BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76235)
(Xem: 62972)
(Xem: 40378)
(Xem: 31973)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Lý kẻ mạnh?

01 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 971)
Lý kẻ mạnh?
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Sau khi cắt đất ở nhiều tỉnh biên giới phía bắc để dâng cho Tầu Cộng, Hà Nội tính chuyện xâm lấn Campuchia ở biên giới Tây Nam để bù đắp?!

Đầu tháng 10/2005, VC triệu Hun Sen qua VN để ký kết Hiệp định biên giớiViệt Miên. Trong khi phía đối lập Miên tố cáo Hun Sen đã cắt dâng nhiều phần đất cho CSVN, thì Hun Sen lại cho rằng ông ta đã “lấy về nhiều phần đất cho nước mình!”

 Có khác gì VGCS cũng từng bố láo rằng đã “lấy nhiều phần đất của Tầu Cộng về cho VN”, đối với dư luận của người dân trong và ngoài nước về vụ ĐCS đã dâng hàng chục kilômét vuông đất biên giới cho Tầu Cộng mà chúng (VC) cho “là đồn đoán”, “là thiếu thông tin”, hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.”

 Thực tế, nhiều chuyên viên độc lập về biên giới lãnh thổ, ở hải ngoại (cũng như trong nước) đã nói lên sự thật như thế nào và đảng Cộng gian chống chế, ngụy biện ra sao thì ai cũng biết:

 Trật tự xã nghĩa!

 Phía Bắc dâng Tầu, Nam cướp Miên

 Tôn ti “Xã Nghĩa” mạnh là trên

 Chư hầu rụt cổ mơ trường cửu

 Thiên tử vươn vai mộng vững bền

 Tranh bá bên ngoài nhờ súng đạn

 Bám ngai nội địa cậy gông xiềng

 Độc tài Cộng Sản như nhau hết

 Tính ác lòng tham mãi hiện tiền!

 (10/10/2005)

 Việc Tầu Cộng dời cột mốc trong và sau cuộc chiến biên giới đã có rất nhiều chứng nhân và chứng cứ. Hình ảnh bọn Tầu Cộng đào và khiêng những cột mốc cũ để xóa dấu vết mới đây. Thế nhưng trả lời báo chí tại Hội nghị thi đua yêu nước (Tầu?) Phó chủ nhiệm ủy ban biên giới Nguyễn Hồng Thao vẫn thao thao: đàm phán biên giới kéo dài 19 năm “và bài học tạo dựng thế bình đẳng trong cuộc chơi với đối tác nước lớn!”

 Thao cho rằng: “hai bên đều đã rất nỗ lực, rất thận trọng, kiên trì, phấn đấu để có kết quả công bằng, chính xác nhất…Sự chỉ đạo của lãnh đạo: một tấc đất của đất nước không để mất và một tấc đất của nước bạn cũng không vi phạm. Không phải với Trung Quốc, mà với cả Lào và Campuchia, chúng ta đều có lập trường nhất quán, thủy chung như vậy.”

 “Chỉ đạo sát sao của lãnh đạo” mà Nguyễn Hồng Thao liệt kê như Phạm Gia Khiêm ra tận mốc 44 ở Chi Ma, Nguyễn Tấn Dũng đi thị sát ở cửa sông Bắc Luân, đóng góp nhiều ý kiến “quý báu như đồng chí” Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn An, Trần Đức Lương.”

 Toàn là những tên bán nước có văn tự mà Tầu Cộng chưa trưng ra.

 Hồng Thao nói “Thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất, sẽ có sự đánh giá khách quan nhất.”

 Đúng như thế, với “thời gian” những bức thư, những văn kiện, những công hàm ở Paris, Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh… được giải mật sẽ lòi ra mặt nạ giết dân bán nước của Hồ Chí Minh và đảng cướp của y, như đã có.

 19 năm đàm phán gian khó Thao kể “Để khích lệ anh em chuyên viên, trưởng đoàn ta úy lạo anh em một chai Nếp Mới. Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường góp chai Mao Đài. Nhân đó trưởng đoàn ta (Có phải Lê Công Phụng?) vịnh bốn câu thơ:

 “Phân giới xong rồi nhẹ đôi vai

 Đêm nay Nếp Mới với Mao Đài

 Việt – Trung hữu nghị tình thắm mãi

 Giữ trọn niềm tin hướng tương lai“.

 “Chúng tôi (Nguyễn Hồng Thao) hiểu Trưởng đoàn muốn mượn thơ để nhắn nhủ: gần đến thắng lợi không thể tránh khỏi gian nan, Mao đài và Nếp mới là tượng trưng cho sự bình đẳng giữa hai nước, cũng có nghĩa là đêm nay còn có khác biệt, còn có hai phương án, nhưng hai bên đều có thiện chí, đều mong muốn vun đắp tình hữu nghị thì nhất định phải đi đến thống nhất. Tới 2h5 phút sáng 1/1/2009, hai bên mới đặt bút kí vào biên bản và tới 4h sáng cùng ngày, những thủ tục cuối cùng mới hoàn tất, thể hiện kết quả đúng như những gì mà chúng ta dự kiến.” (Tuần VN 30/12/2110))

 Thiện chí vun đắp tình hữu nghị” của thiên triều:

 Dâng nước cho Tầu nhẹ cả vai!

 Yên tâm ngôi báu với lâu đài!

 Hòa bình! Hữu nghị đầu môi mép!

 Tây Tạng thứ nhì của vị lai!

 Nhờ công lớn, Lê Công Phụng được cử làm đại sứ ở Mỹ. Mới đây Phụng kêu gọi Mỹ hợp tác toàn diện, nài nỉ TT Obama công du Việt Nam để “treo cao giá ngọc” với quan thầy Tầu Cộng!

 Trở lại biên giới Việt Miên:



 Ngày 25/10/2009, ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy (SRP) của Campuchia đã tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Riêng, nhổ 6 cọc dấu tạm thời xác định vị trí mốc 185 đem về Nam Vang. Vì theo tố cáo của người dân Campuchia thì VC đã cắm cột mốc mới vào đất ruộng của họ.

 Thế nhưng VC Nguyễn Phương Nga lu loa rằng:

 “Hành động của ông Sam Rainsy nhổ cọc dấu vị trí mốc 185 trên biên giới Việt Nam – Căm-pu-chia là ngang ngược, phá hoại tài sản chung, vi phạm pháp luật của cả Căm-pu-chia và Việt Nam, vi phạm các Hiệp ước, Hiệp định và thoả thuận giữa hai nước, ngăn cản và phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc. Các phát biểu vu cáo Việt Nam của Sam Rainsy là thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, nhằm mục đích kích động hận thù, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Căm-pu-chia.

 Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành động và phát biểu của ông Sam Rainsy, đồng thời yêu cầu Chính phủ Căm-pu-chia có các biện pháp xử lý thích đáng những hành động phá hoại, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Căm-pu-chia tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.”

 Nhân dân hai nước Miên, Việt có lợi ích gì?

 Không khác gì giọng lưỡi của Khương Du đối với những người biểu tình trước sứ quán Tầu Cộng ở Hà Nội, ở đường phố Sài Gòn mà VC đã lập tức vâng theo mật lệnh quan thầy bắt giam nhiều người như anh Điếu Cày đến nay vẫn chưa thả. Trong khi Hà Nội chẳng làm gì được đảng đối lập bên Campuchia.

 Nếu chống VC dâng đất cho Tầu Cộng và chống Tầu Cộng cướp đất của Việt Nam. Thì cũng cần phải chống hành động ăn cướp đất Miên của VC và cũng phê phán hành động cắt đất cho VC của Hun Sen theo như cáo buộc của người dân Miên. Như thế mới tạm gọi là “công bằng”, cũng như để chuộc bớt phần nào lỗi của tiền nhân đã từng xóa trắng một quốc gia Chiêm Thành và xâm chiếm một vùng đất nước rộng lớn của Chân Lạp là Campuchia bây giờ?

 Có phải nay là luật nhân quả? Luật gieo gặt đang khảo đảo dân tộc VN? Hồ Chí Minh có phải là oan hồn của một Chế Bồng Nga hay một Nặc Ôn Chân…đảng Việt gian CS có phải là những oan hồn Chiêm Thành, Chân Lạp trên bước đường Nam tiến của ông cha ta? Chúng trở lại đầu thai để trả mối hận nghìn đời, mối thù truyền kiếp? Như đã có nhiều người suy nghĩ đến? (Sẽ bàn thêm trong một bài khác.)

 Tôn ti trật tự dưới những quốc gia xhcn là nước lớn hiếp nước nhỏ, nước yếu nhường nước mạnh. Cứ nhìn vào cách hành xử của chúng đối với ngư dân của nhau trên biển, hải tặc Tầu Cộng bắn giết, cướp tàu thuyền của ngư dân VN đã bao nhiêu năm, VC vẫn cúi đầu “hữu nghị”. Trong khi cũng là nước nhỏ như Nam Hàn đã dũng cảm chống trả khi bị ngư tặc Tầu Cộng ngang ngược hiếp đáp! Vụ tàu ngư chính đâm vào tàu tuần tra Nhật, rồi hung hăng hăm dọa đủ điều. Đến khi đoạn vedio trưng hình ảnh ngư tặc Tầu Cộng tấn công khiêu khích, Bắc Kinh mới trơ mặt, im mồm!

 Vậy nhưng với Nga, Tầu Cộng lại câm mõm, mặc cho ngư dân của họ bị quân Nga tấn công, bắt bớ, theo The epoch times:

 “Beijing is silent over the scores of Chinese fishermen and boats that have been detained by Russian border patrols this year.

 Russian Far-East border guards have confiscated 17 Chinese boats and arrested 53 Chinese fishermen who trespassed the border on the Amur and Ussuri rivers in 2010. In addition, 760 Chinese boats were expelled from Russian waters, and a total of 20 boats were inspected in 2010. The Chinese Party central has remained silent.” (Nov22, 2010)

Cũng bài báo nói trên, ngày 22/11/2010, Thủ tướng Nga Putin mời Thủ tướng Tầu Cộng Ôn Gia Bảo thăm hữu nghị Nga. Hệt như Tầu Cộng cũng “mời” đám Dũng, Mạnh… “thăm hữu nghị” Bắc Kinh giữa lúc hàng chục ngư dân đang bị bắt, giam giữ để đòi tiền chuộc ở Hải Nam vậy.

 Trật tự và ổn định XHCN nhục nhã!

 31/12/2010

 nguyễn duy ân

 On the same day, Russian Prime Minister Vladimir Putin’s newsroom reported that Chinese Premier Wen Jiabao will be visiting Russia from Nov. 22 to 24, under an official invitation from Putin. A series of intergovernmental and departmental agreements on commercial treaties are anticipated.

 The Chinese regime’s silence on the arrested fisherman is a contrast to the sharp rebuke given Japan last month, for arresting a Chinese fishing boat captain after a collision on Oct. 7. That took place in disputed waters of the Diaoyu Islands in the East China Sea. A video shows that the Chinese ship had intentionally rammed into a Japanese coast guard vessel. Japanese authorities released the Chinese captain after several days of pressure from the Chinese regime. Even after the captain’s release, large-scale anti-Japanese student protest took place across China that a number of analysts say were initiated by universities on orders from state authorities.

Russia, however, has in the last two years repeatedly dealt with Chinese border and trade violations in an assertive and punitive manner, without drawing strong criticism from the CCP.

Theo Báo Tổ Quốc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn