BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Trường hợp Huỳnh Thủy Châu

25 Tháng Ba 200812:00 SA(Xem: 1136)
Trường hợp Huỳnh Thủy Châu
52Vote
40Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.84
I. Tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận

Nhà nghiên cứu chánh trị Trung Quốc Hà Tông Tư viết: "Về chánh quyền với dân chủ tự do thì dù có một người còn giữ quan điểm khác thì cũng không nên cấm,", và: “Chính trong cuộc xung đột giữa sai lầm và chân lý sẽ sinh ra nhận thức càng rõ ràng hơn đối với chân lý.” Đó là lời khuyên của Hà Tông Tư cho chánh phủ về lý do cần có dân chủ tự do.

Đúng thế, cấm hay độc tài bạo lực trừng phạt như tù đày... khiến cái giá phải trả cho việc kiếm tìm chân lý quá lớn sẽ khiến cho nhiều người vứt bỏ tham vọng kiếm tìm chân lý, và điều này ít nửa là làm chậm phát hiện chân lý, giống như VN hiện nay !

Một tờ báo không phải là chánh phủ, không có trách nhiệm và chức năng đảm bảo mọi tiếng nói có cơ hội bày tỏ trên tờ báo của mình. Một tờ báo luôn có bản sắc riêng có uy tín riêng từ tầm cao về quan điểm và nhờ vào tính chuyên nghiệp về kỷ năng làm truyền thông, tố chất làm nên bản lĩnh của người chủ bút . Một tờ báo có nhóm đọc giả riêng, là nhóm tán thành quan điểm của báo qua việc mua và đọc báo. Cần khẳng định một tờ báo có quan điểm truyền thông “quảng bá tự do dân chủ nhân quyền” có thể tiếp nhận ý kiến cọ sát quan điểm CS nhưng không cần và không thể có xuất hiện bài ca tụng các người CS trong trang chủ, thể hiện quan điểm trái với quan điểm tờ báo.

Nhiều ý kiến khác có thể xuất hiện nhưng ở mục ý kiến trao đổi, không thể là bài chủ. Báo nào cho xuất hiện cả lời chưởi rủa vô văn hoá không phải là ý kiến trao đổi phản bác là quá “lá cải”, phải bỏ xó.

Nước Mỹ vẫn có tờ báo Political Affairs quảng bá Cộng Sản Marx Lenin. Vì sao người Việt ở Mỹ thích CS không đường hoàng tuyên bố và xin giấy phép xuất bản? Nếu cần tuyên truyền, họ cứ xin làm báo và đăng bài tuyên truyền của họ, chánh phủ Mỹ sẽ không cấm tờ có báo của nhóm Việt Kiều cộng sản, sẽ khác hơn VN không cho làm báo tự do. Việt Kiều sẽ ủng hộ hay không ủng hộ và sự sống chết tờ báo đó e sẽ giống như tờ báo Nhân Dân trong nước chỉ đem cho hay buộc cơ quan nhà nước mua và... không ai đọc ! .

CS không minh bạch trong làm báo vì biết không có cơ may được ủng hộ nên phải làm chùm gửi xen vào các báo uy tín hiện nay. Báo chí CS trong nước không còn chưởi bới Việt Kiều, sứ quán VN tránh không xung đột với Việt Kiều; nhưng vì sao luôn có những người từ cộng đồng như Trần Trường muốn dạy cộng đồng bài học dân chủ ? Huỳnh Thuỷ Châu hạ nhục lá cờ VNCH, Tôn nữ Thị Ninh ca tụng CS được đưa ra tác động vào cộng đồng ?

Tại sao ? Tại vì 63 năm, hơn nửa thế kỷ dài, CS chỉ dùng duy nhất một sách lược “Ngao Cò tranh nhau, Ngư ông hưởng lợi”, và sau đó là thủ đoạn “lật lọng” như từng đối xử với MTGPMN ! Chỉ cần bóc vài người yếu kém như bà Nguyễn Thị Châu Sa (Bà Bình), ông Nguyễn Văn Linh hai người ít học nhất vì vậy dễ theo CS nhất, ban chức vụ đặc quyền và điều khiển họ cô lập triệt hạ nhóm cựu kháng chiến và những người như bà Nguyễn Thị Định, ông Trần văn Trà... không hoàn toàn đồng tình, không cùng phe nhóm… CS Bắc Việt nhanh chóng nuốt chửng cả tổ chức MTGPMN ! Người trí thức ngây thơ chánh trị đã phạm nhiều sai lầm thế đó...

CS Bắc Việt dùng Tố Hữu ban cho chức vụ cao và giao nhiệm vụ triệt hạ giới văn nghệ sĩ đồng nghiệp. Tố Hữu thoả mãn vì “duy ngã độc tôn“, CS dùng các bác sĩ bác bỏ lời thề Hyppocrate..., CS biến Trần Huy Liệu nhà báo “nói láo ăn tiền” thành “sử gia phù thuỷ” để bẻ cong lịch sử, cả gan đưa vào sử VN “thằng ma” Lê Văn Tám, biến nó thành “anh hùng lịch sử dân tộc”, buộc toàn dân cắm cúi học tập tấm gương ma. Việc này đã để lại sự ngờ vực mọi thứ mọi lời nói của CS rất lâu và rất khó rửa sạch !

Hôm nay lại tiếp tục dùng bà Tôn Nữ Thị Ninh (du học sinh Pháp), Trần Trường (người miền Nam) và một số Việt Kiều nhẹ dạ để khuyến dụ cộng đồng tâm phục theo về CS ! Tất cả những người đó đều xuất thân không CS và đều là người nông nổi không có kiến thức chánh trị chuyên nghiệp, không có bản lĩnh !

II. Tự do và công dân hiện đại

Tinh thần tự do của một công dân hiện đại là: Tự do chỉ chịu sự ràng buộc của pháp luật chứ không bị bất cứ sự ràng buộc nào của ý chí độc đoán chuyên quyền của bất kỳ cá nhân hoặc đoàn thể nào. Thứ tự do mà xã hội công nhận nhấn mạnh là thứ tự do được pháp luật quy định, được pháp luật ràng buộc, hướng tới sự cân bằng của tự do và trật tự, phản đối chủ nghĩa vô chính phủ. Không ai có quyền lấy danh nghĩa yêu để can thiệp vào tự do của người khác, càng không thể lấy lý do căm giận mà xâm phạm tự do của người khác”.

Cộng đồng VN cần phải siết chặt và đề phòng. Đừng sơ hở và thất thế vì có hành vi sai luật. Cộng đồng không có chánh quyền riêng mạnh nên càng dễ tổn thương. Cần có đại diện chánh trị có tổ chức và luật hoá các hoạt động. Cộng đồng VN yêu mến lá cờ và không chấp nhận ca tụng Nguyễn Tất Thành là có lý do chánh đáng, nhưng việc cần làm là phải xin phán quyết của toà án Mỹ về quy tắc hành xử tôn trọng lá cờ VNCH, không vinh danh người đang bị xem xét kết tội thảm sát trong Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn-Giai Phẩm và Xét lại Chống đảng, thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế... là Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh), giống như phán quyết không tiếp giới chức CSVN tại Litle Saigon -Westminter. Trước đây VNCH cũng phải có phán quyết luật pháp là đặt CS ra ngoài vòng pháp luật...

Miel phản đối chủ nghĩa gia trưởng vì lấy danh nghĩa thiện ý quan tâm và yêu thương mà bắt người khác phải áp dụng hoặc từ bỏ một loại hành vi nào đó. Thiện chí mà nhắc nhở thì cho phép nhưng cấm đoán thì không ! Người được nhắc nhở có quyền nghe theo hoặc không nghe theo, đó là tự do của họ .

Điểm yếu của nền dân chủ tự do là không có nhiều biện pháp đối phó hữu hiệu với sự cố chấp, khó thể bất bạo động với nhóm người bạo động, bị kẻ hiếu chiến lôi vào chiến tranh của chúng bày ra như CS Bắc Việt xưa và Hồi giáo nay đang làm. Khả năng nước Mỹ bị chính kẻ phản chiến Mỹ cố tình lờ đi 3.000 cái chết của những người vừa ưu tú vừa vô tội ngày 11.9.2001 mà chống đối làm cho thất bại ở Iraq như ở VN !

Liên quan đến Huỳnh Thuỷ Châu có đến ba điều không tương thích về hành vi với bài phỏng vấn giải thích trên Việt Weekly.

Marcel Duchamp và Warhol là khuynh hướng nghệ thuật “Readymade art” đang được đánh giá cao. Thuỷ Châu dùng những tên tuổi nổi danh tự đề cao và tự biện hộ. Marcel Duchamp không hề vẽ vời gì thêm như “tác phẩm chậu rửa chân” có vẽ thêm hình lá cờ VNCH của Huỳnh Thuỷ Châu. Kể cả bài viết cũng tả oán cường điệu chứ không phải không có gì đáng nói ! Nghề làm nails không hề là nghề nhọc nhằn. Có nhiều điều không thật trong bài viết về nghề làm nails nhưng nếu có ai đặt vấn đề thì Thuỷ Châu sẽ biện hộ là “quyền hư cấu”của người viết văn ! Huỳnh Thuỷ Châu còn lợi dụng và vi phạm quy định nhà trường. Nhà trường đã cấm mọi hoạt động chánh trị xâm nhập nhà trường, thí dụ như diễn thuyết chánh trị, tranh cử... Trong khi đó Thuỷ Châu đã dùng môi trường phi chánh trị đó để có hoạt động mang đậm màu sắc chánh trị ! Cần có ý kiến với trường nơi Thuỷ Châu học về vấn đề vi phạm này. Nhân danh tự do sáng tác và nói chỉ làm theo quan điểm của Marcel Duchamp và Warhol một khuynh hướng nghệ thuật hiện đại để “hù” và biện hộ, khiến ai chưa biết gì về hội họa phải phân vân !

Truyền thông cho cộng đồng VN ở Mỹ chỉ cần một chút non tay nghề hay bất cẩn sẽ bị thành phần CS như Trần Trường, Tôn nữ Thị Ninh, Huỳnh Thuỷ Châu mà phía sau là cả bộ máy khổng lồ tham mưu chen vào lợi dụng làm... tuyên truyền lấy gậy Việt Kiều đập Việt Kiều !

Chưa thể tin vào nhận thức đúng và chân thành ở người CS Bắc Việt còn chiếm phần áp đão trong giới tình báo nước ngoài. Họ mang rất nhiều ngộ nhận về người miền Nam, về VNCH cá tính rất không thân thiện mà rất hiềm khích và khá bạo tay sát thương với người trong nước. Với ngoài nước thì phải cảnh giác vì Putin đang là thần tượng của CS mà Putin bị tình báo Anh phát hiện ám sát đối thủ chánh trị ở tận nước Anh !

III. Trường Berkerley và Marcel Duchamp

Nước Mỹ là nước có nhiều bài học lớn về cuộc sống nơi con người dù không thành công cũng thành nhân.

Bà mẹ chồng cô Châu không thành đạt lớn nhưng thành nhân ở chỗ đã vượt qua lằn ranh ích kỷ để có tình người sâu sắc hay nói cách khác là óc nhân bản cao. Bà đau lòng mỗi khi nhớ đến thảm sát Huế ! Bà bước qua mối bất hoà truyền kiếp ngàn đời của mẹ chồng-con dâu để yêu thương, khuyến khích, cho tiền cô học nghề như một người thân thật sự.

Quyển sách It Takes a Village của Bà Hillary Roddam Clinton giúp hiểu thêm ảnh hưởng gia đình và xã hội cái nôi cô trưởng thành ghi dấu trong cô ra sao khiến nay cô đi vào con đường sai lầm, thủ đoạn, giả bộ vơ tư, hiếu thảo, ân nghĩa để gây hại cho chính người cả tin vào cô. Không loại trừ cả khả năng gia đình mẹ chồng cô là vỏ bọc cho cô che dấu những âm mưu chánh trị đã định sẳn trước khi cô sang Mỹ ...

Bà Hillary viết trong quyển sách It takes a Village rằng:

“Tôi muốn con tôi tin, như ba cháu và tôi đã tin, rằng Giấc mơ Mỹ nằm trong khả năng nắm bắt được của bất cứ ai muốn hoạt động tích cực và nhận phần trách nhiệm. ” (“I want her to believe, as her father and I did, that the Americam dream is within reach of anyone willing to work hard and take responsibility .”)

Giấc mơ Mỹ là giấc mơ về một xã hội nơi mọi người đều có được sự đối xử công bằng. Con người đóng góp phần cá nhân mình trong các hoạt động cho tiến bộ xã hội trong thần thái đầy cảm hứng và thân thiện chân thành. Có vẻ cô Châu không quan tâm việc hội nhập vào cuộc sống ở Mỹ ! Cô là ai, làm vì có sự chỉ đạo của tuyên huấn đối ngoại CS hay tự cá nhân cô là điều không quan trọng, không cần tìm cây kim trong bọc, mà để thời gian tự nó sẽ lòi ra!

Điều chắc chắn là cô mang hai tâm trạng một của cộng sản ác tâm hận thù và một của sát thủ trường học do ghen tức do bất tài. Tâm trạng CS trong cô là tâm trạng không với nổi tới chùm nho thì dối trá bĩu môi bảo nho đó chua không thèm ăn, nghèo dốt thì căm ghét muốn giết muốn hại người giàu người giỏi. Đó củng là tâm trạng ông Nguyễn Tất Thành với óc căm thù giai cấp. Thứ hai là tâm trạng sát thủ trường học, là khi bất tài không làm nổi chuyện danh tiếng cũng quyết làm chuyện... tai tiếng để được nổi đình nổi đám!

Cô Thuỷ Châu trả lời phỏng vấn đăng trên Việt Weekly: “Tôi cảm thấy hạnh phúc vì tác phẩm của tôi thực sự làm cho người xem suy nghĩ và bàn luận về nó.” Cô hạnh phúc vì đạt mục đích chọc tức cộng đồng? Hạnh phúc vì làm người khác buồn phiền nổi giận là thứ người gì? Cô làm vết thương cộng đồng lại rỉ máu bằng ác tâm và xảo trá hiếm thấy.

Đọc xong bài “thư gửi ông Bùi Bảo Trúc” của Thuỷ Châu phải kết luận Huỳnh Thuỷ Châu là người đàn bà lòng dạ hiểm ác, đanh đá chua ngoa thiếu giáo dục, kiểu cán bộ nữ mà nhà văn Dương Thu Hương cực kỳ chán ghét phê phán. Thuỷ Châu quả là "khôn quỷ" khi “giả bộ chưởi” để chưởi thật nặng ông Bảo Trúc bằng ngôn từ rất xúc phạm. Gần bà mẹ chồng nhân hậu song cô chưa học được ở bà bao nhiêu .

CS Hà Nội đã tồn tại nhờ sự dối trá như một sản phẩm gây hại là thuốc lá tồn tại dai dẳng nhờ vào quảng cáo qua hình ảnh đàn ông rất nam tính với điếu thuốc trên môi và cách bật lửa điệu nghệ. Đó là thứ văn hoá quảng cáo ám thị tai hại cho cuộc sống.

Về bài tập gọi là Appropriation - Recontextualization - Intergration.
Khái niệm Appropriation có thể dịch là cưỡng bách đưa một vật thể thông thường ra khỏi sử dụng thông thường hay được phép. Khái niệm Intergradation: sự biến thể qua nhiều giai đoạn (to be transformed from one form to another through a series of stages or forms that involve partial transitions), giống như biến thể sâu-nhộng-bướm. Trong hội hoạ đây là bài học nhập môn sơ đẳng để rèn óc tưởng tượng ! Thí dụ: không có mối liên hệ nào giữa “chiếc thuyền” và “nắm tuyết” nhưng nếu tưởng tượng sẽ nối kết được câu chuyện chiếc thuyền-nước-dòng sông-mùa đông-tuyết rơi và vẽ được cảnh, viết được chuyện thí dụ như chiếc thuyền bỗng trở nên vô dụng trên dòng sông băng tuyết ! Một khám phá nữa là nếu người cao tuổi và trẻ chưa đi học, học vẽ chung thì trẻ có nhiều óc tưởng tượng hơn người lớn. Người lớn đã bị gò ép vào khuôn phép tư duy xã hội... Học vấn, tôn giáo, thói quen khiến con người bị đóng thành khuôn mẫu, mất đi óc sáng tạo.

Ý tưởng của Marcel Duchamp, Andy Warhol cần hiểu ra sao ?









Mẫu bồn tiểu Nam của Duchamp trưng bày ở Dada












“Bánh xe quay” của Duchamp “ Red mobile” của Alexander Calder

Ý tưởng của Duchamp là nghệ thuật có thể được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào làm thế giới nghệ thuật choáng váng ! Nếu Duchamp chưng bày bồn tiểu Nam mở đầu trường phái “The Readymades of Marcel Duchamp” Vật mẫu “bánh xe quay” của Duchamp được cho là khởi đầu của trường phái “Kinetic art” là nghệ thuật gồm các mảnh kim loại di động ghép vào nhau như tác phẩm “ Red mobile” của Alexander Calder...

Việc chỉ ký tên R. Mutt vào bồn tiểu Nam, đặt cho tên khác là Duchamp’s Fountain và mang ra triển lãm năm 1917 (trong thời gian Đức xâm chiếm Pháp) Duchamp gây sốc và ban tổ chức đã cho loại ra vì không cho đó là tác phẩm nghệ thuật và Marcel Duchamp từ chức Hội nghệ sĩ tự do.

Việc trưng bày sản phẩm làm sẵn có cái bị mất hay vứt bỏ song Duchamp cho là đó là những vật thể không bị huỷ hoại, các sản phẩm này sẽ được tái sinh dù sẽ mang những thay đổi sống động khác về chi tiết.

Ý tưởng vật thể sản xuất hàng loạt vẫn mang nội hàm nghệ thuật dẫn Duchamp đến những chiêm nghiệm về chính cuộc sống của mình. Duchamp dùng nghệ thuật gây sốc (shock art) là nghệ làm xáo trộn hình ảnh, tiếng động hay mùi vị để tạo ra một trải nghiệm tình trạng choáng váng ! Shock art is art that utilizes disturbing imagery, sound or scents to create a shocking experience.)

Năm 2004 ý tưởng của Duchamp về Readymades art và khuynh hướng dùng nghệ thuật gây sốc để thay đổi một ứng xử quen thuộc được xem xét như sau:

Một bồn tiểu Nam trắng được xem như khuynh hướng nghệ thuật đương đại của mọi thời đại. (A white gentlemen's urinal has been named the most influential modern art work of all time. Theo bài viết trên BBC)

Duchamp khởi đầu là họa sĩ vẽ tranh lập thể, nhưng sau khi đọc sách triết gia Max Stirner ông thay đổi quan điểm nghệ thuật. Trong tác phẩm The Ego and its owns Max Stirner không đưa ra những nguyên tắc lý thuyết mới nào mà cho rằng ý nghĩa luôn hiện hữu trong mọi sự vật ...

Duchamp có hai ý niệm khác các nghệ sĩ đồng thời. Đó là giá trị nào dành cho các sản phẩm sản xuất công nghiệp hàng loạt vốn cũng mang tính sáng tạo và làm thay đổi tích cực để cuộc sống tốt đẹp hơn ? Các sản phẩm gia dụng hàng ngày đủ loại ngày càng chứa đựng tính thẫm mỹ cao. Tự thân chiếc bồn tiểu là sản phẩm đầy sáng tạo của công nghệ gốm sứ và nghệ thuật tạo hình đồng thời phục vụ sinh hoạt hữu hiệu. Tư tưởng này là khuynh hướng được gọi dưới tên ‘The Readymades of Marcel Duchamp”. Readymades là sản phẩm sản xuất công nghiệp hàng loạt giống hệt nhau, khác với hand-made tức là sản phẩm thủ có khi duy nhất hay số ít và không cái nào hoàn toàn giống cái nào. Hand-made vẫn được cho là nghệ thuật thì sao Readymades sao không thể mang tính nghệ thuật?

Duchamp muốn người xem phải “nghĩ” về vật trưng bày nhìn quá quen đến tầm thường không cần nhìn nhưng phải nghĩ về nghệ thuật và ý nghĩa của vật đó chứ không phải chỉ “thấy” rồi mới nghĩ như trường phái “Retinal Art” từ trước đến nay !

Duchamp cho “ý tưởng” chứ không phải “hình ảnh” trong nghệ thuật làm thay đổi cuộc sống khác trường phái ““Retinal Art”chỉ đáp ứng ngắm nhìn không khơi gợi tư duy gì .

Và theo Duchamp “Hành vi sáng tạo không thể do nghệ sĩ làm một mình, người tìm tòi sáng tạo mang tác phẩm đi tiếp cận thế giới bên ngoài qua sự diễn đạt và diễn dịch giá trị nội hàm của vật thể và qua đó cộng thêm phần của mình vào trong hành vi sáng tạo đó .” (The creative act is not performed by the artist alone; the spectator brings the work in contact with the external world by deciphering and interpreting its inner qualifications and thus adds his contribution to the creative act. Marcel Duchamp)

Trước đây một bức tranh chỉ hoàn toàn là do một nghệ sĩ vẽ ! Người xem sẽ “thấy” theo cách Retinal Art trước và suy nghĩ sau ! Có nhiều tác phẩm bị loại bỏ không triển lãm, song có giá trị nghệ thuật và xã hội và có nhiều tác phẩm được triển lãm được cho là có giá trị nghệ thuật nhưng rất ít thậm chí không có giá trị xã hội.

Còn về Andy Warhol là nghệ nhân Mỹ nổi danh với nghệ thuật quần chúng (Pop Art) bức tranh Campbell's Soup Cans (Những hộp súp của Công ty Campbell)









Campbell's Soup Cans

Ở giải Turner năm 2004 Bồn tiểu Nam ký tên R.Mutt của tác giả Marcel Duchamp người Pháp dẫn đầu thăm dò ý kiến của 500 nhà nghiên cứu nghệ thuật trao giải Turner. Tác phẩm Les Demoiselles d’Avignon (1907) của Picasso thứ hai và tác phẩm Bàn viết đôi của Marilyn của Andy Warhol đứng thứ ba.
Đến năm 2004 việc chọn lựa Duchamp’s Fountain qua vật dụng Bồn tiểu Nam như là trước tác của nghệ thuật đương đại có tầm ảnh hưởng mạnh mẻ nhất làm thay đổi sự vật, sự việc, nhất là thái độ đối xử của con người, trước cả tác phẩm của Picasso và Matisse là hơi gây sốc. Phát biểu của chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật Simon Wilson.

Có quan điểm thực tế dù hữu dụng hữu ích vẫn bị cho rằng thực dụng theo nghĩa xấu. Nhưng tranh Picasso là siêu thực đến hoang đường có nét vẻ làm “vỡ vụn” hình ảnh con người là không có chút hiệu quả thay đổi tích cực nào cho xã hội !

Nghệ thuật lãng mạn hoang đường không giúp gì nhiều cho cuộc sống, Marcel Duchamp có ý tưởng muốn mang đến một giá trị đúng ngang tầm cho một vật dụng bị cho là thấp kém nhưng thật sự hữu ích và nghệ thuật có thể thể hiện dưới bất cứ hình thức nào như chiếc bồn tiểu để suy tư về cải thiện để có lối sống văn minh chứ không chỉ là tranh để ngắm nhìn .

Từ cú sốc bồn tiểu nam Marcel Duchamp người ta cần suy xét lại nhiều quan niệm sống, nhiều cách ứng xử. Cũng có thể chấm dứt tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” rõ ràng theo Marcel Duchamp kết luận là nghệ thật thiên về ...vị nhân sinh và nghệ thuật kết hợp với kỷ thuật sản xuất hàng loạt để trở thành hữu ích cho mọi người !

Ý tưởng nghệ thuật của Marcel Duchamp mà cô Huỳnh Thuỷ Châu nhắc tới để biện hộ hoàn toàn khác ! Cô thậm chí còn làm trái ngược. Xét về mặt tư duy thì Huỳnh Thuỷ Châu không thể tự xếp mình vào trường phái Duchamp và cả Warhol được.

Duchamp không vẽ thêm gì vào tác phẩm của người khác chỉ ký tên vì muốn người xem thấy một vật dụng tầm thường đến nhàm chán không muốn nhìn như bồn tiểu, bỗng phải ngạc nhiên suy nghĩ vì chưa ai từng nghĩ về giá trị nghệ thuật và tác dụng xã hội của chiếc bồn tiểu, từ đó phát triễn việc xây dựng các Restroom từ một nơi luôn bẩn thỉu hôi hám thành như một nơi mang tính nghệ thuật như ở nhà nghỉ Madonna Inn ở California đã làm thành danh hiệu “Madonna of the restroom” vì đoạt giải “American best restroom Award “với Restroom nam được thiết kế mỹ thuật nhất hàng ngày có số người không ít đến tham quan restroom này ...

Restroom từ một nơi bẩn thỉu hôi hám thành như một nơi mang tính nghệ thuật như ở nhà nghỉ Madonna Inn. Hãy đến Madonna Inn tham quan Restroom Nam với cảnh dòng thác đổ làm bồn tiểu lớn nhất mang cả vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên vào nơi đi tiểu vừa ngắm nhìn cảnh đẹp. Nông dân VN cũng thích “đi đồng”vì vừa được ngắm nhìn ruộng luá vườn cây vừa có gió mát không hôi hám . Nhưng điều quá khác là ở Madonna Inn mọi thứ được một hệ thống xử lý vệ sinh còn “đi đồng” làm mọi thứ bị ô nhiễm !

Hầu như không một ai chấp nhận bồn tiểu Nam của Marcel Duchamp là tác phẩm nghệ thuật của Duchamp. Nhưng tư duy Duchamp giúp người ta nghĩ ra nhiều điều về cuộc sống

Bồn tiểu là tác phẩm của nghệ nhân gốm sứ và kỹ sư vẻ thiết kế . Hình mẫu bồn tiểu vốn gần đạt mức hoàn chỉnh khiến nó tồn tại đến ngày nay và kỷ thuật làm gốm sứ trắng sạch sẻ không bám bẩn không giữ mùi hôi ! Ý tưởng nghệ thuật của Duchamp là có nhiều cách biểu hiện nghệ thuật trong nhiều vật dụng rất tầm thường mà hữu dụng làm ra các thay đổi tích cực cho cuộc sống.

Thuỷ Châu làm nghề nails có ngưỡng mộ bồn ngâm chân nhẹ xinh xắn có bọt khí massage dễ chịu là không lạ. Nhưng xét về mặt tư duy thì Huỳnh Thuỷ Châu không thể tự xếp mình vào trường phái Duchamp và cả Warhol được. Duchamp không vẽ vời gì thêm trong sản phẩm Readymades như cô Thuỷ Châu làm, vì Duchamp chống lại hình thức nghệ thuật chỉ dưạ vào đôi mắt và “sự thấy”của “retinal art”. Huỳnh Thuỷ Châu lại muốn người xem thấy cho kỹ - hiểu ra hàm ý của cô ! Hành trình tư duy này ngược hoàn toàn với quan điểm Duchamp !

Tôi cũng rất thích ý tưởng của Duchamp, và nếu hỏi tôi thích chiếc máy giặt hay tranh Picasso thì tôi sẽ nói rõ tôi thương và rất muốn cám ơn “chiếc máy giặt” đã làm cho cuộc sống gia đình thành... thần tiên. Ý tưởng Marcel Ducham không gợi ra cho bất cứ ai lòng căm thù như cô Thuỷ Châu! Nhưng Thuỷ Châu mua cái chậu đem về sơn dán lá cờ có sẵn vẽ lá cờ VNCH để xúc phạm và gọi là “tác phẩm” hội họa thành danh “họa sĩ”, tự tâng bốc mình tận mây xanh quá đáng.

Nghệ thuật của Marchel Duchamp muốn có nói đến biểu hiện bằng “tư duy” không phải hình ảnh, khác hoàn toàn tác phẩm làm như tranh“biếm hoạ” ác ý châm chọc trả đủa kết nối hành vi với lòng căm ghét cộng đồng VK của Thuỷ Châu. Nói về nghệ thuật chẳng qua là mượn gió bẻ măng. Dùng bồn ngâm chân “bắt chước” Marcel Duchamp là chưa “tiêu hoá” được tư duy Marcel Duchamp để có sáng tạo. Trong khi Andy Warhol chuyển ý tưởng Marcel Duchamp thành Pop art. Cô ranh ma nói là tự do sáng tác theo trường phái Marcel Duchamp nhưng làm trái ngược hoàn toàn ! Ai chưa tìm hiểu thêm về ý tưởng nghệ thuật hội họa nghệ thuật tạo hình sẽ bị cô ta dẫn dụ bằng lời lẻ cao xa như một nghệ sĩ đương đại che dấu cạm bẩy dối trá đê tiện như phù thuỷ bên dưới !

Cô trả lời phỏng vấn: “Người xem phải quì sát xuống nếu họ muốn xem tác phẩm này. Tôi muốn người xem thực sự chia sẻ cảm giác của người thợ nails đang làm móng chân”. Cô cho việc ngồi thấp để hành nghề tiện cho thao tác là việc làm mất phẩm giá cần thông cảm sao ? Người làm móng chân ngồi trên ghế thấp hơn một chút chỉ để dễ thao tác ! Cô lại tả oán để biện hộ rồi !

Các hiền triết Ấn Độ nói: “Ngưởi vĩ đại bởi vì người cúi xuống !” Tôi chợt nhớ bệnh viện miền Nam trước 1975 có các dì phước thiên chúa có lời nguyện ép xác làm mọi chuyện khó khổ giúp người. Hàng ngày ở khu nhà sanh các dì phước gom quần dơ của sản phụ đi giặt dùm sạch sẻ. Có khi phải chui vào gầm giưởng lau dùm máu mủ dọn dẹp giấy lót thấm máu của sản phụ mới sinh hay của người bệnh...Những người sản phụ nghèo cô đơn đó biết ơn và cả bác sĩ y tá cũng kính trọng dì Phước biết bao ! Đó là bài học về phục vụ cộng đồng, hiến thân vì lòng bác ái Thiên Chúa ! Thật cao cả khác hoàn toàn với lòng kiêu ngạo CS của cô biết là bao !

Năm 1983 tôi ra Hà Nội thì được nhìn tận mắt lối suy nghĩ của Hà Nội rất quái dị là: xích lô không chở người vì cho là người ngồi người đạp là không công bằng. Hà Nội không có khái niệm về dịch vụ phục vụ cuộc sống! Sau 1975 vào cơ quan thà dơ như chuồng heo chứ không ai lo quét dọn vì sợ mất phẩm giá làm chuyện thấp kém, thành ra cơ quan giống chuồng heo, và người sống cảnh bừa bộn bẩn thỉu đó cũng hôi hám bầy hầy không khác con thú !

Bồn tiểu này từng được bán đấu giá tới 1,1 triệu nhưng thấp hơn dự kiến là 1,7 triệu đô la. Chuyện bán đấu giá cao của bồn tiểu là giá “chử ký” của một người nổi tiếng như Duchamp và người mua chỉ muốn cho không tiền làm từ thiện !

Cô trả lời phỏng vấn của các “phóng viên đàn ông” không biết gì về phòng nails cô nên mặc tình nói dối : “Tôi còn trẻ, khỏe mạnh như vậy, bưng còn thấy nặng, còn bà già yếu, mà bưng ra bưng vô cho bao nhiêu lượt khách trong mấy chục năm trời, để kiếm tiền lo cho gia đình, con cái. Sự hi sinh đó quá lớn.” Tất cả chậu và nước chỉ 3 kg mà cô nói là bưng bê cô còn thấy nặng là nói dối! Tôi ở VN cũng đang đang sử dụng máy ngâm chân massage và có chức năng thổi bọt làm êm dịu đúng y như cô mô tả. Vì tôi tự phục vụ nên biết chính xác là dùng 2,5 lít nước là đến vạch lường gồm hai lít nước lạnh và nửa lít nước sôi.

Tôi cũng có tuổi cỡ mẹ chồng cô, song tôi chỉ xách sô nước 2,5 lít bằng... ai ngón tay trỏ và giữa ! Còn máy ngâm cũng chỉ cần dùng hai ngón tay để đặt dưới chân vì bằng nhựa rất nhẹ như cái thau nhựa mà nặng nỗi gì ?

Phòng uốn tóc làm nails là phòng thẩm mỹ, người làm việc nhẹ nhàng còn cảnh trí có nơi còn có thể dùng từ...sang trọng ! Người VN phải học và phải khéo tay mới làm được nghề này nếu không chỉ có thể học làm massage như người Mễ hay chọn vì người Mễ có sức vóc nhưng không tỉ mỉ khéo tay ! Cô viết bài mà nói thương cho bà Mẹ làm nghề thấp kém nhọc nhằn để nuôi con là chưa đúng.

Điều cô cần vinh danh bà chính là nét nhân văn đang còn vô cùng hiếm có ở các bà mẹ chồng VN là óc thiếu thông cảm, kỳ thị phân biệt và bất công với con dâu. Hủ tục đó được nâng lên hàng truyền thống và được văn học ám chỉ trong tinh thần phân biệt giới tính: “Lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng” !

Thứ hai, cần ca ngợi là bà mẹ chồng cô sáng suốt hơn, quyết ra đi để tránh cho con bà cảnh bất công của CS. Các bà Mẹ miền Bắc tuy hết sức đau lòng khi con đi bộ đội, nhưng mơ hồ, bị dối trá để đến đỗi đưa con trai cho kẻ hiếu chiến hiếu sát làm bia đỡ đạn, làm vũ khí sinh học trong cuộc nội chiến vào Nam mà lịch sử mai sau phải lên tiếng khóc thay !

Chuyện cô đau lòng thấy ảnh ông Hồ Chí Minh bị bạc đãi vì cô được dạy tôn vinh ông Nguyễn tất Thành. Kẻ gây ra 200 ngàn cái chết trong CCRĐ, là người trong nghi án bán cụ Phan Bội Châu ám sát các nhân sĩ không tán thành CS và làm cho toàn dân VN ăn bobo súc vật là không đáng tôn vinh. Tôi từng không ghét Ông Nguyễn Tât Thành cũng vì “công hư cấu, tội che giấu” rất kỹ, cho đến khi càng tìm hiểu lịch sử phải công nhận chẳng những ông Nguyễn Tất Thành không có chút công nào mà còn...có trọng tội !

Cô chỉ nghe điều người ta nói về ông mà không hiểu điều người ta giấu về ông, kể cả lá cờ đỏ sao vàng lấy nguyên mẫu cờ của tỉnh Phúc Kiến chứng minh tính thần phục u mê hết sức đáng lo mất nước !

Tôi không hề thấy cần sỉ vả ông ta vì lịch sử sẽ được viết lại đúng sự thật, như hôm nay có người đã phải công nhận Lê Văn Tám, một huyền thoại yêu nước chỉ là nhân vật hư cấu ! Cô từng học Lê Văn Tám như một anh hùng nhỏ tuổi ! Ông Nguyễn Tất Thành qua tay nhà báo Trần Huy Liệu đã biến lịch sử là chỗ để tuyên truyền dối trá ! Nói chung người CS không từ một thủ đoạn nào để lừa dối ! Thiện chí nhất, đúng nhất là khen VN những thay đổi theo hướng dân chủ. CSVN cũng thấy khó biện hộ nên đành phải xin gác lại quá khứ kia mà !

Những ý kiến trích dẫn về tự do trên có thể làm độc giả ngạc nhiên vì được trích từ quyển Người Trung Quốc và những căn bệnh trong nhân cách của tác giả Hà Tông Tư người Trung Quốc, nhà xuất bản Công An nhân Dân CSVN phát hành quý VI năm 2007. Nếu ai trong ngành Công An VN đều tiếp thu được khái niệm Công Dân thay cho khái niệm Thần Dân, và cho là đất nước mạnh không phải là đất nước đất rộng dân đông khác quan điểm từ trước đến nay. Có thể xem đó là bước dịch chuyển về phía dân chủ ! Nhưng ông Nguyễn Tất Thành được phát hiện là vừa bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp lấy tiền vừa hô hào chống Pháp bắt giam cụ Phan Bội Châu nên chưa thể vội mừng !

Với phản ứng quyết liệt của cộng đồng, những người như Huỳnh Thuỷ Châu sẽ bị loại bỏ như Trần Trường trước đây, vì CS không dại gì va vào ổ kiến lửa. Cô sẽ rất khó khăn khi bị cả cộng đồng và CS sa thải !

Tôi tán đồng quan điểm : “Bảo vệ quyền sáng tạo của các nghệ sĩ để làm nên một cuộc sống.” ( Protect Creative Artists Right to Make a Living - Eric Green ) rất tiếc cô không hưởng được điều đó vì bài viết của cô không có sự thật, tư duy lệch lạc, sản phẩm trưng bày cho bạn học cùng xem của cô không có sáng tạo nào ngoài thể hiện sự thù ghét bài xích lá cờ VNCH ! Tôi khuyên cô chọn khoá học về hội nhập và giữ gìn bản sắc ở trường cho người Châu Á.

Huỳnh Thuỷ Châu có một quá khứ ngộ nhận và ít tài, không trung thực nên đã không với nổi đến tương lai, dù đang có cơ hội tốt.

Trần Thị Hồng Sương
25.3.2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn