BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73341)
(Xem: 62241)
(Xem: 39426)
(Xem: 31173)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một phiên tòa xử người yêu nước

27 Tháng Mười Một 200212:00 SA(Xem: 1056)
Một phiên tòa xử người yêu nước
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Khi tôi chuẩn bị viết những dòng này,trong đầu tôi hiện lên hai hình ảnh: Một là những kẻ thô bỉ đầy quyền hành đang trên ấm dưới êm, vẻ mặt đầy thoả mãn. Còn hình ảnh kia là anh- Một thanh niên đang ngồi co ro nơi góc một trại giam lạnh lẽo cuối dòng Tô Lịch.Đêm nay, đêm mùa đông giá rét như cứa da cứa thịt. Liệu nhiệt huyết bừng bừng của anh có bớt đi chút nào giá rét và uất hận? Liệu căn bệnh thận trầm trọng của anh có còn tiếp tục tra tấn anh như cách đây ít ngày?...

... Tôi cứ miên man suy nghĩ về anh. Một người con dũng cảm, khảng khái của dân tộc. Một người con biết khát khao làm được điều gì đó cho Tổ quốc thân yêu. Anh đã hi sinh cuộc sống riêng tư để dấn thân vào phong trào đấu tranh vì một nền Tự do - Dân chủ trên chính đất Việt chúng ta.

Anh là Lê Chí Quang!

*


Cách đây hơn một năm, tôi đã được biết đến anh qua một số những bài viết đầy nhiệt huyết và với tinh thần trách nhiệm cao của một công dân đối với vận mạng đất nước. Qua đó, anh phê phán việc tự tiện cắt Biên giới cho Trung Quốc của những người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là việc làm hoàn toàn đúng đắn của anh. Thật vậy, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt nam năm 1992 được bổ sung, sửa đổi năm 2001 đã qui định tại điều 17: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,... đều thuộc sở hữu toàn dân.". Hơn nữa, tại điều 77: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân...." Tại điều 78: " Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng."

Là sở hữu của toàn dân thì phải xin ý kiến dân chứ! Tại sao ông Lê Khả Phiêu lại tự tiện ký tắt Hiệp định Biên giới (năm 1999)? Đã thế, sau đó Bộ chính trị lại càng tỏ ra ngu hèn hơn, tự tiện hơn khi để ông Trần Đức Lương thay mặt tiếp tục ký Hiệp định Biên giới "biếu thêm" phần lớn lãnh hải thuộc vùng Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc (Như bài cảnh báo của Tiến sĩ-Viện sĩ Nguyễn Thanh Giang; việc này không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn trên bình diện chiến lược về Chính trị và Ngoại giao). Nếu chiểu theo điều 74: "...Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lí nghiêm minh...." Và điều 52: " Mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật." Thì phải đưa ông Lê Khả Phiêu, ông Trần Đức Lương và những người liên đới trong Bộ chính trị ra trước vành móng ngựa về tội bán nước của mình!!! Có người sẽ bảo: Anh ngây thơ quá, Luật pháp là ở mồm chúng nó, Hiến pháp là cái để chúng nó lừa dân. Toà án là cái để chúng nó xử dân. Vâng, ở một quốc gia mà nền dân chủ bị bóp nghẹt bằng sự độc tài thì quả là như thế thật!!!

*

Là một công dân chân chính, ai cũng phải đau lòng khi biết rõ sự vụ Biên giới. Lê Chí Quang là một trong số ít người dũng cảm nói ra sự thật với mong muốn để nhân dân cùng biết, ngõ hầu tạo một dư luận rộng rãi gây sức ép đòi lại 1 phần Đất nước đã từng ngấm xương máu của cha ông( anh đã viết bài " Hãy cảnh giác với Bắc triều"). (Tôi lại nhớ, sau 1975, học giả Hoàng Xuân Hãn từ Pháp gửi về Bộ chính trị Việt Nam bài viết khuyên cảnh giác với Trung Quốc và vạch rõ những âm mưu của bọn Bành trướng Bắc Kinh. Bộ chính trị bỏ ngoài tai, vì vậy đã dẫn đến những thiệt hại lớn trong Chiến tranh Biên giới 1979. Có thể nói, lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam kể từ tổng bí thư Lê Duẩn là lịch sử của bài xích và đàn áp trí thức chân chính).

*

Ngoài bài viết về vấn đề Biên giới, Lê Chí Quang còn viết một số bài khác từ kinh tế, xã hội đến chính tri xuyên suốt là một tinh thần cầu mong cho dân tộc đi lên. Bộ máy lý luận của chính quyền bất lực trước những bài viết được thực tiễn minh hoạ sinh động. Vì vậy chính quyền cộng sản đã phải dùng đến hình thức đàn áp đớn hèn.

Ngày 21/02/2002, sau nhiều ngày rình rập, hàng chục công an mặc thường phục đã bắt anh tại một quán café - internet, Chúng đưa anh về nhà lục soát giấy tờ tuỳ tiện rồi ép anh lên xe chở đi. Từ việc bắt người đến khám xét đều không có quyết định của Toà án hoặc Viện kiểm sát Nhân dân (vi phạm điều 71,và điều 73, Hiến pháp CHXHCN Việt Nam).

Ngay sau khi anh bị bắt, hàng loạt tổ chức tranh đấu cho Nhân quyền trên thế giới, những người yêu chuộng tự do và công lý trong nước đã lên tiếng kịch liệt phản đối và yêu cầu chính quyền Hà Nội thả vô điều kiện Công dân Lê Chí Quang. Nhưng chúng đã cố tình không nghe thấy.

Từ 21/02/2002 đến 08/1½002 là khoảng thời gian "tạm giam" Lê Chí Quang. Chúng đã vi phạm Điều 71 Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS): "Thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng...."

Xin nhắc lại rằng, ngày 08/11/2002 - Kết thúc phiên toà sơ thẩm, anh đã bị nhận bản án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Điều đó chứng tỏ "tội" của anh, nếu có,thì không thể được liệt vào loại "tội nghiêm trọng". Do vậy, thời gian tạm giam sẽ không được vượt quá 2 tháng. Nếu gia hạn tạm giam để tiếp tục điều tra cũng không được vượt quá 1 tháng nữa

(không có gia hạn tạm giam lần 2 đối với tội ít nghiêm trọng). Như vậy Chúng đã cố tình giam giữ vô lý, ít nhất là gần nửa năm!

Điều 72 (Hiến pháp) qui định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực Pháp luật... Người làm trái Pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh...." ấy thế mà trong suốt thời gian chưa xét xử (8 tháng+ 18 ngày) anh đã phải chịu sự đối xử tệ hơn 1 tù nhân. Ngay cả việc tiếp tế thuốc chữa bệnh cũng gặp nhiều phiền nhiễu. Căn bệnh thận hư nhiễm mỡ đã hơn 12 năm nay, không ngày nào không phải dùng thuốc. Chúng không cho đưa thuốc đông y vào. Gia đình đấu tranh mãi mới được.Chúng lại không đồng ý cho đem siêu sắc thuốc vào mà chỉ cho đưa thuốc không với cách uống là: Để nắm thuốc vào cốc, đổ nước sôi vào rồi đem cho anh uống! Sao mà ngu đến thế?! Sao mà ác đến thế?! Thử hỏi, khi người nhà chúng nó bị bệnh mạn tính nặng đến như vậy, chúng cũng chăm sóc kiểu ấy à??

*

Trong thời gian "tạm giam", phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam vẫn trắng trợn tuyên bố là đã thả Lê Chí Quang. Lừa Nhân dân chưa thoả sao mà còn mặt dày mày dạn lừa luôn cả Quốc tế? Thật là khôi hài trong thời đại phương tiện thông tin này!

Ngày 08/11/2002, chúng đã chính thức mở Phiên toà xét xử Lê Chí Quang tại Toà án Nhân dân tp Hà Nội. Nhiều người hồ hởi đón nhận, mong đợi chứng kiến cuộc đấu lý giữa một bên là bị cáo - gương mặt trí thức trẻ Lê Chí Quang, còn bên kia là Hội đồng Toà án và Viện kiểm sát. Nhưng tất cả đã nhầm. Thêm một lần nữa chúng lại giở "trò mèo" với Nhân dân. Tất cả những người đến dự đều bị gạt ở cổng ngoài cùng. Phụ mẫu Lê Chí Quang sau một hồi phiền hà mới được vào. Như vậy, Phiên toà chỉ có: bị cáo, cha mẹ bị cáo, 2 luật sư và một toán công an mặc thừơng phục ngồi dự.

Bản cáo trạng không thấy có gì liên quan đến bí mật Nhà nước hay Đạo đức xã hội. Vì vậy, Phiên toà phải được xét xử công khai như điều 19 (BLTTHS) qui định; "Việc xét xử của Toà án phải được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự". Nhưng trên thực tế, không những chúng chặn cổngbất cứ người nào, kể cả các nhà báo trong và ngoài nước,mà chúng còn huy động hàng trăm công an, cảnh sát "chìm,nổi" để sẵn sàng ngăn lại, đàn áp bất cứ lúc nào nếu như những người đấu tranh dân chủ, họ hàng,hay những người quan tâm có "động tĩnh" gì.

*

Toàn bộ Phiên toà là một vở kịch sống sượng được dựng sẵn. Bị cáo vốn là một người hoàn toàn lý trí, sắc sảo và cứng rắn, ấy vậy mà khi đứng tại Phiên toà mặt ngơ ngơ ngác ngác, đôi mắt vô hồn thờ thẫn. Chúng đã cho anh uống thuốc gì khiến anh bị lú lẫn đến như thế? Theo nhận định của Đại tá-Nhà báo Phạm Quế Dương, có thể đó là loại thuốc mê trắng, ra hiệu gì người uống phải cũng làm theo. Thật là 1 thủ đoạn bẩn thỉu hết mức!

Theo lời kể của một người tham dự, thẩm phán luôn hỏi bị cáo ở dạng: Cỏ Hay không? Và kết quả là hỏi gì, bị cáo cũng gật đầu. Như vậy chúng đã dùng thủ đoạn ấy để tước đoạt,của anh, quyền được thực hiện Điều132 (Hiến pháp) "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình..."

Bà Nguyễn Kim Chung,thân mẫu của công dân Lê Chí Quang mấy lần giơ tay xin phát biểu,với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị cáo, đều bị làm ngơ. Cuối phiên toà,bà không thể chịu đựng được nữa khi thấy người ta cứ buộc tội con mình một cách vô lý. Bà nói to: "Tôi là mẹ của bị cáo, tôi phải có quyền được phát biểu!". Thẩm phán liền đứng dậy tuyên bố chấm dứt Phiên toà.

"Tôi hơi sửng sốt, nhìn lên thẩm phán, rồi nhìn sang bà mẹ của Quang. Trên đôi mắt mỏi mệt của người mẹ gầy gò ấy nước mắt như muốn trào ra. Khuôn mặt bà mang vẻ tủi khổ của một người bị bóc lột những quyền cơ bản nhất..."- Một người có mặt tại Phiên toà kể lại cho tác giả bài viết này.

*

Xin được sơ qua về 2 luật sư bào chữa. Luật sư thứ nhất là người đã từng bào chữa cho cụ Lê Hồng Hà "thời xét lại". Tuy là người chính trực nhưng cụ tuổi đã cao, nói yếu ớt nên không đủ sức tranh cãi.Luật sư thứ hai hiện đang là chủ nhiệm khoa Luật Tư Pháp của Đại học Luật HàNội. Ông này không muốn mất "miếng cơm manh áo" nên chỉ "xin giảm bớt" thời gian tù (nhưng không được) mà không dám tranh cãi cho đúng sự thật,không dám nói cho đúng pháp luật! Nếu cảm thấy không "xơi" được thì đừng nhận lời để mà lấy tiền của những người đang là nạn nhân của chế độ. Thật không còn chút liêm sỉ nào! Riêng tôi cho rằng, gia đình bị cáo đã hoàn toàn sai lầm trong việc mời luật sư này. Và đây chính là một bài học cho những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

*

Sau phiên toà sơ thẩm, "có người" đến nói với bà mẹ tội nghiệp: "Nếu không làm đơn kháng cáo sẽ được thu xếp ở buồng giam thoáng, có sân nhỏ đi lại. Còn nếu làm đơn kháng cáo, chắc chắn, không những tình hình không sáng sủa hơn mà sẽ phải bị giam trong điều kiện khổ ải...."

Nhìn ánh mắt ái ngại của bà,tôi hiểu,vì quá thương người con đang bệnh tật dày vò mà bà đã không dám làm đơn kháng cáo,cũng không dám nói "người đến nói " kia là ai.Và chúng đã đạt được ý muốn đê tiện của chúng. Về thực chất, chúng sợ một bản kháng cáo dẫn đến một phiên toà phúc thẩm sẽ kéo dài thời gian chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Điều đó ảnh hưởng đến chính sách đàn áp dân chủ của chúng.

*

Có thể nói, phiêntoà sơ thẩm xét xử Lê Chí Quang ngày 08/11/2002 là một trong những tì vết bẩn thỉu nhất trong Lịch sử nền Tư pháp Việt Nam. Bản thân phiên tòa đó là kết quả và biểu hiện của những điều sau:

1. Sự bất lực,cùng quẫn của bộ máy lý luận Cộng sản Việt Nam.

2. Sự lo sợ những lực lượng tiến bộ trẻ tuổi đang trỗi dậy trong lòng xã hội Việt Nam.

3. Sự chà đạp trắng trợn lên Luật pháp, Hiến pháp Việt Nam,phủ nhận các công ước Quốc tế về quyền con người

4. Sự tàn bạo, phi nhân tính của Bộ chính trị Việt Nam.

*

Hỡi những người Việt nam yêu chuộng tự do và công lý, chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng yêu cầu Nhà nước Việt Nam mở phiên toà công khai xét xử lại hoặc thả vô điều kiện người thanh niên yêu nước Lê Chí Quang! Góp phần bảo vệ tự do và công lý cũng là góp phần đưa dân tộc tiến lên./.

TUỆ MINH

Đêm 27/11/2002.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn