BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73318)
(Xem: 62232)
(Xem: 39420)
(Xem: 31166)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lãnh đạo có học và vô học

15 Tháng Tám 200012:00 SA(Xem: 1458)
Lãnh đạo có học và vô học
52Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
43
Singapore là một hòn đảo nhỏ, có diện tích lớn hơn đảo Phú Quốc Việt Nam không nhiều lắm. Singapore không có đất đai màu mỡ, tài nguyên cũng không có, thế mà ngày nay lợi tức bình quân mỗi người dân của Singapore là 15500 dollars một năm, còn cao hơn lợi tức đầu người của Anh Quốc, một nước từng bảo hộ Singapore.

 Tại sao Singapore lại có được bước tiến diệu kỳ này? Tất cả những câu trả lời cho sự kỳ diệu của nền kinh tế của Singapore đều quy về một người : đó là thủ tướng tài ba, có học Lý quang Diệu. Ông Diệu là một luật sư tốt nghiệp tại đại học danh tiếng Cambridge của Anh quốc. Ông cầm quyền cai trị Singapore trong ba chục năm và đã đưa Singapore từ một đảo quốc nghèo nàn trở thành một nước giàu mạnh. Không những giàu mạnh về kinh tế, những mặt an ninh xã hội, đạo đức của Singapore cũng thuộc loại tuyệt hảo khiến các nước Tây phương bây giờ cũng muốn qua nghiên cứu mô hình Singapore. Là một người có học và yêu nước, ông có một chính sách kinh tế, chính trị khôn ngoan để dìu dắt đất nước Singapore đi lên và ông đã thành công rực rỡ.

 Một trường hợp ví dụ điển hình nữa là nước Peru, một nước chỉ rộng hơn tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ chút xíu. Cách đây hơn mười năm xứ Peru rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị trầm trọng. Các du kích thân Mao đã tấn công cảnh sát , quân đội từ những vùng ngoại ô . Tại thủ đô Lima ,ngày nào cũng có chuyện nổ bom trong xe xảy ra. Lạm phát hàng năm lên hơn 3000 phần trăm. Nói chung nhu yếu phẩm như gạo và dầu ăn đều thiếu trầm trọng.

 Ngày nay xứ Peru là một xứ có một nền kinh tế thị trường ổn định lành mạnh, tệ nạn ma túy bị tiêu diệt đến tận gốc rễ, du kích thân cộng bị đập nát tan tành, không còn phá rối phá hoại được như ngày xưa, chính sách kinh tế thị trường đã mang lại kết quả rõ rệt là đời sống kinh tế ngày càng đi lên rõ rệt. Sản lượng quốc gia tăng 7 phần trăm mỗi năm.

 Chiếc đũa thần nào đã làm thay đổi bộ mặt của xứ Peru, biến Peru từ một nước nhiễu nhương, nghèo yếu trở thành một nước an ổn, trù phú. Câu trả lời đều phải quy về chính sách điều hành đất nước khôn ngoan, sáng suốt của tổng thống Alberto Fujimori, một con người có học. Ông Fujimori là một giáo sư đại học, ông hiểu được bệnh tình kinh tế và chính trị của Peru. Với một chính sách mạnh dạn, khéo léo,ông đã đem đất nước Peru ra khỏi bờ vực thẳm. Mặc dù là người gốc Nhật, ông được người dân Peru bầu làm tổng thống trong 2 nhiệm kỳ và vừa mới đắc cử thêm nhiệm kỳ thứ ba. Ông xứng đáng với sự tin yêu của người dân và ông đã hoàn thành trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước.

 Hai trường hợp thành công của Lý quang Diệu và Fujimori cho thấy là muốn đưa một đất nước chậm tiến đi lên, căn bản là người lãnh đạo phải có học. Có căn bản học vấn thì người lãnh đạo mới có cái nhìn sáng suốt về hiện tình đất nước và từ đó mới có thể đề ra một chính sách hợp lý hợp tình để tạo sự trù phú cho đất nước về mặt kinh tế, ổn định về chính trị.

 Có người phê phán là Lý quang Diệu và Fujimori có cách hành xử độc tài. Thật ra hai ông có phần cứng rắn trong lúc cầm quyền, nhưng lại là sự cứng rắn cần thiết của người lãnh đạo trong đất nước quá sức rối ren. Đem nguyên hệ thống dân chủ của Âu Mỹ về áp dụng cho những nước nhược tiểu như Singapore và Peru thì chỉ làm cho tình hình đen tối thêm. Thử hỏi cái tự do xuất bản phim ảnh, báo chí khiêu dâm đồi trụy, tự do bán súng đạn đầy đường xó chợ ở các nước Tây phương có phải là thứ tự do mang về áp dụng ở những nước chậm tiến hay không?

 Mới đây có một cuộc thăm dò dư luận tại Singapore, người dân nước này cho biết họ chọn thể chế chính trị đương thời của đất nước họ chứ họ không thích cái kiểu tự do hỗn loạn của Âu Mỹ. Người dân Peru vừa mới bầu tổng thống Fujimori vào nhiệm kỳ thứ 3 cũng đã cho thấy rằng họ đồng ý với ông trong chuyện quản trị và điều hành đất nước. Sự thành công đưa đất nước Peru đi lên trong mười năm qua đã chứng tỏ ông Fujimori đã đi con đường đúng. Mô hình dân chủ Âu Mỹ nói chung là tốt đẹp nhưng khi đem áp dụng vào những nước khác với những điều kiện phong tục kinh tế khác nhau thì chưa chắc gặt hái được kết quả như ý muốn. Ăn thua là sự tài giỏi của người lãnh đạo có hoc, họ biết cho dân cái gì và nghiêm cấm cái gì. Cái cứng rắn cần thiết trong chuyện trị dân của người có học khác hẳn độc tài cọng sản trong đó những người lãnh đạo là những người vô học.

 Cứ nhìn Việt Nam với Hồ chí Minh và sau này là Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, Kampuchia với Pol pot, Cu ba với Fidel Castro, Iraq với Saddam Hussein thì sẽ thấy xã hội Việt Nam, Kampuchia , Cuba,và Iraq tan nát đau thương vì những tên lãnh đạo là những tên vô học. Và đúng như ông bà mình ngày xưa vẫn thường nói “ Nhất bất học, bất tri lý” có nghĩa là: không có học vấn thì không biết chuyện gì ở đời cả. Nói chung những tên lãnh tụ nói trên chưa có tên nào tốt nghiệp trung học, nương theo đà phong trào giải phóng dân tộc chúng đã lên cầm quyền và vì bản chất vô học, chúng đã cai trị đất nước trong sự mù quáng, ngu xuẩn thô bạo.

 Nếu hai nhà đại khoa bảng yêu nướcï Phan chu Trinh và Phan bội Châu thành công trong chuyện đánh đuổi giặc Pháp để rồi từ đó xây dựng chính quyền nội địa cho nước Việt Nam thì làm sao người dân Việt Nam lại phải bị đày đọa giết chóc của cuộc Cải cách ruộng đất như tên bồi tàu vô học Hồ chí Minh đã từng làm. Chắc chắn hai cụ Phan sẽ xây dựng một xã hội dựa trên căn bản đạo lý truyền thống của dân tộc và không bao giờ có những chính sách ngu xuẩn hại dân, hại nước như bọn lãnh đạo vô học Bắc bộ phủ đã từng làm. Lịch sử nước Việt Nam đúng là quá sức bất hạnh để bị một bọn vô học lưu manh Cộng sản cướp chính quyền để rồi từ đó cướp luôn quyền làm người, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của toàn dân. Xã hội Việt Nam bây giờ như một nồi cám heo và tạo thành hai giai cấp như nhà thơ Nguyễn Duy đã mô tả một cách mỉa mai chua xót như sau:

 “ Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng

 Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn “

 ( Trích từ bài thơ “ Nhìn xa từ tổ quốc “ ).

 Điếm cấp cao đây chính là bọn Đảng viên cao cấp đầu nậu vô học. Đất nước dĩ nhiên lãnh đủ hậu quả của chính sách cai trị ngu xuẩn của chúng: kinh tế thì chậm phát triển, xã hội thì tội ác leo thang, đạo đức suy đồi. Không có học làm sao chúng có được sự sáng suốt để từ đó có một chính sách thực dụng để trị nước, an dân. Làm sao chúng có được kiến thức của Lý quang Diệu và Fujimori để đem đất nước đi lên? Đất nước cứ mãi u mê ngàn năm theo bọn lãnh đạo ngu xuẩn vô học này. Chúng luôn đàn áp những tiếng nói của lương tâm và lẽ phải của giới sĩ phu có học khi họ đưa ra những để nghị cải tiến đường lối xây dựng đất nước vì chúng sợ những người có học yêu nước này sẽ là mối bất an cho địa vị mà chúng đang có.

 Hãy nhìn người trí thức yêu nước Nguyễn mạnh Tường với hai bằng tiến sĩ mà cả cuộc đời bị vùi dập dưới chế độ của hai tên vô học Hồ chí Minh- Lê Duẩn, rồi ngày nay người trí thức Hà sĩ Phu đang chịu đầy đọa dưới chế độ cai trị của tên vô học Lê khả Phiêu thì đủ thấy rằng chế độ cũa những tên lãnh đạo vô học luôn trù dập những người có học muốn cống hiến sở học của mình để xây dựng đất nước.

 Ở đây cũng cần nói thêm là trong lịch sử Việt Nam có những vị vua ít học nhưng vẫn xây dựng đất nước được trù phú vì họ tuy ít học nhưng họ trọng dụng người có học. Vua Quang Trung giỏi về đường võ bị, đường thao lược và tuy ông là người ít học nhưng biết dùng người có học. Chuyện ông mấy lần đến vời La Sơn Phu Tử ra giúp nước là chuyện sử sách còn ghi chép. Đó là đặc điểm của người anh hùng đời xưa. Vua Lê Lợi cũng vậy, cái sự học của ông không cao, bản chất ông chỉ là một điền chủ , nhưng ông biết dùng người học rộng tài cao Nguyễn Trãi để rồi thành công trong chuyện đánh đuổi quân Minh và xây dựng nên nhà Hậu Lê. Còn bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thì vừa thất học lại vừa trù dập những người có học nên đất nước giờ này mới tan thương, rách nát.

 Đừng bao giờ mơ tưởng làû những tên lãnh đạo vô học này sẽ trao quyền hành để trao cho những người có học lãnh đạo đất nước. Chức vụ cầm quyền là nồi cơm của chúng và chúng phải giữ với bất cứ giá nào dù sự tồn tại của chúng làm đất nước điêu linh đói khổ. Không có học làm sao chúng biết liêm sĩ, làm sao chúng hy sinh địa vị của mình để cứu đất nước. Con đường duy nhất để chúng ra đi là con đường lật đổ và dĩ nhiên là hầu hết phải sử dụng đường lối bạo động vì không còn cách nào hơn. Phải nhớ rằng giới lãnh đạo vô học này luôn nắm truyền thông, báo chí nên mọi tiếng nói lẽ phải chống lại chúng đều bị bóp nghẹt từ trong trứng nước cho nên không thể dùng diễn đàn truyền thông để hạ bệ chúng được. Chúng chỉ xuống ngôi khi có người hất chúng xuống mà thôi. Thật ra, cho dù chúng có nguyện vọng cải tiến đất nước thì với bản chất vô học, chúng cũng chẳng biết phải làm cái gì. Khi xã hội xào xáo, nhiễu nhương, người dân nổi dậy vì cơm không có ăn, áo không đủ mặc vì những chánh sách cai trị ngu xuẩn của chúng thì chúng chỉ còn một ngón nghề duy nhất của kẻ vũ phu thấtâ học là đàn áp. Dĩ nhiên là chúng nhân danh tổ quốc để làm chuyện khốn nạn đó.

 Ngục sĩ Nguyễn chí Thiện có một bài thơ tên " Biển đã mênh mông" trong đó ông nói đến cái xã hội Việt Nam man rợ dưới sự cai trị rừng rú của đám lãnh đạo Việt Nam vô học tàn ác.

 Biển đã mênh mông, sông đã dài

 Người nhỏ bé lại còn phóng đại

 Gọi sông biển là Trường giang, Đại hải!

 To, to thêm, nhỏ, càng nhỏ lại

 Ôi, những vùng tim óc bán khai.

 Sóng dữ tha hồ man dại

 ( 1972)

 Mặc dù điều kiện tiên quyết để người lãnh đạo đưa đất nước đi lên là phải có học vấn cao, nhưng bên cạnh đó người lãnh đạo cần phải có lòng yêu nước chân thành, không ham tư lợi thì mới làm tròn nhiệm vụ đưa đắt nước đi lên. Có học mà không có căn bản đạo đức, có học mà không có hạnh kiểm tốt thì chỉ hám danh hám lợi , thì trước sau gì cũng sẽ hành xử như một số bác sĩ và dược sĩ Việt Nam gian lận Medicare ở Mỹ cách đây không lâu làm xấu hổ cả đồng nghiệp lẫnø đồng hương.

 Nói tóm lại, lãnh đạo có học đưa đất nước đi lên, lãnh đạo vô học đưa đất nước đi xuống. Đây là một chân lý của thời đại mà người Việt Nam, nếu mộtù ngày nào đó có điều kiện sử dụng lá phiếu để bầu người lãnh đạo đất nước thì chớ đừng bao giờ quên rằng yếu tố có học của ứng cử viên là một yếu tố tối quan trọng để quyết định vận mạng kinh tế và chính trị của một nước.

Lawndale, một chiều đầu hạ oi bức giữa tháng
8-2000.
Trần viết Đại Hưng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn