BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73353)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31177)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Cuộc chạy đua giữa ĐHĐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ

18 Tháng Tư 200612:00 SA(Xem: 1194)
Cuộc chạy đua giữa ĐHĐCSVN lần cuối cùng và các lực lượng đấu tranh Tự Do Dân Chủ
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
 Tôi thiết tha mong các bạn làm công tác truyền thông báo chí và mạng Internet phổ biến rộng rãi bài viết này đến kịp Đại Hội X Đảng CSVN.Tôi chân thành mong tài liệu này đến được tuổi trẻ trong nước cũng như ngoài nước. Các vị tướng lãnh, quân nhân các cấp trong quân đội nhân dân, các cựu chiến binh, cán bộ đảng viên, anh chị em công nhân, anh chị em trí thức văn nghệ sĩ nhiệt tình tiếp tay để những suy nghĩ tâm huyết ngay thật thành những đề tài trao đổi, thảo luận và hành động.. Tin tưởng các bạn sẽ là những viên gạch quý xây dựng lại đất nước.

 Giá của tự do luôn luôn cao. Tự do dân chủ không thể là một thứ quà tặng, hay một thứ ân huệ ban phát từ một người nào mà có được. Không có đội quân cứu thế từ trên trời nhẩy xuống giúp chúng ta. Đức Phật, Chúa Jesus có thương yêu nhân loại mấy các Ngài cũng chỉ có thể phán bảo: Các ngươi phải tự làm lấy. Vậy không kỳ vọng vào bên ngoài, hay vào một phép lạ nào, rằng mọi việc sẽ tự nó diễn ra, mà không cần sự tham gia của chúng ta. Những mơ ước và nguyện vọng sẽ không trở thành hiện thực nếu chúng ta không hành động. Đường tranh đấu thật lắm chông gai. Nhân dân Tiệp Khắc và các quốc gia Đông Âu đã phải tốn nhiều xương máu trong nhiều thập niên mới bứt đựơc xích xiềng CS. Tôi nghĩ, là chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quan trọng trong sự sự tranh đấu cho tự do. Và vì trách nhiệm của mỗi cá nhân, đối với đất nước vào những năm đầu của kỷ nguyên này, chúng ta có ý chí quyết tâm hơn nữa để tìm ra giải pháp chung cho những vấn đề trước mắt của dân tộc. Dưới đây, tôi tạm lược thuật khái quát những biến cố chính đã xẩy ra ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, xem sự tranh đấu của quần chúng như thế nào đã làm cho các chế độ độc tài CS phải sụp đổ. Tôi sẽ không mở rộng phần lịch sử., chỉ quan tâm đến những bài học bổ ích về kinh nghiệm tranh đấu của họ và tính chất của những nhà lãnh đạo đảng CS Đông Âu khác Việt Nam ở những điểm nào.



Bài Học Số 1: Tiệp Khắc.

 Hội Nghị Postdam kết thúc tháng 7 năm 1945. Trong đó có Tổng Thống Truman, đại diện cho Hoa Kỳ đã bất lực trước việc chặn đứng bước tiến của Điện Kremlin trong kế hoạch CS hóa những quốc gia Đông Âu bằng vũ lực. Chính vì thế mà Liên Xô dễ dàng thực hiện tham vọng của một quốc gia luôn luôn muốn mở rộng bờ cõi của mình và tham vọng của một cường quốc tự giao cho mình sứ mạng truyền bá học thuyết Mác Lenin trong toàn thế giới. Nhờ tài năng của những nhà thương thuyết, và thái độ cực kỳ ngoan cố lì lợm của họ, Hội Nghị Yalta và Postdam đã đem lại cho Liên Xô rất nhiều lợi điểm và Liên Xô đã khai thác những lợi điểm ấy một cách khéo léo, chẳng những Liên Xô dành được trên lãnh thổ Đức một khu vực chiếm đóng vây kín lấy Berlin. Riêng thành phố Berlin chia làm 4 khu, do 4 cường quốc chiếm đóng, Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp, đồng cai quản.Trong khi Liên Xô không ngớt xâm lấn vào lãnh thổ của những quốc gia kế cận, mặt khác nhanh như giở bàn tay Điện Kremlin đã thành lập chế độ CS tại khu vực đã được giao phó cho Nga và luôn tại các Quốc Gia Đông Âu mà trước đó quân Nga giải phóng khỏi quân Đức. Đó là nước Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Nam Tư và Albarnia. Sau đó đến lượt Hungary, Romania và Tiệp Khắc. Những yêu sách kế tiếp nhau, mỗi lúc thêm gắt gao. Và họ luôn dùng vũ lực đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân các quốc gia đó.Ngày 20 tháng 8 năm 1968, lấy cớ là để bảo vệ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, dẹp bọn phản loạn, Hai trăm ngàn quân Liên Xô và các nước chư hầu Đông Âu (trừ Romania), tiến vào Tiệp Khắc nhằm ngăn chận "Mùa Xuân Praha". Với hàng ngàn xe tăng, hàng ngàn khẩu đại pháo, chỉ trong vài ngày, đội quân xâm lăng tăng nhanh chóng lên tới 650.000 người cũng không ngăn nổi các cuộc biểu tình phản đối của nhân dân Tiệp Khắc.Máu đổ và sự quần thảo của xe tăng quân Nga diễn ra trong bức màn sắt bao bọc quanh nước Tiệp Khắc. Vẫn không có tiếng vang vọng ra bên ngoài, cả thế giới im lặng. Chứ không phải chỉ một tiếng kêu cũng đủ làm rung động cả thế giới như bây giờ...

 Đến tháng 1 năm 1977 "Bản tuyên ngôn Hiến Chương 77" mới xuất hiện trên báo chí phương Tây tố cáo sự vi phạm nhân quyền ở Tiệp Khắc!

 Trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng tự do nầy, nhiều người đã hy sinh, nhiều nhà văn và trí thức bị bắt giam trong các đợt thanh lọc, nhiều ngàn người dân ủng hộ cuộc binh biến năm 1968 bị bắt vào các trại tập trung.Bản tuyên ngôn được giới trí thức Tiệp Khắc soạn thảo, sau khi nước này phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc và các quyền dân sự, chính trị, các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế. Chính phủ CS Tiệp tuyên bố tài liệu đó là chống lại trật tự XHCN.Nhưng mùa xuân Praha 68 và Bản Tuyên Ngôn Hiến Chương 77 đã gieo vào những trái tim tuổi trẻ Tiệp Khắc những tư tưởng tự do cao đẹp và cách nhìn nhận mới đối với đời sống. 

 Chủ nghĩa yêu nước là hoa trái của cuộc cách mạng nhung ngày 15/1/1989. Với 5.000 người biểu tình ở quảng trường Wenceslas Praha tưởng niệm người anh hùng Jan Palach đã tự thiêu năm 1969 để phản đối sự chiếm đóng của quân đội Liên Xô. Vaclave Havel và nhiều người bất đồng chính kiến khác bị bắt.

 Nhưng ngày 2-2-89 hàng ngàn văn nghệ sĩ, trí thức lại xuống đường yêu cầu phải thả tất cả tù nhân chính trị, cùng với nhân dân Tiệp Khắc tiếp tục đòi Liên Xô phải rút quân khỏi Tiệp Khắc, phong trào bùng lên cao trong toàn quốc... Kết quả là ngày 13-5-89 Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Tiệp Khắc.Ngày 17 tháng 2 năm 89, Vaclave Havel và các tù nhân chính trị được trả tự do. Lập tức các nhóm đối lập thành lập "Diễn Đàn Nhân Quyền" hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính quyền CS như dòng thác từ cao chứa đầy nước sung mãn vô kể đổ xuống...

 Ngày 24 tháng 11 năm 89, Bộ chính trị đảng CS Tiệp Khắc phải xin từ chức.

 Ngày 28 tháng 11 năm 89, quốc hội Tiệp thông qua và bản hiến pháp bãi bỏ sự độc quyền cầm quyền của đảng CS.

 Ngày 29 tháng 12 năm 89 Vaclave Havell được bầu làm Tổng Thống Tiệp Khắc, trở thành nguyên thủ quốc gia không CS đầu tiên từ năm 1948. Nhưng do phong trào dân tộc đang dâng cao, dân Séc và dân Slôvakia lại ly khai. Nếu bỏ qua những trang sử trung cổ, chỉ lấy mốc trang sử cận đại, thì ngày 28 tháng 10 năm 1918 dân Séc và dân Slôvakia ở miền trung Châu Âu đã liên minh lại thành liên bang Tiệp Khắc, theo tuyên ngôn Matin nổi tiếng thời đó. Cuộc "hôn nhân" này so với lịch sử phát triển của loài người là quá ngắn ngủi, bởi vì từ 1/1/1993 hai dân tộc này lại chia tay nhau thành hai nước cộng hòa. Các chính khách Séc và Slôvakia gọi đó là cuộc chia tay trong hòa bình với giá trị tài sản chia cho mỗi bên theo tỷ lệ dân số là khoảng 634 tỷ Cuaron, bằng 23 tỷ dollars. Một số người khác, gọi đó là những đứa con được sinh ra sau cuộc cách mạng nhung lụa tháng 11 năm 1989 và họ sẽ là những quốc gia kế thừa nhà nước Séc và Slovakia. Liên Hiệp Quốc đã nhận đơn "ly hôn" của hai nước này để trở thành hội viên L.H.Q.

Bài học thứ 2: Hungary 

 Năm 1956 đã diễn ra vụ nổi dậy của nhân dân Hungary chống lại sự đô hộ của Liên Xô, do chính Thủ Tướng CS Imere Nagy, UVBCT đảng CS lãnh đạo, tuy nhiên cuộc nổi dậy này đã bị quân đội Liên Xô đè bẹp. Diễn biến cuộc nổi dậy như sau:

 Ngày 21/10/1956 sinh viên các trường đại học bãi khóa, nêu các yêu sách tự do, ngôn luận, báo chí... và phản đối Liên Xô can thiệp vào nội bộ của Hungary. Phong trào phản đối nhanh chóng lan ra toàn quốc. Và ông Imere Nagy người vừa mới bị kết tội chống Liên Xô, lại được các đồng chí tái kết nạp vào đảng CS trở thành thủ tướng, làm cho bạo động chống người Nga lại diễn ra ở thủ đô Budapest mạnh mẽ hơn trước. Nhiều ngàn quân Liên Xô lập tức được huy động đến để duy trì trật tự.

 Ngày 27-10-56 phong trào nổi dậy từ thủ đô lan rộng khắp cả nước, bất chấp cả xe tăng, đại pháo của quân Nga.Vì quyền lợi tối cao của Tổ Quốc, Ủy Ban Trung Ương đảng CS Hungary cam kết sẽ làm việc hết mình để quân đội Liên Xô rút hết ngay khi bạo động chấm dứt. (Về điểm này những người lãnh đạo đảng CSVN phải suy nghĩ kỹ và học tập.)

 Ngày 30-10-56 quân đội Liên Xô phải lặng lẽ rút khỏi thủ đô Budapest. Thủ tướng Nagy trong bài phát biểu trên làn sóng truyền thanh toàn quốc, ông cam kết tổ chức bầu cử tự do ở Hungary và sớm chấm dứt việc cầm quyền độc đảng, (ĐCSVN cần học tập.)

 Ngày 2 tháng 1, Nagy phản đối hiệp ước Warsaw, yêu cầu Liên Hiệp Quốc xem xét tình hình ở Hungary.

 Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ngày 28/10/1956 về vấn đề Hungary.Ngày 4 tháng 11, Imere Nagy bị lật đổ. Ông Kadar lên thay làm thủ tướng, cùng thời gian ấy, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án việc Liên Xô xâm lăng Hungary.

 Ngày 17 tháng 6 năm 1958. do âm mưu của Liên Xô, Budapest đã thông báo việc hành quyết thủ tướng Imere Nagy cùng tướng Malater.

 Ngày 14 tháng 9 năm 1978. Imere Pozsgy ủy viên BCT đảng CNXHCN (tức đảng cộng sản) Hungary, đăng bài báo trên tạp chí Magyar Nemzet tuyên bố sự kiện năm 1956 là cuộc nổi dậy của nhân dân chống áp bức không phải cuộc phản cách mạng. Lời tuyên bố trên của Pozsgy đã minh định rõ ràng cựu thủ tướng Nagy bị hành quyết tháng 6"1958 và tướng Pal Malater cùng các nhà lãnh đạo khác trong cuộc nổi dậy 1956 là các vị anh hùng dân tộc chống quân xâm lăng Liên Xô.

 Tháng 8-1962, chính phủ Hungary còn thông báo chính thức kết án 25 người theo chủ nghĩa Stalin, gồm cả Eno Gero và Maty Rakosi bị khai trừ khỏi đảng CS. Điều này rất đáng để các nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam suy nghĩ...

 Tháng 10 năm 1988. Đảng CNXHCN Hungary đổi tên thành đảng Xã Hội. Và từ bỏ hẳn chủ nghĩa Lenin.

 Ngày 15-11-88, Hungary xin gia nhập Hội Đồng Châu Âu.

 Ngày 5-1-1990, Quốc Hội Hungary chấp thuận nghị quyết kêu gọi rút quân đội Liên Xô ra khỏi Hungary vào cuối năm 1991.

 Ngày 23 , Diễn Đàn Dân Chủ thúc đẩy việc điều tra các hoạt động bí mật của đảng CS.

 Tháng 3-1991 quá trình hình thành chính quyền không CS. Cử tri Hungary ủng hộ Diễn Đàn Dân Chủ. Họ chiếm được 60% số ghế trong Quốc Hội. Sau đó, Diễn Đàn Dân Chủ thành lập chính phủ Liên hiệp đa đảng do Jozef Antall làm thủ tướng. Đến tháng 5 Antall đưa ra chương trình tư hữu hóa và đầu tư nước ngoài.Ngày 19 tháng 8 năm 1991, Liên Đoàn người Hungary thế giới tổ chức hội nghị lần thứ 3 ở Budapest sau 54 năm gián đoạn, hơn 15.000 người Hungary ở khắp nơi trên thế giới và trong nước hết sức vui mừng tham dự đại hội.

 Chúng ta sẽ có một ngày hoa sắc muôn phương tươi thắm trên quê hương và tại khắp nơi trên mặt địa cầu người Việt lưu vong sẽ trở về Hà Nội.Qua những diễn biến của những biến cố vừa lược thuật trên, chúng ta nhận thấy những người lãnh đạo đảng CS Hungary, họ luôn luôn đứng về phía dân tộc, đặt quyền lợi của nhân dân và tổ quốc trên hết, coi đảng CS chỉ là phương tiện để dành độc lập. Ngược lại những người lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn đặt quyền lợi đảng trên cả dân tộc và tổ quốc, coi đồng bào như rơm rác - coi ngoại bang như thần thánh.

Bài Học Thứ 3 : Bulgary.

 Sau đệ nhị thế chiến Liên Xô ôm bọc các nước Đông Âu, biến các nước này thành những vệ tinh quay quanh quỹ đạo điện Kremlin.Ngày 11-8-1948, Đảng dân chủ xã hội Bulgary và đảng cộng sản tuyên bố sát nhập thành đảng cộng sản Bulgary. Ngày 1 tháng 1 năm 1949 thủ tướng cộng sản Traicho Kostov công bố kế hoạch 5 năm bước đầu xây dựng XHCN. Nhưng chỉ sau đó mấy tháng, Ông bị buộc tội đi lệch đường lối tư tưởng và phản quốc. Traicho Kostov cùng 10 ủy viên trung ương đảng cộng sản khác trong trung ương bị kết án tử hình và hành quyết ngày 16 tháng 12 năm 1949.Chervenkov do Liên Xô đưa lên làm tổng bí thư đảng CS, tiếp tục thanh trừng các đảng viên đồng mưu với Kostov. 92.500 đảng viên bị bắt hoặc khai trừ khỏi đảng.

 Tháng 4-1951, chính phủ công bố kế hoạch 6 năm tập thể hóa ở Dobrudja, thành lập các nông trang tập thể trên toàn quốc.

 Ngày 17.4.1956, Vulko Chervenkov từ chức. Anton Yugov lên làm thủ tướng.

 Ngày 16.2.1959, Bí thư thứ nhất đảng CS Bulgary Todor Zhivkov, làm cả thế giới phát hoảng khi Ông kêu gọi tăng 100% sản lượng công nghiệp, xóa bỏ hoàn toàn tập thể hóa nền kinh tế và hành chính...

 Ngày 7.3.1960 nhà ngoại giao Mỹ ông Edward Page Jr đến thủ đô Sofia, chấm dứt 9 năm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.

 Tháng 6 năm 1980, Luật mới được thông qua, lần đầu tiên cho phép thành lập Liên doanh Kinh tế giữa Bulgary và các công ty nước ngoài.

 Ngày 7 tháng 12 năm 1989, Liên Minh các lực lượng dân chủ (UDF) được thành lập để điều hành các hoạt động chính trị. Các cuộc biểu tình ở thủ đô Sofia đòi cải cách dân chủ làm cho chính quyền CS bất lực.

 Ngày 13 tháng 12 năm 1989 Đảng CS tuyên bố "từ bỏ vai trò lãnh đạo" theo hiến pháp và kêu gọi bầu cử tự do vào tháng 6-1990.Ngày 2 tháng 1 năm 1990, ra chỉ thị giải tán cục Cảnh Sát mật trong bộ Nội Vụ.Ngày 15 tháng 1, quốc hội bỏ phiếu bãi bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.

 Ngày 6 tháng 3 năm 1990, lần đầu tiên trong lịch sử nước Bulgary, quyền đình công của công nhân được hợp pháp hóa, cùng ngày luật bất động sản mới bãi bỏ các giới hạn về quyền sở hữu bất động sản.

 Ngày 3 tháng 4 đảng CS Bulgary đổi thành đảng Xã Hội Chủ Nghĩa.

 Ngày 13 tháng 10 năm 1991, Liên Minh các lực lượng dân chủ thắng đảng xã hội chủ nghĩa. Sau chiến thắng này, lãnh đạo Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ là ông Filip Dimitrov thành lập nội các không cộng sản đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Bulgary.

Bài học thứ 4: Đông Đức

 Ngày 7 tháng 5 năm 1945, Đức chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ II đã làm nước Đức thay đổi một cách sâu sắc. Bản chất cuộc chiến đã để lại cho nước này nhiều tổn thất quá nặng nề. Quân đồng minh đồng ý chia nước Đức ra thành 4 vùng quân sự. Theo đó, Pháp chiếm đóng phía Tây Nam, Anh chiếm đóng ở Tây Bắc. Mỹ ở phía Nam và Liên Xô ở phía Đông. Những năm tháng từ năm 1945 đến 1949 thực sự là quãng thời gian cay đắng và tuyệt vọng cho tất cả người dân Đức. Và chiến tranh lạnh đã đưa đến sự chia cắt năm 1949. Từ năm 1947, lãnh thổ chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh liên kết lại thành một đơn vị hành chính gọi là Bizonia. Sau đó, Pháp gia nhập và tạo thành vùng Trizonia nhằm đối chọi lại sự ảnh hưởng của Liên Xô. Và việc hình thành nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức là một trong kết quả chính trị hiển nhiên của chiến tranh lạnh lúc đó. Do đồng minh không chuyển sự hợp tác thời chiến sang giai đoạn hậu chiến, các bên không thỏa thuận được hiệp ước hòa bình chung cho nước Đức bại trận. Hai nước Đức khác biệt ra đời. Vùng Đông Đức, chịu ảnh hưởng của Liên Xô, xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và giáo dục theo tiêu chuẩn của Liên Xô.Cộng Hòa Liên Bang Đức chịu ảnh hưởng của khối tự do, với thủ đô là Bonn. Hoa Kỳ đã giúp Tây Đức khôi phục lại kinh tế và biến nước này trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất Châu Âu.Quả thật sự chiến thắng của Mỹ trở thành có lợi cho các nước bại trận. Họ đã khôn khéo biến kẻ thù thành đồng minh. Cùng lúc ở đầu bên kia thế giới, Hoa Kỳ cũng mở đầu nỗ lực giải hòa với kẻ thù hung hãn nhất hồi ấy là Nhật Bản, bỏ qua nỗi ô nhục của Trân Châu Cảng. Với lòng hăng say cải hóa của Hoa Kỳ buông lỏng dần .

 Ngày 8 tháng 9 năm 1951, Hoa Kỳ đã ký với Nhật Bản tại San Francisco, một hòa ước có lợi cho Nhật Bản hơn là họ có thể mong ước trước đó mấy năm. Ai đọc sử, cũng biết, thế nước của Nhật Bản sau khi đầu hàng đồng minh tháng 9-1945, là một màn đen bao phủ, trên đất nước của "động đất và sóng thần" này... Kết thúc chiến tranh đầy bi thảm đau thương bằng 2 quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima 6/8 và quả thứ hai xuống Nagaski 10/8, Nước Nhật trở thành một bãi tha ma khổng lồ vô tiền khoáng hậu! Nhưng một bình minh luôn luôn khởi sự mọc lên giữa một bóng đêm tàn. Người ta khó mà hình dung nổi thảm kịch ghê gớm này của nước Nhật bại trận. Thế mà nhờ kẻ thù Hoa Kỳ giúp đỡ, như một phép lạ Nhật tiến hành cải cách chính trị, kinh tế đã đạt được những thành tích đáng kinh ngạc. Về sau Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Mặc dù rất nghèo tài nguyên công nghiệp, Nhật Bản sản xuất gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Đặc biệt, người dân Nhật được giáo dục tốt nhất thế giới. Và là một trong những nước có mức sống cao nhất trên thế giới. Có lẽ cái may mắn nhất khiến nước Nhật được như ngày nay là họ "không có đảng Cộng Sản lãnh đạo". Chứ nếu có thì còn tệ hơn cả Bắc Hàn, Việt Nam, rễ cây cũng khó có mà ăn.

 Các người lãnh đạo Đức, kể cả Nhật đã biết khai thác thế yếu của mình và đưa dân tộc họ đi lên, Vì vậy yếu tố Hoa Kỳ cũng nên được đề cập ở đây.Hoa Kỳ "Xuất Cảng" tự do. Và nước "Nhập Cảng" biết ứng dụng.Từ xưa người Mỹ vốn có sứ mệnh Tự Do, niềm tin vào tự do. Và niềm tin ấy trở thành một đạo luật vĩ đại đối với nước Mỹ, và cho cả các quốc gia khác.Hiển nhiên, chính sách của Hoa Kỳ, đặt nền tảng một phần trên lý tưởng tự do, một phần trên quyền lợi tất nhiên của Hoa Kỳ. Trong thời chiến tranh lạnh, về mặt bang giao quốc tế Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh giá trị của tính tôn trọng luật lệ mà mỗi quốc gia cần phải thi hành để tạo sự hài hòa về mặt quyền lợi cho mỗi nước. Ngày nay cũng vậy Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ bất cứ quốc gia nào trong tiến trình mang lại tự do, nhưng sự hợp tác đó phải mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ về mặt kinh tế, chính trị. Nói một cách khác, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mang nhiều nét "hiện thực" và "lý tưởng", nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ truyền thống tôn trọng mô hình của chính quyền dân chủ và tự do! Tuy nhiên, trong khi áp dụng, tùy theo hoàn cảnh của mỗi đối tượng... mỗi nước, do mối tương quan giữa hai bên đã đưa đến những sự "co rãn" tròn đầy, hoặc méo mó... mà nhiều chính trị gia Đức, Nhật, Đại Hàn... đã ý thức được đúng đắn. Do đó, họ đã đạt được mục tiêu họ mong muốn... còn không ý thức được đúng tất nhiên bị đổ vỡ... Và cũng có nhiều người nghĩ rằng lịch sử gần đây cho thấy một số nhà lãnh đạo Mỹ đã đi quá đà về lá bùa tự do đối với dân tộc khác, hình như người Mỹ không "cứu" người khác ngoài ý muốn không "có lợi" cho họ. Những ý kiến đó, không nhất thiết đúng, cũng không nhất thiết sai; có thể đúng, có thể sai.Tôi nghĩ trong đời sống, không có sự thật tuyệt đối, nhất là trong địa hạt chính trị, nó là một thứ có vẻ ảo thuật. Cho nên chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia có thể là "tốt". Và người chỉ trích Mỹ có thể là "xấu". Ngay cả việc nước mới nhận viện trợ Mỹ cũng vậy, biết thì tiêu hóa dễ dàng khỏe mạnh, không biết thì có thể bị "bội thực". Hoặc là bỏ nhầm vào ổ tham nhũng như ở Philippines với tổng thống Marcos rồi thành một truyền thống như tổng thống Corazon Aquino đến ông Joseph Estrada cũng vẫn còn... Viện trợ Mỹ vào Miền Nam trước đây cũng vậy, đến thời Cộng Sản thì hết thuốc chữa.Nói đúng ra, mọi vấn đề là còn phải xem ý chí của người lãnh đạo nước đó, có ý thức được đúng đắn chính sách của Hoa Kỳ và chủ động với nó được không. Một nguyên thủ quốc gia phải là người biết xử dụng những lợi khí chính trị của mình. Và đánh giá đúng đắn chỗ mạnh, cũng như chỗ yếu của đối phương. Chỉ cần một thí dụ. Đó là nước Đức muốn tự giải thoát mình khỏi chế độ "giám hộ" của Hoa Kỳ và đồng minh. Họ đã lấy ý tưởng tự do bình đẳng làm đòn bẩy. Và có lẽ người Đức và người Nhật thấy rằng quyền lợi của họ mỗi ngày thêm trùng hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh.Chính sách của Hoa Kỳ, đối với các nước bại trận, có lẽ cũng có nhân quả rõ rệt. Ngay từ khi mới lập quốc, tổng thống Washington đã nói câu nói nổi tiếng: "Gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ sự tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi sự tự do ấy đã được thiết lập". Có thể tư tưởng nhân bản đó đã đặt cái tiền lệ cho một đường hướng cơ bản cho các vị tổng thống Hoa Kỳ sau này. Đường hướng nhân bản đó khác hẳn với Liên Xô về nhiều phương diện. Kể cả việc quân đội của Hoa Kỳ hiện diện ở các quốc gia đó.

 Một giả thiết nữa là nếu quân Tầu thắng trận, họ đóng trên lãnh thổ nước Đức, hay nước Nhật một thời gian thì dân tộc Đức, dân tộc Nhật thoái hóa là cái chắc. Về những điểm này những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam phải học lại những bài học lịch sử, và đặt nền ngoại giao vào sự suy nghĩ mới, để có thể đáp ứng những đòi hỏi của thời đại mới, một giai đoạn lịch sử mới. Để công bằng, tưởng cũng phải thêm rằng cần căn cứ vào những biến cố của lịch sử Hoa Kỳ đã đem lại tự do cho nhiều quốc gia. Nhưng cũng cĩ gây ra sự phẫn nộ không ít, chẳng hạn như Hoa Kỳ đã không tôn trọng lời cam kết với Việt Nam Cộng Hòa, và sự ghê tởm trong chiến tranh..., thì người ta có thể tin rằng những con người trên phương diện tiên phong của tương lai của Việt Nam hậu CS sẽ biết xử dụng những lợi khí của mình một cách hoàn thiện hơn.

 Cũng nên nói về bài Mỹ ở đây. Đầu năm nay, tôi có xem bài Diễn văn nhận giải Nobel "Văn Chương 2005" của Harol Pinter. Không thấy có hơi hướng văn chương, cũng không có dấu vết văn hóa, mà toàn bài diễn văn đầy ứ giọng điệu tố cáo hằn học căm thù quá lố. Nhưng nó lại mang thông điệp hơi to tát. Nói là mang thông điệp thì to tát quá, nhưng quả thực chuyện giải thưởng văn chương Nobel đâu có thể xem thường. Có điều là nó chuyên chở nhiều liên tưởng quái gở lạ lùng! Kịch sĩ, ghen tuông hờn giận chắc tại cái đầu kịch sĩ quá nhỏ nên chỉ đủ chứa loại ngôn ngữ thù hận, không có chỗ cho yêu thương, trong lúc hận thù chủng tộc, tôn giáo đang đà dâng cao, thì sứ mệnh của nhà văn là đóng góp chút gì cho sự cảm thông giữa người với người và giữa các dân tộc. Đằng này ngược lại, bài diễn văn của Pinter, giống hệt bản cáo trạng tổng kết những tội ác chống nhân loại. Tất cả cái gì bẩn thỉu, xấu xa Pinter đều qui cho Mỹ hết, trừ các nước XHCN văn minh nhân bản, như Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, Campuchia. Pinter bỏ quên cả núi sọ người, không ngó tới. Kịch Sĩ, đầu ít thông minh thật. Chưa hết Pinter còn tố cáo hiện nay Mỹ chiếm đóng ở 703 căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới bao gồm 132 quốc gia. Pinter nói: "Chúng ta không hiểu họ đến những nước đó bằng cách nào nhưng chuyện họ có mặt ở những căn cứ quân sự nước đó coi như xong rồi". Không biết Pinter có đến nước Đức, nước Nhật, nước Đại Hàn hay không? Hay cả cuộc đời ông chỉ sống (trong bóng tối) với phải tả cộng sản sau dinsta ở Nicarrgua ru rú trong rừng ăn lông ở lỗ. Khổ! mà cuộc đời hẳn có nhiều bi kịch, rất có thể hội Kịch Sĩ còn trẻ, cảnh nhà khốn quẫn. Mẹ Pinter phải làm nghề tiếp lính Mỹ, rồi gặp anh chàng lính Mỹ da mầu khỏa trần trước gió, rồi quịt tiền. Dù bề ngoài bà có lớp vỏ lơi lả điếm đàng, nhưng bà đã làm được việc tốt bán thân để cứu vớt đứa con trai. Ơng Pinter à! Thân phận của những người nghèo khó ở đâu cũng thật bi thảm! Thôi ta tạm quên đi nỗi buồn của cõi nhân gian. Tôi biết Kịch Sĩ bị tổn thương, còn cái chuyện "màu mè" của Ủy Ban Nobel phát cho Pinter thì thực tình tôi không mấy quan tâm. Vì sao? Úi chà! Ông Yasser Arafat lãnh đạo một tổ chức khủng bố gọi tắt là (Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) làm cả chuyện chặt đầu, làm thịt dân Do Thái còn được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ở nước tôi trùm Mafia Lê Đức Thọ, tội phạm chiến tranh cũng được giải thưởng Nobel Hòa Bình, và cả bạo chúa Hồ Chí Minh còn được tổ chức khoa học, văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO phong thánh (muốn biết rõ hai nhân vật này, xin tìm đọc sách (Tinh thần Phật giáo Nhập Thế, cùng tác giả).Cuối cùng tôi muốn nói với ông Pinter một điều là thời đại của quỷ Sa tăng cầm quyền thì sự thực không thể có thứ chính trị nhân nghĩa đạo lý đâu ông Pinter. Tôi cáo lỗi, không có thì giờ để nói chuyện phải quấy với ông Pinter về văn chương... Phần bên nó không hợp với chủ đề mà tác giả đang đề cập tới. Vậy xin trở lại vấn đề.

 Về Đông Đức, Hoa Kỳ và Liên Xô đã dựng lên hai chế độ chính trị đối đầu nhau. Năm 1955, Anh, Pháp và Hoa Kỳ trao trả quyền độc lập đầy đủ cho Tây Đức và gia nhập vào Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương NATO.Trong khi đó những biến cố quan trọng cũng đang diễn ra ở Đông Đức. Ngày 7 tháng 10-1949, nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức được thành lập ở Đông Đức mà không có bầu cử. Ông Wilhelm Pieck được Điện Kremlin đưa lên làm Chủ Tịch nhà nước. OTTO Grotewohl làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Chính quyền quân sự Liên Xô được thay bằng Ủy Ban Kiểm Soát Liên Xô.Ngày 15 tháng 10 bầu cử lập pháp ở Đông Đức, do Liên Xô đạo diễn.

 Ngày 1-5-1952 chủ tịch Dieck loan báo Đông Đức buộc phải tái vũ trang nếu Tây Đức hòa nhập vào khối Tây Âu. Ngày 7 tháng 5 chính phủ thông báo kế hoạch thành lập quân đội để bảo vệ đất nước.Ngày 28 tháng 5 Liên Xô tuyên bố giải tán Ủy Ban Kiểm Soát Liên Xô ở Đông Đức, và thành lập Cao Ủy Xô Viết. Vladimir Semyonov được giữ chức vụ này (nó tương tự như quan toàn quyền).

 Ngày 16 tháng 6 năm 1952 chính phủ Đông Đức loan báo các quy định mới đối với công nhân xây dựng dẫn đến các cuộc biểu tình của công nhân ở Đông Berlin.

 Ngày 17 Liên Xô đưa xe tăng và bộ binh đến giải tán các cuộc nổi dậy của nhân dân Đông Đức làm 25 người chết và hàng ngàn người bị thương, nhiều ngàn người bị bắt. Ngày 22 tháng 6, trong khi các vụ bắt bớ vẫn tiếp diễn. Chính phủ Đông Đức đưa ra chương trình cải cách 10 điểm, gồm tăng lương giảm giờ làm việc và cải thiện điều kiện sống.Ngày 8-6-1960, nhà cầm quyền Đông Đức tuyên bố việc du lịch của công dân Tây Đức đến Đông Berlin sẽ bị giới hạn nghiêm ngặt...

 Ngày 13-8-1961 chính phủ Đông Đức đóng cửa biên giới giữa Đông và Tây Berlin. Và bắt đầu xây dựng bức tường ngăn cách hai vùng.Cơ cấu quyền lực của đảng CS do lực lượng chiếm đóng đã tạo ra các chuyển dịch văn hóa và đường lối kinh tế khác. Sau nhiều thập niên đối mặt với hàng loạt cả thử thách, mặc dù được Liên Xô giúp đỡ về kinh tế, kỹ thuật, nhưng Đông Đức ngày càng tỏ ra lạc hậu về mọi mặt. Trong khi Tây Đức từ năm 1955 đến năm 1957. Kinh tế Tây Đức phát triển mạnh mẽ, thu nhập đầu người tăng gấp đôi. Đây được coi là một điều kỳ diệu về kinh tế. Điều này đã có sức thu hút đối với công nhân Đông Đức. Nên họ chạy sang Tây Đức, làm việc ngày một nhiều, và cuộc sống tự do ở Tây Đức mới là động lực chính thu hút nhân dân Đông Đức bất chấp cả những hiểm nguy vượt biên chạy sang Tây Đức.

 Đến năm 1989 chính phủ Đông Đức rơi vào khủng hoảng, suốt mùa xuân năm đó, Tổng bí thư đảng cộng sản Erich Honecker, phản đối phong trào cải tổ của Mikhail Gorbachov. Chế độ Honecker cho rằng sự thay đổi đó là không cần thiết. Sự ngoan cố của ông làm cho dân chúng phản đối mạnh mẽ nhiều đảng viên CS xin ra khỏi đảng, trong vòng 5 tháng kể từ tháng 9 năm 1989 số đảng viên CS giảm xuống từ 2.3 triệu đảng viên tụt xuống còn 89.000. Sau đó sinh hoạt của đảng hoang vắng. Người ta gỡ bỏ cả ảnh Các Mác, trên quê hương của ông không còn ai tôn thờ ông và nghĩ đến việc bảo vệ đảng.

 Trong khi đó đảng CS Việt Nam vẫn một mực giữ niềm sùng kính tôn thờ Mác Lenin, hăng say bảo vệ đảng, phản lại tổ quốc, phản lại đồng bào. Tôi cầu nguyện "tẩy trần" cho tất cả sự ngu muội qua đi. Để những đảng viên CS Việt Nam trở về nguồn. "Chuông ai nhà nấy đánh, Thánh ai nhà nấy thờ". Nếu cần một chỗ dựa ở thần thánh, ta thờ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung... Vất Mác Lenin đi và "Hãy chăm sóc cho nước Việt".

 Về nhà lãnh đạo đảng CS Đông Đức: Ông Honecker phải từ chức sau gần 20 năm cầm quyền. Những sự bất mãn của dân chúng đối với sự cầm quyền của đảng CS vẫn còn căng thẳng. Song song với việc dân chúng chạy sang Tây Đức như nước vỡ bờ. Ngày 5 tháng 11 có trên 10.000 người dân Đông Đức chạy sang Tây Đức, qua ngả Tiệp Khắc.

 Ngày 9-11, không khí rối loạn bùng lên như cơn sóng thần ở Đông Berlin. Đã khiến các Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng hành động một cách độc lập, không cần thông qua quốc hội, họ cho phép mở cửa biên giới với Tây Berlin. Tức nước vỡ bờ dòng người Đông Đức như thác nước đổ về phía bức tường. Bức tường Berlin bị phá vỡ từng đoạn, Đông Đức mở cửa biên giới với Tây Đức. Vài tháng sau, bức tường bị phá bỏ hoàn toàn.

 Tháng 12 chính phủ của đảng xã hội thống nhất Đức (tức đảng CS và bộ chính trị) xin từ chức, (những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam cần học tập).Ngày 23 tháng 8 sau cuộc tranh đấu đầy cay đắng, Quốc hội Đông Đức tán thành thống nhất với Tây Đức. Sự kiện này được thực hiện vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.

 Tháng 8-1991 cựu Tổng bí thư đảng CS Đông Đức Erich Honecker chạy sang Liên Xô, và tháng 12 ông ta xin tỵ nạn chính trị tại đại sứ quán nước Chile ở Moscow. Honecker bị buộc phải quay về Đức tháng 7 năm 1992 để chịu sự xét xử về chế độ của ông.

 Tháng 1 năm 1993 Honecker được trả tự do, miễn xét xử, ông được sang sống đoàn tụ với vợ con ở Chile.Thật là khoan dung, nhân đạo.

 Và nếu muốn nói đến lòng nhân nghĩa, bao dung, thì dân tộc ta vốn có truyền thống và ông cha chúng ta cũng là tấm gương lớn, đáng để nhân loại một đời noi theo. Đại Việt sử ký Toàn thư tập II trang 96 có ghi: "Trước kia người Nguyên vào cướp, cung hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại xin hàng gặp. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng Hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc! Ở sách Quốc Sử Việt Nam thì ghi rõ hơn về vua Trần Thánh Tôn như sau: "Trong thời ngài làm vua thì đất nước thịnh trị, thái bình. Khi ngài truyền ngôi cho Nhân Tông, thì giặc Nguyên lại cất quân sang đánh lần thứ hai. Sau khi đuổi được giặc khỏi bờ cõi, thì vua Trần Nhân Tông họp quần thần văn võ để thưởng những người có công, phạt kẻ có tội. Khi ấy quân lính khiêng mấy hòm sớ hàng giặc của quan quân ra giữa sân triều. Xin nhà Vua mở ra để xem xét xử tội. Bấy giờ ngài cũng có mặt trong buổi đại triều đó. Ngài liền ra lệnh cho Vua Trần Nhân Tông đem mấy hòm sớ hàng giặc đốt hết. Ngài nói rằng khi giặc xâm lăng đến, thấy thế quân giặc mạnh quân ta rút lui, những người này nhát gan, họ sợ nên xin hàng giặc. Bây giờ giặc rút hết rồi, họ có muốn hàng cũng không có ai cho họ đầu hàng. Thôi hãy đốt hết đi. Nếu mở ra nêu tên họ nhục nhã và có tội chi bằng đốt hết đi để họ yên lòng sống với mình cho vui vẻ".Chúng ta thấy vua Trần Thánh Tông quả là một vị hoàng đế đại nhân đức thật lòng bao dung, độ lượng, Cổ Kim Đông Tây chưa có được người thứ hai như Ngài, thật xứng đáng là "thượng nhân vô nhị".Tuy nhiên, để giữ kỷ cương cũng có khi ngài cương quyết, như sử đã ghi: "Có tên Đặng Long cận thần của Vua, rất giỏi văn học, tước đến hạ phẩm, đã được ghi chú để cất nhắc. Vua định cho làm hàn lâm học sĩ, nhưng thượng hoàng ngăn lại. Hắn mang dạ bất bình, đến giờ cũng hàng giặc. (đúng như ngài nhận xét) Giặc thua , hắn bị bắt đem chém để răn bảo kẻ khác! Đây là bài học trước mắt đối với chúng ta. Và đối với cả những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam. Tất cả khả năng lựa chọn đang nằm sẵn ở chính bản thân họ.

Ngoan cố, gắng sức bám ghế cách mấy cũng không nổi nữa.Tôi thành tâm cầu mong sự ra đi của đảng CS Việt Nam sẽ diễn ra êm đẹp.

Bài Học Thứ 5: Ba Lan

 Hội nghị Potsdam được tổ chức khi chiến tranh kết thúc. Trong suốt thời kỳ hậu chiến, chính sách đối nội và đối ngoại của Ba Lan phần lớn được quyết định dựa theo tình hình ở Liên Xô. Và Ba Lan trở thành thành viên tích cực nhất của khối Hiệp Ước Warszwa. Tuy nhiên, giới lãnh đạo đảng CS Ba Lan nhiều người vẫn mang nặng tinh thần dân tộc. Họ trung thành với dân tộc, với tổ quốc của họ hơn là trung thành với chủ nghĩa Mác, với đảng CS. Khác hẳn với giới lãnh đạo đảng CS Ba Lan và các nước CS Đông Âu, những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam, trung thành với chủ nghĩa Mác cho tới lúc chết không thay đổi như Hồ Chí Minh đã chủ trương. Có thể ông đã tạo thành cái khuôn cho cả đảng CS Việt Nam noi theo.Ở Ba Lan ngay từ thời tiền khởi, Tổng Bí thư đảng CS ông Wladylaw Gomula đã chống lại đường lối của Liên Xô. Sau đó ông bị buộc phải từ chức và bị bắt cùng với nhiều nhà lãnh đạo của đảng CS Ba Lan. Mặc dù nhiều đảng viên bị bắt nhưng các nhà lãnh đạo lên thay thế vẫn tiếp tục chống lại Liên Xô.

 Năm 1953 tình hình Ba Lan càng mất ổn định. Các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức và công nhân đòi tự do dân chủ liên tiếp diễn ra.

 Ngày 6-4-1956 ông Wladyslaw Gomulaka và nhiều người trong ban lãnh đạo bị bắt năm 1951 được trả tự do.

 Ngày 28 tháng 6 cuộc bạo động làm 100 người chết nổ ra ở Poznan, khi công nhân biểu tình đòi cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội.Ngày 10-10 những dấu hiệu của cơn bão sắp đến khi phiên tòa xét xử những người nổi dậy ở Poznan kết thúc đột ngột và nhiều nhà lãnh đạo đảng CS Ba Lan yêu cầu các sĩ quan Liên Xô phải rời khỏi quân đội Ba Lan.

 Ngày 20-10-1956 Gomulka tái gia nhập đảng CS, chắc là cần chỗ đứng hợp pháp để tranh đấu cho tổ quốc Ba Lan của ông, chứ không phải vì ông yêu chủ nghĩa CS.

 Ngày 21, ông trở thành Bí thư thứ nhất đảng CS Ba Lan nhờ đó đảng CS Ba Lan đã dành được phần nào độc lập, giảm hẳn sự can thiệp của Liên Xô.Ngày 17-12-1951 hiệp định Ba Lan- Liên Xô giới hạn vai trò của quân đội Liên Xô ở Ba Lan.Ngày 20-1-1957, Mặt trận dân tộc do Gomulka lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội.

 Ngày 20-12-1970, chính phủ Gomulka lung lay do các cuộc bạo động gây ra. Golmuka và các thành viên khác trong BCT đảng CS phải từ chức. Edward Giereck, lãnh đạo đảng vùng Silesia lên thay Gomulaka.

 Tháng 9-1972, chính sách mở rộng tự do đối với trí thức của chế độ Giered. Các nhà văn được trả tự do và được phép xuất bản các tác phẩm của họ.Ngày 16-10-1978, Hồng y Karol Wojtyla của Ba Lan được bầu làm giáo hoàng John Paul II.

 Ngày 2-10-79, chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài tới một đất mới CS hàng trăm ngàn người tụ tập để đón tiếp ngài.

 Ngày 7-8-1980 , vì bất ổn trong nghành công nghiệp và khủng hoảng chính quyền, làn sóng đình công và phản đối diễn ra ở Gdansk và các khu vực khác...

 Ngày 24-9, các công đoàn được thành lập trong thời gian bất ổn công nghiệp sát nhập lại thành tổ chức toàn quốc, lấy tên là (Công Đoàn Đoàn Kết), bầu Lech Walesa làm lãnh đạo. Ông đã nhận lãnh trách nhiệm trước đất nước, chứ không phải chỉ với giai cấp công nhân trong những năm tháng tranh đấu gian khổ và bi tráng của dân tộc Ba Lan.Nhưng sau đó công đoàn này đã bị cấm hoạt động khi tướng Wojcieh Jaruzelski lên nắm quyền vào tháng 2 năm 1981, trong thời gian này ước tính có khoảng 90 nhà hoạt động của tổ chức Công Đoàn đã bị giết hại, nhiều người khác bị bắt giữ. Nhằm giành lại quyền kiểm soát và quyền lợi của đảng CS, tướng Jaruzelski đã áp đặt tình trạng thiết quân luật. Vào năm 1981, tình hình Ba Lan vẫn hết sức rối ren và căng thẳng. Kinh tế tiếp tục đình đốn.

 Năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết được hợp pháp hóa trở lại. Người ta không khỏi ngưỡng mộ ý chí kiên cường và sức chịu đựng để dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh mà nhiều người nghĩ không thể thắng được giữa một bên chính quyền có đủ mọi phương tiện quân đội công an, súng và nhà tù, lại được Liên Xô triệt để ủng hộ.Một bên hai bàn tay trắng, nhưng sau nhiều ngày, nhiều tháng kiên trì đình công bãi thị, kiên quyết đấu tranh bám sát từng tấc đất cảng Gdansk, dưới sức ép của sắt thép, dùi cui, lưỡi lê và họng súng.

 Chủ nhật 18 tháng 8, phong trào đã thành công, buộc chính phủ CS Ba Lan phải trả tự do cho công nhân quyền được thành lập nghiệp đoàn. Phải mất 9 năm ròng với máu, mồ hôi nước mắt, chết chóc, tù đầy mới có buổi chiều của "Thỏa thuận Tháng Tám" được ký kết. Công Đoàn được tự do độc lập, trong đó có hàng ngàn văn nghệ sĩ, trí thức, hàng triệu công nhân nam nữ và toàn dân đã kết hợp thành sức mạnh đòi hỏi được hưởng những quyền sống cơ bản của con người.Trong cuộc bầu cử năm 1989 Công Đoàn Đoàn Kết dành được 99 ghế trong tổng số 100 ghế ở Thượng Viện, và giành được 35% ở Hạ Viện cho phép tổ chức này thành lập chính phủ mới.

 Năm 1990 ông Lech Walesa trở thành tổng thống nước Ba Lan.Giai cấp công nhân Việt Nam và trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam cần phải suy nghĩ bài học trên của Ba Lan, để có thể vận dụng cho phong trào dân chủ và bảo vệ những quyền lợi thiết thực của công nhân như nâng mức lương và cải thiện chính sách lao động " quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập v.v...

Bài Học thứ 6: Liên Bang Xô Viết

 Nói đến nước Nga Xô Viết cũ, trước hết là nói đến chính sách tập thể hóa và các cuộc thanh trừng nội bộ liên tục nhất là thời kỳ Stalin mà Khrushchev đã phát biểu tại đại hội đảng CSLX lần thứ 20. (tháng 3 năm 1956). Đối với dân Nga trong thời kỳ Stalin là những đêm dài của những cơn ác mộng rằng "Stalin là tên bạo chúa lớn nhất nước Nga".Lời tố cáo của Khruhchev làm cả thế giới sửng sốt, như tảng băng khổng lồ bao phủ nước Nga tan ra. Ông lên án chế độ độc tài do Stalin đứng đầu đã giết tróc bừa bãi mấy chục triệu dân và nhiều triệu người bị đưa vào các trại tập trung. Về kinh tế thì đình đốn kiệt quệ... Trong khi đó thế giới bên ngoài vẫn lầm tưởng Liên Xô đang xây dựng thiên đường Cộng Sản trên trần gian thành công vĩ đại. Do bộ máy tuyên truyền của đảng CS luôn luôn tuyên bố kế hoạch kinh tế thành công vượt mức, đời sống nhân dân Liên Xô vô cùng ấm no hạnh phúc. Ta thử theo dõi một vài sự kiện dưới đây để được thấy rõ hơn.Ngày 16 tháng 4 năm 1951, Đài phát thanh Moscow công bố trước thế giới Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 4, mức sản xuất tăng 73% so với năm 1940.Ngày 5 tháng 10 năm 1951 Đại Hội đảng CSLX lần thứ 19, đặc biệt chú ý đến quá trình từ chủ nghĩa Xã Hội tiến lên Chủ Nghĩa CS.

 Ngày 14 tháng 2 năm 1956 Lễ khai mạc Đại Hội Đảng CSLX lần thứ 20 Nikita Khrushev tuyên bố chính sách đối ngoại cùng tồn tại. Đại Hội tiếp tục đến ngày 22 tháng 2 " thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 6 Liên Xô tiến mạnh, tiến vững chắc lên thiên đường CS như thế. Khiến nhiều nhà lãnh đạo Phương Tây xuống tinh thần. Vì nền kinh tế thị trường tư bản không nhích lên được một tấc tây. Trong khi đó nhân dân Mỹ và các nước trong khối tự do, nhất là giới trí thức khoa bảng rất ghen tỵ với đời sống vương giả của người dân Liên Xô. Còn về tự do thì gấp trăm lần... thật là quá sung sướng, làm nhiều người mê.

 Để bạn đỡ mất nhiều thì giờ đọc sách và hiểu thế nào là Cộng Sản, tôi tạm dẫn lời ông Yavalinsky một đại trí thức Nga, trong sự định nghĩa, ngắn gọn, hàm súc về chủ nghĩa CS như sau: "Chủ nghĩa CS đồng nghĩa với việc anh sẵn sàng trả bất cứ giá nào để đạt được mục tiêu chính trị của mình. Chủ nghĩa CS đồng nghĩa với việc nói một đằng làm một nẻo. Cộng Sản có nghĩa là anh luôn luôn nói dối. Tất cả những điểm này là điểm chính trong chính sách của cộng sản".Thật là một sự định nghĩa ngắn gọn, chính xác, không thể nào thêm bớt được một chữ. Tạm gác lại những chuyện đại loại như vậy, mời bạn tiếp tục theo dõi những biến cố chính xẩy ra ở Liên Xô cũ.

 Ngày 25-2-1986 tại Đại Hội đảng CSLX lần thứ 27. Mikhail Gorbachev tuyên bố và nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự thay đổi cấp tiến. Do nền kinh tế trì trệ năm 1970 . Ông kêu gọi cải tổ (perestroika); nhân dân Liên Xô và cả đảng CS chấp nhận đề nghị của Gorbachev, thực hiện hai chủ trương (Perestroika) cải tổ và (Glamost) công khai trong các vấn đề xã hội. 

 Sau cái táo bạo sáng suốt của người mở bức màn sắt, lại xuất hiện người hùng Boris Yeltsin cũng gây ra các phản ứng cực mạnh làm rung chuyển nước Nga trong bài diễn văn công khai chỉ trích cái đặc quyền, đặc lợi dành cho đảng cộng sản.

Liên Xô tan rã.

 Ngày 1 tháng 12 năm 1989, tổng bí thư Gorbachev hội kiến với Giáo Hoàng John Paul II ở Vatican. Cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo với nguyên thủ một siêu cường theo thuyết vô thần. Sau sự kiện đó ngày 3 tháng 12 Gorbachev lại gặp tổng thống George Bush, hai vĩ nhân tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mang lại một viễn cảnh hòa bình cho nhân loại. Thập niên 90, khủng hoảng kinh tế, Liên Bang Xô Viết phải chịu cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng từ cuối thập niên 1980. Đến đầu 1993, suy thoái kinh tế trầm trọng, năm 1990 chính phủ không kiểm soát được lưu thông tiền tệ. Sự lưu hành tiền mặt năm 1991, tăng 4,8 lần so với năm 1989, giá cả tăng vọt. Tổng sản lượng quốc nội (GDP) năm 1991 bằng 83% năm 1990.

Mắt xích đầu đuôi tháo gỡ.

 Ngày 19 tháng 12 đảng CS Lithuania tuyên bố độc lập tách khỏi Liên Xô, gây ra thách thức dân tộc chủ nghĩa nghiêm trọng, đối với Gorbachev cũng trong năm 1990 các cuộc bầu cử Xô Viết địa phương và cơ cấu lập pháp diễn ra ở hầu hết 15 nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô. Chiến thắng thuộc về người cải cách cấp tiến chủ nghĩa dân tộc. Các ứng cử viên đối lập chính trị diễn ra ở các nước Cộng Hòa vùng Baltic, Moscow, Leningrard và Kiev báo hiệu sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Không gì cứu vãn nổi.

 Ngày 12 tháng 6 năm 1990, Xô Viết Tối Cao Liên Xô thông qua luật truyền thông và báo chí với các chi tiết bảo đảm tự do báo chí và bãi bỏ kiểm duyệt. (Về điểm này đảng CS Việt Nam cần học tập.)

 Tháng 6, Uzbekistan và Moldova tuyên bố cĩ chủ quyền. Ngày 12 tháng 6 Liên Bang Nga, nước Cộng Hòa lớn nhất Liên Bang Xô Viết, tự tuyên bố là quốc gia có chủ quyền với quyền tự quyết định tương lai kinh tế, chính trị và "quyền tự do tách khỏi Liên Bang Xô Viết".

 Ngày 20 tháng 6, Xô Viết tối cao Uzbekistan thông qua tuyên bố chủ quyền trong Liên Bang Xô Viết đổi mới và quyền tối cao của luật Uzbekistan trong lãnh thổ của mình.Ngày 26 tháng 6, Moldavia (Moldova) tuyên bố chủ quyền, hiến pháp và các luật trong nước Cộng Hòa Moldova là tối cao.Ngày 16 tháng 7, Ukraine tuyên bố chủ quyền và quyền thành lập quân đội, lực lượng an ninh nội bộ và các cơ quan an ninh quốc gia riêng.

 Ngày 27 tháng 7 năm 1990, Bolorussia (Belarus) tuyên bố chủ quyền tự cho mình quyền tự nguyện liên minh với quốc gia khác. Và quyền tự do rút khỏi liên minh.Ngày 28 cựu đảng viên CS Mechislav Grib được bầu làm lãnh đạo mới.Tháng 8 các tuyên bố độc lập và chủ quyền Armenia tuyên bố đổi tên nước thành cộng hòa Amenia. Rồi đến các nước Turkmenistan (28/8), Tajkistan (25/8).Ngày 15 tháng 8, Gorbachev phục hồi quyền công dân Nga cho những trí thức lưu vong, trong số này có nhà văn Aleksande Solzhenitsyn và Vladimir Voinovichy, nhà thơ Irina Ratushinskeya vân vân...

 Tháng 11 hội đồng nhà nước quyết định giải tán cơ quan KGB, Ủy Ban An Ninh nhà nước.

 Ngày 12 tháng 12, kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.

 Ngày 25 tháng 12, Gorbachev từ chức TBT. Tổng Thống Liên Xô cũng vào thời điểm này Mỹ công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ

 Ngày 16 tháng 12-1991, chính phủ Nga chính thức tiếp quản chính quyền Liên Xô cũ ở Nga. Cũng trong tháng 12 Boris Yeltsin được bầu làm tổng thống Liên Bang Nga (RFSER), qua cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước Nga.Tháng 4 năm 1992, xẩy ra cuộc đụng độ giữa quốc hội Nga và chính quyềnYeltsin. Đại Hội đại biểu nhân dân Nga VI, do chủ tịch Ruslan Khasbulatov chủ trì, đã chỉ trích các cải cách kinh tế của chính phủ. Lời chỉ trích đòi chính phủ từ chức, gồm các nhà làm kinh tế trẻ. Nhưng Yeltsin từ chối.

 Ngày 3-10-1993 các cuộc xô xát vũ trang xẩy ra ở Moscow giữa lực lượng trung thành với tổng thống và nhóm phản đối việc ông đình chỉ quốc hội.

 Ngày 19-51999, tổng thống Yeltsin thay thủ tướng Primakov bằng Sergli, Sepashin, chính phủ Sepashin chỉ tồn tại được vài tuần.

 Ngày 9 tháng 8 Yeltsin chỉ định cựu nhân viên KGB. Vladimir Putin, làm thủ tướng. Đây là cuộc chuyển giao quyền lực hết sức bất ngờ, đối với dân chúng Nga, cũng như giới chính khách cả trong lẫn ngoài nước Nga. Người ta tự hỏi! Thời đại Yeltsin đã kết thúc hay còn tiếp diễn? Trong 10 năm ông cầm quyền đã nhiều phen ông làm cho cả dân Nga lẫn thế giới sững sờ, rồi sau đó sáng suốt biết cách, biết người để chuyển giao quyền lực đích thực cho chính khách do chính ông lựa chọn. Trong khi đại đa số dân Nga chưa biết Putin là ai? Nhưng dù rằng có nhiều ý kiến khác nhau, ta cũng phải thừa nhận rằng mọi sự vật đã được Yeltsin "đặt" đúng vị trí của nó!

Vài nét về Vladimirovich Putin

 Năm 1998, cựu nhân viên tình báo KGB trở thành người đứng đầu Cục An Ninh Liên Bang (FSB) cơ quan kế tục KGB. Putin trở thành người đứng đầu Hội Đồng An Ninh của Tổng Thống.Tháng 8 năm 1999 tổng thống Boris Yeltsin đột ngột sa thải thủ tướng Sergei Stepashin và đưa Putin lên làm thủ tướng mới và rồi nhân dịp năm mới vào một ngày đẹp trời Yeltsin đưa ra tuyên bố từ chức và lập Putin thay mình làm nguyên thủ quốc gia (hoàng đế)

 Putin thể hiện tài năng rất rõ ràng: hòa nhập với những người có tiếng nói quyết định. Và biết cách giao lưu với nhân dân. Lời lẽ của ông không dành cho trí thức, nhưng ông biết cách ăn nói với cử tri của mình. Ông không làm cho ai khó chịu, và không dừng lại, ôm mãi bó hoa đã làm héo.Putin tốt nghiệp luật tại đại học quốc gia St Petersburg năm 1975, rất giỏi tiếng Đức, tiếng Anh và rất yêu thể thao, những người làm việc gần với Putin đều cho rằng: Ông nhanh nhẹn, nhạy cảm về chính trị, đương nhiên, ông hoàn toàn không muốn quay lại với chủ nghĩa xã hội. Ông không còn mang trái tim người cộng sản. Nhưng đại biểu Duma quốc gia Covalop đã nói thẳng ra rằng: "Chúng ta đang sống trong đất nước mà chính quyền nằm trong tay KGB hành động như sách vở đã dạy họ. Họ tiến dần từng bước tới việc xây dựng một nhà nước cảnh sát! Trong khi đó, kiến trúc sư thuộc phong trào tư nhân hóa của Nga. Antoly Chubais làm việc tại Điện Kremlin thì nhận xét rằng: "Ông Putin có thể vừa là một người yêu nước Nga vừa là một nhà hiện đại hóa Tây Phương".Sau khi nói chuyện với Putin gần 3 tiếng đồng hồ, nhà ngoại giao Mỹ Madeleine Albright lưu ý rằng có "hai mạch" trong tính cách của Putin". Nhiều người khác thì nhận xét rằng: "Putin là một nhà cải tổ có tâm can, mà gần bản sắc dân tộc".Trong hơn một thập niên qua, nước Nga đã thực hiện quá trình chuyển đổi đầy khó khăn, thách thức từ chủ nghĩa cộng sản, sang một nền dân chủ kiểu Nga, từ một nền kinh tế tập trung sang một nền kinh tế thị trường.

 Nước Nga đã phải đối mặt với nhiều vấn đề cùng một lúc từ âm mưu chính biến gây bất ổn của một số đảng viên CS, nhất là vấn đề kinh tế, vấn đề xã hội, và đời sống trong buổi giao thời... Từ cuộc vận hành quyền lực ở điện Kremlin với Gorbachov đến Yeltsin, mà nền dân chủ nước Nga có thể đã bị thui chột ngay trong trứng nước nếu như vào tháng 8 năm 1991, một cuộc nổi dậy triệt để chống lại tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachov nổ ra. Nền dân chủ không bị bóp chết chủ yếu là nhờ Boris Yeltsin, đối thủ của Gorbachov lúc đó mới được bầu làm tổng thống Liên Bang Nga, đã lãnh đạo mọi người chống lại những kẻ nổi dậy chống lại nhà trắng: Tổng hành dinh của chính phủ Nga.Nhiều năm sau, tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả: "Thời điểm ông Yeltsin trèo lên xe tăng để bảo vệ nền tự do nước Nga là một trong những trải nhiệm đáng sợ nhất đời tôi". Từ một đảng viên cộng sản kỳ cựu, một nhà lãnh đạo, Yeltsin trở thành một trong những chiến sĩ tranh đấu dũng cảm cho tự do, có tiếng nói mạnh nhất nước Nga năm 1991. Đến Putin, cựu nhân viên tình báo KGB trở thành tổng thống nước Nga. Tại sao? Bởi vì mọi thứ trên đời có thể xẩy ra. Nhưng người Nga, người Đức, người Tiệp v.v... họ vất bỏ chủ nghĩa CS dễ dàng như thay áo, không u mê lì lợm cuồng tín như các nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam. Hãy xem ông Putin. Sau khi vứt bỏ chủ nghĩa Mác-Lenin, ơng ta đã đưa nước Nga trở lại thịnh vượng mạnh mẽ đầy sức sống, vượt qua nhiều ngọn núi. Nhờ óc phán đoán, đánh giá sáng suốt, kết hợp với bản lĩnh chính trị ngoan cường, Ông vạch ra được hướng đi khái quát chủ đạo của các mục tiêu hướng tới, ý thức về phương hướng để đạt mục đích. Ông có công lao lớn phục hồi lại niềm tin và lòng tự hào của dân Nga, vực dậy nền kinh tế trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường.

 Tại đây cũng nên nói về những người lãnh đạo đảng CS Việt để có sự so sánh.

Tại Nga, Gorbachov, Yeltsin, Putin họ đều là những con người thức tỉnh đầy nhiệt huyết, có bản lĩnh chính trị vững vàng, và lòng quả cảm tự tin, không như những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam, lúc nào cũng khoe khoang với công chúng họ là những người lãnh đạo sáng suốt, tuyệt vời, đỉnh cao trí tuệ. Nhưng trên thực tế thì lại rất u tối, mù quáng, thiếu tự tin, nặng đầu óc nô lệ. Khi đất nước ta hiện đang cần có những con người có tư tưởng độc lập chủ động, có óc sáng tạo để cải tổ mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, thì họ lại cứ xem bên Trung Cộng làm cái gì để họ làm theo. Nhẽ ra, khi các biến cố động trời dồn dập đang xẩy ra ở các nước CS Đông Âu và Liên Xô như vậy, nếu tỉnh táo tự tin, những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam phải nhận thấy đây là cơ hội tốt nhất để họ thoát khỏi vòng kiểm tỏa của Liên Xô, và quan trọng hơn là xích xiềng của Trung Cộng, xóa bỏ hẳn mọi tàn tích của tư tưởng Mao Trạch Đông, và cũng khỏi phải lo ai tranh quyền, cướp ngôi nổi với họ, khi họ đứng về phía dân tộc, đặt tổ quốc lên trên hết. Nhưng rất đáng tiếc họ không làm gì, mà cứ một mực bám đít quan thầy Trung Cộng, loại bỏ, trừ khử các đồng chí có tư tưởng cấp tiến như Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Trần Độ v.v... Họ sợ mất đảng, mất quyền lợi, họ không muốn thay đổi, họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ. Và sự duy trì quyền lực đó. Điều cần thiết là mọi người cứ quên lãng những sự thật đã và đang diễn ra, ngay cả sự thật của chính cuộc sống của họ. Do đó, những gì chung quanh họ là những bức tuồng dối trá. Những cái nguy hiểm nhất cho đất nước là họ cứ bám chặt vào kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng như tôi đã nêu trong "Bức giác thư gửi các vị tướng lãnh và anh em binh sĩ trong quân đội Nhân Dân" hồi đầu năm. Mặc dù đảng CS Việt Nam bị Bắc Kinh cho ăn đòn nhiều lần, mà chứng nào tật ấy vẫn cứ cố gắng bám đuôi quan thầy thành một truyền thống nô lệ, lấy chủ trương đường lối của Trung Quốc làm mẫu mực.

 Xem hồi ký của Đào Duy Thành. Ủy Viên BCT đảng CS cũng là một minh họa hết sức chính xác về sự lệ thuộc của đảng CSVN với Trung Cộng. Xin tạm trích dẫn một đoạn trong chương (Đi Sứ Trung Quốc" của Thành: "Tháng 1-1991, tôi và anh Vũ Oanh được cử sang Trung Quốc nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị Trung Quốc, đồng chí Vũ Oanh làm Trưởng Đoàn, tôi làm phó đoàn, đoàn còn có đồng chí Vũ Quang, đồng chí Lê Quí An và một phiên dịch cấp vụ trưởng của Ban Đối ngoại trung ương. Đoàn chúng tôi sang Trung Quốc trong tình hình hai nước chưa bình thường quan hệ ngoại giao. Mới có cuộc gặp gỡ trước ở Trùng Khánh giữa các đồng chí TBT Nguyễn Văn Linh, Cố Vấn Phạm Văn Đồng, thủ tướng Đỗ Mười với các đồng chí Giang Trạch Dân, Lý Bằng của Trung Quốc. Trong chuyến đi này còn có đồng chí Đinh Nho Liêm, thứ trưởng bộ ngoại giao cùng đi. Khi về đồng chí Đinh Nho Liêm có chép hai câu thơ trong bữa tiệc tiếp đoàn Việt Nam, do đồng chí Giang Trạch Dân đọc là:

 Độ tân khiếp ta huynh đệ lại.

 Tương phùng nhất tiểu dẫn ân cừu thù.

 Nghĩa là :

 Đò qua hết sóng dữ anh em vẫn là anh em.

 Gặp nhau cười một tiếng là trôi hết hận!! (...)"

 Ở một đoạn khác Thành viết: "Đoàn chúng tôi được đón tiếp trọng thể ở tại nhà khách Điều Ngư đài một tuần, nghiên cứu và nghe các chuyên gia đầu nghành và cán bộ cao cấp của Trung Quốc giới thiệu về kinh nghiệm cải cách, mở cửa của Trung Quốc".

 Những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam không mở rộng tầm nhìn của mình khỏi những ý tưởng tù túng của Bắc Kinh, để nắm bắt được những tinh hoa của nhân loại, mà cứ chúi đầu vào học tập Trung Quốc. Hầu hết các lãnh tụ đảng thời gian này đều sang chầu Bắc triều. Trong đó có chuyến đi xứ của đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 20 tháng 9 năm 1989 là ê chề nhục nhã nhất, tướng Giáp bị Lê Đức Thọ ép buộc phải đi cầu hòa với Tầu. Vì liên lụy với mấy đứa con Võ thị Hồng Anh mới qua Mỹ, Võ thị Hòa Bình ở Ba Lan, Võ Điện Biên ở Đức. Ông sợ mật vụ của Thọ ám hại các con ông. Nếu không làm theo ý của Thọ.Nói tóm lại các lãnh đạo đảng CS Việt Nam từ Hồ Chí Minh đến tận lúc này đối với Bắc Triều vẫn bằng một thái độ kính cẩn nghiêm túc. Họ khác xa các lãnh tụ, các đảng CS ở Đông Âu. Họ tự trị và có tinh thần độc lập. Tôi xin dẫn ra đây một số thí dụ điển hình nữa ở Romania chẳng hạn, là một nước rất nhỏ chỉ có vài triệu dân, những nhà lãnh đạo rất tự chủ, họ không chịu lệ thuộc vào đảng CS Liên Xô.

 Tại Đông Âu, ngày 22-4-1964, Đảng CS Romania tuyên bố bình đẳng và độc lập hoàn toàn giữa các đảng CS và các quốc gia. Yêu cầu không can thiệp vào chương trình công nghiệp hóa của Romania. Chính quyền CS Romania từ chối ủng hộ Liên Xô trong việc tranh chấp với Trung Quốc. Romania cũng chủ động tiến hành đàm phán kinh tế với Mỹ, Pháp và các nước tư bản khác.Ngày 1-3-1965, thủ tướng Gheorghiu-Dej qua đời, Nicolae Ceaucescu lên thay. Ông trở thành chủ tịch hội đồng nhà nước tiếp tục chính sách kiểm soát nội bộ chủ động đối ngoại quốc tế. Không chịu phụ thuộc vào Liên Xô.

 Ngày 10 và 13-5-1966, Bí thư đảng CS Liên Xô Leonid Brezhnev sang thăm Romania. Nhưng Ceaucescu vẫn giữ vững lập trường của đảng CS Romania. Và còn đề nghị Liên Xô rút quân đội ra khỏi Ba Lan. Đông Đức và Hungary. Romania thường xuyên phản đối các cuộc tập trận của khối Warsaw trên lãnh thổ nước này.

 Năm 1967 Romania lập quan hệ ngoại giao với Tây Đức. Tháng 8-1968 chỉ một mình Romania trong số các nước thuộc khối WarSaw không cho quân đội tiến vào Tiệp Khắc. Bất chấp cả sự đe dọa của Liên Xô.

 Ngày 2 và 3 tháng 8-1996, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Bucharest. Sau đó Ceaucescu sang thăm Mỹ. Ngày 5-12 ông chính thức thăm Mỹ và ký hiệp định hợp tác kinh tế, tháng 8-1975 Romania được quy chế tối huệ quốc trong thương mại với Hoa Kỳ.

 Tháng 3-1988, Ceaucescu đưa ra chính sách giải tán khoảng 8.000 ngôi làng, buộc nhân dân phải định cư trong các "trung tâm nông nghiệp". Đây là một sai lầm lớn nhất của ông. Và sai lầm thứ hai là cuộc đụng độ của những người biểu tình và chính quyền Ceaucescu đã dẫn đến bạo động ở Timisoara và Bucharest trở thành cuộc nội chiến ngắn nhưng đẫm máu. Cuộc nội chiến kết thúc bằng việc hành hình vợ chồng Ceaucescu ngày 25-12.Mặc dù Ceaucescu là nhà dộc tài CS, nhưng không như Hồ Chí Minh ông ta tự chủ hoàn toàn trong chủ trương đối nội cũng như đối ngoại, không lệ thuộc vào Liên Xô hay Trung Cộng.

 Lại nữa ở Nam Tư, Tổng Bí Thư Đảng CS Tito nhiều lần tuyên bố các quyền lợi riêng của Nam Tư,. ơng không lệ thuộc vào bất kỳ một thế lực nào. Bất chấp cả Stalin chúa tể của các đảng CS Quốc Tế thời đó Tito vẫn hiên ngang, tự tin tự chủ trong việc đối nội cũng như đối ngoại của Nam Tư. Để gây sức ép. Ngày 18 tháng 3 năm 1948. Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia kỹ thuật và quân sự ra khỏi Nam Tư. Ngày 28-6 khối Cominform khai trừ Nam Tư ra khỏi khối. Ngày 6-7 năm 1949 các nước CS Đông Âu do Liên Xô lãnh đạo cắt đứt mọi quan hệ kinh tế với Nam Tư.Không một chút nao núng và để đáp lại, Tito ký hàng loạt hiệp định kinh tế với các nước Tây Phương và Mỹ, (những nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam lưu ý những điểm này).

CS Tiệp Khắc Ông Rualf Slansky, Tổng bí thư đảng đã tán thành bản tuyên bố của Tito. Và muốn đảng CS Tiệp cũng thực hiện chính sách độc lập, tự chủ. Do đó ông và 10 Ủy viên trung ương đảng CS Tiệp Khắc đã bị thanh trừng, treo cổ. Cuộc hành hình diễn ra ngày 2 tháng 12 năm 1952. Đây có lẽ là chính sách ưu việt nhất của chủ nghĩa CS ở các nước anh em, mà điện Kremlin đã dùng đủ mọi thủ đoạn thâm độc, đê hèn, nhưng vẫn không sao ngăn được những nhà lãnh đạo đảng CS Tiệp. Họ tiếp tục chống lại sự chiếm đóng của quân đội Liên Xô. Do đó ngày 3-4 tháng 10 năm 1968 các nhà lãnh đạo Tiệp được triệu tới Moscow bị buộc phải cam kết từ bỏ các cải cách, và chấp nhận việc chiếm đóng "tạm thời" của Liên Xô.Để giữ phẩm cách con người, và lòng tự trọng ngày 25 tháng 11 chủ tịch nhà nước Novony từ chức. Ông cũng quăng luôn cả chức Tổng Bí thư đảng CS. Đến Deebeek lên thay, lại vẫn cứ chống Liên Xô, và quyết định mở rộng tự do. Vì vậy mới có chuyện ngày 27 tháng 6 năm ấy, giới báo chí phê phán chính sách của đảng CS Tiệp Khắc trong một bức thư công khai mang tên "Hai ngàn từ".Tháng 7 Liên Xô lại tăng sức ép với Tổng Bí thư Deebeek, nhằm kiểm soát các xu hướng tự do hóa trong chế độ của ông, Deebeek thẳng thừng khước từ và không nhận lời mời tham dự hội nghị ở Moscow. Trong khi đó, Liên Xô thông báo nhiệm vụ của toàn thể bộ chính trị Liên Xô, giao cho Praha (22-7) cùng lúc quân đội Liên Xô tập trung dọc biên giới Tiệp Khắc để tập trận. Ngày 23-7, Bộ chính trị Liên Xô đến thị trấn biên giới Gierna, thị sát cuộc tập trận...

Ngày 28-9-1969 Deebeek bị đưa ra khỏi chủ tịch đoàn, và bị buộc phải từ chức, nhưng ai cũng bảo, Deebeek là con người trung thực, có khí phách. Trong ban lãnh đạo đảng CS Việt Nam từ ngày thành lập có khuôn mặt nào đáng được đứng gần Novotny và Deebeek không?

 Còn rất nhiều mẫu người lãnh đạo, có cái hùng khí của một chính trị gia Nagy trong thời cận đại, dù họ là lãnh tụ đảng CS. Như Tổng bí thư đảng CS Ba Lan Gomulka, nhất định không theo đường lối của Liên Xô. Do đó ông và 10 ủy viên trung ương đảng CS Ba Lan đã bị bắt năm 1951.Xem lịch sử các Đảng CS Đông Âu và Liên Xô, Tôi nhận thấy có nhiều nhà lãnh đạo đảng CS họ luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc và tổ quốc của họ lên trên. Họ tự chủ trong nhiều vấn đề, đối nội cũng như đối ngoại không như những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam luôn luôn đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi dân tộc.Điều tệ hại hơn nữa là họ không tự đứng một mình được, cứ phải nương dựa vào Liên Xô, hay Trung Cộng. Họ đánh mất tính tự chủ. Và khả năng sáng tạo bị kìm chế. Vì họ luôn luôn phải hỏi ý kiến những nhà lãnh đạo ở điện Kremlin, hoặc Bắc Kinh. Họ để người khác quyết định vận mệnh dân tộc của họ. Và họ tuân theo ngoại bang bao nhiêu thập niên qua; họ cứ lệ thuộc vào ngoại bang. Khi thì Liên Xô. Khi thì Trung Cộng. Họ không biểu thị được phẩm cách của một người lãnh đạo quốc gia.

 Ngay cả ông Hồ chí Minh là biểu tượng cao nhất của truyền thống CSVN cũng rất nặng đầu óc nô lệ. Để bạn đọc có cái nhìn đúng đắn và chân thật hơn về họ Hồ. Tôi tạm trích dẫn một số đoạn hồi ký của ông Hoàng Tùng, nguyên là bí thư trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên tổng biên tập báo nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng. Trong cuốn sách "Những kỷ niệm về bác Hồ" có đoạn ông viết: "Bác sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang Liên Xô Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung Quốc và Liên Xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ". Đoạn hồi ký ngắn của Hoàng Tùng đã là một minh họa chính xác về thái độ lông bông. Không có một định hướng nào, ơng luôn luôn bị người khác lèo lái. Đấy con người chính trị cao cả của đảng CS Việt Nam là như thế, tư tưởng HCM là như thế.Ở một đoạn khác ông Hoàng Tùng viết: "Mùa Thu 1950 Trung Quốc phái hai đoàn cố vấn sang Việt Nam, một đoàn chính trị do La Quý Ban làm cố vấn. La Quý Ban trước là bí thư của Mao, Bí thư Sơn Tây. Ông này là người nghiêm chỉnh, phục Mao Trạch Đông như một ông Thánh. Ông ta là người tin cẩn của Mao. Còn Tổng cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh. Đoàn cố vấn quân sự đông hơn. Vì nó có đủ cả bộ máy quân sự. Ta không hiểu thâm ý của Trung Quốc, họ muốn sửa ta. Họ sang để giới thiệu kinh nghiệm Trung Quốc. Lý luận Mao Trạch Đông, lý luận quân sự, tổ chức quân đội. Việc đầu tiên của họ là sửa quân đội của ta đã. Họ sửa cả đảng trong quân đội cho nên mới lập ra chức chính ủy, trước ta chỉ có chính trị viên! (...) Năm 1951 đoàn cố vấn thực hiện chỉnh đốn quân đội ta. Các chỗ khác họ chưa đụng tới. Đại Hội Đảng năm 1951 đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La Quý Ba, bên Kampuchia có Xiên Hiêng (sau phản bội). Phía Lào có một đại biểu. Tại Đại hội. La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Sau đó ta bắt đầu đánh thuế. Họ đem các nề nếp từ Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh phong từ Diên An sang. Sau khi Đại Hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất năm 1952. Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt Bác phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất.

 Năm 1952, sau khi đi Trung Quốc và Liên Xô về, Bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất. Trung Quốc cử đoàn cố vấn sang, bao gồm cố vấn công an, cố vấn tổ chức, cố vấn tuyên truyền, Đoàn cố vấn CCRD do Kiều Hiểu Quang làm trưởng đoàn, Kiều là Phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây. Họ muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cho đến lúc dừng lại là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm Trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng, gia đình bà trong dịp tuần lễ vàng có hiến 100 lạng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ Nữ từ năm 1945 đến năm 1953. Tôi chưa đến đó lần nào. Các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ đình Thiện, Trịnh văn Bố giúp đỡ rất nhiều cho cách mạng, chọn địa chủ Nguyễn thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ Chính Trị, Bác nói: "Tôi đồng ý có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp cách mạng. Sau cố vấn Trung Quốc La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: "Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải" và họ cứ thế làm..."

 Đọc đoạn hồi ký trên của Hoàng Tùng ủy viên BCH, trước hết ta thấy những kẻ lãnh đạo đảng CS là bọn người vong ơn bội nghĩa đối với những người đã nuôi dưỡng họ, và vì tấm lòng yêu tổ quốc. Và ta có thể hỏi ai lãnh đạo cách mạng Việt Nam? Ai làm chủ tịch đảng CS Việt Nam? Ai làm chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? Hồ chí Minh hay cố vấn Trung Cộng La Quý Ba? Và như thế là bản tuyên ngôn độc lập mà Hồ chí Minh long trọng đọc trước quốc dân ngày 2-9-45. Với ba mục tiêu: Độc Lập " Tự Do " Hạnh Phúc chỉ là một trò bịp bợm, lừa dối, cổ kim đông tây chưa hề thấy. Nhưng đứng về mặt lịch sử đây là một vết nhơ lớn. Vì ông Hồ là Chủ Tịch đảng CS Việt Nam, kiêm chủ tịch nhà nước Việt Nam, mà hoàn toàn không có quyền quyết định việc gì của nước mình; đối nội cũng như đối ngoại đều do viên cố vấn Tầu quyết định. Trong khi đó nhân dân Việt Nam vẫn lầm tưởng ông Hồ lãnh đạo đất nước. Không ai biết rằng trong các ngành, các bộ đều do cố vấn Tầu chỉ đạo. Cái nguy hiểm hơn nữa là ông Hồ thường xuyên trình diễn vở tuồng ái quốc trước quốc dân. Và cho bọn bồi bút không ngớt lời ca tụng tấm lòng vì nước vì non của ông, để mê hoặc nhân dân và chiêu dụ những trí thức yêu nước trong và ở hải ngoại về theo ông, như giáo sư Trần Đức Thảo, Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện ở Pháp, Kỹ sư Trần Đại Nghĩa ở Đức v.v..., hàng trăm trí thức ưu tú trong và ngoài nước có tâm huyết với đất nước đều bị mắc bẫy ôm hận xuống mồ! Vì những lời nói quá khôn ngoan, mà cái khôn ngoan của ông cha ta xưa, khác với "trí xảo" của họ Hồ "giả cùi tốt mã", đi làm trò hề giả ái quốc quyến rũ đồng bào, nhưng lại làm tay sai luồn cúi ngoại bang, trong khi đó với các đảng phái quốc gia thì hèn nhát "bắt cóc, bắn lén, chặt đầu.." qua thời kỳ kháng chiến chống pháp ta đủ hiểu phẩm chất của y, đối với kẻ thù thì dâng đất lấy làm tôi tớ, mà kiêu hãnh tự tôn!Những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam thời ấy ai cũng biết sự lộng hành quá đáng của những viên cố vấn Tầu, bỉ mặt ươn hèn của Hồ chí Minh. Nhưng vì quyền lợi ... họ cứ giả vờ quên những sự thực phũ phàng ấy và vẫn tiếp tục suy tôn Hồ chí Minh, một con điếm già sống với trò đạo đức giả quá lâu!Những chuyện thâm cung bí sử chỉ những người trong cuộc mới biết. Những sự thật diễn ra trong nội tình đảng CS Việt Nam mà chúng ta biết được phần lớn là do những cán bộ cao cấp của đảng, như ông Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Trấn, Đào Duy Thành, Hồng Hà v.v...

 Để làm sáng tỏ sự lộng hành của cố vấn Trung Cộng đối với những nhà lãnh đạo đảng CS Việt Nam, chúng tôi trích dẫn một đoạn hồi ký "Mặt Thật" của Đại Tá Bùi Tín, nguyên Phó chủ nhiệm báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của Đảng, chương viết về cải cách ruộng đất:

"Các đồng chí cố vấn Trung Quốc chỉ đạo CCRĐ tạo nên một bộ máy hoàn toàn mới gồm những thành phần trung kiên, cốt cán và rèn luyện tổ chức cuộc đấu tranh long trời lở đất. Họ chỉ huy bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương: đồng chí Triết, đồng chí Triệu, đồng chí Vương.., cho công thức, phương pháp xử dụng.., không một ý kiến nào của cán bộ Việt nào được trình bày để các đồng chí tham khảo (...)

 Những phái viên kiệt xuất của Mao Chủ tịch là những ông chủ thật sự của cải cách ruộng đất, đó là đồng chí Triết, đồng chí Triệu, đồng chí Vương... mà mỗi lời "phán bảo, gợi ý đề xuất được coi như là mệnh lệnh, là chỉ thị của Mao Chủ Tịch vĩ đại. Điều lệ đảng đã ghi lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng thì dù có điều gì các học trò Việt Nam cảm thấy là lạ, kỳ kỳ, thậm chí vô lý cũng cứ phải cúi đầu vâng dạ mà chấp hành cho sớm. Những học trò ấy trước hết là ai? Là ông Trường Chinh, tổng bí thư của đảng, đảm nhận chức trưởng ban chỉ đạo cải cách ruộng đất! Là ông Hoàng Quốc Việt ủy viên thường vụ trung ương đảng, trưởng ban chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên; Là ông Lê Văn Lương, trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm trưởng ban chỉ đạo chỉnh đốn tổ chức mà thí điểm ở Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, là ông Hồ Viết Thắng...

 Mỗi vị "học trò" này gặp đoàn phái viên quý báu của Mao chủ tịch về thử tự cải tổ, thổ địa cải cách theo tiếng Bắc Kinh, họ chỉ có thái độ tiếp nhận ý kiến của chuyên gia. Không dám hỏi lại cũng không dám cãi lại! (Ở miền Nam Việt Nam mà VC tuyên truyền là tay sai của đế quốc Mỹ, nhưng nhiều cố vấn Mỹ cứ bị sĩ quan Việt Nam cho ăn bạt tai..khi tỏ ra hách dịch.)

 Anh bạn tôi làm ở văn phòng Ban chỉ đạo hồi ấy (năm 1954-1956) kể lại: Triết cố vấn, Triệu cố vấn và Vương cố vấn chuyên ngồi dựa vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước. Có lúc gác đại cả hai chân lên bàn, tay cầm ly rượu Mao đài, nhổ nước bọt ồn ào xuống thảm đỏ để phán bảo cho những người nắm vận mệnh của đất nước Việt Nam thì thật là thê thảm cho đất nước này".Ông Bùi Tín đã đẩy người đọc vào một tâm trạng đau đớn, mà nhờn tởm. Bởi vì nó đốn mạt, ươn hèn và tồi tệ nhất trong suốt dòng lịch sử dài mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Không có một triều đại nào, không có một bọn tay sai bán nước nào. Kể cả Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống lại đê hèn mù quáng sùng bái Bắc triều tới mức không còn ra thể thống con người đến thế! Mà Hồ chí Minh đã tạo ra cái khuôn mẫu cho các cán bộ lãnh đạo đảng CS Việt Nam noi theo. Về điểm này ông Bùi Tín cũng có nhận xét rất xác đáng, ông viết:

 "Sùng bái mặt trời phương đông "nể sợ" thiên triều" Bắc Kinh. Ông Hồ đã truyền cho những người lãnh đạo khác quanh ông. Cho đảng cộng sản một thái độ thụ động vô lý, mất hết khả năng phản kháng và tự vệ. Chính ông cũng bị cỗ xe Mac Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông đè lên đầu, trong khi cả đảng CS và xã hội bị cỗ xe ấy nghiền nát".Nhưng lạ làm sao? cho đến bây giờ họ vẫn hô hào: "Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết, tiến lên xhcn theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn". Cái ghê hơn nữa, là cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu còn khẳng quyết: "Tư tưởng Hồ chí Minh soi sáng con đường đảng và nhân dân ta tiến vào thế kỷ XXI". Nghe mà phát hoảng... nó lạc lõng làm sao, trong thế giới hiện thực này. Nhưng dưới cái loa sát. Đảng vẫn cứ lập đi lập lại cái giọng điệu ấy. Không để làm gì cả. Không một ai tin cả, mà nó làm cho họ khó chịu. Và không khỏi đau lòng về cái tư tưởng làm chó săn cho ngoại bang, lừa dối nhân dân, lừa dối lịch sử của HCM đã làm cho nhiều thế hệ đổ máu vô ích. Hàng ngàn trái tim nhân hậu, trung hiếu với tổ quốc bị lừa gạt, hàng ngàn vạn những chàng trai cô gái anh Tuấn mơ mộng như Dương Thu Hương, Đặng Thùy Trâm, Bùi Minh Quốc, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong v.v... Những trái tim trong trắng như những bông sen, đẹp như thiên thần, yêu nước, bị bác đảng dối gạt, phản bội.

 Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết trên Talawas! "Tôi người may mắn sống sót sau những hy sinh của Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong cùng hàng triệu đồng bào của tôi từ năm 1975 trở đi càng ngày càng nhận thấy nhân dân tôi đã lâm vào một bi kịch thê thảm nhất, cay đắng nhất, quái gở nhất. Vì độc lập tự do mà cuồng nhiệt tự nguyện dốc cả sông máu núi xương để rồi "tự do" tự nguyện choàng lên cổ mình một ách nô lệ "vàng son" mang tên là sự lãnh đạo của đảng!"Vì độc lập tự do" viễn ảnh của mơ ước mà bao thế hệ trẻ gởi gắm vào đó một thế giới hạnh phúc, sung sướng hoàn toàn. Đó chính là thế hệ của Lê Đạt, Phùng Quán, Phùng Cung, Trần Dần, Hoàng Cầm... Thế hệ trước Bùi Minh Quốc, Nguyễn Duy, Dương Thu Hương, Đặng Thùy Trâm v.v.. thế hệ sau, những tâm hồn, ôm ấp những lý tưởng đẹp, những hoài bão lớn. Nhưng giờ đây đang trải qua những năm tháng tuyệt vọng, đầy cay đắng, trái với mọi đường mơ ước! Một đại thảm kịch ở đó là mọi cửa ngõ đất nước đóng kín từ (1954-1975). Cả dân tộc bị cầm tù trong một thế giới chết ngưng đọng hoàn toàn, phí thời gian. Kín mít về không gian, mà nhà thơ Bùi Minh Quốc cho là "quái gở nhất". Thật sự là như thế!Ôi! Đời người ngắn ngủi với bao nhiêu rình rập, với bao nhiêu mối lo... với bao nhiêu đe dọa thường trực...

 Thành ra vườn Lạc Uyển (thiên đường cộng sản) mà tuổi trẻ được Bác Đảng lãnh đạo vươn tới là một địa ngục trần ai! Và xã hội chủ nghĩa. Con đường quanh co dài dằng dặc là những cuộc hành trình xuống âm phủ. Ở những nơi sâu thẳm, đêm đen, đói và khát, mà xã hội bị thống trị bởi một bọn cướp, đê tiện, giả dối, kiêu ngạo, tham lam, hay nghi ngờ. Và thích trả thù, đào mồ mả người chết. Dân chúng "Sống như sâu bọ" chiến đấu, lao động, rồi chết, không có sự che chở của pháp luật. Còn "tự do" là một thứ xa hoa giả trá, hãm hại bao nhiêu thế hệ. Đọc hồi ký của Đặng Thùy Trâm, tôi nghẹn lời, lưỡi khô trong miệng. Tiếc rằng cô đã từ giã cõi đời. Đây là một tổn thất lớn cho những người thân yêu của cô, và cũng là sự mất mát đối với văn giới Việt Nam. Nếu còn trái tim chính trực ấy sẽ là Hỏa Diệm Sơn thiêu cháy đám sâu bọ trong bộ chính trị đảng CS Việt Nam. Và chống lại mọi sự áp bức.Câu chuyện xúc động về cuốn nhật ký trong chiến tranh cách đây 35 năm của Đặng Thùy Trâm đã được báo chí trong nước đặc biệt chú ý. Nhà cầm quyền Việt Nam đang lúc khủng hoảng niềm tin với nhân dân. Họ đã nắm lấy cơ hội ngàn vàng này để tuyên truyền, biến hoa Đặng Thùy Trâm thành một nữ thánh của cuộc chiến chống Mỹ. Sau mấy tháng làm trò ảo thuật khuấy động ở trong nước, cuối tháng Giêng vừa qua. Cơn sốt nhật ký Đặng Thùy Trâm đã lan sang tới Mỹ quốc, gây chấn động không chỉ trong đời sống văn hóa Hoa Kỳ mà nó còn là một mối quan tâm của các chính trị gia. Một tuần trước khi bản Anh ngữ chính thức được phát hành. Nhà trắng đã xác nhận kế hoạch đặt mua trước 500.000 cuốn sách để làm "cẩm nang cho lính Mỹ".Hình tượng Đặng Thùy Trâm thể hiện đầy đủ phẩm chất con người thời đại văn minh, mặc dù cô mơ ước một thiên đàng cộng sản, và chiến đấu trong hàng ngũ quân đội cộng sản, như Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Trần Duy... nhưng vẫn là mẫu người hùng dũng cảm chiến đấu. Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, cho nên giá trị thẩm mỹ của hình tượng làm cho bài ca nhân đạo ngân vang thắm đậm tình người không biên giới.Tiếc thay! Đặng Thùy Trâm chết sớm nên không có dịp chứng kiến một đất nước hòa bình trong máu và nước mắt, trong ly tán, tan hoang! Chứ không phải trong nụ cười đoàn viên dân tộc mà cô hằng mơ ước. Cô Trâm ơi! Tuổi trẻ bao nhiêu thập niên qua bị vắt kiệt, héo khô, teo tóp trong các trại tập trung, hoặc công trường nhà máy, trên rừng hoang, hay dưới đồng ruộng sình lầy. Tuổi trẻ bị cắt rời thành cơ man ngàn mảnh đời trong hiện tại ở khắp nơi trên mặt địa cầu. Cảnh người Việt tha hương làm nô lệ, làm điếm, nay buôn người nhan nhản, các thiếu nữ trẻ bị buôn làm gái mãi dâm sang Campuchia, Đái Loan, Đại Lục, Singapore. Khắp Đông Nam Á. Ở đâu cũng lồ lộ nỗi cùng khốn và tủi nhục!Cô Trâm ơi! Vì ai? Một đất nước có trên 4000 ngàn năm văn hiến, một dân tộc hào hùng trở thành "hạ đẳng". Dẫn đầu bởi tệ nạn buôn bán nô lệ. Và buôn bán phụ nữ. hai bộ mặt thật nổi của nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay. Những người mong mỏi được ra nước ngoài lao động bằng bất kỳ một giá nào. Với bất kỳ một nghề đê tiện nào miễn sao ra khỏi cái đất nước quái đản này. Với chút hy vọng kiếm được chút tiền để gửi về nuôi gia đình. Những cô gái buộc phải làm nghề mãi dâm vì đó là cách duy nhất kiếm tiền trong xã hội, mà đồng tiền là trên hết. Còn những cô gái muốn lấy chồng Tầu Đài Loan, Singapore, Đại Hàn...? Vì tuyệt vọng trên quê hương các cô gái này đến một nơi hy vọng có một người chồng ngoại quốc, bất kể ngoại nhân đó ra sao.. Thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của ngoại nhân.

 Chúng ta không khỏi tủi hổ và đau lòng khi thấy các diễn đàn báo chí, internet trong và ngoài nước cho phát hình 193 phụ nữ trẻ Việt Nam cởi truồng trước mặt mấy ngoại nhân Đại Hàn, ở khách sạn Thái Bình , Quận 5 thuộc thành phố mang tên HCM, đầu tháng 2-2006 vừa qua để cầu may trúng số vớ được một người chồng ngoại quốc. Kết quả là không ai trúng!Trên thế giới này, có phụ nữ nước nào bị coi rẻ mạt như phụ nữ Việt Nam không? Đây là điều tủi hổ cho dân tộc Việt Nam. Và vì sao các cô gái trẻ này lại không còn màng gì đến, lễ giáo, đạo đức, danh dự, dân tộc. Không nghĩ mình là con cháu bà Trưng, bà Triệu kiêu hùng?Ai cũng có thể hiểu "chính sách giáo dục nền tảng của dân trí" mà ngay bản chất của chế độ, từ lúc khởi đầu đã chủ trương phá hủy triệt tiêu nền văn hiến văn hóa dân tộc. Bằng chính sách "đấu tranh giai cấp" nhập cảng của ngoại bang... , tấn công vào "gia đình" nhắm vào nền luân lý truyền thống, chà đạp, giẫm nát, từ một xã hội tương đối lành mạnh trở thành tàn tạ, nay suy đồi sụp đổ, là lẽ đương nhiên. Từ năm 1954 là một chuỗi lịch sử liên hoàn có tính cách nhân quả liên tục dẫn đến cuộc chiến tranh ý thức hệ. Đất nước bị dìm trong cuộc chiến nồi da xáo thịt. 10 triệu người hy sinh cho chiêu bài chủ nghĩa xã hội, hàng mấy triệu người tàn tật, hàng triệu gia đình có con em chết trận không được nâng đỡ. Số phận đông đảo binh sĩ tử vong, hay tàn tật thuộc miền Nam bị sỉ nhục, mồ mả bị san bằng. Đây là một truyền thống của nhà cầm quyền cộng sản. Ở cả miền Bắc, sau CCRĐ họ đã mở nhiều chiến dịch đào mồ mả Tổ Tiên. (Xem bài viết của Võ Văn Trực, cán bộ văn hóa tỉnh Nghệ Tĩnh báo "Văn Nghệ 1978).

 Đối với những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam, Tổ Tiên họ xem thường. Nhưng lại sùng bái ngoại nhân Mác-Mao như thần thánh.Ta không khỏi đau lòng cho những người lãnh đạo đảng CSVN mù quáng lầm lạc suốt cả cuộc đời. Điển hình là HCM đến lúc sắp chút hơi thở cuối cùng vẫn còn tin tưởng sai lạc và một lòng quy ngưỡng Mác Lenin, quên cả Tổ Tiên!

 Đức Phật dậy: "Cái khổ nhất của con người là vô minh. Cái khổ của lạc đà, của cừu ngựa chở nạng mãn kiếp. Cái khổ trôi lăn trong tam giới chưa gọi rằng khổ. Ngu si. Không trí tuệ, tin tưởng sai lạc. Không biết hướng đi. Cái ấy nói thật là khổ!"

 Văn kiện đại hội X của Đảng CSVN, vẫn tiếp tục con đường (tìm lông rùa, sừng thỏ) : là "Kiên trì vớI mục tiêu: lý tưởng chủ nghĩa xã hội, kiên trì với chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng".

 Hãy nhìn xem ở đâu hòa bình và sự phồn thịnh đang dồi dào? Đó là các quốc gia tự do ngự trị, nơi mà cuộc sống của con người theo luật pháp và được luật pháp bảo đảm tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do bầu cử và ứng cử...

 Hãy nhìn xem ở đâu sự bất công và nghèo đói khốn cùng đang ngự trị? Đó là những quốc gia độc tài ngự trị. Nơi mà cuộc sống của con người không được luật pháp bảo đảm, nơi mà quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng không được luật pháp tôn trọng.Đảng CS Việt Nam theo những nguyên tắc phản lại mọi sự tiến bộ của nhân loại một cách trắng trợn nhất. Họ dùng quyền lực làm vũ khí đàn áp tự do của nhân dân. Cho một đảng độc quyền kiểm soát quân đội, chính quyền, ngoại giao, ngân sách quốc gia. Độc quyền đặt những khoản thu nhập khổng lồ của đất nước vào tay một nhóm người. Họ chỉ làm hủy hoại đất nước mình thôi! Họ tồn tại nhờ bạo lực. Và sự an toàn cho chính họ. Cũng là hành động vô nhân đạo. Sỉ nhục và hết sức phi lý.Hỡi những người Việt Nam! Thế giới đang trên đà bước tới dân chủ và phát triển hướng tới các nghị trường tự do. Dân tộc ta hiện đang bị một nhóm người lãnh đạo đảng CS cản đường. Vậy mỗi công dân phải nhận thức phần trách nhiệm của mình, vì quyền tự do và công lý.

 Tại sao nhân dân các quốc gia Đông Âu đã tranh đấu can đảm và chỉ trong một thời gian họ đã làm cho các chế độ CS hoàn toàn sụp đổ, còn dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống anh hùng, có tinh thần yêu nước cao, mà cho đến ngày nay vẫn chưa bứt được xích xiềng cộng sản. Vấn đề này tất có nguyên nhân xâu xa. Tôi cũng đã đề cập đến một phần trong tác phẩm (Tinh thần Phật Giáo nhập thế). Chương II nói về chế độ HCM. Những nét phản ảnh khái quát mang tính chất triết lý như: "u tối" tương ứng với "tàn bạo", văn minh tương ứng với "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học nhân văn. Chủ nghĩa Mác-Lenin chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao trạch Đông, Kim nhật Thành, Hồ chí Minh, tương ứng với xã hội phong kiến lạc hậu. Chính vì sự hụt hẫng kiến thức ấy đã xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo, chế độ CS hà khắc hơn ở cái xứ kém mở mang, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói thất học. Xét về đại thể giữa trình độ phát triển và trình độ dân trí như Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc chẳng hạn, so với CS Tầu, Bắc Hàn, Việt Nam... thì ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc có một truyền thống tranh đấu cho tự do trong lòng dân chúng. Và nền kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn. Vì thế ít hà khắc (...)

 Những yếu tố trên tạo thành căn bản xã hội. Ngồi ra, Việt cộng chuyên sử dụng một thứ bảo bối "nắm thật chặt bao tử của người dân". Với chính sách quản lý và phân phối lương thực, theo tem phiếu gạo, ngô khoai. Cấp cho từng người đủ cho dân cầm hơi, song song với guồng máy trấn áp thường trực liên tục. Dân đói ăn lâu năm, làm cho tinh thần kiệt quệ, thể xác suy nhược, mất hế nhuệ khí đấu tranh. Và nỗi sợ hãi "bị cúp khẩu phần ăn", nghiền nát tâm can con người và trở thành con sên, con giun, con dế .!!

 Đảng CS Việt Nam đã dùng chính sách "nắm bao tử" để biến một dân tộc có dòng máu kiêu hùng trở thành đàn cừu ốm đói được đảng chăn dắt theo đó mà sinh sống, ngoan ngoãn theo sự lãnh đạo của Đảng một thời gian dài bị "thuần hóa" tới mức mất hết khả năng phản kháng.

 Ôi! Một dân tộc mà trong suốt chiều dài lịch sử hơn bốn ngàn năm bọn phong kiến Phương Bắc không khuất phục được bằng vũ lực với bao nhiêu cuộc chinh chiến và cả một ngàn năm đô hộ, đến trăm năm cai trị của thực dân Pháp, không khuất phục được. Nhưng lại bị "bát cơm manh áo" đánh gục làm cho sa sút tinh thần không vực dậy được! Đây là một trong những tội ác ghê gớm nhất của những người lãnh đạo đảng CS Việt Nam đối với dân tộc. Họ đã làm cho nhiều thế hệ bị bại hoại!Nhưng bảo bối "nắm bao tử người dân" mất dần hiệu lực từ năm 1986, khi nền kinh tế XHCN đi vào ngõ cụt. Và nền kinh tế thị trường hình thành. Số lương thực, tem phiếu thực phẩm biến mất. Đảng CS Việt Nam sẽ tiêu vong. Cái ngày đó sẽ đến. Không còn lâu nữa, đã có nhiều tín hiệu báo trước mùa Xuân đất nước. Từ đầu năm 2006 thời thế đã đi một bước ngoặt chưa từng xẩy ra ở Việt Nam. Đó là hàng loạt các cuộc đình công lớn nổ ra ở cả hai miền đất nước. Khởi đầu là cuộc đình công của 42 ngàn công nhân khu chế xuất Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... Ở ngoài Bắc tại cảng Hải Phòng. 500 công nhân công ty Sao Vàng, và ở thị xã Uông Bí hàng ngàn công nhân cũng nhất loạt đình công. Và cho đến nay 21-3-06 các hãng xưởng công nhân vẫn tiếp tục đình công đòi tăng lương và cải thiện đời sống.

 Ngày 24-3, 23.000 công nhân của hãng Poa Chen Đài Loan Sản xuất giầy thể thao, gia công cho hãng Ni Ke của Mỹ ở Biên Hòa tiếp tục đình công phản đối đồng lương chết đói. Họ tranh đấu để bảo vệ quyền lợi người lao động. Nhà cầm quyền Hà Nội tỏ ra hết sức bối rối trước số lượng người tham gia quá đông đảo. Lực lượng công an tỉnh Đồng Nai đã phong tỏa con đường dẫn tới cầu Hang cách công ty Poa Chen 1 cây số.

 Ngày 22-3-06, Đại diện công nhân ông Nguyễn Tuấn Hùng, khi trả lời buổi phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do đã kêu gọi Tổng Liên Đoàn Lao Động Hoa Kỳ, cùng các tổ chức lao động quốc tế và đông đảo Việt Nam ở Hải Ngoại ủng hộ một tranh đấu của giai cấp công nhân Việt Nam. Và đòi thành lập công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào Tổng Công Đoàn Lao Động Việt Nam là công cụ của đảng CS. Thành lập một tổ chức công đoàn độc lập kiểu Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, rõ ràng là nguyện vọng thiết thực của giai cấp công nhân Việt Nam được bộc lộ một cách công khai trước công luận trong và ngoài nước. Đây là một bước ngoặt lịch sử. Có một lực lượng thực sự của hàng triệu công nhân, sẵn sàng xuống đường... mặc dù đã có hàng trăm người bị bắt, nhưng cuộc tranh đấu đòi quyền sống vẫn tiếp tục...

Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam đình công?

 Theo các lý thuyết gia Mác-Xít, trong xã hội khi giai cấp công nhân đã nắm chính quyền và thực hiện quyền làm chủ thì không thể có chuyện đình công. Bãi công chẳng hóa là tự chống lại mình sao? Giai cấp công nhân là "Ông chủ nhà máy". "Giai cấp tiền phong lãnh đạo cách mạng" cơ mà.Chao ôi! Sau quá nửa thế kỷ "cách mạng đại thành công", đánh đuổi được bọn đế quốc, tư bản bóc lột... ,ngày nay lại chính những người lãnh đạo Cách mạng là kẻ rước những cựu thù... vào sâu xé đất nước. Và cũng là kẻ bảo vệ cho sự "bóc lột" của tư bản ngoại quốc. Bằng cả một guồng máy từ trung ương đến địa phương: chủ tịch. Bí thư Đảng bộ các cấp... , các cán bộ đầu tư, tài chính, ngoại vụ, thuế vụ, tổ trưởng. Và cả của chủ tịch công đoàn của đảng. Nghĩa là tất cả đã được hợp thành bộ máy quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho các ông chủ tư bản cá mập nước ngoài.Qua các thông tin, báo chí trong nước chúng ta nhận thấy rõ ràng, nhà cầm quyền CS Việt Nam không đứng về phía giai cấp công nhân để bảo vệ bênh vực quyền lợi cho họ, mà ngược lại bọn cầm quyền tỏ ra cố gắng hợp tác và bảo vệ quyền lợi cho tư bản nước ngoài. Điều ô nhục hơn nữa, là ngày 23-3 vừa qua Trần Đức Lương nhân danh chủ tịch nhà nước CHXHCNVN đã cơng khai đứng ra chính thức xin lỗi bọn tư bản nước ngoài về chuyện công nhân Việt Nam đình công làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của họ.Tư bản có kinh nghiệm "bóc lột", nhưng người lãnh đạo đảng CS Việt Nam có kinh nghiệm "đàn áp" và ăn cướp của dân, hai đến độc quyền cấu kết với nhau ăn chia xương máu của giai cấp công nhân Việt Nam. Mọi sự gian lận đều được phép "tùy theo phong bì đút lót". Sau cùng là giai cấp công nhân Việt Nam chỉ còn được quyền "bị bán" sức lao động với giá rẻ mạt nhất.Với bọn tài phiệt Tầu Đài Loan, Singapore Đài Loan, thị trường Việt Nam như miếng mồi ngon trước miệng cọp đói. Còn Bộ Chính Trị đảng CS Việt Nam là hang ổ của bọn Mafia, sản phẩm của cách mạng tháng 8. Thực chất là như thế, nhưng chúng vẫn lớn tiếng hô hào xây dựng XHCN một chế độ tốt đẹp không có chuyện người bóc lột người.Thử hỏi các người! Các công ty tư bản ngoại quốc tính toán quyết định bỏ số vốn ra đầu tư vào thị trường Việt Nam để "thu lợi" làm sao mà họ theo "định hướng xã hội chủ nghĩa" ?Gian dối, lừa bịp vốn là sở trường của ban lãnh đạo đảng CS Việt Nam.Này các bạn công nhân Việt Nam! Các bạn có được chia chác chút quyền lợi nào không? Ngoài những lời hứa hẹn suông trong suốt bao thập niên qua. Bây giờ các bộ mặt nạ, ái quốc, chống Tây, chống Mỹ, đánh tư bản.., đã rơi xuống, chỉ còn lại những bộ mặt ác quỷ nham nhở, ghê tởm nhất. Thật bất hạnh cho dân tộc Việt Nam! Nhẽ ra thành phần lãnh đạo đất nước, phải là những phần tử ưu tú, tinh hoa của dân tộc, đằng này ngược lại nó tập hợp toàn loại người cặn bã của xã hội, đầu óc chậm lụt, trì độn. Chính bọn chúng là cái đại họa cho dân tộc. Một đặc điểm chung nữa của giai cấp lãnh đạo là từ thấp tới cao, chúng luôn luôn cố gắng hưởng thụ phè phỡn, cờ bạc, trai gái, nhà lầu xe hơi, và cố gắng hết sức kiếm dollars bỏ túi bằng bất cứ giá nào. Cố gắng hết sức vơ vét tài sản quốc gia với bất cứ thứ gì, ở đâu. Cố gắng dắt mối cho bọn tư bản Tầu Đài Loan, Đại Hàn... vào bóc lột công nhân Việt Nam với quy mô lớn. Cố gắng dắt mối buôn bán nô lệ trên quy mô lớn (quốc tế). Cố gắng dắt mối buôn bán phụ nữ trên quy mô lớn quốc tế. Vượt lên trên hết là cố gắng hết sức bám đuơi quan thầy Bắc Kinh, bằng cách dâng bất cứ vùng đất, vùng biển nào của tổ tiên cho giặc. Nhưng lại cố gắng cướp đất của dân hèn. Và cố gắng dùng tất cả mọi thủ đoạn mưu mô đê hèn nhất để bảo vệ đảng, giữ địa vị bằng mọi giá. Không kể gì đến danh dự quốc gia dân tộc.Khi tôi đang viết bài này, thì Hội nghị Trung ương đảng CS Việt Nam 14 khai mạc. Phía Trung Cộng đã cử Giã Khánh Lâm đứng hàng thứ Bộ chính trị đảng CS Trung Quốc sang Hà Nội chỉ đạo. Và trong lúc các ủy viên trung ương đảng CSVN còn đang bàn họp thì họ Giã đã nhất quyết là phía Việt Nam phải đề cử ông Nguyễn Tấn Dũng lên vị trí thủ tướng. Và họ Giã nói: "Đó chính là nguyện vọng của Tổng bí thư Hồ cẩm Đào đã đề nghị phía lãnh đạo Việt Nam trong dịp ông Đào thăm Việt Nam hồi tháng 11 năm 2005". Bầu người lãnh đạo đất nước mà không theo nguyện vọng của dân tộc mình, mà lại làm theo nguyện vọng của ngoại bang, thì còn gì là độc lập, tư do, còn gì là thể thống quốc gia! Đây là mối nhục quốc thể!Hỡi những người con yêu dấu của tổ quốc Việt Nam! Đất nước nhà đang nằm trong tay bọn Mafia. Chúng gồm một nhóm người rất nguy hiểm cho sự sống còn của cả dân tộc.Các bạn ở đâu? Đang lúc dầu sôi lửa bỏng, thế nước chênh vênh, ngoài biển tầu chiến của Trung Cộng đang rong ruổi trên vịnh Bắc Bộ và hải phận Việt Nam. Trên đất khắp các tuyến biên giới phía Bắc đều bị giặc tầu lấn chiếm, những địa điểm then chốt về quốc phòng, những cửa ải thiên nhiên biên thùy, nhất là vùng Cao Bằng, Lạng Sơn. Và từ Cao Bằng đến Lào Cai, một vùng đất giầu tài nguyên. Và cũng là một khu vực hiểm trở, mà chúng ta chỉ biết tổng quát. Từ Cao Bằng đến Bắc Giang cũng là một vùng khó khăn nhưng rất quan trọng về sự dính liền với Vương Quốc Lào, Miến Điện; rồi trong khu vực tỉnh Hà Giang Trung Cộng chiếm các mõm núi Đất và núi Bắc và nay Tàu đả đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn, và các dãy núi chung quanh dọc theo biên giới cửa ngõ tiến vào Việt nam như các dãy 1545, 772, 233 thuộc huyện Vị Xuyên và Yên Minh. Tại Lạng Sơn , hai phần đất nằm cạnh cửa ngõ quan trọng khác vào Việt nam là Ải Nam Quan cũng đã dâng cho Trung Cộng. Đó là Khu vực Bình Độ 400, nằm sau cột Mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc, và hai các dãy núi 820 và 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định. Những địa điểm chiến lược quan trọng hiểm yếu của nước ta giới lãnh đạo Bắc Kinh biết rất rõ. Và chúng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng việc cướp nước ta lần này, những hiệp định chúng ký với bọn việt gian bán nước là những âm mưu sát nhập nước ta thành một tỉnh của Tầu.

Chúng điều khiển bọn tay sai thi hành từng bước đều rất rõ ràng.

 Hỡi những người con yêu dấu của tổ quốc Việt Nam! Dù bạn ở đâu trên đất nước mình, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu, hay bôn ba ly tán nơi đất khách. Hãy nhớ và nắm chắc những dấu tích còn để lại: Thành Loa, Mê Linh, Thành Thăng Long. Trong tỉnh Lạng Sơn ngày nay vẫn còn có một tổng tên gọi là Chi Lăng, chính ở nơi đây, Quan ải ấy người anh hùng áo vải Lê Lợi tiêu diệt quân Minh đến cướp nước ta năm (1427), đông và mạnh gấp nhiều lần. Kỵ Binh Mông Thát lũ lũ đàn đàn đã kéo sang phía Đông rồi từ phía Đông ào ạt kéo sang phương Tây gieo rắc chết chóc kinh hoàng. Vua tơi nhà Trần đã tiêu diệt chúng.

Hãy nghe người Tống nói về quân Mông Thát *

* (Theo sách của Hắc Thái sử lược của Đại Nhã đời Tống)

Trăm quân kỵ quay vòng.

Vây bọc cả vạn người!

Ngàn quân kỵ tản ra

Trải dài đến trăm dặm.

 Quân Mông That thế đó, mà ông cha ta đâu có khiếp sợ. Năm Tân Hợi (1251) Vua Trần Thái Tông lấy niên hiệu là Nguyên Phong thứ nhất và đên năm Đinh Tỵ (1257) Ngột Lương Hợp Thái cho sư sang Đại Việt, nhưng bị vua Trần bắt trói hạ ngục; lại sai sứ sang lần thứ hai, bọn này cũng chung số phận bị bắt trói và cho vào ngục tối như bọn trước. Lúc đó, trẻ mục đồng cất tiếng hát:

Sứ đi rồi sứ lại về

Qua bến bồ đề sứ khóc nỉ non

Khóc rằng hỡi vợ hỡi con

Ta nay đi sứ chắc còn về không.

 Ông cha ta như thế đó. Qua bao nhiêu triều đại địa danh của nhiều địa phương cũng có phần thay đổi. Nhưng khúc sông Bạch Đằng, chạy qua địa phận Kiến An (Văn Úc) bây giờ vẫn vỗ sóng. Chiến thuyền quân Nguyên đã chẳng tan nát nơi khúc sông này. Và hàng cọc gỗ lim chôn giữa lòng sông, ta vẫn còn nhìn thấy, mỗi khi nước thủy triều xuống. Và người dân miền sông Hóa (Thái Bình) nay vẫn còn ghi dấu chỗ thớt voi của Vương xưa sa lầy trong trận đánh quân Nguyên cách đây chín thế kỷ. Lời thề sông Hóa, lời thề quyết chiến của toàn dân nơi Hội Nghị Diên Hồng, tuy xa mà vẫn còn vang vọng. Và hiện nay, ở làng Cổ Tích, núi Nghĩa Tích vẫn là nơi có đền Hùng thờ 18 đời Vua Hùng Vương dựng nước (2897-258), trước Tây lịch. Khối đá Thiên Ân trời ban ở đây giống như mảnh vẩn thiết (một mảnh tinh tú) từ trên trời rớt xuống, được thờ trong Đền Hùng. Và khối đá Thiên Ân trời ban cũng mang ý nghĩa thiêng liêng ấy. Còn ở Phúc Yên, huyện Đông Anh có ngôi làng nhỏ mang tên Cổ Loa, cùng dấu tích Loa Thành. Có kiến trúc xoáy trôn ốc tân kỳ. Đền thờ An Dương Vương cũng ở tại đây, nhưng dấu tích còn để lại ấy nó chứng minh công lao khổ nhọc, bằng vác đá vá trời, lấp biển của Tổ Tiên ông cha ta đã dựng nước, giữ nước, và mở mang bờ cõi tạo dựng nên giang sơn gấm vóc Việt Nam ngày nay.Hỡi những người con yêu dấu của Tổ Quốc Việt Nam. Bạn ở đâu?Hãy chú ý: Biên cương ở phía Bắc nước ta hiện nay, nhóm lãnh đạo đảng CSVN đã mở rộng để đón tiếp các đồng chí phương Bắc tha hồ tràn qua nước ta. Không cần phải đem quân đánh như xưa, hao binh tổn tướng vô ích.Hãy lưu ý: Từ đầu năm 2000 đến nay họ đã ngầm đưa nhiều ngàn người Hoa sang sinh sống bất hợp pháp trên các tỉnh phía Bắc nước ta, mà không hề có sự phản ứng nào của nhà cầm quyền CS Việt Nam.Mặt khác chúng hợp pháp hóa hiệp ước hợp tác chung phát triển kinh tế và kỹ nghệ ở 7 tỉnh Thượng Du Bắc Bộ, đã được ký kết giữa TBT Lê khả Phiêu và TBT Giang trạch Dân năm 2000. Và hiệp ước bổ sung được ký kết giữa chủ tịch Hồ cẩm Đào và chủ tịch Trần đức Lương đầu tháng 11-2005.Thực chất của hiệp định này là nhóm lãnh đạo đảng CS Việt Nam đã dâng 7 tỉnh Thượng Du cho giặc Tầu để cứu đảng. Đây là một trong những hiệp định nguy hiểm nhất, bắt đầu được thực hiện chính thức từ đầu năm 2006. Các công ty Hoa Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam sẽ chuyển các nhà máy xí nghiệp lớn qua các tỉnh Thượng Du Việt Nam. Giao thương giữa Trung cộng và Việt cộng trong năm 2005 là 8 tỉ Mỹ Kim và riêng Quảng Tây đã chiếm mọt tỉ lệ là 1/8. Hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam là các khu vực nằm trong lục địa, bị khố chặt, khơng cĩ đuờng ra biển. Vì thế 7 tỉnh của Việt nam đã đựoc Đảng Cộng Sản Việt nam đặt dưới quyền quản trị của Trung Cộng, được sử dụng làm cử ngõ và hành lang tiêu thụ sản phẩm của dân Trung Hoa thuộc hai tỉnh này sản xuất.

Mục tiêu và nội dung của hiệp định là thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục, mà TBT Lê Khả Phiêu với TBT Giang trạch Dân đã xác định phương châm chủ vàng "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới tương lai", từ thời điểm chuyển giao thế kỷ cuối năm 2000.

 Hợp tác toàn diện được thực hiện trực tiếp. Ủy ban cải cách phát triển từ cấp tỉnh, đến huyện xã, làng bản đều có chuyên gia cố vấn Trung Cộng lo việc hợp tác giữa hai bên. Các kế hoạch hợp tác giữa người lãnh đạo hai bên điều phối và thực hiện cụ thể từng bước. Bộ Chính Trị hai đảng ủy thác thiết lập các cơ chế hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam tiến đến chỗ "Xóa bỏ vùng đệm".Dự án trọng điểm thực hiện là 7 tỉnh miền núi đặc biệt là tỉnh Lào Cai.Tại sao những nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại chọn Lào Cai làm trọng điểm trong chiến lược và chiến thuật hợp pháp hóa việc xâm chiếm Việt Nam, mà không cần dùng đến vũ lực?Để vấn đề thêm sáng tỏ, tôi xin tóm lược những đặc điểm quan trọng của tỉnh Lào Cai về vị trí địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội. Trước hết là về địa lý, Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới năm ở phía Bắc nước ta. Cách thủ đô Hà Nội 296 Km theo đường xe lửa và 343 km theo đường bộ, có 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, với một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia, và 5 đường mở thông với tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Diện tích tự nhiên là 6,357 km2. Có 8 huyện, 1 thị xã, 163 xã, phường thị trấn. Dân số đến năm 200 là 567.000 người với 25 dân tộc. Trong đó dân thiểu số chiếm 65%.Về tiềm năng của Lao Cai là một tỉnh giầu tài nguyên khoáng sản. Có 25 loại khoáng sản khác nhau. 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp lớn, trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao và trữ liệu rất lớn hàng đầu Việt Nam như Apatit, đồng, sắt, Graphit, nguyên liệu gốm, sứ, thủy tinh. Và nhiều loại gỗ quý và cĩ tiềm năng phát triển thủy điện.

 Lợi thế về phát triển du lịch với các loại hình: nghỉ dưỡng, sinh thái leo núi. Văn hóa dân tộc gắn liền với các địa danh như Sa Pa, Bắc Hà, Bắc Xú. Khu du lịch Sa Pa nổi tiếng trong nước và quốc tế.- Lợi thế về phát triển thương mại.Lào Cai là tâm điểm của tuyến hành lang kinh tế tỉnh Côn Bình Trung Quốc. Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng. Với cửa khẩu Lào Cai, Hà Khẩu là cửa ngõ thông thương lớn nhất ở phía Bắc nối Việt Nam với các nước Asean và miền Tây rộng lớn của Trung Cộng, bao gồm 12 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu Km2, với dân số trên 400 triệu người, nhiều gấp 5 lần dân số Việt Nam.Lào Cai nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Trong lịch sử trước kia cũng như hiện nay, Lào Cai luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong các cuộc xâm lăng và chống xâm lăng giữa các triều đại Việt Nam và Tầu kể cả giao lưu văn hóa, kinh tế của Việt Nam và Trung Hoa. Ngay từ thế kỷ XI các triều đại phong kiến Trung Hoa và Việt Nam đã biết khai thác sông Hồng và tuyến đường bộ trong các chiến lược phòng ngự cũng như phản công. Nói tóm lại Lào Cai hội đủ tất cả các loại hình vận tải, đường sắt, đường bộ, tuyến đường sông Hồng, con sông Cái của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam qua ngả Lào Cai về Hà Nội, Hải Phòng. Và tuyến đường bộ hành lang tỉnh Côn Minh Trung Quốc và Hải Phòng đi qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang là tuyến huyết mạch vận chuyển hàng hóa giữa Trung Cộng và Việt Nam.Tháng 1-2005 Trung Cộng đã khởi công xây dựng một cây cầu mới qua Sông Hồng nối khu thương mại Kim Thành với khu thương mại Hà Khẩu với quy mô mặt cầu 21.5m dài 300m.Từ đầu năm 2002 theo sự chỉ đạo của Trung Cộng, VC đã sát nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai, và di chuyển hơn 100 cơ quan hành chính cấp tỉnh về khu đô thị mới, cách cửa khẩu 8km, để mở rộng không gian khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Đồng thời xây dựng 2 cụm công nghiệp Đông, rộng 46 Ha và Bắc Duyên Hải, rộng 265 Ha. Hiện có hàng vạn cán bộ khoa học kỹ thuật của Trung Cộng thuộc mọi lĩnh vực là lực lượng nòng cốt trong mục tiêu Trung Quốc hóa đang hoạt động ở 7 tỉnh miền núi nước ta.

 Về xã hội và tâm lý các dân tộc miền núi, ta biết rằng cả vùng Cao Nguyên Miền Bắc Việt Nam, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số. Và tất cả vùng Sơn cước bao quanh đồng bằng miền Bắc, có nhiều sắc dân thiểu số. Những khu vực này là những vùng đất vô cùng hiểm yếu. Nếu vùng phên rậu ấy bị nhổ đi thì sự đe dọa sẽ đến vùng đồng bằng và các tỉnh phía Nam ngay. Đọc sử nước nhà cho ta thấy việc vua Lê Đại Hành đánh dẹp 49 mán động năm 988 để làm gương cho mán dân khắp bốn phương. Cho nên giặc Trịnh Hoàng nổi nên ở Phong Châu năm 1000 và rợ Cử Long nổi lên ở Phủ Quảng Hóa năm 1001, vua Lê cũng dẹp được dễ dàng. Nhờ vậy các dân tộc miền núi tòng phục coi vua Lê như vị Thiên tử đóng đô ở Hoa Lư. Sau này chúng ta thấy tất cả mối quan tâm của nhà Lý đến nhà Trần và các triều đại sau đã được đặt ra ở đây. Về phương diện tâm lý các dân tộc miền núi dễ nghiêng ngả, họ có thể theo bên này hay bên kia, tùy theo tương quan lực lượng giữa hai nước. Và tùy theo sự khéo xử mà còn hay mất, các vua Lý cũng như vua Trần đã tìm mọi cách để củng cố vùng biên thùy phía Bắc. Sách Việt Nam Văn Minh Sử Cương của Lê Văn Siêu có viết: "Các động Thổ Nùng, Mán ở phía Bắc, Tây Bắc vùng biên giới Việt Hoa vốn không theo hẳn Việt hay Hoa mà nghiêng ngả tùy theo lực lượng hai bên. Vua Lý đã dùng chính sách kết hôn, gả công chúa cho các tù trưởng để đồng hóa họ. Cho cả vùng sơn cước rộng lớn ấy tự ý thần phục thành phên giậu. Các công chúa vẫn được quyền trưng thu theo các thứ thuế khi lấy chồng, các bà lại ở tại chỗ để thâu các món thuế cho vua cha thì thật là tiện lợi đôi đường". Kêết quả là chế ngự chinh phục được cả vùng sơn cước ở cả ba mặt, tây bắc, tây nam và đồng bằng miền Bắc các dân tộc thiểu số đều quy thuận triều đình cả nước về một mối. Các vua Lý còn dùng chính sách biểu dương thần võ để khuất phục các dân tộc miền núi cùng đồng lòng phạt Tống, bình Chiêm khiến vua Chiêm phải dâng 3 Châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc tội. Các ngài tùy điều kiện, tùy đối tượng mà hành động như Nùng Tú Cao, sau khi bị bắt về tội nổi loạn chống triều đình mà cũng vẫn được khoan hồng. Khiến Trí Cao sau không dám làm phản ở vùng đất nước mình, mà đem binh đánh chiếm 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam làm cho cả triều đình nhà Tống hốt hoảng nghiêng ngả một thời. Đến triều nhà Trần đối với các dân tộc thiểu số ở vùng thượng du Bắc Việt cũng được quan tâm đặc biệt. Nhiều tướng lãnh nhà Trần như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đàn Như Hải đều thông thạo tiếng Mường, Mán, Lào lại thông ngũ kinh, học thức uyên bác rộng rải, hiểu biết tiếng các dân tộc và phong tục tập quán của họ. Chuyện Trịnh Dốc Mật năm (1280) ở Đà Giang làm phản là một thí dụ. Vua sai Nhật Duật đi đánh. Nhật Duật dẫn quân đến Đà Giang. Dốc Mật sai người đến doanh trại nộp Thệ từ mà nói: "Dốc Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ đi một mình một ngựa đến thì Dốc Mật xin ra hàng ngay". Nhật Duật nhận lời, các tướng đều can ngăn. Nhật Duật nói: "Nếu y phản trắc ta, thì triều đình đã có người khác không phải lo". Kịp khi Nhật Duật đến nơi, người Mán đứng xây bọc hai ba lần đều cầm gươm, giáo quay vào trong doanh trại. Nhật Duật cứ ung dung đi vào thẳng. Dốc Mật mời ngồi. Nhật Duật thông hiểu cả tiếng Mán lẫn chữ viết, lại am tường cả phong tục của họ, cũng ăn bằng tay, uống rượu bằng mũi. Người Mán thích lắm. Dốc Mật bèn đem cả gia tộc thượng đến trại Nhật Duật xin hàng thật là uy vũ bất năng khuất".Ông cha ta trí tuệ sáng tựa thần linh, "lập chiến công để lưu danh muôn thủa, để tên tuổi ghi lại muôn đời". Đó là câu nói của Trần Hưng Đạo (trong hịch tướng sĩ). Bên canh cái mục đích chiến đấu vì dân tộc, cũng có cái ta, mà cái động cơ cá nhân tồn tại bên cạnh cái ý thức cao quý vì tổ quốc vì quyền lợi chung. Ở đây ta cũng thấy thái độ của các vị vua Trần, nhưng người anh hùng, đề cao chiến công. Nhưng cũng xót thương kẻ ngã xuống, dù kẻ ấy thuộc chiến tuyến nào đi nữa. Điều ta thấy rõ trong trận Tây Kết quân dân nhà Trần phá tan giặc Nguyên. Chém đầu nguyên soái Toa Đô. Vua Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô, thương hại nói: "Người làm tôi nên phải thế". Rồi ngài cửi áo ngự bào bọc thủ cấp Toa Đô. Sai quân đem liệm chôn. Các tướng lãnh của giặc Nguyên bị bắt như Nguyên Soái Điền, Các Vạn Hộ, Thiên Hộ, tham chính Sầm Đoàn, Phàn Thiếp v.v.. đều được thả về nước cùng trên 6 vạn binh lính. Thượng Hoàng Thánh Tông và vua còn khoan hồng cho tất cả nhũng kẻ đã hàng giặc.Chính ở phương diện này, tinh thần văn minh, nhân bản của Đại Việt được bộc lộ rõ, mà Trung Hoa không thể sánh được.

 Hãy ngẩng cao đầu hãnh diện về tiền nhân của chúng ta!

 Hỡi những người Việt Nam mang trong mình dòng máu kiêu hùng, con rồng cháu Tiên.!

 Hỡi các vị tướng lãnh, cùng toàn thể anh em trong quân đội nhân dân Việt Nam! Các vị thuộc dòng giống nào? Các vị ăn cơm, mặc quân phục do ai cấp? Ta hỏi các ông: Giã Khánh Lâm là người nước nào, mà y lại nhất quyết phía Việt Nam phải cử tên Việt gian Nguyễn Tiến Dũng làm thủ tướng? Tại sao việc bầu người lãnh đạo đất nước, lại không do nhân dân Việt Nam lựa chọn, mà lại theo đòi hỏi của tổng bí thư Hồ Cẩm Đào? Việc bầu ai là chuyện của người Việt Nam, Trung Cộng không có bất cứ lý do gì để can thiệp vào nội bộ của Việt Nam. Khi can thiệp vào nội tình Việt Nam, Họ đã làm nhục quốc thể của chúng ta, xem thường cả dân tộc ta.Thế giới ngày nay không có một thế lực nào có quyền ngăn cản một dân tộc khác xây dựng một cuộc sống an bình và tự do. Và cũng không một cột trụ nào của Bắc Kinh có thể là chỗ dựa vững chắc cho bọn tay sai.Hỡi những người Việt Nam yêu dấu! Bao lâu nay trăn trở, tôi viết những dòng này, không biết lòng người có thổn thức đau đớn hay không? Có thấy nhục nhã khi thấy bọn Hồ Cẩm Đào, Giã Khánh Lâm ngang nhiên xem thường cả dân tộc ta, bằng cách chỉ định bọn tay sai vào các chức vụ lãnh đạo đất nước ta. Là người Việt Nam sao có thể bình thản như người dưng nước lã trước việc mất còn của đất nước mà không can dự gì đến mình cả hay sao?Có ai không thụ ơn cha mẹ? Có ai không thụ ơn tiền nhân? Có ai không sinh ra trong vầng hào khí của tiếng hịch "Tướng Sĩ" ở đất nước Việt Nam con vang vọng: "Các ngươi thấy chủ bị nhục mà không biết lo, nhìn quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng một nước phải hầu quân giặc mà không biết tức." (...) "Vì sao vậy? Bởi giặc Nguyên tới, ta là kẻ thù không đội trời chung. Các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hiểm họa."

 Này các ngươi: Giặc đến không phải chỉ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam nước Tầu tràn xuống các tỉnh phía Bắc nước ta.

 Giặc vào xâm lăng nước ta lần này không phải chỉ bằng đường bộ. Không phải chỉ bằng đường biển. Giặc đến không phải chỉ từ cửa trước mà cả cửa sau.Giặc không phải chỉ có bọn bành trướng Bắc Kinh, mà giặc ở ngay cả Hà Nội. Bọn Hồ Cẩm Đào, Giã Khánh Lâm không nguy hiểm cho bằng bọn chó săn bán nước Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Khoa Điềm... Bọn chúng chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Trong khi làm hại cả dân tộc. Chính bọn này đã "rước voi về dầy mả tổ". Hiểm họa mất nước là chính ở bọn này, nên phải diệt trừ chúng trước mới phá vỡ được vòng trói của Bắc Kinh.Độc lập, tự do là chân lý tối hậu đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, nên những chướng ngại cần được tháo bỏ. Đây là việc cần thực hành, chúng ta phải chuẩn bị. Vào thời điểm định mệnh của tổ quốc. không có gì vĩ đại hơn hành động vì nghĩa lớn. Khi các chướng ngại đã được dẹp bỏ,sự thành công xảy ra tự nhiên. Thế nên tất cả hãy tập trung vào khâu này. Nếu kéo dài chỉ đem lại thêm nỗi thống khổ cho nhân dân, và nhục nhã cho dân tộc ta. Điều quan trọng là hành xử một cách trách nhiệm. Cần kiềm chế những hành động bạo lực để đảm đương đầy đủ trách nhiệm cho sự chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ đa nguyên được êm thắm. Cầu mong tất cả đều tốt lành.Việc thấy trước những khó khăn và nỗi nhọc nhằn phải làm cho lòng bi mẫn lớn tuôn trào trong những trái tim thế hệ trẻ Việt Nam. Phát sinh xác tín mãnh liệt có đủ dũng khí để thành tựu con đường giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài CS, và lệ thuộc ngoại bang.

 Hỡi những người Việt Nam! Giá của độc lập tự do luôn luôn cao, ông cha ta đã luôn luôn trả giá đó. Chúng ta cũng phải trả giá mới có độc lập tự do.Cuối cùng, tôi xin kính dâng lời cầu nguyện cho tự do sẽ nở rộ trong lòng mỗi người dân Việt Nam trong năm nay.

Trân trọng.

TRẦN NHU
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn