quyền lực cao hơn, còn đa số đảng viên thường vẫn chỉ sống với nguyên tắc dân chủ tập trung: chỉ biết quán triệt các đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, và chấp hành vô điều kiện. Không có điều kiện bàn bạc, và không thể bàn luận gì được (kể cả các đảng viên lão thành).

Tại sao lại có tình hình MỘT THÀNH HAI như vậy?

Xin tạm thời lý giải:

1 - Trước đây, nhiệm vụ chung của mọi người là đấu tranh cho độc lập, thống nhất. Ngày nay, người có nhiệm vụ lãnh đạo, cai trị, người có nhiệm vụ phục tùng sự cai trị.

2 - Lẽ ra, từ chỗ ĐẢNG - DÂN, giành được chính quyền rồi thì Đảng cần thiết phải có một thời gian là ĐẢNG - NHÀ NƯỚC, rồi khi Nhà nước đã lớn mạnh thì Đảng lại phải tách ra và trở lại là ĐẢNG - DÂN, chỉ làm việc lãnh đạo chính trị thôi, còn việc quản lý, cai trị và chuyên môn là việc của nhà nước, để nhà nước làm, mà trong Nhà nước cũng đã có nhiều đảng viên rồi. Nhưng ta đã không làm thế, ta cứ làm ĐẢNG - NHÀ NƯỚC mãi.

Thật là phúc lớn cho đất nước và cho cả những đảng viên đã suốt đời vì Đảng, nếu Đảng nhìn rõ tình hình, tự mình đổi mới, tự mình chủ động cải cách, nếu không hậu quả thật khó lường.

Thêm vào đó, các đảng viên của nước ta, đặc biệt các đảng viên có vị trí lãnh đạo cao, đều bị tiêm nhi­m rất nặng nề (mà không biết) tâm lý tiểu nông (nhỏ nhen, tủn mủn, kèn cựa, ganh tĩ) và tâm lý thói xấu của xã hội phong kiến (hiếu danh, đẳng cấp). Thế trong cuộc sống cứ “đảng hóa” và “Lenin hóa” các tâm lý và thói xấu đó để “đấu tranh.” Vì vậy, không thể chấm dứt được tình trạng ômất đoàn kết” và các thứ vận động “xây dựng đảng” đều trở thành hình thức một cách thảm hại. Ta có rất nhiều “đảng bộ trong sạch, vững mạnh” mà tình hình tệ nạn, bệnh hoạn xã hội, không giảm lại cứ tăng lên.

3 - Khi ĐẢNG - DÂN (Đảng và Dân là một) thì phương thức lãnh đạo của Đảng là toàn diện, triệt để. nay phải “thay đổi phương thức lãnh đạo,” như nhiều nghị quyết của Đảng đã nói thì phương thức lãnh đạo của Đảng cần đổi mới.

Tiếc thay, hiện nay Đảng là ĐẢNG TRỊ, LẠI ĐỘC TÔN, không có bất cứ một cơ chế giám sát nào, không có bất cứ một lực lượng giám sát nào, kể cả những người ở trong Đảng. Đã độc tôn thì tất yếu đi tới lộng quyền.

Cần phải thực hiện phương thức:

ĐẢNG CHÌ NÊN LÀ LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ, còn các tổ chức khác: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận phải có nhiệm vụ và công việc của mình. Các tổ chức đó phải độc lập giải quyết lấy việc của mình. Sinh hoạt của Đảng trước đây chủ yếu là “quán triệt, chấp hành” thì nay sinh hoạt Đảng nên chủ yếu là bàn luận, thảo luận trong Đảng, thảo luận với Dân (qua tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản).

Như vậy, vai trò của Đảng không giảm, không mất, mà lại càng được củng cố và nâng cao. Nếu cứ giữ mãi cảnh ĐẢNG - NHÀ NƯỚC thì dân ngày càng xa Đảng, uy tín và vai trò của Đảng ngày càng thấp và mất dần.

Hiện nay, có thể nói một cách chắc chắn rằng, không có một thế lực nào ở trong nước hay ngoài nước có thể phá được Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ có Đảng tự mình không thích ứng làm suy yếu mình thôi.

Muối giải quyết các vấn đề trên thì việc cốt tử là phải dân chủ hóa. Dân chủ hóa là làm từng bước, có những việc “cần làm ngay.” Xin kèm đây một phụ lục về hai việc cần làm ngay.

Cuối 1997 đầu 1998

Trần Độ

PHỤ LỤC


HAI VIỆC CẦN LÀM NGAY ĐỂ THỰC HÀNH DÂN CHỦ

Để thực hiện một nền dân chủ tiến bộ làm cho đất nước có thể sánh ngang với thế giới, không cần làm nhiều việc phức tạp, cần nhiều thời gian mà chỉ cần làm hai việc đơn giản rất hiện thực và khả thi, đó là những điều đã ghi trong Hiến pháp, mà ta chưa thực hiện.

1 - Ban hành một chế độ, một bộ luật về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và do đó tất yếu là phải tự do báo chí và tự do xuất bản.

Thực hiện việc này, chỉ cần b” sung hoặc thay đổi hai bộ luật đã có là luật báo chí và luật xuất bản. Hai luật đã có này đều đã đi ngược lại tinh thần và lời văn của Hiến pháp 1992 và cả các bản Hiến pháp có trước, nhất là Hiến pháp 1946. Bây giờ cần có luật cho phép tư nhân có quyền ra báo chí và lập nhà xuất bản chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước và chấp hành mọi luật lệ của nhà nước, không phải xin phép ai. Đó là điều mà nhân dân ta đã có ngay trong thời Pháp thuộc. Gần đây anh Nguy­n Văn Trấn đã viết một cuốn sách dài “Gửi Quốc Hội và Mẹ” cũng chủ yếu nói có điều này và tỏ lòng ước vọng sao cho nhân dân ta được DÂN CHỦ BẰNG THỜI PHÁP THUÔC! Thật mỉa mai, báo chí sẽ được độc lập với Nhà nước, không bị bất cứ một sự chỉ đạo, kiểm soát nào.

Luật của ta (đã có) nhấn mạnh điều “không kiểm duyệt trước khi in,” làm như đó là chứng tỏ sự dân chủ ghê gớm. Thực ra các cơ chế “thống nhất quản lý” báo chí của Đảng và Nhà nước (chủ yếu là ở các cấp ủy và cơ quan của Đảng) còn “gay gắt và ngặt nghèo hơn hàng ngàn lần là có kiểm duyệt.” Vì có kiểm duyệt thì tình hình nó lại rõ ràng và sòng phẳng, hơn rất nhiều lần lối kiểm duyệt vô hình.

- Thực hiện điều này, trước hết là thực hiện được việc “Nhân dân có tiếng nói thực sự” và tiếng nói này trước hết là tiếng nói của các tầng lớp trí thức và lão thành, có tiếng nói này được phát biểu mạnh mẽ thì sẽ có một lực lượng đông đảo giám sát, ngăn chặn nạn tham nhũng và các tiêu cực khác mà ta có lập hàng trăm, ngàn cơ quan Ủy ban, Hội đồng... cũng không có tác dụng bằng mà làm cho tham nhũng càng phức tạp thêm.

- Có tiếng nói kiểu này là thực hiện việc giám sát các cơ quan nhà nước, và cả các cơ quan đảng (và nhất là các cơ quan đảng hiện nay không chịu bất cứ một sự giám sát nào, và đã có nhiều biểu hiện lộng quyền, muốn làm ngược làm xuôi thế nào, nói ngược, nói xuôi thế nào cũng được, cũng bắt người ta phải theo) có sự giám sát này mới thực hiện được đúng khẩu hiệu:

Do dân, của dân, vì dân
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Quốc hội hiện nay không làm được việc giám sát Chính phủ, không thực hiện được chức năng “quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” mà thường bị Chính phủ “tiền trảm hậu tấu,” bị động. Quốc hội làm ra luật, nhưng làm ra luật để làm gì, nếu có nhiều người cứ làm ngược lại luật, làm sai luật, mà Quốc hội đành bất lực không có chút quyền lực nào can thiệp, thì thành tích làm luật cũng bằng không.

- Thực hiện tự do ngôn luận, tự do báo chí, mọi người hăng hái đua nhau phát biểu ý kiến về những vấn đề đất nước, từ đó ta sẽ phát hiện được nhân tài, nhân dân sẽ phát hiện được người hay hay kẻ dở, giúp cho Đảng thu thập được nhiều ý kiến, phát hiện được nhiều vấn đề và phát hiện được nhiều nhân tài.

Có người ngại rằng tự do báo chí thì sẽ tự do lung tung, lộn xộn, kẻ xấu kích động, kẻ thù lợi dụng, là, mất ổn định chính trị. Sự sợ hãi đó là không căn cứ. Sự việc ở Thái Bình về cơ bản là xuất phát từ nguyên vọng chính đáng, và sự bất bình cũng chính đáng của nhân dân.

Nếu ta cứ thiếu dân chủ thì có nhiều kẻ địch sẽ kích động và lợi dụng mạnh hơn. Nếu ta thực thi dân chủ, thì chính là một đòn đánh mạnh vào các thế lực thù địch và gây được nhiều cảm tình với nhân dân thế giới. Trình độ dân chủ thế giới đã tiến tới trình độ bầu cử tự do và phổ biến, nhân dân có quyền phản đối các bộ luật dự kiến thông qua, tuyên bố không chấp hành đạo luật nào đã thông qua mà ảnh hưởng xấu đến quyền lợi nhân dân.

Trong tình hình đó, thực thi dân chủ rộng rãi và mạnh mẽ là ta tích cực hòa nhập vào thế giới.

Trong khi ta đã có 400 tờ báo trong các tổ chức “được thống nhất quản lý,” nếu có một, hai tờ báo độc lập thì sinh hoạt tư tưởng của xã hội sẽ sôi động và tốt đẹp hơn, các bậc trí thức, các vị lão thành có chỗ phát biểu ý kiến. Đảng và Nhà nước có nhiều điểm tham khảo và ngăn ngừa, Đảng và Nhà nước sẽ tốt đẹp hơn lên, không cần có những vụ án gây xôn xao như vụ Hoàng Minh Chính, Hà Sỹ Phu và vụ đang quản thúc nhà thơ Bùi Minh Quốc.

CHO RẰNG THỰC HÀNH DÂN CHỦ, SẼ MẠT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRI LÀ SỰ NGỰƠC ĐỜI. Chỉ có mất dân chủ, mở rộng tham nhũng, mới làm cho xã hội, nhân dân ấm ức, bất bình, từ đó xã hội không thể ổn định được.

2 - Vấn đề thứ hai: Vấn đề bầu cử

Bầu cử và ứng cử là một thể chế then chốt quan trọng của chế độ dân chủ. Thực hiện dân chủ tập trung cũng phải qua bầu cử, ứng cử. Bầu cử càng tốt, càng chính xác thì chế độ dân chủ tập trung càng vững mạnh. Hơn bất cứ một lời kêu gọi nào! Không thể không nhìn qua tình hình bầu cử, ứng cử của ta hiện nay. Ta đang nói nhiều đến “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ đại biểu,” bàn về điều đó không có ý nghĩa gì, mà nhìn qua vào tình hình bầu cử, ứng cử của ta để đề xuất một thể chế tốt hơn, thì hay hơn.

Tình hình bầu cử và ứng cử của ta có mấy nét tóm tắt mà nhân dân ai cũng biết, ai cũng không tán thành, nhưng cứ phải làm theo:

- Rất coi trọng cơ cấu, định cơ cấu xong mới tính đến nhân sự. Trong cơ cấu thì phải thỏa mãn nhiều cân đối:

- Đảng viên, không đảng viên, địa phương, dân tộc, nam, nữ, tuổi trẻ. Trong khi dồn sức lực vào việc cơ cấu, tất yếu là rất ít chú trọng đến chất lượng người ứng cử.

- Việc đề ra tiêu chuẩn thường là chung chung, mơ hồ, hiểu thế nào cũng được, không có những yêu cầu kiểm chứng cụ thể. Tình hình này rất khó cho người bầu cử cân nhắc và lựa chọn. Mọi người đều “đi bầu cho xong việc” mặc cho các phương tiện tuyên truyền về “ngày hội,” nhưng không ai thấy trong lòng mình một tý “ngày hội” nào.

- Mọi phương án nhân sự đều do một trung tâm xếp đặt, chỉ đạo. Tất cả những người đi bầu chỉ biết làm theo. Dân đã có câu: “Đảng cử, dân bầu,” như vậy thì ta hô “dân làm chủ,” nhưng thực ra chỉ có Đảng làm chủ thôi.

- Tuyên bố cho “ứng cử tự do,” nhưng không một ứng cử viên tự do nào được độc lập. Kết quả thường chỉ có vài người, gọi là ứng cử tự do, nhưng thường là không bao giờ trúng được.

- Chế độ “hiệp thương” ở Mặt trận Tổ Quốc là một chế độ chắt lọc rất hữu hiệu để gạt tất cả những người ứng cử tự do không để họ có cơ hội lọt vào danh sách. Ai cũng biết thế, nên nhiều người dù có muốn ra làm việc cho dân cho nước, cũng chán nản mà co lại không muốn đua tranh. Việc quy định ở Quốc hội, chỉ có 80% đảng viên là chứng tỏ một thiện chí của Đảng. Nhưng thế giới họ nhận xét: 70 triệu dân chỉ có 20% đại biểu trong quốc hội, còn 2-3 triệu đảng viên lại có đến 80% đại biểu. Đó không phải là họ nói xấu, họ kích động, mà họ nói lên một sự thật. Theo cách nhìn của họ, ta không tán thành cách nhìn đó, nhưng cũng chẳng làm cách nào thay đổi được sự thật đó.

Đó là chủ yếu nói vế cuộc bầu cử Quốc hội, nhưng chế độ bầu cử của ta ở trong Đảng hay ngoài Đảng, ở bất cứ cấp nào cũng đại khái thế cả. Tuyệt nhiên, không thể coi đó là một chế độ bầu cử dân chủ.

Tôi đề nghị một chế độ bầu cử, ứng cử có mấy điểm như sau, tạm đặt tên là “BẦU CỬ NHIỀU VÒNG” có thể thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành:

1 - Việc giới thiệu ứng cử viên, không nên hạn chế ở một số cơ quan có quyền lực, mà nên thực hiện: nhiều vòng giới thiệu:

Vòng một: Công bố yêu cầu của ứng cử viên (thay cho đề ra tiêu chuẩn) tôi xin nói sau, yêu cầu mọi người có liên quan giới thiệu danh sách. Tất nhiên sự giới thiệu sẽ đưa ra một số lượng khổng lồ. Ví dụ cần có 10 người, thì danh sách giới thiệu có thể lên hàng ngàn.

Vòng hai: Trên kết quả của sự giới thiệu đó, công bố rộng rãi (đến khắp mọi người có liên quan) và yêu cầu nói rõ là chỉ cần bầu có 10 người vậy mọi người giới thiệu hãy lựa chọn trong số hàng ngàn người đó lấy ra một danh sách độ 30 người. Và yêu cầu giới thiệu lại lần thứ hai một danh sách 30 người.

Sau khi trưng cầu thế rồi, tất nhiên danh sách vẫn có thể có quá nhiều, đến 80-100 thì lại trưng cầu lần thứ ba, yêu cầu mọi người căn cứ vào danh sách đã tổng hợp lần thứ hai, chọn một danh sách giới thiệu 10 người. Sau đợt này thì số danh sách còn lại độ 20-30 người hoặc 40-50 người là một số lượng có thể chấp nhận, đưa ra thành danh sách bầu cử. Tất cả mọi bước đều làm công khai, tất cả mọi người đều biết và đều theo dõi được quá trình.

Như vậy là tất cả cử tri tham gia lập danh sách ứng cử viên, mà không phải bất cứ một sự hiệp thương nào, ở cơ quan nào cả. Cơ quan tổ chức, hoặc cơ quan bầu cử chỉ còn việc thẩm tra tư cách và yêu cầu của một số ứng cử viên có hạn, và không còn phải vắt óc tìm ứng cử viên. Như thế mới bỏ được tư tưởng “cơ cấu” mà vì theo tư tưởng đó nhiều khi mọi người phải bầu những người hoàn toàn không xứng đáng. Vòng 3, vòng 4 là sự bầu cử trên một danh sách mà tất cả các cử tri đã tham gia cân nhắc và chọn lựa.

2 - Về cái gọi là tiêu chuẩn ứng cử viên, tôi đề nghị bỏ khái niệm tiêu chuẩn vì đã là tiêu chuẩn thì phải đong đếm được, đằng này nêu những tiêu chuẩn với một con người cụ thể mà có nhiều cách trình bầy khác nhau thì nó rất mơ hồ và rất không chính xác, nó chỉ thích hợp với sự tùy tiện của những người có quyền lực quyết định: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn,” thay vào đó nên đề ra “yêu cầu,” đại để như:

Yêu cầu về đức:

- Không phản quốc, không phạm tội, hoặc đã phạm tội nhưng đã được xóa án

- Có tinh thần tận tụy với công việc

- Có tinh thần tích cực học tập luôn cầu tiến

- Có tinh thần khiêm nhường, thân ái và quý trọng mọi người

- Ăn ở tử tế với “ng bà, cha mẹ, vợ con, và những người xung quanh.

- Hiểu biết và tôn trọng đạo lý làm người

- Có lòng trung thực, năng động trong công việc, biết chịu trách nhiệm về ý kiến của mình

Yêu cầu về tài

- Có trình độ học vấn, có trình độ kiến thức, chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn

- Có tinh thần khiêm tốn, trách nhiệm cao đối với công việc

- Có năng lực thuyết phục và động viên, thu hút mọi người say sưa với công tác chung.

- Có chính kiến rõ ràng về các công việc mình phụ trách.

- Về tuổi, nên yêu cầu đối với cấp toàn quốc, đại biểu cần trên 40 tuổi, đối với cấp dưới và cơ sở, yêu cầu trên 30 tuổi, không nên tính chuyện “cơ cấu” những người ứng cử trên dưới 20 tuổi, thực chất là hình thức thực hiện trẻ hóa một cách máy móc.

Những yêu cầu trên không cần phân ra phần đức phần tài, vì theo yêu cầu đó đều là những yêu cầu về phẩm chất một cán bộ lãnh đạo và quản lý, những phẩm chất đó đều cần có những chứng thực cụ thể: thể hiện trong hành động hàng ngày của công việc đang phụ trách, ý kiến dư luận của những đồng nghiệp và của những công nhân viên dưới quyền, tuyệt nhiên không thể là một nhận xét suông của một người hay một cơ quan nào!

- Những người ứng cử tự do, được quyền độc lập với các cơ quan quyền lực, tùy theo sự quan trọng của từng cơ quan từng cấp mà người ấy ứng cử, người ấy phải được một số chữ ký ủng hộ việc ứng cử của người ấy. Sau đó tên người ấy được nhập vào danh sách giới thiệu và được tham gia lựa chọn qua các vòng.

Như vậy mới thật cụ thể cái gọi là “làm chủ của dân.” Nhân dân thực sự tham gia giới thiệu người ứng cử và được bầu cử thực sự tự do, thực sự có sự làm chủ, sự lựa chọn của mình. Thực hiện việc này chỉ cần thời gian chuẩn bị lâu hơn, còn không có bất cứ sự bất tiện và sự giả dối nào.

Thực hiện việc dân chủ còn nhiều việc phải làm. Trên đây là hai việc có thể làm được ngay và hoàn toàn có thể làm được không có bất cứ một sự phiêu lưu, mạo hiểm nào. Nếu ta thật sự tin vào nhân dân, thì ta không sợ bất cứ một ý kiến xấu nào được dân chấp nhận, không sợ dân bỏ qua một âm mưu nào bằng lời và bằng người của các loại kẻ địch.

Tất nhiên còn rất nhiều việc làm để hoàn thiện một nền dân chủ mới, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhưng đây là hai việc cụ thể cần làm ngay và có thể làm được ngay, ít nhất là nó ngăn ngừa được những suy nghĩ và hành động làm tổn thương đến nền dân chủ của chúng ta mà bác Hồ và toàn dân ta đã tốn bao xương máu để xây dựng nên như ngày nay. Cần rất thấm thía sâu sắc lời nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là:

“Độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa.”
Muốn có tự do, hạnh phúc phải có dân chủ!

Trần Độ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn