BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 72809)
(Xem: 62102)
(Xem: 39197)
(Xem: 31055)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Xuất bản ở xứ Thiên đường

22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 907)
Xuất bản ở xứ Thiên đường
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sau hơn một năm gửi bản thảo cho nhà xuất bản, cuối cùng thì cuốn “Tiền để làm gì” của Chủ tịch cũng đã có mặt trên các hiệu sách trong cả nước vào đầu xuân này. Cầm đứa con tinh thần của mình trên tay mãi mới nhận ra, bởi sự cắt xén đầy thương tích.



Bìa cuốn sách “Tiền để làm gì”

Do bản tính háo danh, thích khoe khoang với bạn bè những gì mình suy ngẫm, mỗi khi có tác phẩm mới hoàn thành, Chủ tịch thường mang đến nhà xuất bản. Cuốn sách đầu tiên mà Chủ tịch viết xong mang tên: “Cuộc khủng hoảng đã được báo trước” nói về cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 9 bảy, thế kỷ trước.

Có lẽ, hồi đó Phan Thế Hải chỉ là cái tên tiểu tốt vô danh nên không mấy ai để ý. Biên tập viên Hùng Lê xem xong, viết tờ trình rồi được cấp giấy phép. Sách ra đời, không ngờ chỉ hơn tháng sau, bán hết veo. Không ít người đọc xong còn gửi thư theo đường bưu điện tới nhà xuất bản, cám ơn, bày tỏ này nọ, cảm động bỏ mịa. Giờ đọc lại cuốn ấy, thấy đầy sạn, may mà bạn đọc độ lượng, không có mấy người chê.

Thừa thắng xông lên, Chủ tịch cắm cổ viết tiếp cuốn hai mang tên: “Đặng Tiểu Bình- Nhà cải cách kinh tế hàng đầu thế kỷ XX”. Một số người xem tiêu đề cho đây là cuốn sách nịnh Tàu, không đọc kỹ, nhưng thực chất đây chỉ là cách mượn chuyện người, nói chuyện ta. Cách này cụ Nguyễn Tiên điền đã làm từ thế kỷ thứ XVIII. Bắt chước Cụ, Chủ tịch lấy chuyện của Đặng ở xứ mẫu quốc, nói về nền kinh tế xứ ta, dẫu có biến tấu chút ít nhưng thực chất chỉ là bản sao.

Cuốn này viết xong từ năm 2 ngàn, gửi nhà xuất bản TN, Biên tập viên đọc khen hay nức nở, nhưng rồi, qua Giám đốc xuất bản Ngợi Bùi vừa mới dính vụ “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, suýt bị mất chức nên không dám cho in. Kết quả của tâm lý “kinh cung chi điểu” đó là cuốn này phải mất gần năm sau mới ra mắt với nội dung bị cắt bỏ nhiều đoạn. Cũng may, sự cắt bỏ đó chỉ bỏ bớt những đoạn hay nhưng cơ bản vẫn giữ được hồn cốt. Đó là cuốn sách về kinh tế được tái bản đến lần thứ X, oách phết.

Sau đó Chủ tịch có xuất bản thêm dăm cuốn nữa cũng đều chịu chung số phận. Việc viết sách, in ra chỉ mong mang điều tốt cho cộng đồng mà bị gây khó dễ như vậy nên Chủ tịch mới tìm hiểu về luật chi phối việc này. Từ năm 1957, thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà của ông Cụ đã ký Sắc luật số 003/SLT ngày 18-6-1957 về quyền tự do xuất bản. Theo đó, Điều 1 của luật ghi rõ: Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Tất cả các xuất bản phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản, trừ trong tình thế khẩn cấp, nếu Chính phủ xét cần.”

Nước Mỹ ở bên kia bán cầu vốn nổi tiếng là nơi tôn trọng quyền tự do báo chí xuất bản cũng chỉ thoáng đến thế là cùng. Thế nhưng, chuyện nước Mỹ và chuyện của xứ Thiên đường ta là hoàn toàn khác nhau. Không ít tổng biên tập các báo, các giám đốc nhà xuất bản chịu khiển trách, kỷ luật, thậm chí mất chức chỉ vì cho xuất bản các tin bài, ấn phẩm đụng chạm đến tín ngưỡng của Tiệc ta. Thậm chí có đ/c giám đốc còn nói với Chủ tịch rằng, thường nhận được điện thoại của một lực lượng an ninh an niếc gì đó nhắc nhở rằng, cần phải lưu ý với những tác phẩm của Phan Thế Hải…

Hồ tỉnh trưởng, bạn Chủ tịch nói: Tớ bị điều ra trung ương (thực chất là giáng chức) chỉ vì bị Bí thư tỉnh uỷ kết luận là “chệch hướng”. Tìm kiếm trong các văn bản luật, chẳng có điều khoản nào quy định về tội “chệch hướng” cả. Cũng không ai quy định hướng này là hướng nào, chuẩn mực ra sao, nhưng khối kẻ bị nhốt vào ngõ cụt chỉ vì cái phán xét vu vơ ấy của lãnh đạo Tiệc.

Trở lại cuốn “Tiền để làm gì”, tên ban đầu của nó là “Tiền chẳng để làm gì”. Chủ tịch hơi băn khoăn chút vì tite như thế dễ bị người ta hiểu nhầm là phủ nhận vai trò của tiền bạc. Đem băn khoăn này trao đổi với Biên tập viên, lập tức nó biến thành cái tên như hiện nay. Võ Thị Xuân Hà bảo: Tên anh đặt như thế nghe ngông nghênh, hợp với tính cách của anh hơn, sao lại bỏ chữ chẳng đi! Thấy Xuân Hà nói có lý, đích thân Chủ tịch đến nhà xuất bản bảo: Giữ nguyên tên cũ, Biên tập viên bảo: Không được anh ạ, bọn em đã cắt rồi.

Lại nữa, sách là tập hợp những bài viết ở các thời điểm khác nhau. Mỗi thời điểm, có một số thông tin ở thời điểm ấy, tỷ như giá vàng, giá ngoại tệ, rồi các sự kiện. Chính vì vậy, sau mỗi bài viết, Chủ tịch thường để dấu mốc thời gian như: 02/2011, để bạn đọc dễ đối chứng, suy ngẫm. Tất cả những thông tin này bị cắt cụt.

Chưa hết, những thông tin hồi âm của bạn đọc, dài đến dăm chục trang. Đó là sự tương tác giữa người viết và người đọc, thể hiện quan điểm đa dạng của họ. Sau mỗi phản hồi đều có tên, địa chỉ người viết. Những thứ này cũng bị cắt. Kết quả của thành tích cắt gọt này là, bản thảo ban đầu dài khoảng 400 trang, nay sách xuất bản chỉ còn hơn 300.

Một đứa con tinh thần, phải có đủ tay, chân mặt mũi. Nhiệm vụ của người biên tập như bà đỡ, rửa ráy, son phấn cho nó thì làm cho nó đẹp hơn. Còn cắt xém đến què quặt thì không còn là việc của bà đỡ nữa rồi, mà đó là việc của đồ tể. Phải chăng đây cũng là chuyện chỉ có ở xứ Thiên đường.

Phan Thế Hải

22-02-2011

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn