BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tuyên bố phản đối quyết định thu hồi tiêu hủy sách của bộ Văn Hóa Thông Tin Việt Nam

01 Tháng Hai 200212:00 SA(Xem: 1054)
Tuyên bố phản đối quyết định thu hồi tiêu hủy sách của bộ Văn Hóa Thông Tin Việt Nam
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Ngày 15-1-2002, báo Sài Gòn GP đưa tin : “Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Phan Khắc Hải vừa ký Quyết định số 12/QĐ-BVHTT về việc thu hồi tiêu hủy một số cuốn sách xuất bản lưu hành trái pháp luật gồm: Suy tư và ước vọng của Nguyễn Thanh Giang; Đối thoại năm 2000Đối thoại 2001 của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân; Gửi lại trước khi về cõi của Vũ Cao Quận; Nhật ký rồng rắn của Trần Độ. Đây là những cuốn sách đã vi phạm Điều 22 của Luật Xuất bản và Điều 7 Nghị định 79/CP. Tại Điều 2 của Quyết định nêu rõ: các cơ quan chức năng xem xét và xử lý đối với tác giả của các cuốn sách theo quy định của pháp luật.”

Cho đến hôm nay (1-2-2002), mặc dù chưa nhận được văn bản Quyết định 12/QĐ-BVHTT, chúng tôi, hai tác giả của Đối thoại năm 2000Đối thoại 2001, vẫn thấy cần phải đưa ra trước công luận bản Tuyên bố phản đối này để tránh những điều ngộ nhận, đồng thời cũng nhằm dối thoại với ông Thứ trưởng Phan Khắc Hải là người đã thừa lệnh Bộ VHTT ký quyết định này.

Như tên gọi, đây là hai tác phẩm được gửi đi vào đầu năm 2000 và đầu năm 2001. Đối tượng gửi : đ/c Tổng bí thư và Bộ chính trị, anh em bạn bè thân thiết đang công tác hoặc đã hưu trí và tất cả những người tâm huyết quan tâm đến vận mệnh của Dân tộc và Đất nước đang sống ở trong nước hoặc ở hải ngoại. Hai tác phẩm dày khoảng hơn 300 trang khổ A4, soạn thảo bằng máy vi tính và in bằng máy in la-de (laser), nhân bản bằng máy phô-tô-cop-py. Nội dung hai tác phẩm đề cập đến nhiều nhiều người, nhiều việc, nhưng tập trung xoay quanh vấn đề chủ yếu sau đây:

Kiến nghị về việc tổ chức đối thoại rộng rãi và công khai giữa các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước với các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là những người trí thức chân chính hiểu rõ nguyện vọng và tiêu biểu cho trí tuệ của Nhân dân, nhằm khắc phục mọi trở lực đang kìm hãm sự nghiệp dân chủ hóa và phát triển Đất nước,khơi thác toàn bộ tiềm năng và tiềm lực khẩn trương xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh theo lời di chúc đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thỏa nguyện khát vọng ngàn đời của Dân tộc, đặng sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. ”



Theo chỉ thị của TBT Lê Khả Phiêu, hai cuộc thảo luận về tác phẩm Đối thoại năm 2000 đã được tổ chức tại Ban Tư tưởng-Văn hóa trung ương và Hội đồng lý luận trung ương vào tháng 6-2000 tại Hà Nội. Các buổi thảo luận đựơc ghi nhận là đã diễn ra trong không khí dân chủ, thân mật và thẳng thắn. Đối với những vấn đề chưa có sự nhất trí thì các đại biểu đều được quyền bảo lưu để suy nghĩ thêm và thảo luận tiếp vào thời điểm thích hợp. Những suy nghĩ tiếp của chúng tôi đựơc trình bày trong Đối thoại 20001 và một vài tác phẩm khác, đặc biệt là trong Thư ngỏ gửi đ/c TBT Nông Đức Mạnh.

Vậy mạn phép hỏi:

- Ông Phan Khắc Hải đã đọc kỹ hai tác phẩm Đối thoại chưa và ông dựa trên cơ sở nào để ký quyết định thu hồi và thiêu hủy?

- Ông P.K.Hải gọi hai tập Đối thoại là”sách”. Vậy thử hỏi “sách” này do nhà xuất bản nào biên tập và chúng được in ti-pô hay ôp-sét tại nhà in nào? Đã có điều luật nào quy định gọi những tập tư liệu hoặc bản thảo in bằng máy in la-de là “sách”? Và đã không thể gọi những thứ này là “sách” thi liệu có thể áp dụng Luật xuất bản vào đây được không, thưa ông Thứ trưởng P.K.Hải?

Theo đúng tinh thần Hiến pháp và Luật hình sự, người công dân có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Vậy suy nghĩ và viết ra những suy nghĩ của mình rồi trao đổi với mọi người hoặc gửi cho các đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sao lại có thể vu cho ngưòi ta là vi phạm pháp luật? Ngay cả khi người ta có ý kiến sai cũng chẳng có quyền buộc tội, huống chi ngưòi ta có ý kiến xây dựng. Khi chúng tôi thấy một số giáo sư, tiến sĩ có những luận điểm sai lầm lại “phát tán”, lưu hành công khai trong các hội thảo khoa học hoặc trên kỷ yếu, báo chí quốc doanh . . . , chúng tôi cũng chỉ có quyền viết bài phê phán, chứ không thể lộng hành cho mình cái quyền đề nghị thu hồi hay tiêu hủy. Ngay mấy ông trong Ban soạn thảo văn kiện Đại hội IX vừa qua có nhiều quan điểm sai lầm hoặc bất cập, chúng tôi cũng chỉ giữ quyền thảo luận một cách thân ái chứ đâu dám kiến nghị kỷ luật hoặc xét xử các ông.

Mạn phép hỏi thêm ông P.K.Hải: Ý kiến của ông về tập tham luận (50 bài) của Hội thảo Gia Long và hai tập sách kỷ yếu của Hội thảo Việt-Nhật thì như thế nào? Chẳng lẽ những tập sách xuyên tạc lịch sử dân tộc một cách trắng trợn như thế lại được hưởng quyền tự do xuất bản và lưu hành?

Và chưa kể còn những tập “sách” cực kỳ độc đáo và độc hại như tập Hồi ký của Trần Quỳnh, ý kiến của ông Hải và Bộ Văn hóa-Thông tin như thế nào? Khi đọc tập Hồi ký của Trần Quỳnh chúng tôi thấy tác giả xuyên tạc nhiều sự kiện lịch sử, bôi nhọ nhiều nhân vật lịch sử như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh . . . , lại dám cả gan xúc phạm cả Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi có chất vấn đ/c Nguyễn Đức Bình lúc bấy giờ là Uûy viên BCT phụ trách công tác văn hóa-tư tưởng:”Tại sao anh lại cho lưu hành tập Hồi ký của Trần Quỳnh?” Đ/c Bình có thanh minh rằng không hề cho phép lưu hành. Nhưng chúng tôi cũng chẳng thấy có quyết định nào thu hồi và tiêu hủy. Vậy Bộ VHTT nể ông nguyên Phó thủ tướng hay cũng tán thành những luận điệu sai trái và hỗn xược của Trần Quỳnh? Dù đồng quan điểm hay bao che thì cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng Bộ VHTT hành xử như thế là phi đạo lý và phi pháp lý!

Tóm lại, chỉ cần xem các ông cho tự do xuất bản, lưu hành những loại sách nào và thu hồi tiêu hủy những loại sách nào, công luận trong nước và thế giới có thể hiểu khá chính xác các ông là những người như thế nào! Muốn chứng minh rằng mình xứng đáng là hậu duệ của Tần Thủy Hoàng thiết tưởng cũng chẳng có gì là vẻ vang! Các ông nên nghĩ lại: đảo ngược lại cách hành xử hiện nay, kịp thời thu hồi những quyết định sai trái và ban hành những quyết định đúng pháp lý và đạo lý. Nếu các ông không còn đủ bản lĩnh và năng lực để làm chuyện đảo ngược cần thiết đó thì chắc chắn Nhân dân phải làm thôi. Mong sao Nhân dân đảo ngược một cách hòa bình để Đất nước thoát nhanh mọi nghèo nàn, lạc hậu nhục nhã mà hội nhập một cách vẻ vang cùng Nhân loại. Để cho có sự công bằng, mong các ông vui lòng cho phép chúng tôi nộp đơn kiện ông Thứ trưởng P.K.Hải như đã kiện ông Bộ trưởng Lê Minh Hương và ông Tổng cục trưởng Mai Liêm Trực. Nếu quốc gia không xử được, hẳn phải nhờ đến quốc tế phán xử; nếu đời nay không xử được, hẳn phải nhờ đến con cháu đời sau phán xử. Sai lầm mà không biết sám hối thì nhất định không trốn tránh được Ngày phán xử cuối cùng.

Một lần nữa, chúng tôi cực lực phản đối lệnh thu hồi tiêu hủy sách rất trái pháp lý và đạo lý của Bộ VHTT! Chúng tôi trân trọng kiến nghị Thủ tướng Phan Văn Khải xem xét và ra lệnh cho Bộ VHTT thu hồi và tiêu hủy bản Quyết định sai trái này.

TP Hồ Chí Minh, 1-2-2002
Trần Khuê – Ng.T.Thanh Xuân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn