BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73317)
(Xem: 62232)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

RFA phỏng vấn Luật Sư Trần Lâm: Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”

17 Tháng Tư 200712:00 SA(Xem: 833)
RFA phỏng vấn Luật Sư Trần Lâm: Nội dung và các đặc điểm cơ bản của tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51

Chương trình trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị phần đầu cuộc trao đổi giữa Trà Mi với luật sư luật sư Trần Lâm, người công tác lâu năm trong ngành pháp lý tại Việt Nam xoay quanh đặc điểm pháp lý của “tội tuyên truyền chống nhà nước” mà hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến bị tố cáo trong thời gian gần đây, khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao.

Bàn đến khái niệm dân chủ, luật sư Lâm cho rằng điều này “còn phải chịu nhiều yếu tố chi phối, tuỳ từng địa phương, từng dân tộc, từng khu vực của thế giới. Nước này thì quan niệm như thế này, nước kia lại quan niệm thế kia.” Thế thì người dân thấp cổ bé miệng tại Việt Nam làm sao có thể tự bảo vệ những quyền tự do cơ bản quy định trong Hiến pháp?

Mời quý vị theo dõi diễn tiến tiếp theo của câu chuyện với luật sư Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa Án Nhân dân Tối cao, người có kinh nghiệm xét xử cũng như bào chữa trong các vụ án chính trị, và mới đây, vừa nhận lời làm luật sư biện hộ cho hai nhà dân chủ Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân tại phiên tòa sắp tới.

Tải xuống để nghe


Quan niệm khác nhau về dân chủ


Trà Mi: Khi luật sư nói là mỗi nước có quan niệm khác nhau về dân chủ, nhân quyền, ông nghĩ sao nếu có quan điểm cho rằng nhân quyền và dân chủ không bị giới hạn hay khống chế bởi bất cứ khái niệm về quốc gia, dân tộc, hay thể chế chính trị nào cả, nó phải được tôn trọng như nhau ở mọi nơi trên thế giới?

Luật sư Trần Lâm: Điều cô đặt ra, theo ý tôi, hàng năm cần phải ra nhiều cuốn sách cũng như cần có những cuộc hội thảo quốc tế rộng lớn thì mới giải quýêt được việc đó. Chứ ngay bây giờ, chúng tôi chỉ là những người gọi là “thực dụng” thôi mà. Làm sao bây giờ có thể trả lời những điều đó.

Cái đó xin để hoãn lại. Còn việc làm sao cho các vụ án này, người trong nước cũng cảm thấy đúng, mà người ngoài nước cũng cảm thấy không sai, tức là lời của luật sư ấy mà, làm sao cho trong nước người ta cảm thấy không phải là luật sư nói láo, mà ngoài nước thấy nói như thế cũng không phải là không đúng. Điều này khó lắm.

Trà Mi: Xin hỏi quan điểm của luật sư như thế nào đối với trường hợp của những người bất đồng chính kiến như luật sư Đài, luật sư Công Nhân, linh mục Nguyễn Văn Lý, những người đang bị giam giữ với tội danh 88?

Luật sư Trần Lâm: Xin miễn câu ấy. Câu ấy chưa trả lời được. Bây giờ tôi đang xem xem là Công Nhân với Đài sai đến mức nào, đúng đến mức nào, như thế nào là phải, có thể là không có tội hay có tội đến mức nào. Hiện nay tôi chưa tiếp cận với hồ sơ của họ. Tôi chỉ mới có một số tài liệu bên ngoài thôi nhưng cũng đã hàng gang tay rồi.

Trà Mi: Pháp luật Việt Nam quy định không ai bị xem là có tội khi chưa có bản án hiệu lực chính thức của Toà. Thế nhưng, trong nước, ngay khi bị bắt điều tra, nạn nhân đã bị xem là tội phạm và bị buộc tội công khai trên báo đài. Như vậy, giữa luật với thực tế?

Luật sư Trần Lâm: Ở Việt Nam, nguyên tắc là phải có bản án mới là có tội, thế nhưng báo chí họ cứ viết như thế chứ có phải là nhà nước bảo là có tội đâu. Nhà nước mới nói rằng có những dấu hiệu tội phạm thế này thế này, đề nghị toà xác định xem có hay không. Hiện nay đang trong giai đoạn đó, nhưng mà các báo của mình các ông cứ nghĩ ai có tội là cứ viết như thế. Chính ra những người viết báo đó cũng không hiểu các quy tắc pháp luật.

Quyền tự do cơ bản


Trà Mi: Thưa báo chí ở Việt Nam đều là của nhà nước, thì cũng phải được phép của những người có thẩm quyền mới được viết những bài đó chứ, phải không ạ?

Luật sư Trần Lâm: Đúng là những bài báo đó là phải từ các cấp thẩm quyền, chứ còn những việc đó thì ông nhà báo làm sao biết được. Chắc là phải một cơ quan nhà nước nào đó bảo ông ấy viết nọ, viết kia thì ông ấy mới dám viết. Mình phải phân biệt giữa báo chí, dư luận, và pháp luật. Pháp luật thì đã nói gì đâu nào?

Trà Mi: Thế nhưng mà cho phép báo chí tự do kết tội người khác như vậy thì đó cũng là một điều….

Luật sư Trần Lâm: Úi giời ơi, báo chí ở ta còn kết tội nặng gấp bao nhiêu lần toà án cơ. Nguyễn Văn Lý, nếu mà như báo viết ấy, thì phải bỏ tù 20 năm ấy chứ. Báo chí họ viết chính chúng tôi cũng không đồng ý cơ, nghĩa là bôi đen. Bôi đen để làm cho dư luận, mọi người thấy rằng là thế nọ thế kia. Cái đó là có.

Trà Mi: Giữa bối cảnh luật pháp ở Việt Nam chưa được áp dụng một cách triệt để vào thực tế như quy định, người dân thấp cổ bé miệng làm thế nào, có phương tiện gì để tự bảo vệ mình một cách hữu hiệu nhất, nhất là những quyền tự do cơ bản đã quy định trong Hiến pháp và Công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên?

Luật sư Trần Lâm: Đúng rồi. Thì để cho người công dân có quyền thì đáng lý ra phải có cái báo không phải của nhà nước ấy, thì chắc là có thể viết được, chứ báo của nhà nước thì làm sao họ dám viết.

Đã ăn cơm của nhà nước thì nghe thế cứ viết thế thôi. Thế còn không có cái báo khác thì làm sao mà có người bảo vệ? Thì cái đó có, đứng về dư luận thì bị một chiều chi phối, cái đó có.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những kiến thức luật sư đã chia sẻ với quý thính giả của đài. 

Trà Mi, phòng viên đài RFA

17/04/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn