BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73219)
(Xem: 62210)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Việt Nam, một trong 8 đồng minh 'đáng xấu hổ' nhất của Mỹ

02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 979)
Việt Nam, một trong 8 đồng minh 'đáng xấu hổ' nhất của Mỹ
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
HOA THỊNH ĐỐN (TH) - Việt Nam là một trong 8 nước đồng minh ‘đáng xấu hổ nhất của Hoa Kỳ,”theo đánh giá của báo phân tích chính trị nổi tiếng thế giới “Chính Sách Ngoại Giao” (Foreign Policy), số ra ngày 31 tháng 1, 2011.









Một số quan chức và ký giả của nhà cầm quyền CSVN nghe thuyết trình trên hàng không mẫu hạm USS Washington khi tàu này đi ngang vùng biển quốc tế ngoài khơi Đà Nẵng ngày 8 tháng 8, 2010. (Hình: Tuổi Trẻ)

Tám nước gọi là đồng minh của Mỹ được ký giả Joshua E. Keating xếp theo thứ tự “đáng xấu hổ” nhất với một số nhận xét bình luận về từng nước là Saudi Arabia, Yemen, Jordan, Ethiopia, Uganda, Uzbekistan, Kazakhstan và Việt Nam.

Tất cả các nước này đều có thành tích đàn áp nhân quyền, tự do tôn giáo rất tồi tệ.

Về Việt Nam, ký giả nói trên nhận xét: “Thành tích: Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất được phép hoạt động theo luật pháp qui định và lại còn chỉ định các nhà lãnh đạo của quốc gia nội trong đảng đó. Nguyễn Tấn Dũng được tái chỉ định làm thủ tướng ngày 26 tháng 1, 2011 vừa qua. Theo Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW), Việt Nam đã gia tăng đàn áp nhân quyền trong năm qua, bỏ tù các người bảo vệ quyền làm người, các người viết blogs và những người vận động chống tham nhũng. Các tổ chức tôn giáo, cả Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo, đều liên tục bị sách nhiễu. Công an tàn ác và nhiều cái chết của dân đã xảy ra khi họ bị bắt giữ là các chuyện rất phổ biến.”

“Cũng như Trung Quốc, Việt Nam lập tường lửa để lọc thông tin, ngăn cản các trang báo mạng coi như đối nghịch nhà nước và đòi các công ty cung cấp dịch vụ Internet và các quán cà phê Internet cài đặt các phần mềm kiểm soát và theo dõi khách hàng.” Foreign Policy, nhận xét.

Về sự yểm trợ của Hoa Kỳ, báo này nhận xét, “Ba mươi lăm năm sau khi chấm dứt chiến tranh và 15 năm sau khi hai bên tái lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ thấy gần gũi hơn như hiện nay. Hai nước ký hiệp ước thương mại song phương năm 2006, dẫn Việt Nam đến gần hơn Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO).”

Ý thức sự trỗi dậy của Trung Quốc, hai nước đã hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn, kể cả việc tập luyện quân sự và rất có thể có sự hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự.

Năm 2010, Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố rằng mặc dù hai nước có những khác biệt sâu xa về nhân quyền, đã đến lúc hai nước nâng mối quan hệ lên một tầng cao hơn.

Hai khuynh hướng này (nâng mối quan hệ lên và thúc cải thiện nhân quyền) có thể khó hòa hợp với nhau hơn là bà Clinton hy vọng.

Tháng 1, 2011, Hoa Kỳ đã phản đối nhà cầm quyền Hà Nội sau khi công an hành hung một nhà ngoại giao Hoa Kỳ rồi bắt giữ ông khi ông cố đến thăm một người bất đồng chính kiến nổi tiếng hàng đầu (Linh Mục Nguyễn Văn Lý ở Huế).”

Trước các hối thúc của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) do chính Quốc Hội và chính phủ thành lập, Chính phủ Hoa Kỳ vẫn từ chối xếp tên nước Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC). Quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và báo chí, quyền tự do hội họp và lập hội vẫn bị nhà nước tước đoạt. Có chăng chỉ là các cơ quan truyền thông, các tổ chức công đoàn do nhà nước thành lập, do các đảng viên đảng cộng sản nắm đầu, phục vụ nhu cầu của đảng CSVN.”

Theo sự nhận định của một số nhà phân tích chính trị, quyền hành thực sự ở Việt Nam hiện nay không nằm trong tay tổng bí thư đảng, cũng không nằm trong tay chủ tịch nước mà nằm phần lớn trong tay Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng.

01-02-2011

Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn