BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 80049)
(Xem: 63743)
(Xem: 41250)
(Xem: 32829)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Những Kẻ Cơ Hội Cầm Bút

17 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 1353)
Những Kẻ Cơ Hội Cầm Bút
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Hiện nay, bọn cơ hội lũng đoạn Đảng nhiều như cỏ dại, còn người chính trực yêu nước thương dân thì quá khan hiếm. Bọn sâu mọt, chúng là những con sâu được nuôi béo nhờ chế độ, là những kẻ cơ hội, đang từng ngày từng giờ đục khoét, hủy hoại đất nước. Hình ảnh của Đảng Cộng sản giờ đây như một thân cây yếu ớt mục rỗng từ bên trong.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu có một câu thơ nổi tiếng: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.” Đạo trước hết là đạo lý làm người, phải có lòng yêu nước, yêu đồng bào. Sau đó mới là đạo đức xã hội, đó là những chuẩn mực mà giai cấp thống trị áp đặt lên ý thức hệ. Người làm trái đạo không ai khác chính là những kẻ cơ hội, chúng là những “thằng gian” mà ngòi bút phê phán của cụ Nguyễn Đình Chiểu đã đả kích mạnh mẽ.

Khi những kẻ cơ hội cầm bút, chúng sẽ thao túng dư luận, đổi trắng thay đen, còn những người cầm bút có lương tâm thì luôn chịu sự điều khiển, khống chế của bọn chúng, cuối cùng cũng trở thành cơ hội. Nhìn vào sự “lớn mạnh” của báo Công An nhân dân, báo An ninh thế giới do Thiếu tướng công an Nguyễn Hữu Ước, lãnh đạo của Nguyễn Như Phong làm tổng biên tập, ta có thể thấy Nguyễn Như Phong và ê kíp ăn ý của ông ta đã và đang khống chế dư luận, liên tục viết bài vu khống xuyên tạc những nhà đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền. Vậy thì ai sẽ dùng ngòi bút để đả kích những kẻ gian đó?



Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã phải từ bỏ nghiệp Quan trường để có thể toàn tâm toàn ý cầm bút. Muốn phê phán thói hư tật xấu của chế độ, thì trước tiên phải từ bỏ cái chế độ đó, phải không thương tiếc mà đoạn tuyệt với những thành kiến trói buộc tư tưởng, trói buộc ngòi bút. Ngày nay, hàng trăm tờ báo lớn nhỏ ở Việt Nam đều là báo nhà nước, ăn cơm của nhà nước, nghĩa là trở thành công cụ tuyên truyền của Đảng nhằm phục vụ và bảo vệ chế độ. Người cầm bút dũng cảm nhất cũng chỉ dám viết phê phán trên tinh thần xây dựng, chứ mấy ai dám dũng cảm viết để “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” như cụ Nguyễn Đình Chiểu. Cho nên toàn bộ nền báo chí Việt Nam đã bị lũng đoạn bởi những kẻ cơ hội, và một trong những người tiêu biểu không ai khác chính là Nguyễn Như Phong, Phó tổng biên tập báo An ninh thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong những nạn nhân của Nguyễn Như Phong, đã từng viết về y như sau: “Nguyễn Như Phong đang đẩy báo An ninh thế giới vào vòng tội lỗi; Càng giẫy giụa điên cuồng, thì càng dấn sâu vào tội lỗi, Phong cần bình tâm sám hối để nhận cho ra cái bản chất xấu xa của mình mà cải sửa. Việc làm của Nguyễn Như Phong chẳng những đã tự bôi lên mặt mình một vết nhơ nhục nhã không biết đến bao giờ mà còn làm cho làng báo Việt Nam phải xấu hổ lây…” Nguy hiểm hơn, Phong còn có tội với nước với dân, bởi vì những bài báo của Phong và những bài được viết dưới sự khống chế của Phong đã làm tổn hại đến uy tín và danh dự của những người yêu nước, không chỉ những nhà Dân chủ yêu nước từng bị Phong xúc phạm trong loạt bài báo nổi giận, mà cả những đồng nghiệp cũng ghê sợ Phong.

Một đồng nghiệp sau khi đọc các bài báo của Phong đã nhận xét như sau: “Tôi thông cảm và chia sẻ với những nạn nhân của Phong vì con người Phong thì nhiều người biết, Phong hãm hại không chỉ một người mà nhiều người, kể cả đồng nghiệp của mình. Phong là người cơ hội, song ông ta lại được sủng ái, đó mới là điều đáng buồn.” Đúng là Phong đã hãm hại rất nhiều người, ông ta bôi đen hình ảnh của những nhà Dân chủ yêu nước, nhằm đánh bóng tên tuổi mình.

Gần đây dư luận trong và ngoài nước đã truyền rộng rãi bài viết của bà Trần Thị Lệ, mẹ của Luật sư Lê Thị Công Nhân, đưa ra Ý kiến về bài báo ‘Lại một kiểu “đâm bị thóc, chọc bị gạo” của Nguyễn Như Phong đăng trên báo An ninh thế giới số 701 phát hành ngày Thứ Bảy 27/10/2007, bà đã khẳng định: “Tôi không khỏi bất bình vì một số chi tiết được tác giả đề cập đến không đúng sự thật. Với bài viết có nhiều chi tiết sai lệch như vậy tôi không khỏi có suy nghĩ là tác giả đã bịa đặt có ý đồ nói xấu chúng tôi nhằm mục đích để không ai tin, nghe chúng tôi nữa và tác giả cố ý làm cho độc giả bất bình chống đối chúng tôi. Do sự phát hành rộng rãi trong nước cũng như ngoài nước nên những chi tiết sai lệch trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với uy tín và niềm tin của dư luận đối với gia đình chúng tôi.” Và bà đã đề nghị: “Vì vậy từ đây về sau tôi đề nghị ông Nguyễn Như Phong kiểm tra kỹ bài viết của mình trước khi đưa đăng báo. Đó là việc luôn cần có đối với một nhà báo có nghiệp vụ và có lương tâm.”

Do cơ hội và làm việc cẩu thả, bài báo của Nguyễn Như Phong tung ra trên An ninh thế giới mắc rất nhiều sai phạm: Sai phạm trong nghiệp vụ báo chí, sai phạm về đạo lý… và mắc ít nhất là hai tội theo quy định của bộ luật hình sự: Tội vu khống (Điều 117 ), tội làm nhục người khác (Điều 116 - Bộ luật Hình sự). Những sai phạm rất nghiêm trọng của Nguyễn Như Phong làm dấy lên sự công phẫn và khinh bỉ trong dư luận xã hội.

Việc bài báo cẩu thả khi đưa ra các dẫn chứng thì còn có thể châm trước, vì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của tác giả có hạn. Đúng như lời nhận xét của đồng nghiệp, Phong chỉ giỏi hãm hại người khác, giỏi vu khống xuyên tạc, có lẽ ông ta được đào tạo để làm việc đó. Trong bài báo, ông ta đã khẳng định Việt Nam có tự do Tôn giáo và đưa ra hàng loạt các con số để dẫn chứng cho sự lớn mạnh của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Liệu khi nói về sự “lớn mạnh” của Đảng Cộng sản, ông ta có nêu lên con số tương tự như vậy không? Sức mạnh của một tổ chức không phải ở số lượng, chính Đảng Cộng sản khi lãnh đạo toàn dân kháng chiến chỉ có vài nghìn đảng viên, vậy mà vẫn đi đến thắng lợi. Ngày nay, hơn 2 triệu đảng viên Đảng Cộng sản không còn xứng đáng với vai trò lãnh đạo, Đảng chỉ giống như một cơ thể ăn bám ghê sợ trùm lên mình xã hội Việt Nam mà thôi.

Ngay bản thân ông ta cũng chưa hiểu đầy đủ và đúng đắn về vấn đề Tôn giáo và Nhân quyền, liên tục đưa ra những luận điệu cũ rích và nhàm chán, thậm chí còn tự mâu thuẫn với chính mình. Một mặt ông ta khẳng định Việt Nam không vi phạm nhân quyền, bộ máy công quyền của Việt Nam không xâm phạm các quyền tự do cơ bản của người dân. Mặt khác ông ta bảo vệ quan điểm cho rằng “tại sao họ (người Mỹ) lại dám ngang nhiên áp đặt quốc gia này hay quốc gia khác phải đi theo cái đường lối tôn giáo và nhân quyền của họ”, ông ta viết: “Từ thực tế hoạt động của đoàn “Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ”, đặc biệt là thái độ thiếu thiện chí của một vài thành viên trong đoàn, chúng ta càng thấy rõ đây là một âm mưu nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo và nhân quyền để phá hoại mối quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Âm mưu của họ trong chuyến đi này chính là nhằm kích động các hoạt động chống đối, phá hoại đất nước của một số người mang danh hoạt động tôn giáo.”

Thứ nhất Nhân quyền không phải là quyền do người này áp đặt cho người khác, cũng không phải do quốc gia này áp đặt cho quốc gia khác, mà là quyền bình đẳng tạo hóa ban cho tất cả mọi người trên thế giới, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc gia hay xã hội… Thứ hai nếu chính quyền không xâm phạm các quyền cơ bản đó của con người thì không ai có thể lợi dụng hay có ý đồ áp đặt quan điểm Nhân quyền nhằm mục đích chống phá được. Ông ta đã tự mâu thuẫn khi đưa ra kết luận: Người Mỹ lợi dụng việc Việt Nam “có nhân quyền” để áp đặt nước ta đi theo đường lối “không có nhân quyền” của Mỹ. Thật là một quan điểm ngu dốt, ấu trĩ. Chắc hẳn kiến thức lịch sử của ông ta có vấn đề, thêm vào đó là trình độ lý luận quá yếu kém chưa vượt qua sơ cấp..!

Nước Mỹ là một nước tự do, bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, đồng thời là bản tuyên ngôn nhân quyền sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh từng đi nhiều nước trên thế giới, được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của văn minh phương Tây. Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp và Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình thay đổi nhận thức của Hồ Chí Minh; Sau này khi viết tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh đã “trích dẫn” lời bất hủ của hai bản tuyên ngôn trên. Đó là quá trình tiếp thu tự giác, là sự giác ngộ chân lý, chứ tuyệt nhiên không phải do người khác áp đặt quan điểm và đường lối, lại càng không phải do quốc gia này áp đặt cho quốc gia khác. Vậy thì tại sao tác giả Nguyễn Như Phong lại quá cẩu thả khi vội vàng kết luận: “Nước Mỹ vi phạm nhân quyền ghê gớm nhất” và họ “Chân mình thì lấm bề bề, lại còn đốt đuốc đi rê chân người”.

Nguyễn Như Phong là người cầm bút vừa không có “tài” vừa không có “tâm”, vậy mà ông ta lại là lãnh đạo của một tờ báo có uy tín và tên tuổi, như vậy đủ để thấy nền báo chí Việt Nam đã xuống dốc như thế nào. Báo chí giờ đây chỉ còn có chức năng phản ánh một cách thụ động, hoàn toàn mất sức chiến đấu. Đảng xiết chặt việc kiểm duyệt báo chí đến nghẹt thở, khiến người cầm bút không còn tự do để sáng tác, chỉ còn biết viết theo ý chí chủ quan của cấp trên. Các chiến dịch tuyên truyền kích động trong rộng rãi dư luận, nhằm bôi đen hình ảnh của các nhà tiên phong đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền, cũng không nằm ngoài mục đích trên, báo chí trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ cái chế độ đã thối nát.

Nguyễn Như Phong là một con sâu trong rất nhiều con sâu, chúng bu chặt lên cơ thể vốn đã yếu ớt của dân ta, chúng hút máu và tiêm vào các chất độc nhằm làm cho dân ta yếu ớt, nhụt chí và ươn hèn. Tại sao Việt Nam không thể như Nhật Bản và Hàn Quốc, tại sao ý chí tiến thủ của dân tộc ta bị thui chột, và người dân Việt Nam có dám đứng lên để đòi quyền lợi cho mình hay là cam chịu an phận thủ thường, chấp nhận trong bất mãn cái ách cai trị độc tài đã hơn 30 năm nay. Nếu những ai còn hoài nghi thì xin hãy lắng nghe lời nói chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: “Đối với tôi bây giờ, không nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ chỉ dám sống không hơn một sinh vật bình thường là bao nhiêu; không nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ chỉ biết úp mặt vào hạnh phúc riêng của gia đình mình mà quên mất nghĩa vụ đối với đất nước với đồng bào, với các thế hệ con cháu mình…

Ngày nay, Đảng Cộng sản đã biến chất thành một tập đoàn cơ hội, không còn là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, không xứng đáng là người lãnh đạo. Các lực lượng vũ trang trở thành kẻ phản bội nhân dân, trung thành mù quáng với Đảng, còn báo chí thì góp phần làm cho chế độ ngày càng thối nát hơn.

Khi những kẻ cơ hội cầm bút, sẽ có những người dũng cảm đứng lên để phản bác chúng. Chiến thắng trên mặt trận lý luận chính là tiền đề để có những chiến thắng tiếp theo trong thực tiễn. Chúng ta sẵn sàng đấu tranh trực diện với bộ máy tuyên truyền của Cộng sản, sẵn sàng đón nhận những đợt tấn công mới từ phía họ. Chiến thắng sẽ thuộc về người nắm chính nghĩa.

Viet Nam, ngày 17 tháng 11 năm 2007
Trần Quốc Hiền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn