BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39399)
(Xem: 31151)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trận Không chiến sau cùng của Hải Quân Việt Nam Cọng Hòa (HQ1)

01 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 3050)
Trận Không chiến sau cùng của Hải Quân Việt Nam Cọng Hòa (HQ1)
52Vote
40Vote
34Vote
20Vote
10Vote
3.76
Một kỷ niệm khó quên với Nguyễn văn Lượng, Thủ Khoa Khóa 26 Võ Bị .
 Cuối tháng Ba năm 1975, các mặt trận miền Trung đã trở nên vô cùng sôi động, tin thất thủ dồn dập gởi về thủ độ Saigon vẫn đó, Hòn Ngọc Viển Đông như ngạo nghể thách thức cùng quân xâm lược cs...Trần Khánh Dư (HQ4) đang đại kỳ - sửa chửa dài hạng) tại Hải quân Công Xưởng. Tôi trở về nhà người anh con bạn dì, cư ngụ trên đường Nguyễn thiện Thuật SG. Mặc dù tin chiến sự miền Trung dồn dập báo về, nhưng SG vẫn còn yên tỉnh lắm, trên đường rời khỏi BTL. HQ, tôi ghé vào HQ1 (Khu Trục Hạm Thần Hưng Đa,o - Soái Hạm của HQ Viêt. Nam) thăm bạn Lượng (Thủ Khoa K26). Tưởng cũng nên nhắc lại, HQ1 vừa xong đại kỳ, chuẩn bị lên đường viễn dương, đang cập tại cầu "B" bến Bạch Đằng. Bạn bè vừa gặp nhau, hàn huyên, bổng tôi nghe có tiếng máy bay vần vủ trên bầu trời, và tiếng còi báo động từ BTL/HQ.

 


Hôm đó tôi nhớ không lầm là ngày 8 tháng 4 năm 1975, đã gần 1/4 thế kỷ, nhưng dư âm tiếng máy bay gầm thét xen lẩn tiếng đại pháo, như lúc nào cũng còn phản phất đâu đâỵ..Được tin từ BTL/HQ, có máy bay VC tấn công Saigon. Anh em chúng tôi lúc đó đã vào ngay vị trí các khẩu đại bác phòng không của HQ1. Tôi tuy không phải là SQ trực thuộc của HQ1, nhưng là SQ HQ hiện diện tại đơn vị bạn, cũng đã vào ngay vị trí tác chiến. Tình hình vô cùng khẩn trương, BTL/HQ ra lệnh cho chiến hạm tác xạ trực tiếp vào các máy bay trên không phận SG lúc bấy giờ. Tôi quan sát trên vòm trời SG hướng về phía trung tâm thành phố, lúc bấy giờ đang xuất hiện nhiều phi cơ, hình như là A37 của Không quân VN. Mặc dù chưa nhận diện phi cơ là của bạn hay địch, nhưng tôi có cãm tưởng đây là phi cơ của kẻ thù. Các khẩu đại bác 40 ly của HQ1 đã bắt đầu nhả đạn trên không phận SG., Nguyễn văn Lượng lúc bấy giờ là SQ trực của HQ1. Như đã nói lúc trước, tôi không thuộc SQ cơ hửu của HQ1, nhưng trách nhiệm của một SQ, đã đóng góp thật là tích cưc. trong cuộc không chiến sau cùng này của HQ/VNCH. Hàng loạt đại bác nổ vang cả một vùng trời, lần đầu tiên cũng là lần sau cùng tôi tham dự trận không chiến của HQVN. Lằn đạn đan nhau san sát trên không trung hướng về phi cơ địch, đột nhiên chú ng tôi thấy xuất hiện một phi cơ C130 bay về hướng phi trường, xuyên qua làn đạn, rất may là không có việc gì xảy ra cho chiếc phi cơ bạn này.

Trước hoả lực khá hùng hậu từ các chiến hạm HQ trên bến Bạch đằng, những chiếc A37 do tên Trung uý Nguyễn thành Trung (viên phi công nằm vùng VC, mà tôi biết được sau này, qua báo chí và đài phát thanh SG) chỉ huy, đã phải đổi hướng bay, tìm cách tránh lằn đạn, và sau cùng đã phải bỏ dở công tác dội bom của hắn ta vào các vùng đông dân trên thành phố SG....

Cuộc giao tranh ngắn ngủi chưa đầy nửa giờ đồng hồ, nhưng đã mang lại cho tôi một niềm hảnh diện vô biên, mình đã đóng góp một phần vào cuộc phản công mãnh liệt nhằm bảo vệ cho đồng bào thân yêu của thành phố SG không bị kẻ thù tự do oanh kích. Nếu không có các lực lượng hải pháo của HQ yễm trợ, không biết là số thiệt hại cho đồng bào thân yêu sẽ thế nào.

Rất tiếc, những ngày tháng sau cùng của VNCH, vì cuộc chiến xảy ra rất nhanh, nên những chiến công hiển hách của HQ Việt nam đã không được nhắc đến một cách trang trọng...
Giã từ Nguyễn văn Lượng, trở lại đơn vị, không ngờ vài tuần lễ sau, VNCH đã thất thủ và con tàu HQ1 cũng đã làm được chuyến viễn dương đâù tiên cũng là cuối cùng (sau cuộc đại kỳ), đã mang trên hàng ngàn đồng bào thoát khỏi thủ đô yêu dấu trong ngày 30-4-75.

 


 

Được biết chiếc Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư HQ4, đơn vị sau cùng của tôi đã lọt vào tay quân thù, nhưng trên 25 năm nay, theo lời cựu trung tá Vũ hửu San, vị Hạm trưởng sau cùng, thì chiếc KTH này đã "không phục vụ" cho cs. Không biết lúc rời khỏi chiến hạm, vị hạm trưởng này đã phá hủy con tàu thế nàọ..

....Và cuộc lưu vong của tôi bắt đầu từ đó....

nguyentm

 

 

 

 

 



Bổ túc tài liệu:

 

Các bạn K26.

 

Khi bạn TMN viết chuyện bắn A-37 do tên phi công phản bội F-5 Nguyễn thành Trung tấn công phi trường Tân Sơn Nhất; tôi xin góp ý thêm về tài liệu lịch sử nàỵ

 

Nguyễn thành Trung có thân nhân hoạt động cho CS: không hiểu sao vẫn đươ.c chọn đi học lái F-5 tại Mỹ.Trở về nước, hắn đươ.c móc nối làm nội tuyến. Khi phi trường Phan Rang lọt vào tay Cộng quân , hắn lái phi cơ đáp xuống phi trường nàỵ Chính hắn đề nghị tấn công phi trường Tân Sơn Nhất để gây hỗn loạn thêm cho QLVNCH. Hắn gom góp đươ.c 5 chiếc A-37 cuả không quân ta bỏ lại và huấn luyện các phi công miền Bắc vừa di chuyển vào. ïTuy thời gian ngắn nhưng các phi công Bắc rất kinh nghiệm chiến đấu với không lư.c HK đã biết cách lên, xuống,thả bom, quan trọng nhất là cách thoát ra phi cơ khi bị bắn trúng.

 


Tôi không nhớ rõ ngày Trung dẫn 5 chiếc A-37, bay từ Phan Rang tấn công Sài Gòn.Đài radar cuả không quân dò đươ.c tín hiệu cuả 5 chiếc này có hỏi nơi xuất xứ. Nhưng Trung im lặng vô tuyến. Không Quân ta quá bận rộn lẫn hoang mang. Nghĩ là phi cơ bạn nên không báo động.

 

 

 

 

 

 

 


 






Năm chiếc A-37 đã tấn công Tân Sơn Nhất thành công, gây thiệt hại khá nặng cho không quân ta. Phòng không tuy có phản ứng song quá trễ. Trung dẫn toán phi công Bắc trơ? về Phan Rang an tòan.

Về khả năng phòng không cuả QLVNCH rất yếụHK không dư. trù quân Bắc không dám tấn công miền Nam bằng không quân do đó trong phần viện trơ. vũ khí chống phi cơ họ không chú trọng tới những vũ khí loại này. Cả quân đội VNCH chỉ có 3 tiểu đoàn M-42 súng 40 mm, hai nòng chia đều vùng 1, 2, 3. Vùng 4 không có,ngoài ra không quân đươ.c trang bị một số xe GMC mang đại liên 12.7 mm bốn nòng. Không có phi đạn phòng không (SAM:Surface to Air Missile). Chế tạo vội vã cho kịp trận chiến Cao Ly (Triều Tiên),Quân đội HK đặt hai khẩu đại bác 40mm song song trên thân chiến xa M-41,đặt tên khác là M-42 Duster.

Cả 3 tiểu đoàn này chia nhau rải rác từng trung đội hai chiếc một nằm bảo vệ phi trường hay các cầu trọng yếu và trư.c thuộc binh chủng pháo binh. Hoả lư.c phòng không quân Bắc rất mạnh. Riêng các trung đoàn SAM đã có tới hơn một chục trung đoàn. Hầu hết là SAM-3 có tầm bắn 32 km.Về các loại súng phòng không có đại bác 100 mm,85mm,57mm,37 mm,23mm. Đại liên 14.5mm,12.8mm.....Ngoài ra bộ binh còn có phi đạn chống phi cơ cầm tay SA-7 rất hữu hiệu để chống trư.c thăng và các phi cơ có tầm bay thấp.

Thủy Nguyễn 26
Tham khảo:

VNAF A-37Bs attack Tan Son Nhut air base

 

 

 



By Nghia T. Ta


The attack took place in the early evening April 28, 1975. A flight of three A37Bs from Phan Rang AB (already captured by the NVA) were enroute to Tan Son Nhut. The flight did not attempt to contact the tower and started to bomb the parked aircraft right away. It was around dinner time so there wasn't much activity at Tan Son Nhut. The flight was led by Nguyen Thanh Trung who had bombed the presidential palace weeks earlier. The wingmen were Lt. Ky and Lt. On from the 516th Fighter Squadron. My uncle friend, Capt. Nguyen Bay, has trained these two pilots as they came from an observation squadron flying O-1E. Capt. Nguyen Bay said that these two pilots were stuck in Da Nang when the city fell. They were forced to fly this mission. Also on board (in the right seat) were pilots from the North Vietnamese Air Force. The bombing destroyed some transport aircraft. There was return fire from ARVN anti aircraft artillery. but none of the attacking planes were hit.




Vo Giap congratulates Nguyen Thanh Trung after the attack. (Photo: VPAF museum).

After taking over SVN, the Communists forced some of the VNAF pilots and maintenance personnel to train them on the left behind aircraft. One VNAF C130 pilot told me that he was forced to translate the C130 flight manuals into Vietnamese. The Communists would reportedly fuel the aircraft with just enough fuel so the pilots couldn't escape to neighboring countries. However, there was one incident where a UH-1H had escaped to Thailand. The VNAF pilot and the rest of the Communist crew had agreed to flee. 1st Lt. Ho Kim Hai who flew UH1 out of Pleiku AB. As the VC advanced south in March 1975. His squadron was moved to Can Tho to regroup. When SVN was lost, Lt. Hai was forced to train the VC pilot on the UH1s. On March 1976, Lt. Hai stole a UH-1 along with a VC crew. First, he flew the UH-1 to a predetermined landing spot to pick up his wife and four kids before heading to Chantaburi, Thailand (I presume that he did not have enough fuel to fly farther than that). Lt. Hai is now an electrical engineer working and residing in San Jose, CA.


 

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Chín 20117:00 SA
Khách
phản động thì vãn là phản động thôi
17 Tháng Ba 20117:00 SA
Khách
Tướng giỏi,bình hùng lại được trang bị đến tận răng cộng với sự chi viện tối đa của quan thầy,hung hăng mấy chục năm trời tàn sát mấy triệu người Việt Nam vô tội chưa biết chán ư ??? Bọn ba que ăn hại như đám sâu bọ ký sinh dưới gót giầy của ngoại bang đã cuốn theo quân xâm lược cút khỏi mảnh đất đau thương này. Không biết nhục sao mà còn bay ra cái trò này nọ??? Chúng mày lại bán rẻ Đất nước này cho bọn chó Tầu nữa hả?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn