BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 77501)
(Xem: 63336)
(Xem: 40784)
(Xem: 32412)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đời vắng em rồi

22 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 1597)
Đời vắng em rồi
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
44
Mến tặng các bạn cùng ở tù chung trại cải tạo Bình Điền

 Theo thông lệ hàng ngày, vào mỗi buổi chiều sau ba hồi kẻng dài lê thê thì đòan tù bắt đầu thu dọn dụng cụ lao động xếp vào kho,tất cả có được khoảng nữa tiếng đồng hồ tắm rửa tại các bến tắm dọc theo con suối nhỏ , trước khi vaò trại phải qua một cuộc đếm số điểm danh . Bải tập hợp là một khoảng đất rộng nằm phía trước dưới tháp canh cao, người tù buộc phải giở mủ cúi đầu khi vào cổng theo lần lượt từng người , sau khi đã bị xục xạo khám xét khắp nơi trên cơ thể :

 “ Có thằng thượng sĩ ở chuồng cu

 Coi sóc quanh năm việc giữ tù

 La hét om sòm nghe ỏm tỏi

 Cúi đầu hạch sách lũ thất phu ! “

Bài thơ này được bác Thanh cùng đội cảm tác trong lúc xúc động nhất về thân phân người tù . Bửa ăn nào cũng vậy , chỉ quanh quẩn sắn khoai bo bo ..năm khi mười họa lắm thì mới có được một chén cơm độn , thường thì chẳng bao gìờ được no lòng ,bụng dạ cứ lơ lửng con cá vàng như mấy tiên ông đi mây về gió .Mọi chất dự trữ trong cơ thể cũng từ từ tan biến ,người tù chỉ còn lại cái xác phàm thảm nảo ,thân thể ôm tong thì vác bình đong sao nổi ? Chế độ thăm nuôi được áp dụng lại hai tháng một lần từ khi chuyển giao cho bọn công an áo vàng quản lý Niềm vui có lại là được nấu nướng linh tinh vào mỗi buổi chiều .Hầu như lần nào cũng vậy , khi ánh lửa vừa đủ bập bùng trong bếp thì Thầy lại ngâm nga một vài câu thơ nào đó , gọi là một chút cũng đủ lảng quên đời :

 “Em ơi! lửa tắt bình khô rượu

 Đời vắng em rồi vui với ai?”

Có tiếng của ai đó bên cạnh đáp lại liền

 “Em ơi lửa tắt bình khô rượu

 Đời vắng em rồi vui sắn khoai ? “

Đôi khi cao hứng Thầy hát thêm một lúc hai ,ba bài , đôi mắt nhắm nghiền laị như thả hồn về một nơi nào đó thật xa xăm mùi mẩn

 “Năm hai ngàn năm , anh còn gì ? em còn gì ?còn chăng nữa là những hư vô , còn chăng nữa …”

 Lại cũng có người tiếp Thầy :

 “ Năm hai ngàn năm tôi còn gì ..Thầy vô nhị tì …”

 Tức quá Thầy chửi đổng Ai đó ? Phá hòai !” Hì , Hì . Phê xong một tẩu thuốc lào là mọi chuyện đâu vào đó ,Thầy chẳng biết giận ai lâu và cũng chẳng ai buồn Thầy, Thầy mãi mãi là niềm vui của người tù tòan phân trại .Bề ngòai cái thân hình ốm nhom, ốm nhách, lùn tỉn, chân đi chữ bát không có vẽ nhà binh chút nào, nhưng ai cũng phải công nhận rằng Thầy là một người thông minh, nhớ dai hiếm có .Thầy thuộc nằm lòng tất cả những bài thơ văn hay tiền chiến từ cổ chí kim , Thầy có thể đọc một cách thuộc lòng từ câu đầu đến câu cuối của tác phẩm truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc ,Lục vân Tiên hay những bài thơ của các thi sĩ nổi danh như Tản Đà,Cao bá Quát, Trần tế Xương , Hồ Xuân Hương , Huyện thanh Quan ..,ngay cả những truyện kiếm hiệp như Lệnh Hồ Xung, Anh hùng Xạ Điêu .. truyệnTàu Tam quốc chí , Phong thần ,Thuỷ hử .Nói tóm laị về văn chương thi phú chẳng ai địch lại Thầy . Bên cạnh đó Thầy còn có nghề xem tướng ,xem chỉ tay cùng một bụng về các khoa tử vi, bấm độn, phong thủy .Thầy rất chịu chơi và thoải mái.Có ai nhờ Thầy , Thầy cũng sẳn lòng miễn là có chút ít quà cáp là Thầy vui lắm rồi .Bọn tôi thường hay đùa với Thầy bằng nhưng câu thơ truyền miệng sau đây:

  Có Thầy quê ở Cầu Hai

 Hành nghề bói toán tính rài hai năm

 Bấm quẻ Thầy chẳng lấy tiền

 Chút đường chút ruốt khỏi phiền tới ai

 Anh em tù chúng tôi thắc mắc về Thầy hơi nhiều , Thầy bảo năm Thầy chưa bị động viên vào lính Thầy từng là giảng viên toán của trường đại học Huế , Thầy kể một mạch những giáo sư đã dạy cùng một thời với Thầy không thiếu một ai chỉ có Thầy là anh em không biết .Có nhiều người đã từng học ở Huế cảm thấy khó chịu về những điều Thầy nói nên đã lên tiếng phản đối Thầy ,nhưng Thầy vẫn bình tỉnh cười “Hề , hề “, nếu các anh không tin tôi thì thôi .Nhưng có điều chắc chắn Thầy đã từng là giáo sư Toán , Lý hoá , văn chương tại các trường tư thục nổi tiếng ở Sàigòn , trước khi gia nhập khóa sỉ quan Dalat . Điều nầy được xác nhận qua một số đã từng là học trò cũ của Thầy hiện cùng ở tù chung trại .Thầy đã khai trong lý lịch là Thiếu tá với cắp bằng “cao học hình học “đã từng giảng dạy tại trường Võ bị quốc gia .Có lẻ tôi là một trong số ít người được cảm tình với Thầy nhiều nhất vì chúng tôi cùng xuất thân từ một quân trường, thầy hơn tôi 4 khóa .Tôi biết Thầy tại phá Tân Mỹ khi tất cả các đơn vị vùng địa đầu giới tuyến cùng ào ạt kéo về đây tìm cách ra biển lên tàu vào những ngày cuối tháng ba sầu thảm Trong bộ quân phục gọn gàng với lon đại uý sáng chói trên cổ áo ,Thầy cho tôi biết là vừa mới từ đơn vị thặng dư bổ sung ra sư đòan 1 chỉ vỏn vẹn có mấy ngày .Tôi cho Thầy tháp tùng với đơn vị để qua sông ,sau đó vì mãi bận bịu với nhiệm vụ của mình còn Thầy thì lẩn khuất trong đòan người di tản .Những người lính bị bỏ rơi lại phía sau đã trở thành “tù binh” sớm nhất vào những ngày cuối tháng ba gảy súng ấy! Gặp lại Thầy vào chiều ngày 29-3-1975 khi tất cả tù ở khắp nơi bị dẫn độ về tập trung tại căn cứ La Sơn .Vẫn dáng điệu hiền hòa từ tốn trông Thầy bình tỉnh chẳng có gì lo lắm giữa đám đông người ,Thầy móc từ trong túi aó 3 đồng tiền xu điếu để gieo quẻ âm dương sau khi đã lâm râm khấn vái nhiều lần ,Thầy cả quyết rằng Đà Nẳng sẽ không mất nêu ai đó muốn tìm cách thóat hiểm vào trong vẫn còn đủ thời giờ ,một số người nghe lời Thầy đã giả dạng thường dân trốn ra đi ,không biết số phận họ sẽ ra sao trên con đường tẩu thóat nữa chừng thì Đà Nẳng đã lọt vào tay giặc ngay vào sáng ngày hôm sau .Tuy vậy anh em tù bọn tôi vẫn tiếp tục tin tưởng vào Thầy , vì chỉ có Thầy là niềm an ủi duy nhất còn lại để tất cả bọn tôi ôm ấp một chút hy vọng mong manh

 Chúng tôi bị nhốt trong một căn cứ củ của ta , xung quanh tòan là mìn bẩy và kẻm gai chằng chịt , bọn chính quy địch vì bận rộn phải điều quân nên đã giao nhiệm vụ canh giữ chúng tôi cho mấy tên du kích , chúng tôi được thoải mái trong những ngày đầu tiên chưa ổn đinh nầy .Công việc hàng ngày là chỉ có ăn ,ngủ và nôn nóng chờ đợi tin tức gia đình .Gạo được phân phát mỗi ngày nhờ vào số dự trử còn lại của tổng kho lương thực của ta tại Phú Bài .Thức ăn tự túc mua của dân hoặc được gia đình tiếp tế .Ai muốn làm gì thì làm ,muốn nói gì thì nói ngay cả việc lẩn trốn ra ngoài cũng không mấy khó khăn .Hơn 10 ngày sau đó , tất cả bị đưa về xóm nhà dân bỏ trống tại cây số 23 thuộc quận Phong Điền .Lần nầy chúng điều đông một lực lượng canh giữ mạnh mẻ hơn vừa du kích vừa chính quy ,thẳng tay đàn áp trả thù một cách thật dã man . Thầy bảo không sao ,mọi việc rồi ra sẽ rất thuận lợi cho mình .Thầy khẳng định là Saìgòn sẽ không bao giờ mất, còn anh em chúng tôi rồi sẽ trở thành sỉ quan của một chính phủ trung lập, Bảo Đại sẽ từ Pháp về nứơc chấp chánh nay mai . Điều này rất phù hơp với sự tự thăng cấp bậc của Thầy .Vào một đêm trăng thanh gió mát Thầy kéo tay tôi ra ngòai sân, sau khi ngắm dãy ngân hà các chùm đại hùng tinh, nam tào, bắc đẩu, Thầy lâm râm khấn nguyện van vái nhiều lần , Thầy kề tai nói nhỏ với tôi “ bài mình sáng lắm , tiền hung hậu kiết “.Đêm đó nhờ Thầy tôi đã ngũ một giấc ngon lành , trong cơn mơ còn ú ớ điều đông đơn vị xung phong Nhưng rồi tình thế mỗi ngày một khó khăn tệ hại hơn khi bọn du kích địa phương đựơc lệnh mở màn những đòn trả thù hèn hạ, Chúng đi nhìn mặt từng người vào mổi chiều dẫn đi mất dạng .Hiến, Việt, Lộc, và nhiều anh em khác bị đánh hội đồng giữa thanh thiên bạch nhật ban ngày, mặt mày sưng húp, bầm tím, bằng một thứ luật rừng .Nổi lo sợ hằn rõ trên nét mặt mọi người , ăn không ngon , ngũ không yên, không biết chừng nào sẽ tới phiên mình Địch bắt đầu phấn tán mỏng người tù, hạ sỉ quan binh sỉ chuyển đến khu rừng rậm Bản Đông , Khe Tre .Cấp úy về một nơi nào đó , còn cấp tá tập họp riêng, không biết rồi số phận sẽ ra sao ? Theo Thầy đây là điềm tốt để được ưu tiên theo luật tù binh Quốc tế

 Trưa ngày 12-4-75, chiếc GMC chở đầy cứng 32 anh em chúng tôi theo quốc lộ 1 tiến ra Bắc xe mui trần, người tù không bị xiềng tay chân thoải mái Qua khỏi cầu Đập Đá, xe bị lật nghiêng vì bị một chiếc khác ngược chiều tông vào, may mắn chẳng ai bị hề hấn gì, riêng Thầy máu chảy trên trán hơi nhiều, tôi bò đến hỏi thăm, Thầy lắc đầu bảo “không sao có quới nhơn phò trợ”.Ngủ qua đêm tại trường tiểu học Hải Lăng ,sáng hôm sau đòan tù phải lội bộ lang thang, lếch thếch qua Quảng Trị., Đông Hà, theo quốc lộ 9 về Khe Xanh Lao Bảo. Đọan đường quá dài hơn hàng trăm cây số ,phải mất hơn nữa tháng trời mới đến nơi bị giam giử mới nằm sâu trong lảnh thổ biên giới Hạ Lào. Đây là vùng đất khỉ ho cò gáy, nơi giam giử các tù binh chiến tranh ta và đồng minh trước đây, có vô số nghỉa địa của bộ đội CSBV.Ngòai việc cắt tranh, chặt gổ, đốn cây,chẻ lạt, cất nhà, dựng trại, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, thi đua học tập, mổi người làm việc bằng hai,với lời thề quyết tử”Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” Người tù phải thay sức trâu cày ngựa cưởi tải hàng tấn lương thực từ một trạm giao liên xa trại hàng chục cây số Buổi sáng đầu tháng 5 trong cái âm u chướng khí núi rừng, người tù được lênh tập hợp nghiêm chỉnh giữa sân trại, tên thương uý Tuấn trại trưởng long trọng tuyên bố bằng một giọng hách dịch là quân đội nhân dân đã chiếm được Sàigòn và miền Nam Việt Nam hòan tòan được giải phóng .Sợ không tin hắn cho phát thanh lại cuộn băng ghi âm trong đó có lời kêu gọi buông súng đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh “..Chúng tôi sẵn sàng chờ dợi bàn giao chính phủ cho chính quyền cách mạng.” Bằng một giọng đặc sệt Quảng Bình hắn bảo “Bọn ngụy các anh thua chạy xiễng liểng thì còn cái đách gì nữa để bàn giao? “.Nhục nhã, bủn rủn cả tay chân ,mặt mày tái ngắt sau khi biết được tin sét đánh ngang tai nầy, nước mắt mọi người tuôn chảy, thôi hết rồi để có hy vọng một ngày về Bao nhiêu năm hy sinh chiến đấu, bao nhiêu người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do,giờ đã bị phản bội phủ phàng, mất trắng. Suốt cả ngày lao động lấy lệ ngòai hiện trường, đầu óc cứ nghỉ vẫn vơ, bửa cơm độn sắn chiều chỉ vỏn vẹn mỗi người một chén mà cũng không muốn nuốt, những bộ mặt thẩn thờ thảm nảo nhìn nhau chỉ biết than vắn thở dài, riêng Thầy thật tội nghiệp, trằn trọc suốt đêm, đấm đầu bứt tai nghĩ mãi không ra tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ nầy. Hiệp định Paris còn đó, chẳng lẻ bao nhiêu nước bạn Đồng minh nở bỏ rơi chúng ta để mặc bọn cướp hòanh hành, điều nầy chẳng hợp lý chút nào!

 Mỗi tuần vài chuyến, chúng tôi vẫn tiếp tục tải hàng tại buôn thương ngòai làng Hồ , điểm cuối cùng của đòan xe tiếp tế. Liên người lính cũ của đơn vị tôi nay trở thành tài xế chiếc GMC do TQLC bỏ lại tại bải bể Thuận An .Khi lon đậu, bánh đường, lương lhô, gạo sấy, được chuyển cho anh em chúng tôi qua trung gian của Hậu đội trưởng đội nhà bếp. Hậu người miền Bắc di cư, trung uý trưởng tóan dân sự vụ của tiểu đòan 5 TQLC rất tốt, khôn ngoan và nhanh nhẹn vô cùng , anh được trại ưu đãi từ khi có người chú ruột mang quân hàm đại tá lặn lội đến thăm. Nhóm anh em chúng tôi gồm 4 người cùng quá nên tính quẩn, dự định vượt đến Thái Lan xuyên qua dãy trường sơn miền Hạ Lào. Sự việc tiến hành nhanh hay chậm tùy thuộc vào xoay trở sắp xếp của Hậu. Mọi việc xảy ra trôi chảy, chỉ còn vỏn vẹn 10 ngày nữa là chúng tôi lên đường Vào giờ chót một ngưới trong tóan bị sốt rét cấp tính phải điều trị cách ly.Tôi có bàn với thầy điều nầy để xin ý kiến. Thầy bảo đó là điều may mắn nhất cho anh em chúng tôi, nhờ phước đức ông bà để lại, đây là một việc làm mù quáng điên rồ, chẳng bao giờ ước mơ kia thành sự thật Bọn tôi sẽ bỏ xác lại giữa rừng sâu trước khi đặt chân đến vùng đất hứa .Cố gắng đi mọi việc rồi sẽ được giải quyết ,quốc tế sẽ nhảy vào can thiệp, nôn nóng chỉ thiệt thân. Lần nầy Thầy nói đúng,hai tháng sau chúng tôi có dịp về lại đồng bằng, vùng đất đỏ Cồn Tiên.

 Để xoa dịu đi một phần nào sự bất mản cùng tột của quần chúng miền Nam trong việc cưởng bức hàng chục ngàn người vào các trại gọi là tập trung cải tạo .Chính sách thăm viếng tù cải tạo do họ quản lý mỗi nơi một khác, nhưng nói chung có phần dễ dãi linh động ở giai đọan đầu Thân nhân ở xa đến thăm chiều thứ bảy đựơc trọ qua đêm, ngày hôm sau chúa nhật thăm tiếp Nói là mỗi tháng một lần, nhưng ai có khả năng xoay trở thì được thăm thêm, người nào biết quà cáp, thủ tục “đầu tiên” vẫn hơn. Không thể nào chịu đựng nổi ngăn cách trứơc hòan cảnh “cám treo để heo nhịn đói”, thành ra có vài anh em liều mạng thực hiện những “phi vụ” đột kích đêm. Được ăn cả, ngã về không, lọt ăn, lọt đền. Hẹn bà xả hay người yêu một nơi nào đó định trước, để rồi giữa đêm khuya khoắc lần tìm ra kiếm một chút gì đó cũng đủ gọi là “đở nhớ, đở thương”.Một lần anh bạn tôi mãi vui chơi nên ngủ quên khi tỉnh dậy thì trời sáng trắng. Sợ bị lộ tẩy quýnh quá chẳng biết làm sao, quần xà lỏn áo thun trắng dả dạng cán bộ tập thể dục buỗi sáng nhắm hướng trại chạy về miệng không ngớt đếm số 1, 2, 3, 4 .Một anh bạn khác đặt tên cho đứa con gái của mình được hình thành do kết quả của những chuyến bay “về sáng” lắm đau thương và đầy kỷ niệm nầy là “Châu thị Cồn Tiên” Ai cũng liên lạc được với gia đình bằng thư từ hay thăm viếng Riêng Thầy thì tứ cố vô thân, vợ con biệt vô âm tín. Mặc dầu Thầy đã viết khá nhiều thư về gia đình, những bức thư tình được Thầy diễn tả dài lê thê lâm ly, bi đát nhưng vẫn “sao chưa thấy hồi âm, hay là thư chưa về hoặc là thư đến trể. Em ơi nhớ rằng đây ngày với đêm mong chờ, lòng thương nhớ vơi đầy” Thầy thường hát nghêu ngao buồn như thế! Nhưng nói cho cùng về vật chất Thầy cũng chẳng đến nổi nào, anh em chẳng ai nở bỏ Thầy, với nghề bói tóan Thầy kiếm sống tạm qua ngày nhờ lòng hảo tâm của các thân chủ, Thầy chẳng đòi hỏi gì hơn vì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, sau mổi lần phê một tẩu thuốc lào Thầy thường nói như vậy.Những quẻ của Thầy khi nào cũng gian truân khổ sở lúc đầu nhưng bao giờ đoạn kết cũng có hậu, theo kiểu “châu về hiệp phố”nên lúc nào cũng được lòng mọi người.Các tên cán bộ trại tìm đến nhờ Thầy “xủ quẽ” mỗi ngày một nhiều hơn, không biết Thầy cộng trừ, nhân chia các cung bậc thế nào mà lá số tử vi của tên trại trưởng học vấn lớp ba trường làng lại bay cao như diều gặp gió, một ngày không xa sẽ trở thành cấp lảnh đạo trung ương. Khỏi phải nói Thầy là hạng nhất trong trại rồi Thầy chỉ lao động loanh quanh theo diện ưu tiên, thừa lương khô và thuốc lào phê tới tấp mà chẳng cần gia đình tiếp tế Vào một ngày cuối năm, khi chuẩn bị ăn cái Tết đầu tiên trong tù thì vợ Hửu từ Sàigòn ra thăm có mang cho Thầy một ít quà, thư và rất nhiều hình ảnh gia đình Chưa bao giờ đời Thầy lên hương bằng lúc nầy, Thầy ca hát liên tục, nhiều đêm không ngũ ngồi nhâm nhi chén trà bên ánh đèn dầu leo lét biết bao kỷ niệm thân thương hiện về trong ký ức của Thầy, cả đội được dịp chiêm ngưởng dung nhan mùa hạ, sắc nước hương trời của bà Thầy qua vài tấm hình “rực lửa tình yêu”.Hình nầy với chiếc áo dài màu tím hoa sim anh thích, em đi lể chùa cầu nguyện cho anh , hình nầy em và các con tắm biển Vũng Tàu với chiếc áo tắm vừa vặn khá xinh, hình kia với bộ đồ ngũ mới toanh bằng satin màu hồng mỏng dánh đầy khêu gợi để mỗi đêm vẫn nhớ đến anh….Có lẻ sau tiếng kẻng báo ngũ hằng đêm Thầy là con người hạnh phúc nhất đời Câu chuyện mấy bức hình khêu gợi của bà Thầy chẳng mấy chốc được đồn rùm beng cả trại Thầy là đề tài để anh em bàn tán trong những lúc giải lao tại hiện trường Giọng Bắc kỳ của Chính thiếu tá sỉ quan tài chính là chanh chua nhất:” ĐM tớ nói cho Thầy biết ai đời chồng ở tù chẳng chịu ra thăm mà còn mặc đồ hở hang đi tắm biển chớ! Chắc chắn là phải có vấn đề đó Thầy” Giọng Huế của Liệu phụ họa thêm:”Thầy ơi! Tui thấy cái ni là không ổn rồi đó Thầy, bà Thầy còn mướt quá mà mần răng chịu nổi cảnh cô đơn, cải thiện linh tinh là cái chắc rồi đó Thầy ” Mổi lần như vậy Thầy chỉ chống đở qua loa lấy lệ, nhưng chọc mãi riết rồi Thầy cũng phải tin. Tháng 3 năm 76 lại chuyển trại về Aí Tử giữa những ngày tháng nóng nực nhất của miền Trung Đọan đường từ Aí Tử vào vùng kinh tế mới của thung lũng Trà liên bị cháy rụi không còn vết tích màu tím của nhưng cành hoa sim biền biệt vào mổi chiều hành quân ngày nào, tất cả khu rừng đã biến thành một màu vàng úa, u sầu giửa đồng không mong quạnh, ngoằn ngoèo bởi những dòng suối quanh co Vẫn cơn gió Lào quen thuộc hằng năm cùng sức nóng khủng khiếp làm khô héo thêm cuộc đời vốn đã tàn tạ của người tù .Sau khi đã ổn định nơi ăn chốn ở mới, sau nhiều đêm lo lắng mất ngủ Thầy đã viết một bức thư lâm ly bi đát nhất nhờ dân gửi hỏa tốc về bà Thầy sau lần đi lao đông đầu tiên. Sau đó một tháng bà xã vội vả ra thăm Thầy. Chuyến thăm qua đêm tại căn nhà trọ ven đường được Thầy mô tả như là chất lượng nhất từ trước đến giờ chưa ai từng có và được ưu tiên như vậy. Phải thành thật mà công nhận rằng Thầy là con người hào sảng hiếm có ngay những lúc ngặt nghèo, theo Thầy thì còn tình là còn tất cả, vật chất chỉ là điều tạm bợ phù du “Sống trên đời nầy người giàu sang cũng như người nghèo khó …, mai khi chết rồi nghèo khó như nhau” Thức ăn Thầy chẳng cần để dành đem chia hết cho bạn bè cùng hòan cảnh thiếu thốn từ lâu như Thầy

 Nói là trại tù chứ thực ra chỉ là những dãy nhà tranh vách đất được xây cất vội vả được bao bọc bởi vài lớp kẻm gai sơ sài do quân đội quản lý, có phần dể dải ở giai đọan đầu. Ngày nào cũng vậy, buổi sáng thức dậy tập thể dục 10 phút ,nhận phần ăn từ nhà bếp về phân chia thường thì mỗi người được vài củ khoai hay củ sắn và một chén cơm độn cho mỗi bửa trưa, đòn gánh lên vai được vệ binh dẫn giải vào rừng lao động tự giác miển là làm sao mang về trại mổi người một gánh củi theo đúng tiêu chuẩn ấn định là được rồi .Nhờ lén lút mua bán đổi chác với dân chúng vùng kinh tế mới nên đời sống có phần dể chịu hơn trong lúc nầy Còn Thầy thì từ khi được sưởi ấm bởi men tình, Thầy vững tin vào lòng chung thủy của bà xả dù phải ở tù” mút chỉ cà tha.”Thầy lại bắt đầu hát thì thầm những bản nhạc xưa mổi khi cao hứng. Đôi mắt thẩn thờ giọng na ná Chế Linh, vì Chế Linh là lính chê nên đời binh nghiệp Thầy cất đầu lên không nổi ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh …Liệu vẫn chưa chịu buông tha Thầy, chính hắn thường hay bắt gặp Thầy hay hít hít xoa xoa cái gì đó ban đêm khi ngủ trong mùng mà hắn cam đoan là bửu bối của bà Thầy để lại . Còn Tri người ngủ gần Thầy nhất thì đoan chắt 100% là xú chiên, xì líp mà Thầy đã nài nĩ xin giữ lại của bà xã để “Đêm đêm ngửi mùi hương, mùi thum thủm của nàng .”Câu chuyện thầm kín nầy của Thầy chẳng mấy chốc bị đổ bể ra vào một cuộc khám xét tập thể bất thường của trại. Tên quản giáo lắc đầu ngao ngán khi tìm thấy các vật lạ linh tinh đó nằm tận đáy balô của Thầy

 Tình hình xã hội bên ngoài bắt đầu xáo trộn với nhiều tin tức do gia đình mang đến đã ảnh hưởng đến đời sống người tù trong trại rất nhiều, một số anh em đã bắt đầu tổ chức các cuộc vượt trại, những người ở lại gặp quá nhiều khó khăn trong mọi sinh hoạt hằng ngày, kẻ thù bắt đầu kềm kẹp theo dỏi bám sát từng người kể cả giờ ăn, giấc ngủ Chế độ thăm gặp được ấn định lại 2 tháng một lần, mỗi lần 30 phút, ngồi đối mặt lại nhau ngăn cách bởi một chiếc bàn dài Thức ăn chỉ cho nhận hạn chế vì sợ chúng tôi dự trử nhiều để trốn trại Lao động quần quật cả ngày từ sáng sớm tinh sương bất kể trời mưa hay nắng,người tù bị đày lên rừng sâu tìm gổ quý đến chiều tối mới về .Sức mòn, lực kiệt, chỉ còn cách kiếm cớ khai bệnh để nghĩ đỡ một, hai ngày Điều không ngờ và quá xui xẻo cho Thầy,khi tên y tá VC đọc thấy nhiệt độ trong ống kẹp nhiệt kế ở nách Thầy vượt lên con số cao bình thường , nghi ngờ hắn mò mẩm trong mình Thầy để rồi tìm ra được chiếc hộp quẹt còn nóng hổi Lẽ dĩ nhiên Thầy bị làm kiểm điểm và biệt giam Conex mấy ngày.

 Còn gì để mà hy vọng vào sự tàn ác gian manh của con người CS, họ hứa đủ điều khi đẩy cả đòan tù chúng tôi ra lòng hồ Sông Mực, khai hoang hàng trăm hecta rừng cho công trình dẫn thủy nhập điền” Các anh giải phóng lòng hồ Sông Mực thì chính lòng hồ Sông Mực sẽ giải phóng lại các anh …” được phát ra bằng mồm của tên trung tá chánh uỷ đòan 76 lúc khởi công Để rồi sau khi hòan thành cùng thời gian hơn 3 năm cải tạo, lời hứa ấy đã bị phản bội một cách trắng trợn mà không cần biết đến liêm sỉ là gì Hơn 2000 tù binh bị nhốt trên những chiếc xe molotova bịt bùng, có công an áo vàng dẫn giải về một nơi khác ác độc kiên cố hơn ..trại tù cải tạo Bình Điền Bình trị Thiên . Chưa bao giờ lòng căm phẩn của người tù lên cao độ bằng lúc nầy, chúng tôi cứ như những chiếc xe đứt phanh đang tuột dốc, cứ thế mà đâm đầu vào hố, chẳng còn hy vọng gì nữa ở tương lai . Tết năm đó tương đối ấm lòng nhờ vào những thức ăn do gia đình tiếp tế mang đến Từ bấy lâu nay đây là lúc hơn bao giờ hết anh em chúng tôi biết đòan kết gắn bó và thương yêu lẫn nhau hơn Mỗi đêm sau giờ điểm danh buổi tối khi cổng trại được khóa chặt lại là giây phút thoãi mái nhất của người tù .Từng tụ điểm vui chơi quây quần ca hát bên nhau bằng những mẫu chuyện dòn tan ngày xưa cũ Thầy vẫn là diễn giả chính đã làm say mê mọi người với những đọan trường thiên tiểu thuyết bất tận, thường thì bao giờ cũng vậy kết thúc nữa vời, xin hẹn tái ngộ đêm mai

 Nhận được giấy ra trại vào dịp Tết năm 1986 sau gần 11 năm bị đày ải trong tù, Thầy chẳng một lời than thân trách phận với ai Tôi nhớ mãi lời Thầy nói trong mọi hòan cảnh dám chơi, dám chịu, nhất là việc tự khai thăng cấp của mình Về lại chốn xưa nhưng phố đã vắng em rồi, bà Thầy đã lở bước sang ngang ôm cầm sang thuyền khác Thất tình thất chí Thầy tiếp tục vướng vào nghiệp cũ “đi mây về gió” Để đêm đêm bên cạnh chiếc xích lô độ nhật qua ngày tại một hẻm phố nào đó Trong lúc đau khổ nhất Thầy lại nghẹn ngào uất hận hát lại điệp khúc xưa :

 Em ơi! lửa tắt bình khô rượu

 Đời vắng em rồi vui với ai!!?

Arlington 1-7-06

 Mũ xanh Phạm văn Tiền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn