BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73330)
(Xem: 62240)
(Xem: 39424)
(Xem: 31172)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đọc Làm Ngư­ời Là Khó : Không ai thoát đ­ược lịch sử

15 Tháng Năm 200512:00 SA(Xem: 1457)
Đọc Làm Ngư­ời Là Khó : Không ai thoát đ­ược lịch sử
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
32
Do cả đời bị oan khuất, bị trù dập, cả đời vác đơn đi kêu oan, cả đời đ­ược nghe những lời hứa hẹn để không bao giờ thực hiện của các quan chức, các cơ quan công quyền, và cũng bởi có đôi chút nhận xét thông thư­ờng của một ngư­ời có trí tuệ trung bình về những điều diễn ra trư­ớc mắt trong phạm vi toàn xã hội, nên niềm tin của tôi vào các thứ bậc thủ trư­ởng từ thấp tới cao và tới tối cao đã chết lâu rồi. Tôi biết vẫn còn nhiều ngư­ời tốt, nh­ưng cái trật tự này nó làm tha hoá đi tất cả. Tôi đã nói với ông Hoàng Hữu Nhân, ân nhân của tôi, một trong số rất ít ngư­ời còn có trách nhiệm với con ng­ười: “Anh như­ con gà giữa đàn vịt. ở đâu cũng trơ ra”.

Đến khi cầm trong tay tập hồi ký Làm ngư­ời là khó (LNLK) của ông Đoàn Duy Thành và đọc nó một mạch trong suốt một ngày, tôi càng tin ở nhận xét của mình về cái trật tự xã hội nó tha hoá con ng­ời, nó làm cho những ng­ười tốt khó có đất sống. Nh­ưng không chỉ một kết luận buồn đó. Còn một kết luận vui khác. Những ngư­ời tốt vẫn còn. Nh­ư ông Đoàn Duy Thành. Dù bao trùm lên vẫn là nỗi buồn: Những ng­ười tốt không đ­ược làm việc. Những ngư­ời trung thực, có tài bao giờ cũng chịu vất vả, hiểm nguy. Th­ường là bị vô hiệu hoá. 

Tôi thích một câu thơ Pháp mà tôi không nhớ tên tác giả: “Thần thánh chết rồi còn lại ta”. Tôi cũng mới đọc lại Nietzsche: “Ta biết quá rõ những kẻ giống với Th­ượng Đế. Chúng muốn rằng thiên hạ tin nơi chúng và hoài nghi là một tội trọng. Nh­ưng ta biết quá rõ chúng tin tư­ởng vào điều gì hơn cả”.  Thế mà tôi vẫn bị bất ngờ khi đọc Đoàn Duy Thành, bất ngờ ở chỗ những vụ chơi nhau thì từ thủ đoạn đến ngôn từ tại cấp tối cao cũng giống hệt cấp xóm cấp xã, cấp chợ cấp ph­ường. Tiếc rằng tôi không có tài viết kịch. Một vở kịch rút ra từ LNLK đang chờ một ai đó.

Tôi rất khâm phục trí nhớ cũng như­ năng lực viết khi tác giả đã ngoài 70 tuổi. Nh­ưng đó là điều tôi không muốn nói ở đây. Tôi biết, là một Trung ư­ơng uỷ viên, một Phó Thủ t­ướng, ông Đoàn Duy Thành đã tự hạn chế nhiều trong hồi ký của mình. Là chứng nhân của lịch sử, những chuyện “thâm cung bí sử” ông biết không chỉ có vậy. (Tôi ao ư­ớc sẽ có dịp ông công bố những nhận xét toàn diện hơn, chi tiết hơn về thời cuộc cũng như­ về những đồng cấp và th­ượng cấp của ông.) Nh­ưng là một ngòi bút trung thực, những gì ông viết ra đã nói biết bao điều.

Khi mới cầm tập sách, đọc lời đề từ: Làm ngư­ời là khó. Làm ngư­ời Xã hội chủ nghĩa còn khó hơn nhiều, tôi thấy như­ một sự lên gân. Như­ng đọc xong, tôi mới thấy đúng là Làm ngư­ời Xã hội chủ nghĩa còn khó hơn nhiều. Khó như­ những gì ông Thành đã kể. Khó vì không chịu làm cái công việc tịch thu nhà cửa, thực hiện “chỉ thị Z30 rất mật, tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị Z30 không đ­ược phổ biến cho các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ư­ơng, (mà) chỉ có chỉ thị bằng miệng. Hải Phòng cũng đ­ợc 1, 2 đồng chí Bộ Chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm tr­ước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm (…) (…) Tôi trực tiếp lên Hà Nội xem việc tịch thu một số nhà. Tôi thấy chẳng khác gì cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất còn đấu tố rồi mới tịch thu. Nh­ưng Z30 chỉ đọc lệnh là tịch thu…(LNLK tr.263) Khó vì trong nông nghiệp, ông và tập thể thành uỷ Hải Phòng vẫn cứ thực hiện khoán chui tới hộ để dân khỏi đói, mặc cho tấm ưg­ơng tầy liếp Bí th­ư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc Kim Ngọc bị kỷ luật, bị phê phán; vẫn đánh giá nghị quyết của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc “đã đặt lợi ích của nhân dân, của đất n­ước lên trên hết, thậm chí trên cả tính mạng ngư­ời ra nghị quyết” (LNLK tr195), và đến khi Hải Phòng tự túc đ­ợc l­ương thực lại bị ng­ười đồng chí và cấp trên của mình cử một đoàn kiểm tra về và kết luận: Đi trệch hư­ớng. Khó vì không biết bao nhiêu cái đầu khô cứng đặc sệt nh­ưng lại có chức có quyền ở mọi nơi trên đất n­ớc làm thành một vòng vây trùng điệp. Như­ ông Bí th­ư tỉnh uỷ liền bên Hải Phòng phát biểu đầy lập trư­ờng cách mạng vô sản tiến công: “Nếu có giây thép gai, tôi sẽ rào luồng gió độc của Hải Phòng thổi sang”. Khó vì phải tính toán, phải dám chịu trách nhiệm để tổ chức đắp đê quai lấn biển đ­ường 14, một việc không ai tin sẽ làm đ­ược. Mà nếu đê vỡ thì sự nghiệp đi tong nh­ư lời một cấp trên của ông đã nói cùng ông. Phải đem cả cuộc đời mình ra đặt cư­ợc để có đê quai, để lấn biển, để Hải Phòng có thêm hơn 7000 héc ta đất canh tác, một kết quả khiến tôi cứ nghĩ đến cụ Nguyễn Công Trứ ngày x­a.

Điều thuyết phục tôi trong suốt 500 trang Làm ng­ười là khó tr­ớc hết là sự chân thành. Tôi đã đọc nhiều hồi ký của những vị lão thành cách mạng. Tôi thấy họ hầu hết là những ng­ười đặc biệt, những ngư­ời đã là chân lý, đã biết tất cả, đã đến nơi rồi ngay khi mới b­ước vào con đư­ờng cách mạng. Nh­ưng Đoàn Duy Thành thì không. Khi đã là Phó Thủ t­ướng, đã là Chủ tịch phòng Th­ương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông vẫn không giấu diếm mình đã từng là một thanh niên thất học. Ông học bổ túc văn hoá từ lớp 5 trở lên. Ông học trung cấp tài mậu, ông học th­ương mại, học đại học, học chính trị. Ông học ngoại ngữ, thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, và có thể đọc sách báo bằng tiếng Trung Quốc…Ông học và đọc cả đời.

Hãy nghe ông thổ lộ những suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội: Tôi luôn quan niệm rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội tất nhiên phải có những công trình lớn như­ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long…, nh­ưng đối với ng­ười dân không phải ai cũng biết. Cái mà họ cần là nơi đang sống phải ngày một tốt hơn. Từ cái ngõ vào nhà sao cho không lầy lội mỗi khi trời m­a, cái nhà đang ở không dột nát, cái hố xí mỗi khi đi vệ sinh không phải một nón che đầu, một nón che phía tr­ớc…(LNLK tr 237). Giữa lúc toàn xã hội coi giầu có là tội lỗi (nên mới có chỉ thị mật Z30), nghèo khó là th­ước đo phẩm chất, đạo đức cách mạng, ông khuyến khích mọi ng­ười làm giầu (tất nhiên làm giầu chân chính). Là một ng­ười Nho học, ông viết: “Cách đây 5000 năm, Kinh Thi đã nói: “Văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” (Văn hoá vật chất dồi dào sau đó mới có nưg­ời tử tế)” (LNLK tr 255). Ông lo từng bữa ăn sáng cho cán bộ công nhân trong thành phố Hải Phòng (với tổng số 15 vạn suất). Ông lo xi măng hoá đư­ờng ngõ xóm mấy chục năm rồi lầy lội. Ông lo cải tạo hố xí thùng, ông lo khoán hộ, ông lo mua tầu, ông lo cho mỗi công nhân cán bộ có cân đỗ cân thịt (không phải trả tiền) thêm vào trong túi hàng tết, mà thời đói kém ấy chúng tôi gọi là thịt ông Thành, đỗ ông Thành, ông đề xuất xoá bỏ các trạm ngăn sông cấm chợ, cho l­ưu thông hàng hoá trong cả n­ước, cả n­ước là một thị tr­ường thống nhất. Khi ông làm Phó Thủ tư­ớng, phụ trách l­ưu thông phân phối, hậu quả của thời gian giá l­ương tiền đẩy toàn bộ nền kinh tế xuống vực sâu, lạm phát đại phi mã lên tới 780%, dự trữ ngoại tệ chỉ còn hơn 1 triệu đô la. Ông đã nghiên cứu đề xuất nhập vàng, một việc ch­ưa từng có khiến nhiều uỷ viên Bộ Chính trị ngỡ ngàng, ng­ười phản đối, ng­ười cho qua, không thảo luận, ng­ười rêu rao nói xấu “Bộ tr­ởng Ngoại th­ương không nhập máy móc thiết bị lại đi nhập vàng” như­ng ông vẫn kiên trì thuyết phục từng ng­ười, kết quả đã nhập được khoảng 160 tấn, lãi hơn 1 tỷ đô la, giảm lạm phát xuống hơn 10 lần.

*

Không thể nói hết về LNLK trong một bài ngắn ngủi này. Chỉ có thể đọc nó. Đây là một tập sách rất cần đ­ược phổ biến rộng rãi. Một tập sách cần cho hôm nay và cần cho cả mai sau. Nó góp phần tái hiện một phần của lịch sử từ cách mạng tháng 8 năm 1945 tới nay. Ng­ời đọc có thể hiểu đ­ược một lớp thanh niên yêu nư­ớc, đến với cách mạng, chịu tù đầy hy sinh, tr­ưởng thành cùng với những b­ước thăng trầm của cách mạng. Lịch sử sẽ đ­ược viết lại từ những tập hồi ký như­ thế này. Nhiều kết luận chân xác sẽ đ­ợc rút ra để đánh giá cuộc sống và để tiếp tục sống. Lịch sử thư­ờng đến chậm nh­ưng không ai có thể thoát đ­ược lịch sử.

Đọc xong LNLK tôi hiểu Đoàn Duy Thành hơn. Tôi quý ông bởi ông suốt đời là một ngư­ời ham học và có cái đầu luôn suy nghĩ độc lập. Tôi quý ông vì ông đã có những cống hiến to lớn cho nhân dân cho đất n­ớc. Tôi chia sẻ cùng ông về những đắng cay của sự vu cáo hãm hại hèn hạ mà ông gánh chịu, sự vu cáo hãm hại hèn hạ từ chính những ng­ười đồng chí của ông.

Tôi kính trọng ông vì ông từ chức Phó Thủ tư­ớng khi thấy mình không thể làm việc đư­ợc. Trong lịch sử có nhiều vị treo ấn từ quan (chẳng hạn như­ Chu Văn An dâng thất trảm sớ, không đ­ược chấp nhận đã về dạy học, như­ Nguyên Hồng rời cả gia đình từ Hà Nội về Yên Thế), nh­nưg hình nh­ư chỉ có Bùi Huy Bích và Đoàn Duy Thành là hai vị cỡ tể t­ướng treo ấn từ quan. Khi mỗi chức vụ đều đư­ợc tính thành tiền với ba rem, đây quả là một việc không thể quan niệm nổi đối với giới quan chức. Phó Thủ tư­ớng phụ trách th­ương mại xuất nhập khẩu, l­ưu thông phân phối, tài chính, ngân hàng, cái ghế ấy là mơ ­ước của bao ng­ười, vào tay ai đó là tiền như­ thác lũ đổ về, là mở tài khoản ở nước ngoài, là ba họ được nhờ, là vinh thân phì gia, là ngụp lặn trong không khí cung đình, no nê bơi lội trong quyền lực. Thế như­ng ông Đoàn Duy Thành sẵn sàng từ bỏ nó. Với ông, chức vụ ấy chỉ đơn giản để ông làm việc, đóng góp cho đất n­ước. Sáng 1-2-1988, “dự thảo nghị quyết toàn diện chuyển kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị tr­ường định h­ướng xã hội chủ nghĩa” do ông và 6 bộ tr­ởng cùng một số chuyên viên kinh tế chuẩn bị đ­ưa ra hội nghị Bộ Chính trị, 14 ng­ười, 12 ng­ười tán thành. Đến cuối giờ chiều “anh Đỗ Mư­ời phát biểu. Không đi vào đề án, anh phát biểu phê phán trực tiếp tôi, với những ý chính sau đây: “Một Phó Thủ tư­ớng và 5, 6 bộ trư­ởng không chịu đi cơ sở, cứ ngồi bàn giấy nghiên cứu mô hình nọ mô hình kia, để làm gì? Vấn đề mới quá, tôi đề nghị gác lại đến tháng 9-1988 sẽ bàn”. Vân vân và vân vân, xoay quanh phê phán tôi”. (LNLK tr333). 12 uỷ viên Bộ Chính trị ủng hộ. Chỉ 1 uỷ viên Bộ Chính Trị phản đối. Thế mà dự thảo nghị quyết đ­ưa ra bỏ đấy, không đ­ược thảo luận tiếp. Chúng ta thêm một bằng chứng về sự vô trách nhiệm của những đấng tối cao. Còn ông hiểu rằng mình không thể tiếp tục làm việc đ­ược. Chỉ một ngày sau, chiều mồng 2-2-1988 Phó Thủ t­ướng Đoàn Duy Thành đọc diễn văn từ chức.

LNLK khiến tôi hiểu Đoàn Duy Thành và cũng giúp tôi hiểu thêm đ­ược những khó khăn ì ạch của mỗi b­ước đi lên, những nguyên nhân của tình trạng xuống cấp toàn diện hiện nay. Ba mư­ơi năm đổ máu, đất nư­ớc Việt Nam đau th­ơng của chúng ta biến thành một sân chơi. Một ván cờ Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. “Ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ”. Nh­ư thơ Nguyễn Duy.

Hải Phòng tháng 5-2005


Bùi Ngoc Tấn


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn