BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73223)
(Xem: 62211)
(Xem: 39389)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một Người Điên Tỉnh Táo

14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 1852)
Một Người Điên Tỉnh Táo
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Anh ta thường mặc chiếc áo lót hình như không bao giờ giặt cho tới khi thay chiếc áo mới khác, chiếc quần bộ đội, khoác ngoài chiếc áo lạnh mầu nâu đậm khá cũ, chân mang gép râu, răng chiếc còn chiếc mất, dáng điệu cà từng; thường ngày nào cũng xuất hiện trên những con đường khu Tùng lâm, Dalạt. Đôi khi cũng thấy anh có mặt trên khu Hoà bình.

Đôi lần gặp anh, nhưng chưa bao giờ trao đổi chuyện trò với nhau. Nhưng tôi cứ muốn bắt chuyện và làm quen với anh để giải đáp một vài thắc mắc muốn biết về anh; chả là thầy anh ngoài những y phục thường ngày như vừa kẻ, tôi thấy trên ngực anh luôn đeo rất nhiều những nhãn hiệu thuốc lá anh đã cắt và cẩn thận lót vào những miếng nhôm do những lon nước ngọt sau khi đã uống hết..

Sáng nay trời Đalạt vào xuân nắng ráo, hơi lạnh, rất đẹp, gặp anh trên con đường quen thuộc. Anh đang nhẹ huýt sáo nghe như bài Quốc tế ca:” Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian. Vùng lên những ai cơ cực bần hàn…” Thấy anh đang vui tôi xáp lại làm quen.

- Chào anh, sáng nay hình như anh đang vui. Tôi đến gần hỏi anh ?

Anh nghiêm mặt và nói anh phải gọi tôi là “anh bộ đội”. Tôi xin lỗi và nói lại: Chào anh bộ đội. Vẻ hài lòng hiện rõ trên mặt và anh hỏi lại tôi ngay:

- Thế còn anh,làm gì. Tôi nói anh tôi đi cải tạo về.

- Thế ra anh là nguỵ à ?

- Đó là anh nói..

- Như thế này cho tiện nhé. Từ nay đi, nếu anh có nói chuyện với tôi, thì anh cứ gọi tôi là “anh bộ đội” còn tôi sẽ gọi anh là “anh nguỵ” cho tiện nhé; và vì muốn làm quen với anh nên tôi nói thôi cũng được..

Sau khi đã giàn xếp ổn thoả về danh xưng, chúng tôi bất đầu hỏi thăm nhau, nhưng tôi cũng chẳng biết thêm gì về anh ngoài tên tuổi như vừa nói, chỉ biết anh tham gia cách mạng rất sớm ngay từ năm 1945, khi Việt minh mới cướp chính quyền từ Vua Bảo Đại, gọi là để đánh đuổi thực dân Pháp. Anh rất hăng say nói về những chiến công đơn vị cũng như riêng anh đã gặt hái được sau đó.

Khi tả về những trận đánh, mất anh nhìn xa xăm mơ màng. Qua giọng kể say sưa của anh, tôi cảm nhận được nếu không có những chiến sĩ can trường như anh thì chắc Người Pháp vẫn bám trụ nước ta cho tới tận hôm nay. Bọn thực dân giống như đỉa đói ấy mà.

Tôi cũng cảm thấy mình bị thu hút với những gì anh kể. Sau cả hơn tiếng và kết thúc bằng bước chân của anh theo đoàn quân cách mạng vào tới Sàigòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Thấy anh cũng đã kể gần hết những chiến thắng vinh quang riêng trong đời anh, tôi tò mò hỏi:

Sao lúc nào tôi cũng thấy anh đeo những nhãn hiệu thuốc lá đầy trên ngực vậy ?

Vừa nghe tôi hỏi vậy, anh liền đổi sắc mặt và nói như có vẻ quở trách:

Anh ngu bỏ mẹ, mở to mắt mà nhìn, thế này mà anh giám nói những nhãn hiệu thuốc lá. Anh chẳng biết con mẹ gì cả Tôi nói để anh rõ đây là những huy chương tôi đã được qua những chiến công, những trận đánh với quân Pháp và Mỹ nguỵ, và anh lại say sưa kể tiếp.

Chỉ vào nhãn hiệu thuốc lá “Gaulois”, anh nói, khi chiếm được lòng chảo Điện biên phủ, quân cách mạng và dân công chết vô kể, chồng chất khắp nơi, bít kín cả những lỗ châu mai các công sự phòng thủ của bọn Pháp, vắt cùng khắp trên hàng kẽm gai. Chân tay, đầu mình, phèo phổi văng tứ tung. Bên trong bọn Pháp cũng chết khá. Riêng tôi,một phần đói, phần thèm thuốc hút, nên chảng để ý; thằng nào chết mặc xác, tôi đi lục thức ăn vá móc túi nhũng tử thi Pháp xem có kiếm được cái gì ăn hay bao thuốc lá nào không. Tôi đã kiếm được một mớ Gaulois, hút lai rai cũng được cả tháng trời sau đó. Khi gần hết thôi mới sực nhớ ra, tại sao không giữ lại một cái nhãn hiệu để ghi nhớ chiến công oanh liệt mà cách mạng đã tạo cơ hội cho mình được tham gia đánh đuổi thực dân giánh lại độc cho tổ quốc. Đây chính là chiếc huy chương đầu tiên đấy.

Chính sau trận đánh quyết liệt này, bọn thực dân Pháp bắt buộc phải ngồi vào bàn hội nghị tại Geneve . Kết quả là vào ngày 20 tháng 7 năm1954 Pháp và cách mang đã đồng ý phân chia Việnam ra làm hai lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

Thế là cách mạng dành được nửa nước. Đảng lại quyết tâm giải phóng Miền Nam vẫn đang quằn qoại dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Đế quốc Mỹ và tôi lại có dịp tham dự những trận đánh lớn sau đó.

Trước tiên là trận Bình giả. Qua trận này, cũng như Điện biên phủ, tôi có thêm một huy chương mới. Anh thấy trên ngực áo tôi đây, chính cái này năy. Anh chỉ cho coi nhãn hiệu thuốc lá “Ruby”.

Anh kể tiếp đến trận Khe sanh. Nhũng nét nhăn hằn trên mặt, những ánh mắt xa xăm hiện rõ những nỗi kinh hoàng khủng khếp không giấu được..Anh kể cách mạng muốn lấy Khe sanh làm Điện biên phủ thứ hai, quyết giáng cho bọn thực dân mới một đòn chí tử để chúng mở mắt ra. Nhưng không ngờ, thật khủng khiếp vì bom và pháo. Như hoả ngục. Sau cùng cách mạng đành chịu thua, phải tháo chạy. Tuy nhiên, riêng tôi cũng như trận Điện biên phủ, tôi cũng được mấy gói thuốc lá. Và đây anh coi chính cái này đây. Anh chỉ cho tôi xem nhãn hiệu “Pall Mall”.

Tôi lấy làm lạ hỏi:

- Thưa “bộ đội”, anh nói trận này cách mạng te tua mà sao anh vẫn có Pall Mall là sao?

- Anh đúng là “nguỵ”, ngay thật thế ? Anh nói, tôi hỏi thiệt anh chứ, sau 75 và ngay bây giờ, anh muốn mua bao nhiêu bao Pall Mall, hay bất cứ thứ thuốc lá nào khác mà không có..

- À thì ra thế.

Rồi anh tiếp: Còn nhiều nữa, qua mỗi trận anh tham gia sau này như Đức cơ, Tân cảnh, Bình long, An lộc anh đều kiếm được mỗi trận một huy chương. Và anh tỏ ra rất hãnh diện ưỡn ngực chỉ cho tôi đủ mọì loại nhãn hiệu: Pall Mall, Salem, 555, Marlboro, Camel, Benson & Hedges .. được khéo léo lồng trong những khung nhuôm chế biến từ những lon nước ngọt rất khéo, cái nào cũng giống hệt huân chương hồ chí minh.

Nhưng quan sát kỹ, tôi không thấy nhãn thuốc lá “Quân tiếp vụ”. Như hiểu ý, anh liền nói:

- Khi chiếm xong Sàgòn, cũng giống như phản xạ, tôi lại đi mò thuốc lá hút. Lần này thì không phải Pall Mall, cũng không phải Cotab, hay Ruby, nhưng là thuốc lá có anh lính cầm súng trên nền cở vàng ba sọc đỏ. Dĩ nhiên tôi vẫn hút và còn thấy có hương vị c ủa Bastos hay một loại khác nhẹ nhàng của Cotab ngày xưa, ngày mà quân giải phóng về tiếp thu Hànội. Nhưng rồi một thời gian ngắn thì không còn kiếm đâu ra. Mãi đến hôm đó tôi mới lại tìm thấy hương vị này.

- Thế tại sao anh không cắt đóng khung đeo lên ngực như những loại thuốc lá khác.

Nghe tôi hỏi thế, ánh mắt anh có vẻ bí mật và hé cho tôi coi một chiếc huy chương chen lẫn trong đám huy chương đó, nhưng mặt phải lại quay vào trong.

Thấy thế tôi nói lảng:

- Những huy chương này đeo vào tôi thấy cũng lỉnh kỉnh và lại có thể làm rách áo khiến anh phải vá nhiều lần vải chồng lên nhau.Sao anh không cất ở nhà, chỉ đeo vào những dịp lễ lớn như Ngày Xô viết Nghệ tĩnh, ngày sinh nhật bác hồ hay ngày 2 tháng 9 chẳng hạn.

Anh vẫn cứ vẫn ngây thơ. Anh có thấy tôi còn khoẻ hơn tướng Giáp không. Ông nằm ngáp ngáp trên gìưòng bệnh, mà lúc nào cũng mặc đại lễ,huy chương đầy ngực đè lên muốn ngộp thở. Anh không thấy các quan chức quân đội nhân dân lớn nhỏ ai mà không ham và mang huy chương trên ngực suốt ngày, đâu phải chỉ có ngày lễ thôi đâu. Vậy mà anh bảo tôi chỉ đeo vào dịp lễ thôi là thế nào.

Cũng đã trưa, tôi mới anh vô một quán cơm trong chợ Dalạt. mỗi người ăn một đĩa cơm sườn giá 5000$ vá một ly trà đá giá 1000$ nữa. Sau đó chúng tôi chia tay.

Bẵng đi một thời gian, tình cờ một buổi sáng đẹp trời, khi tôi đang ngồi sau chiếc xe Honda cũ thắng em chở ra Dalat. Ngang qua Đường Hai Bà Trưng, gặp anh đang lừng thửng quốc bộ. Tôi nói chú em chạy chầm chậm để gặp người bạn. Khi sắp tới gần, cũng vẫn thói quen anh đang nhẹ huýt sáo bài “:Giải phóng Miền Nam.”

Khi tới sát bên anh, tôi chào lớn:

- Chào anh bộ đội.

- Chào anh nguỵ, anh vui vẻ chào lại, lâu lắm mới gặp lại.

Sau đó tôi nói em tôi lái xe đi và tôi ở lại cùng thả bộ, nói chuyện với anh. Qua những câu chuyện từ ngày gặp và biết anh. Tôi biết anh luôn mơ màng và tiếc nuối vinh quang quá khứ. Những ngày đầu đầy gian truân theo cách mạng. Vào sinh ra tử, nhưng cũng chẳng được thăng quan tiến chức, nay về hưu với đồng lương èo ọt. tháng được mấy trăm ngàn. Quá tay một chút là đi đứt tháng lương. Thấy quan chúc khác về hưu tiền bạc rủng rỉnh,, huy chương lúc nào cũng đeo đầy ngực đặc biệt trong ngày lễ, các buổi họp; ngay cả khi họp khu xóm. Riêng anh, anh cũng được đủ loại huy chương; nhưng anh lại không đeo chúng và chỉ thích đeo loại huy chương nhãn hiệu thuốc lá này thôi. Vì theo anh chúng có ý nghĩa hơn, ít nhất chúng còn nhắc nhỡ anh về những khổ ài, những cơn đói khát, thèm thuốc và sau khi vào sinh ra tử, được rít một hơi đã thèm...

Giở đây mỗi sáng khi khoác chiếc áo lên người với một tệp huy chương thuốc lá đầy ngực. Anh cảm thấy yêu đời, hít một hơi dài cho không khi tràn vào phổi, khẽ huýt sáo bào ‘Quốc tế ca’ hay bài “Giải phóng Miền Nam;” cũng đôi khi bài “Đi mô cũng nhớ về Hà tĩnh,” khoan khoái bước ra khỏi nhà đi dao trên các con đường quen thuộc khu Tùng Lâm Dalat, đôi khi hứng chí lên tận khu Hoà bình, hay thả bộ chung quanh Hồ Xuân Hương.

Anh lúc nào cũng ưỡn ngực muốn cho mọi người biết đến tệp huy chương đang đeo trên ngực mình và theo như lời anh nói là nhờ cách mạng đã tạo điều kiện cho anh mới có được.. Khi mới thấy anh, cứ nghĩ anh mát giây, nhưng trái lại vẫn tỉnh và rất tỉnh.
Bùi Lộc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn