Nửa tháng sau khi Trương Quốc Huy bị cơ quan an ninh bất ngờ bắt giữ và giải đi từ một dịch vụ Internet ở quận 10, gia đình nạn nhân cho tới nay vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về anh cũng như không biết hiện giờ anh ở đâu.
Từ đó đến nay, người nhà của anh Huy đã liên tục gõ cửa rất nhiều nơi và gửi đơn xin cứu xét tới các giới chức cấp cao trong chính phủ, khẩn thiết yêu cầu được phép được thăm nuôi, nhưng không cơ quan nào hồi đáp.
Trà Mi ghi nhận nỗi bức xúc của người thân, bạn bè, và tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế “Ký giả không biên giới” về sự im lặng của chính quyền Việt Nam xung quanh vụ việc này.
Trao đổi với chúng tôi ngày 30/8, Trương Quốc Tuấn, anh ruột của Trương Quốc Huy, cho biết đã lặn lội khắp nơi, những mong được cho phép gặp mặt em trai mình. Thế nhưng, tất cả mọi nỗ lực của anh trong suốt nửa tháng qua chỉ đem lại một niềm vô vọng:
Tải xuống để nghe
Trương Quốc Tuấn: Tôi có nghe một cái nickname trên diễn đàn Paltalk nói rằng họ đã đưa Trương Quốc Huy ra Hà Nội để khai thác rồi. Tôi chưa kiểm chứng được thông tin này.
Ngoài ra, gia đình chúng tôi chẳng nhận đựơc bất cứ sự hồi đáp nào của chính quyền cho biết rằng Huy đang ở đâu. Khi gia đình liên hệ với các cơ quan chức năng thậm chí thiếu điều muốn quỳ lạy họ xin họ cho gặp mặt Huy, mà họ chỉ nói là cấp trên chưa cho phép biết thông tin.
Chúng tôi vẫn phải tiếp tục viết đơn gửi các cấp lãnh đạo, và các cơ quan nhân quyền quốc tế để nhờ can thiệp thôi. Tôi sẽ viết bằng thư tay và cả gia đình ký tên rồi gửi đi. Giờ chỉ biết làm vậy thôi. Trong hoàn cảnh này, gia đình chúng tôi bơ vơ không ai giúp đỡ cả. Sống dưới nhà nước này phải cam chịu thôi, có khổ bao nhiêu cũng ráng cắn răng mà chịu.
Trương Quốc Tuấn
Từ ngày Huy bị bắt hôm 18/8 tới nay, hầu như ngày nào tôi cũng chạy lên số 237 đường Nguyễn Văn Cừ yêu cầu đựơc thăm nuôi em tôi, mà chẳng có kết quả gì. Tôi cũng đã gửi đơn xin cứu xét, giúp đỡ đến phòng tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu, nhưng biết chắc chắn là họ cũng không cứu xét đâu.
Đồng thời, tôi cũng gửi cho báo Tuổi Trẻ nhờ chuyển đến các cơ quan chức năng, mà cũng chẳng nghe trả lời. Ngày 23/8 vừa qua, tôi có trực tiếp điện thoại đến Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Họ có khuyên tôi nên bình tĩnh và nên kiếm luật sư để thụ án cho Huy.
Gia đình nhà tôi bây giờ cũng đang chuẩn bị soạn tất cả văn thư, giấy tờ, lệnh bắt để giao cho luật sư. Thật sự bây giờ cũng khó lắm, luật sư ở đây cũng chẳng tin ai được.
Chúng tôi vẫn phải tiếp tục viết đơn gửi các cấp lãnh đạo, và các cơ quan nhân quyền quốc tế để nhờ can thiệp thôi. Tôi sẽ viết bằng thư tay và cả gia đình ký tên rồi gửi đi. Gìơ chỉ biết làm vậy thôi. Trong hoàn cảnh này, gia đình chúng tôi bơ vơ không ai giúp đỡ cả.
Sống dưới nhà nước này phải cam chịu thôi, có khổ bao nhiêu cũng ráng cắn răng mà chịu. Bằng mọi cách, chúng tôi phải kiếm được sự quan tâm của các cơ quan nhân quyền quốc tế và truyền thông ngoài nước để lên tiếng nói hỗ trợ thôi, chứ chúng tôi cảm thấy vô phương rồi.
Chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với bà Châu Thị Hoàng, mẹ ruột của Trương Quốc Huy. Đề cập đến tình trạng bặt vô âm tín của con trai mình hiện nay, bà nghẹn ngào chia sẻ:
Bà Châu Thị Hoàng: Tới giờ cũng không biết Huy con tôi đang ở đâu. Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến mà con tôi đâu có làm gì nên tội mà nỡ nào gia đình tôi lại khổ như thế này. Bây giờ phải kêu gọi như thế nào để họ cho tôi biết tin tức con tôi.
Vừa qua, chủ tịch nước Việt Nam vừa chỉ thị rằng phải chóng xử lý các trường hợp oan sai, rằng Việt Nam không có tù chính trị…Mà tôi gõ cửa ở đây không có ai nhận đơn hết, làm sao bây giờ? Cũng không biết kỳ này Huy bị bắt vì tội gì nữa. Nhà chúng tôi quá thê thảm. Khổ quá đi!
Như lời tâm sự của bà Hoàng, người thân của Trương Quốc Huy cho tới nay vẫn không rõ vì lý do gì chỉ một thời gian ngắn ngủi được trả tự do sau 9 tháng tạm giam, anh Huy lại tiếp tục bị chính quyền bắt giữ. Suy đoán dựa trên những sự việc xảy ra liên tiếp sau khi Quốc Huy bị bắt lần hai, anh Nguyễn Ngọc Quang, thành viên khối 8406, cho biết thêm:
Họ chủ yếu tra hỏi về các đoạn băng ghi hình và ghi âm người dân khiếu kiện đất đai mà Trương Quốc Huy thực hiện. Họ quy cho Huy làm việc này để bán ra nước ngoài lấy tiền, tức tội bán thông tin quốc gia ra nước ngoài, làm gián điệp.
Anh Nguyễn Ngọc Quang
Anh Nguyễn Ngọc Quang: Bị bắt cùng lúc với Trương Quốc Huy và Trương Quốc Tuấn là Quỳnh Trâm. Sau này, họ còn gọi thêm hai bạn trẻ tên Quỳnh Vy và Lương Tuấn lên thẩm vấn.
Họ chủ yếu tra hỏi về các đoạn băng ghi hình và ghi âm người dân khiếu kiện đất đai mà Trương Quốc Huy thực hiện. Họ quy cho Huy làm việc này để bán ra nước ngoài lấy tiền, tức tội bán thông tin quốc gia ra nước ngoài, làm gián điệp.
Thái độ im lặng của chính quyền Việt Nam xung quanh vụ bắt giữ lần hai đối với Quốc Huy không những gây nên nỗi bức xúc, lo lắng tột độ cho gia đình nạn nhân, mà còn khiến cho các tổ chức nhân quyền trên thế giới phải quan ngại.
Tổ chức Ký giả không biên giới RSF ngay khi nhận được tin này đã lập tức lên tiếng tố cáo Hà Nội bắt cóc công khai nhà dân chủ trẻ. Ông Julian Pain, chuyên gia về tự do ngôn luận trên internet, thuộc RSF, bày tỏ sự quan tâm:
Ông Julian Pain: Chúng tôi hết sức quan tâm về trường hợp của nhà đấu tranh dân chủ trẻ tuổi Trương Quốc Huy lần này. Lần bắt giữ đầu tiên, sau 9 tháng giam cầm mà không được đưa ra toà và chính thức tuyên án, Trương Quốc Huy mới được trả tự do.
Nhưng kỳ này, chúng tôi hết sức bi quan về trường hợp của anh ta. Tôi cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp để giới truyền thông quốc tế lên tiếng phản ánh vụ việc này. Nếu quý đài có được bản dịch lá đơn kêu cứu của gia đình anh ta, xin chuyển đến chúng tôi càng sớm càng tốt. Chúng tôi sẽ đăng tải ngay lên trang web của mình để góp phần thông tin cho thế giới.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)
Vừa rồi là những nỗi bức xúc của người thân, bạn bè, và tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế “Ký giả không biên giới” trước sự im lặng của chính quyền Việt Nam xung quanh việc bắt giữ biệt tăm thành viên khối dân chủ 8406, Trương Quốc Huy, lần thứ hai kể từ ngày 18/8 vừa qua.
Trà Mi, phóng viên đài RFA - 31/08/2006
Gửi ý kiến của bạn