BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Luật sư Trần Vũ Hải nói về bản án của anh Trương Quốc Huy

14 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 1404)
Luật sư Trần Vũ Hải nói về bản án của anh Trương Quốc Huy
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Trong buổi phát thanh gần đây, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa Trà Mi với bà Châu Thị Hoàng, thân mẫu của nhà bất đồng chính kiến Trương Quốc Huy, nói về phiên toà diễn ra hôm 29/1 tuyên án anh 6 năm tù giam.

Tiếp tục tìm hiểu những chi tiết liên quan đến bản án mà dư luận cho là "quá mạnh tay" đối với các hoạt động cổ võ dân chủ của một tiếng nói công khai, khẳng khái, được nhiều ngừơi cả trong và ngoài nước biết đến, Trà Mi liên lạc với luật sư Trần Vũ Hải, ngừơi bảo vệ cho Trương Quốc Huy tại phiên toà hôm 29 tháng 1 vừa qua.

Tải xuống để nghe


Luật sư Trần Vũ Hải : Chúng tôi nhận rằng thấy phiên toà đấy thì cũng bình thường. Các bên cũng đưa ra các vấn đề để tranh luận, nhưng điều đáng tiếc là các lập luận của luật sư cũng như của bị cáo đã không được chấp nhận và họ đưa ra một bản án mà theo tôi là quá nặng: 6 năm tù đối với Trương Quốc Huy.

Trà Mi : Thưa, ông nói là bản án này khá nặng đối với Trương Quốc Huy thì dựa trên những cơ sở nào, thưa Luật Sư?

Luật sư Trần Vũ Hải : Khi mà Viện Kiểm Sát đưa ra 6-7 hành vi liên quan tới tội danh của Trương Quốc Huy thì chúng tôi cho rằng phần lớn những hành vi đó thì không thểchịu trách nhiệm hình sự theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam, mà đó là những hành vi bình thường của công dân, ví dụ như là trình bày ý kiến của mình trên diễn đàn, trả lời phỏng vấn báo chí, chụp ảnh người dân khiếu kiện, viết phóng sự, v.v.

Có hai hành vi cần phải thừa nhận, đó là hai hành vi rải truyền đơn và trong đó có nói là chống chính quyền cộng sản mà không ghi một cách cụ thể, ghi chung chung. Hai hành vi đấy thì tôi không có nói rằng là nó không có kết quả, tức là cái hành vi về tuyên truyền thì phải tuyên truyền cho người thứ ba nhưng thực sự là không có người nào nhận được truyền đơn này và thực ra nó chỉ mang tính chất biểu tượng.

Xét về góc cạnh luật pháp Việt Nam thì có khá nhiều hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng mà không nhất thiết phải chịu trách nhiệm hình sự. Đấy là trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam cũng có điều khoản như vậy.

Tuy nhiên, cơ quan pháp luật Việt Nam vẫn cho rằng Trương Quốc Huy chưa nhận hết tội của mình, thế là họ đưa ra một bản án này để gọi là răn đe.

Chúng tôi cũng đã nói trước với Trương Quốc Huy về vấn đề này tức là chính quyền Việt Nam muốn có một sự ăn năn nào đó từ các bị cáo và có thể mặc cả rằng nếu mà thừa nhận như thế thì có thể chúng tôi thả ngay tại phiên toà. Tôi nghĩ rằng họ có ý như vậy, nhưng mà Trương Quốc Huy tại phiên toà có thừa nhận những hành vi của mình nhưng cho rằng những hành vi này không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Trà Mi : Riêng về điểm rải truyền đơn thì có nhiều người cho rằng cùng với tội danh rải trưyền đơn như Trương Quốc Huy tương tự đã xảy ra các vụ án gần đây như là các Việt kiều có thực hiện một số truyền đơn và cũng dự định công việc rải trưyền đơn đó nhưng mà phần đông họ cũng đã được phóng thích. (Luật sư Trần Vũ Hải : Vâng). Thế thì đối với một công dân tại chỗ ở Việt Nam như là Trương Quốc Huy lại phải chịu hình phạt nặng nề như thế thì ý kiến của ông ra sao?

Luật sư Trần Vũ Hải : Vâng. Bản thân Trương Quốc Huy cũng lập luận tại phiên toà và trình bày như vậy. Cá nhân chúng tôi cũng cho rằng lập luận của Trương Quốc Huy là khá tốt.

Trà Mi : Dạ. Trước lập luận đó và trước những lý luận tranh cãi của Luật Sư thì quan điểm của phía Toà như thế nào ạ? Họ phản hồi ra sao ạ?

Luật sư Trần Vũ Hải : Họ lập luận rằng Trương Quốc Huy không phải rải trưyền đơn một lần mà là hai lần và Trương Quốc Huy về nhân thân thì lần thứ nhất cũng đã được trả tự do, nhưng sau khi trả tự do thì Trưong Quốc Huy có những hành vi là không đáng hoan nghênh và họ cho rằng nhân thân không tốt nên cũng không được giảm nhẹ.

Nhưng mà tôi cũng lập luận rằng Trương Quốc Huy tại thời điểm bị bắt lần thứ nhất, sau đó được tại ngoại, thì Trương Quốc Huy có những hành vi tuy có thể ai đó không hoan nghênh nhưng không vi phạm pháp luật Việt Nam mà là đang thực hiện cái quyền của một công dân Việt Nam, ví dụ như chuyện Huy gặp một số nhân viên Đại Sứ Quán Mỹ, một số thành viên của 8406, hoặc phát biểu trước báo chí nước ngoài, thì theo tôi đó là trao đổi quan điểm cá nhân và đặc biệt là có ghi âm một số người dân đi khiếu nại thì tôi cho rằng đây cũng là việc bình thường.

Trong thời đại ngày nay người dân có quyền đưa những thông tin lên Internet để phản ánh sự thật và thậm chí cần phải hoan nghênh trong xã hội Việt Nam hiện nay tức là cần phải có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thế thì Toà Án cũng thừa nhận với chúng tôi rằng hành vi đấy tuy không đáng bị trưy tố hoặc xét xử nhưng lại đựoc đánh giá những hành vi nói về nhân thân của Trương Quốc Huy và cho rằng như vậy là Trưong Quốc Huy khó có thể cải tạo được tốt.

Trà Mi : Luật Sư vừa trình bày là những hành vi của Trương Quốc Huy xét cho cùng dựa trên cơ sở pháp luật của Việt Nam thì không phải là những hành vi phạm pháp nặng nề, tuy nhiên, đối với bản án 6 năm tù dành cho anh ta thì ngoài lý do mang tính răn đe thì có một nguyên nhân sâu xa nào khác không, thưa ông?

Luật sư Trần Vũ Hải : Tôi cho rằng họ răn đe bởi vì ta trở lại chỗ nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ. Nhà văn này cũng mời tôi làm luật sư nhưng mà đến phút cuối cùng thì chị Thuỷ có một cái thư nói rằng từ chối luật sư và sau đó đã được tự do ngay tại phiên toà, tức là hiện nay các cơ quan pháp luật Việt Nam thực hiện một chính sách là ai thừa nhận mình vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ăn năn hối lỗi, thành khẩn thì họ sẽ có một biện pháp khác, tức là có thể họ trả tự do tại phiên toà ngay.

Tuy nhiên, cá nhân tôi thì cho rằng nếu chị Thanh Thuỷ mà vẫn kiên quyết kháng cáo thì vẫn có khả năng đựoc giảm án bởi vì có vẻ như là một thông lệ ở Việt Nam với vụ án như thế mà nếu mà kháng cáo sẽ được giảm án. Thứ hai, tôi thấy rằng các thẩm phán nếu xem xét lại hồ sơ thì cũng thấy rằng xử quá nặng. Và thứ ba nữa là có những áp lực của quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam thì tôi tin là họ cũng sẽ xét lại.

Trà Mi : Chúng tôi xin đựoc hỏi thăm là Trương Quốc Huy đã bị biệt giam 16 tháng dù là chưa có án lệnh nào.

Luật sư Trần Vũ Hải : Hai lần, một lần hơn 10 tháng và một lần 6 tháng.

Trà Mi : Và điều này có được ông nêu lên để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình không?

Luật sư Trần Vũ Hải : Trong toà án thì tôi cũng có nói rằng cho tới nay Trương Quốc Huy bị tạm giam với những lệnh mà chúng tôi cho rằng không phù hợp với luật pháp Việt Nam, tức là luật pháp Việt Nam cho phép những lần gia hạn nhưng cũng chỉ giới hạn nhất định chứ không thể kéo dài vô thời hạn đối với Trương Quốc Huy.

Trà Mi : Dạ. Và cách giải thích của phía Toà đưa ra như thế nào, thưa ông?

Luật sư Trần Vũ Hải : Phía Toà tất nhiên họ cũng không, thực ra việc giam giữ kéo dài như thế này có sai phạm của toà sơ thẩm.

Trà Mi : Như vậy là có vi phạm, nhưng lại không được giải thích một cách thoả đáng?

Luật sư Trần Vũ Hải : Vâng. Và tất nhiên họ cho rằng đằng nào chúng tôi cũng tuyên án 6 năm rồi dù không vi phạm trầm trọng. Tôi rất là đáng tiếc về thủ tục tố tụng ở Việt Nam. Luật sư nêu ra, nhưng mà phía toà án Việt Nam họ không quan tâm lắm.

Trà Mi : Và n hư vậy có nghĩa là những quyền lợi chính đáng của công dân đã bị bỏ quên.

Luật sư Trần Vũ Hải : Vâng. Tôi xin nói thêm hiện nay có tranh cãi trong pháp luật Việt Nam. Nếu đã hết lệnh tạm giam rồi mà có lệnh tạm giam tới không có hoặc nó không phù hợp pháp luật thì đương nhiên bị cáo hay bị can là được tự do, nhưng hiện nay phía toà án họ rất bảo thủ.

Trà Mi : Như vậy có vẻ như là quyền lợi của phía cơ quan công quyền đựoc bảo vệ nhiều hơn là quyền lợi của người công dân?

Luật sư Trần Vũ Hải : Vâng. Đấy là một điều thực tế ở Việt Nam. Tôi nghĩ là họ cho rằng nếu chấp nhận như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến vị trí hoặc quyền lực của họ. Theo tôi, đây là một quá trình chắc là cũng còn kéo dài.

Trà Mi : Dạ. Cũng liên quan đến vai trò của người luật sư, nhiều người cho rằng vai trò luật sư ở Việt Nam chưa được phát huy đúng mức, nếu như không muốn nói là bị hạn chế rất nhiều, nhứt là trong các vụ án chính trị như là vụ án Trương Quốc Huy, thì ý kiến của ông ra sao?

Luật sư Trần Vũ Hải : Tuy là người ta cũng chưa phải là tôn trọng thực sự giới luật sư, nhưng có rất nhiều vụ án thì họ cũng đã lắng nghe phái luật sư, cũng đã thừa nhận vai trò luật sư và thực tế tôi được biết trong giớí pháp luật Việt Nam họ cũng rất muốn tôn trọng vai trò luật sư nhưng họ lại có sự lo ngại khác là nếu tôn trọng như thế thì sẽ bị phát hiện ra nhiều sai phạm của cơ quan pháp luật thì sẽ xử lý như thế nào.

Người cộng sản, theo tôi cần có một tiến trình. Riêng với các vụ án chính trị thì tôi nghĩ không phải là không có vai trò, thứ nhất là các thẩm phán lắng nghe ý kiến của luật sư, ghi chép, nếu cho rằng không hợp lý thì phản biện, còn cái nào hợp lý thì lại không thấy đưa vào bản án.

Những vụ án chính trị thì chị biết rằng các thẩm phán cũng có bị áp lực khác và chắc chắn là các vụ án này thì họ cũng phải báo cáo, nghe ngóng, v.v. Có thể nói là vai trò của luật sư nếu có thì cũng chỉ là để họ nghe chứ không phải là căn cứ để họ xét bản án. Đấy là một điều đáng tiếc. Chúng tôi cũng nghĩ rằng có lẽ cũng phải có một tiến trình để trong những vụ án có những cuộc tranh luận rõ ràng hơn. Toà án thực sự là những người cầm cân nẩy mực lắng nghe.

Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Luật Sư đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa Trà Mi với Luật sư Trần Vũ Hải, người bảo vệ nhà bất đồng chính kiến Trưong Quốc Huy, và phiên toà hôm 29 tháng 1. Gia đình anh Huy cho biết bằng mọi cách phải kháng cáo đến cùng bản án 6 năm tù đối với những hoạt động đấu tranh, cổ võ cho tự do dân chủ và tự do ngôn luận của Trương Quốc Huy.

Anh bị bắt giữ lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2005 cùng với anh trai Trương Quốc Tuấn và ngừơi bạn gái của anh Tuấn là Lisa Phạm vì họ đã tham gia thảo luận về dân chủ trên diễn đàn Paltalk. Sau 9 tháng bị giam cầm, họ được trả tự do. Đến tháng 8 năm 2006, một lần nữa hai anh em Huy và Tuấn lại bị lực lượng an ninh tiến hành bắt giữ từ một dịch vụ internet ở quận 10 TPHCM.

Quốc Tuấn sau đó đựơc phóng thích và bị quản thúc tại gia. Cuối cùng anh phải tìm đừơng tị nạn chính trị trứơc những hành động sách nhiễu và đe doạ liên tục của chính quyền. Còn Quốc Huy thì bị biệt giam trong suốt 16 tháng trứơc khi bị đưa ra toà tuyên án vào ngày 29 tháng 1 vừa qua.

Trà Mi, phóng viên đài RFA
14/02/2008
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn