BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73310)
(Xem: 62228)
(Xem: 39416)
(Xem: 31161)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ở nơi không có luật pháp (I)

14 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 1009)
Ở nơi không có luật pháp (I)
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Phần 1: Vua đã phải cúi đầu!


1. Chuyện chưa từng có trong lịch sử!

Bóng đá VN vừa có thêm một chuyện "xưa nay hiếm", khi trọng tài Nguyễn Xuân Hòa, người điều khiển trận SHB Đà Nẵng (ĐN) - Đồng Tâm Long An (ĐTLA) ngày 11/05/2008, từ chối bàn thắng của ĐTLA sau khi đã... công nhận bàn thắng này.

Sự việc xảy ra trên sân Chi Lăng, vào phút 73, lúc trận đấu đang có tỷ số 1-1. Từ một pha hãm thành, tiền đạo Gustavo (30-ĐTLA) đã tranh chấp với thủ môn Đức Cường (25-ĐN) rồi ghi bàn. Ngay sau đó, trọng tài Nguyễn Xuân Hòa chỉ tay lên khu vực giữa sân công nhận bàn thắng và ông cũng đã chạy lên vòng tròn trung tâm cho ĐN chuẩn bị giao bóng sau bàn thua. Thế nhưng, BHL ĐN đã khoát tay ra hiệu cho các cầu thủ của mình dừng trận đấu. Sau đó khoảng 2 phút, lần lượt các ông Trần Văn Thành (giám sát trận đấu) và Phạm Quang (giám sát trọng tài) bước xuống sân và gọi trọng tài Xuân Hòa vào. Sau khi trao đổi với các vị giám sát, trọng tài Xuân Hòa mới chạy ra biên để hội ý với trợ lý 2 Nguyễn Bá Tùng. Sự việc dùng dằng khá lâu khiến trận đấu bị hoãn hơn 20 phút. Và chuyện chưa từng có trong lịch sử bóng đá VN đã xảy ra khi trọng tài Hòa bất ngờ thay đổi quyết định của mình trước đó, ra hiệu cho trận đấu tiếp tục mà không công nhận bàn thắng cho ĐTLA. Ngay lập tức, đội trưởng Tài Em (ĐTLA) nhận lệnh của BHL cũng gọi các cầu thủ ĐTLA rời sân để phản đối.

2. Ở nơi không luật pháp!

Một hồi lâu sau đó các giám sát đã mời các trưởng đoàn 2 đội bóng vào trao đổi. Ông Phạm Quang nói rằng trọng tài có quyền thay đổi quyết định của mình, điều này hoàn toàn đúng luật. Ngay lập tức, ông Phạm Phú Hòa - Trưởng đoàn bóng đá ĐTLA phản ứng: "Ông đừng nói luật ở đây. Chính các ông đã can thiệp để trọng tài thay đổi kết quả trận đấu"...

Ông Phạm Phú Hòa "Chúng tôi tiếp tục thi đấu chỉ vì muốn cứu cho giải khỏi bị đổ bể. Và khi đưa ra quyết định này tôi thấy mình như bị sỉ nhục...sau quyết định lạ lùng của trọng tài". HLV trưởng ĐTLA Ednaldo Patricio cũng bày tỏ: "Thật là kỳ! Quyết định hủy bàn thắng của trọng tài sau khi đã công nhận là lần đầu tiên tôi mới thấy trong suốt 31 năm gắn bó với bóng đá...Tôi mong rằng những trường hợp tệ hại như thế này đừng bao giờ lặp lại với bóng đá VN, vì nó sẽ khiến rất nhiều người mất niềm tin". (Báo Thanh niên, 12/05/2008)

3. Đổi trắng thay đen!

Pha bóng đó VTV đã quay chậm lại rất nhiều lần và người xem hoàn toàn có thể thấy tiền đạo Gustavo của ĐTLA không hề phạm lỗi với thủ môn Đức Cường. Anh không bật nhảy, chỉ lùi đón bóng, trong khi thủ môn đội ĐN từ trong lao ra, nhảy lên và do vướng thân hình quá to của đối phương nên mất đà ngã té, Gustavo xoay người đá tung lưới. Trọng tài Xuân Hòa đứng rất gần tình huống đó đã công nhận bàn thắng.

,b>Khoan nói đến đúng sai trong quyết định này, nhưng khi đã công nhận bàn thắng nghĩa là trọng tài Xuân Hòa hoàn toàn ý thức được tiếng còi của mình. Theo Chủ tịch Hội đồng trọng tài Nguyễn Văn Mùi, luật FIFA đã quy định, quyết định của trọng tài chính là quyết định cuối cùng, không ai được phép hoặc gây sức ép để thay đổi. Trọng tài Nguyễn Xuân Hòa chắc không thể không hiểu điều đó. Nhưng phải đến sau nhiều lần hội ý, bị sức ép ông đã buộc phải "đổi trắng thay đen".

...Giám đốc điều hành ĐTLA Phạm Phú Hòa đã bức xúc nói thẳng "điều hành như thế còn gì là sự công tâm". (Báo Thanh niên, 12/05/2008)

4. Vua đã phải cúi đầu!

,b>Nhìn ông Vua áo đen Nguyễn Xuân Hoà đứng “cúi đầu” trước những phản ứng giận dữ của Giám đốc điều hành CLB ĐT.LA Phạm Phú Hoà trên sân Chi Lăng chiều 11/5, khán giả không khỏi cám cảnh cho cái lối làm việc không giống ai của những người có trách nhiệm điều hành trận đấu, không chỉ là các trọng tài (TT) mà còn là các giám sát lẫn những người… chỉ đạo từ xa!


Trọng tài Nguyễn Xuân Hoà (áo đen) lắng nghe "chỉ thị" của giám sát để... thay đổi quyết định đã đưa ra.


Đáng nói là, thay vì để TT toàn quyền xử lý và chịu trách nhiệm về quyết định của mình thì giám sát trận đấu Trần Văn Thành và giám sát TT Phạm Văn Quang lại khá nhanh nhảu xuất hiện trên sân. Hai vị này liên tục gọi điện, không rõ để xin ý kiến chỉ đạo từ cấp nào, rồi gọi TT Xuân Hoà vào trao đổi. Lại tiếp tục những cuộc điện thoại giữa các giám sát Trần Văn Thành, Phạm Văn Quang với cấp chỉ đạo từ xa nào đó (vì trận đấu này được VTV3 truyền hình trực tiếp), để rồi sau đó TT Xuân Hoà được lệnh huỷ bỏ việc công nhận bàn thắng của Dourado...

5. Vài nhận xét nhỏ

Những người huỷ diệt bóng đá

...Nếu trọng tài Hoà hôm qua đáng trách một, thì những "thầy dùi" đẩy trọng tài Hoà vào chỗ "chết" (chắc chắn sẽ bị kỷ luật nặng) lại đáng trách 10. Đấy cũng là cái tệ của những nhà làm bóng đá VN. Tiếc cho bóng đá VN khi cứ bị vịn lại bởi những người huỷ diệt bóng đá. (Lao Động, Ngày 11/05/2008)

Thật tội nghiệp cho Vua!

24 giờ sau sự cố sân Chi Lăng, trọng tài Hoà vẫn như người nửa tỉnh, nửa mê khi nói đến tai nạn nặng nề trong nghiệp cầm còi. Ông Hoà nói với giọng run run hình như là di chứng của một tai nạn mà buổi chiều hôm trước ông bị tra tấn thần kinh thật dữ dằn bởi những người từng là thầy ông, hay nói như đồng nghiệp của ông họ là "bố" ông. Vị Trọng tài trẻ này từ đáng khen, thành đáng ghét rồi đáng thương và đáng tội (nghiệp)! (Lao Động, Ngày 13/05/2008)

Việc hành xử phi luật đang di căn với một kỷ lục!

...Bóng đá VN nói chung không thể tiến và trọng tài VN nói chung sẽ còn rất tệ nếu cái đầu của người trọng tài còn bị nhiều cái đầu khác dội xuống...Quan trọng nhất bây giờ không phải là xử ông Hoà ra sao mà là làm gì với cái khối bao trùm lên những cái đầu "tơ" như ông trọng tài Hoà...Buồn thay khi cái khối ấy đang di căn với một kỷ lục chỉ ba ngày người xem phải chứng kiến ba sự kiện đội bóng bỏ cuộc ra sân để đòi cái "quyền" xem lại và "xử" trọng tài.Và cái "quyền" rất phi luật ấy lại đang được nảy mầm bởi cách hành xử vô lối của những nhà quản lý bóng đá.(Lao Động, Ngày 13/05/2008)

Loạn!

Khán giả cả nước ngán ngẩm khi liên tục chứng kiến hình ảnh phi thể thao, bởi các đội bóng lũ lượt kéo ra khỏi sân để phản ứng trọng tài. Ngay cả HLV Lê Huỳnh Đức trong buổi trả lời báo chí sau trận đấu cũng thẳng thắn nói: "Tôi đã vẫy tay gọi các cầu thủ của mình ra vì muốn gây sức ép lên trọng tài". Rõ ràng, hành động này không chỉ cố tình gây sức ép lên trọng tài mà còn xem thường luật lệ và quy chế bóng đá chuyên nghiệp do LĐBĐVN ban hành. Một khi SHB Đà Nẵng đã làm được, thì sẽ có rất nhiều đội bóng khác sẽ "học" theo và khiến bóng đá VN loạn cả lên. (13/05/2008)

6. Và hôm trước đó!


HLV Thái Lan trả lại cúp cho TTK Trần Quốc Tuấn.


Giữa thủ đô Hà Nội (sân Hàng Đẫy), ngày 09/05/2008, trước sự chứng kiến của hàng triệu khán giả (trận đấu được VTV3 truyền hình trực tiếp), trận "chung kết" giữa U.19 VN và Thái Lan trong khuôn khổ Giải bóng đá trẻ U.19 quốc tế Báo Thể Thao VN chiều qua (9.5)...Khi trao giải cho đội đoạt cúp là Thái Lan thì đội bóng này không thèm lên nhận cúp (khiến VTV không thể chờ nổi và buộc phải cắt hình khiến khán giả cả nước chẳng biết màn trao cúp diễn ra ra sao). Lãnh đạo VFF lại phải đến năn nỉ, hồi lâu họ mới miễn cưỡng bước ra. Sau khi làm xong thủ tục, HLV Thái Lan ôm chiếc cúp trả lại... TTK Trần Quốc Tuấn. Ông Tuấn không nhận, đùn đẩy một hồi, chiếc cúp "vô chủ" bị bỏ lại chơ vơ trên sân. ...Chính tình huống không rõ ràng từ quả phạt 11m đầu tiên (giúp U.19 VN gỡ hoà 1-1) mà sau đó HLV Thái Lan cực lực phản đối trọng tài và sự cười cợt, coi thường đối thủ của các cầu thủ VN sau khi Đức Tài của VN đá quả phạt 11m - được sự cho phép của BHL, Tài làm động tác và cố tình... sút bóng lên trời, không thèm ghi bàn, đã khiến Thái Lan bị ức chế. Một giải đấu đáng nhẽ rất fairplay đã bị làm "bẩn" một cách đáng tiếc. (Lao Động số 104 Ngày 10/05/2008)

Lời Bình:

bóng đá thôi ư? Không! Tất cả các luật lệ tại Việt Nam đang bị xem thường!

Pháp luật bóng đá đang bị ung thư di căn thôi ư? Không Tất cả các luật lệ tại Việt Nam đang bị ung thư di căn!

Bóng đá Việt Nam loạn thôi ư? Không! Cả xã hội Việt Nam đã loạn rồi!

Bóng đá Việt Nam không có sự công tâm thôi ư? Cả xã hội Việt Nam đều không có sự công tâm rồi!

Bóng đá Việt Nam Đổi trắng thay đen thôi ư? Không! Cả xã hội Việt Nam đã bị Đổi trắng thay đen rồi!

Ai? Điều gì đã truyền sự cay cú vào cả các cầu thủ trẻ? Thiếu niên Việt Nam mà cay cú ăn thua như thế thì sau này lớn lên sẽ trở thành những con người như thế nào?

Giải đấu đã bị làm bẩn thôi ư? Không! Đạo đức của nhân dân việt nam đã bị làm bẩn!

Theo cuốn Giai Phẩm Mùa Thu 1956, tập 2 (Nxb Minh Đức) Có bài "Bệnh Sùng Bái Cá Nhân Trong Giới Lãnh Đạo Văn Nghệ" Của cố Nhà văn, Giáo sư Trương Tửu có đoạn:

"Phàm đã sùng bái cá nhân “cấp trên” thì tất nhiên có tâm lý và muốn bắt những người “cấp dưới” sùng bái cá nhân mình. Do đó sinh ra lối lãnh đạo độc đoán và bè phái. Trong số báo Nhân dân ra ngày 8-9-1956, ông Phượng Cầu có lôi ra ánh sáng vụ Nọc rắn, bằng chứng của thứ lãnh đạo văn nghệ độc đoán bè phái.

Vụ Nghệ thuật giao cho Đội kịch Trung ương tập vở Nọc rắn. Khi đi nghiên cứu nông thôn về và bắt đầu diễn tập, các diễn viên đã có ý kiến là vở kịch này nó thế nào ấy diễn không được, nó không đúng thực tế, nó gượng gạo, chắp vá v.v… Nhưng đồng chí Vụ trưởng xoa tay, dõng dạc bảo:

"Căn bản vở kịch này bảo đảm là tốt rồi đấy! Không cần bàn cãi nữa!" Người ta còn phê lên trán đội kịch ba chữ: Thiếu tin tưởng. Lúc đem diễn thử thì ai cũng thấy là vở kịch hỏng về căn bản. “Thế là công lao ăn tập hơn một tháng trời và gần ba triệu đồng của kế hoạch nhà nước biến thành mây khói”. Ông Phượng Cầu thuật xong câu chuyện có viết: “Vở kịch như người bị Nọc rắn nằm lăn ra đây.” Không! Bị Nọc rắn không phải là vở kịch. Bị Nọc rắn không phải là ông Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật. Bị Nọc rắn chính là kế hoạch nhà nước 1956. Ba triệu đồng, mồ hôi nước mắt của nhân dân đóng góp để củng cố miền Bắc, phút chốc bị cái nọc mệnh lệnh bè phái – nguy hại hơn Nọc rắn –của ông Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật làm cho tiêu tán."

Đến hôm nay chúng ta có thể khẳng định là:

Không! Không chỉ giải bóng đá trẻ Việt Nam bị làm bẩn mà hàng chục tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân đóng góp để tổ chức giải, (Đóng góp gián tiếp qua giá của sản phẩm đã tăng lên khi các nhà Doanh nghiệp tài trợ giải đấu.) Phút chốc bị cái nọc thành tích - nguy hại hơn Nọc Rắn - Của Liên đoàn bóng đá Việt Nam làm cho tiêu tan!

Hàng chục tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân đóng góp để tổ chức giải phút chốc tiêu tan không nghiêm trọng bằng hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp bị làm bẩn, Hàng triệu thanh, thiếu niên việt nam bị làm bẩn, đạo đức của nhân dân việt nam bị làm bẩn!

Niềm tin của nhân dân việt nam bị phản bội vì:

Họ cho rằng thể thao là một hoạt động thuần tuý là vui chơi lại có trọng tài trên sân, có người giám sát trọng tài, Có người giám sát trận đấu, được diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trước mặt hàng chục ngàn người trên sân, hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp mà Trắng Trợn như vậy thì thử hỏi:

Các vụ tham nhũng về kinh tế, các vụ chạy chức chạy quyền diễn ra trong phòng kín của Quan mà chỉ người được chức quyền biết, Quan cho chức quyền biết thì còn Trắng Trợn tới mức nào?

Nguyễn Việt Tiến có vô tội thật hay không?

Hoạ chăng có trời mới biết!

Người dân chỉ biết rằng hôm nay người ta đã khởi tố Tướng Quắc và trưởng phòng bộ công an là những người đã bắt ông Tiến, khởi tố hai nhà báo dám đưa tin về việc cán bộ nhà nước Bùi Tiến Dũng đánh bạc hết 7 triệu đô la!

Ông Nguyễn Quốc Kỳ có tài gì mà lên được chức Q.Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch, lãnh đạo ngành Du lịch cả nước Việt Nam ta?

Hoạ chăng có trời mới biết!

Người dân chỉ biết rằng 18 năm trước ông ta đã phạm tội hình sự là: "Tự gợi ý và nhận hối lộ 10 chỉ vàng". Và đã được cho qua tội phạm mà chỉ bị đuổi khỏi cơ quan du lịch đó!

...

Không phải rất nhiều người mất niềm tin mà cả nước mất niềm tin. Không phải bây giờ cả nước mới mất niềm tin mà đã mất từ lâu!

Những điều nhìn thấy còn thế thì thử hỏi những điều trừu tượng không nhìn thấy thì sao nhỉ?

Ai tin cho được 2 đời bộ trưởng Bộ Nội Vụ là Đỗ Quang Trung và Trần Văn Tuấn Không được ai chạy chức?

Ai tin cho được cán bộ lãnh đạo bây giờ còn liêm khiết?

,b>Và thay lời kết luận tôi hỏi các bạn nghĩ gì về chuyện sau đây?

Học sinh THCS bị ép mua truyện người lớn "Sau câu nói bất cần, em chà lên tôi, lăn tròn trên sàn nhà, những hoa văn trang trí dưới tấm thảm lót nền xoắn vòng kéo theo hai thân xác cuồng si, bạo liệt…", "Tuyết hơn tôi hai tuổi, trắng trẻo, xinh đẹp, mỡ màng, hai vú ngồn ngộn to như hai quả dừa, nhọn hoắt như chóp nón quân tốt hỉn vẽ trong cây tam cúc..." (trích truyện Vẹt góc đồi thông - trang 195 -196), hoặc " Tôi nhủn người vì nhìn thấy những gì đang diễn ra trước mắt. Tân vật ngửa Tuyết ra... Người đàn bà dâng hiến, người đàn bà hưởng thụ. Người đàn ông khao khát, dữ dội, ham hố chiếm đoạt...", đây là một vài đoạn văn trong tuyển tập thơ văn Đồng Môn 1 được Ban giám hiệu trường THCS Nguyễn Du Gò Vấp, TP HCM ép học sinh phải mua.

Theo phản ánh của các học sinh, khoảng giữa tháng 4, học sinh các khối lớp từ 6-9 trường này được nhà trường đề nghị tự nguyện đăng ký mua cuốn sách thơ văn tự trên.Thời gian đầu, số lượng sách bán tại mỗi lớp học chỉ khoảng 10 – 15 quyển do số học sinh tự nguyện mua ít. Sau đó, Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Du phát thêm mỗi lớp 25 cuốn, nhờ giáo viên chủ nhiệm vận động học sinh mua giúp thêm với giá 40.000 đồng mỗi tập. "Các em học sinh vì nể cô giáo nên cuối cùng lượng sách cũng tiêu thụ hết, nhưng chúng tôi cảm thấy rất ngượng với học trò, nhất là sau khi các em trích những đoạn văn nhạy cảm, mang đến phản ánh với các thầy, cô", một giáo viên nói.

Trao đổi với VnExpress sáng 10/5, Hiệu trưởng THCS chuẩn quốc gia Nguyễn Du Gò Vấp Lê Thị Hồng Việt cho biết, việc mang cuốn sách vào trường là thông qua ông Lê Đức Hân - nguyên Hiệu trưởng trường này...Ông Hân có tác phẩm in trong cuốn sách “Đồng Môn 1”. (theo VnExpress,11/05/2008)

Câu chuyện nhà trường đề nghị tự nguyện đăng ký mua cuốn sách thơ văn trên có khác gì người dân Việt Nam ta đang được tự do Bầu cử, ứng cử?

Các Bạn có ý kiến gì? Riêng tôi chỉ có thể hiểu rằng: Vì, Quyền lực, vì Tiền, họ - Các nhà lãnh đạo, những đảng viên cộng sản Việt Nam đã dám làm mọi thứ! Kể cả các trò bỉ ổi nhất!

Tôi xin trích lại định nghiã của Montesquieu Cách đây 300 năm: "Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến. (Bàn về tinh thần pháp luật.Montesquieu)

Có lẽ chắc chắn Montesquieu không thuộc “thế lực thù nghịch” với CNXH ở Việt Nam ! Vì khi ông chết thì CHXHCN Việt Nam chưa ra đời !

14/05/2008
Trung Ngôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn