Kính thưa Anh Chị Em Kitô hữu, Kính thưa Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Giáng sinh lại trở về với chúng ta, với toàn thể nhân loại như một biến cố quốc tế, một lễ hội cho loài người. Nhạc Giáng sinh ngân nga, hình ảnh Giáng sinh tràn ngập, lời chúc Giáng sinh âm vang, quà tặng Giáng sinh trao gởi, và nhất là câu chuyện Giáng sinh cùng với sứ điệp của nó được nhắc lại: Thiên Chúa Tạo Hóa đã sai con của Ngài là Đức Giê-su xuống trần gian, đem đến yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp, như lời ca của các thiên sứ từ trời. Và trong đêm Giáng sinh đó, chính các mục đồng nghèo hèn khốn khổ lại được vinh dự làm những phàm nhân đầu tiên nhận lãnh ân phúc và sứ điệp.
Vâng, Đức Giê-su đã đem đến yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp, vì Ngài là hiện thân cho tình yêu của Thượng Đế, là dây nối kết trời với đất, là kẻ chia sẻ số phận phàm nhân đến tột cùng, rồi chịu chết để hòa giải Thiên Chúa với nhân loại. Và Ngài đã mong muốn loài người noi theo tấm gương ấy. Thế nhưng cho tới hôm nay, chiến tranh, hận thù và chia rẽ vẫn tiếp tục xâu xé hành tinh của chúng ta. Nào là ở Trung Đông, nào là ở Trung Á, nào là ở Nam Hải, nào là ở Hoàng Hải… Nói đâu xa, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, đã hơn 35 năm hầu như lặng im tiếng súng và thống nhất hai miền, nhưng phải chăng dân tộc được sống trong yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp? Hận thù và kỳ thị vẫn tiếp tục hiện diện trong tâm trí và trong cách hành xử của nhiều con cái cùng Mẹ Âu Cơ. Bị thấm nhiễm bởi một học thuyết chủ trương đấu tranh giai cấp, xã hội Việt Nam ngày càng kém tình thương, ít cảm thông, thiếu lòng trắc ẩn. Những cuộc bạo hành trên đường phố, nơi làng xóm, trong gia đình, thậm chí tại trường học… giữa kẻ xa lạ, giữa người thân thuộc, giữa những bạn bè, giữa thường dân với viên chức ngày nào cũng bôi đỏ và bôi đen các trang báo giấy và báo mạng. Ngoài ra, cuộc sống của hầu hết mọi người đều đầy những lo âu thấp thỏm, vì một nền chính trị phi dân chủ phản tự do, vì một nền pháp chế áp dụng luật rừng và luật tiền, vì một bộ máy hành chánh đầy rẫy kẻ tham nhũng, vì một mạng lưới công an cảnh sát chỉ biết hăm dọa, vì một môi trường sống ngày càng lắm ô nhiễm họa tai, vì một nền giáo dục tạo ra những thần dân khiếp nhược hay gian dối, vì một nền kinh tế thương mãi đủ thứ luật bất công, vì một kiểu quản lý xã hội không tạo cơ hội đồng đều cho mọi người, vì một nền an ninh quốc phòng ngày càng mong manh và suy giảm. Hài nhi trong dạ mẹ lo âu vì nạn phá thai, tuổi trẻ lo âu vì tương lai vô định, sinh viên tốt nghiệp lo âu vì chưa hẳn sẽ có việc làm, cha mẹ lo âu vì vật giá ngày càng đắt đỏ, vì gánh nặng học phí con cái, vì sự vô phương hướng của nền giáo dục, nông dân thị dân lo âu vì không biết đất đai nhà cửa sẽ bị giải tỏa chiếm đoạt khi nào, bệnh nhân lo âu vì giá thuốc trên trời và bệnh viện chăm sóc tồi tệ, công nhân lo âu vì đồng lương không bao giờ đủ sống, tín đồ lo âu vì niềm tin thường xuyên bị cấm cản hay xâm phạm, lãnh đạo tinh thần lo âu vì tôn giáo chẳng được độc lập tự do, các nhà trí thức lo âu vì những ý kiến đóng góp cho giới cầm quyền bị khinh bỏ, các nhà đấu tranh cho nhân quyền dân chủ lo âu vì sách nhiễu và tù ngục rình chờ… Than ôi, câu “bình an dưới thế cho loài người Chúa thương, cho những ai thành tâm thiện chí” nghe như ảo tưởng, nghe sao mỉa mai trên đất nước Việt Nam này.
Thứ đến, trong đêm Giáng sinh, chính các mục đồng lại được ban vinh dự làm những người đầu tiên nhận lãnh ân phúc và sứ điệp. Đó là vì Thiên Chúa thấy đây là hạng thường chịu số phận hẩm hiu trong xã hội Do Thái đương thời. Họ là đại diện cho tất cả những kẻ nghèo về của cải, về địa vị, về văn hóa, về tình thương, nhất là về nhân quyền nhân phẩm. Và tiếc thay, cho đến hôm nay, đặc biệt tại Việt Nam, những hạng nghèo này vẫn là nạn nhân của xã hội, của chế độ. Ai mà không thấy từng đoàn nông dân bị cướp đất, bị hành hung, thậm chí bị đánh chết ở Đức Linh, Bình Thuận, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, ở Cồn Dầu, Đà Nẵng, ở Ba Tri, Bến Tre, ở Tân Hương, Tiền Giang, ở Phước Long, Khánh Hòa, ở Lộc Hưng, Tân Bình, ở vô số nơi khác và mới nhất là ở Vụ Bản, Nam Định… Ai mà quên được hình ảnh những thanh niên nam nữ nghèo khó trở thành công nhân xuất khẩu và rồi bị bóc lột tàn tệ ở Đài Loan, ở Mã Lai, ở Jordan, ở Maldives… do sự cấu kết giữa giới trung gian vô lương tâm tại quê nhà, giới chủ nhân vô đạo đức tại xứ người và giới đại diện chính quyền vô trách nhiệm tại hải ngoại. Ai mà không chạnh lòng trước cảnh nhiều thiếu nữ thôn quê túng bấn phải đi ra nước ngoài làm vợ ngoại nhân, lấy chồng tâm thần hay già lão, không thân thích, không tình yêu, không nương tựa, không hy vọng, và lắm khi trở thành nô lệ tình dục hay bỏ thây nơi xứ người. Ai mà không đau xót trước những cộng đoàn tôn giáo bé nhỏ bị cấm cản cầu nguyện tại Thanh Hóa, bị cướp bóc đất đai tại Quảng Ngãi, bị bắt tù lãnh đạo tại Bình Thạnh, bị san bằng cơ sở tại Sài Gòn, bị ngăn cấm mừng lễ tại An Giang, bị tước đoạt thánh thất ở Định Quán, bị cấm sửa sang chùa chiền tại Thừa Thiên… Tại sao những cá nhân và cộng đoàn nghèo nàn, nhỏ bé này vẫn không được lưu tâm, nâng đỡ, vẫn không được tôn trọng, nâng cao như các mục đồng nghèo nàn xưa kia trong đêm Chúa giáng thế?
Ôi lạy Thiên Chúa trên trời, Ngài đã dựng nên con người có trái tim và bộ óc để biết yêu nhau cho phải lẽ, đã sai Thánh Tử xuống trần để mời gọi, để nêu gương, để ban sức cho loài người trên khắp hành tinh và trong mỗi quốc gia biết xây dựng những cộng đoàn trong đó nhân phẩm được đề cao, tự do được tôn trọng, công lý được dựng xây, sự thật được bênh đỡ và tình thương được nở rộ. Xin Ngài hãy lắng nghe những ước mơ tha thiết và lời cầu nguyện chân thành của chúng con trong đêm linh thiêng này, ước mơ và cầu nguyện cho những điều tốt đẹp đó được sớm thể hiện trên quê hương Việt Nam đau khổ của chúng con. Amen.
Việt Nam, mùa Giáng sinh năm 2010
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
Giáng sinh lại trở về với chúng ta, với toàn thể nhân loại như một biến cố quốc tế, một lễ hội cho loài người. Nhạc Giáng sinh ngân nga, hình ảnh Giáng sinh tràn ngập, lời chúc Giáng sinh âm vang, quà tặng Giáng sinh trao gởi, và nhất là câu chuyện Giáng sinh cùng với sứ điệp của nó được nhắc lại: Thiên Chúa Tạo Hóa đã sai con của Ngài là Đức Giê-su xuống trần gian, đem đến yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp, như lời ca của các thiên sứ từ trời. Và trong đêm Giáng sinh đó, chính các mục đồng nghèo hèn khốn khổ lại được vinh dự làm những phàm nhân đầu tiên nhận lãnh ân phúc và sứ điệp.
Vâng, Đức Giê-su đã đem đến yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp, vì Ngài là hiện thân cho tình yêu của Thượng Đế, là dây nối kết trời với đất, là kẻ chia sẻ số phận phàm nhân đến tột cùng, rồi chịu chết để hòa giải Thiên Chúa với nhân loại. Và Ngài đã mong muốn loài người noi theo tấm gương ấy. Thế nhưng cho tới hôm nay, chiến tranh, hận thù và chia rẽ vẫn tiếp tục xâu xé hành tinh của chúng ta. Nào là ở Trung Đông, nào là ở Trung Á, nào là ở Nam Hải, nào là ở Hoàng Hải… Nói đâu xa, ngay trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, đã hơn 35 năm hầu như lặng im tiếng súng và thống nhất hai miền, nhưng phải chăng dân tộc được sống trong yêu thương, an bình, hòa giải, kết hợp? Hận thù và kỳ thị vẫn tiếp tục hiện diện trong tâm trí và trong cách hành xử của nhiều con cái cùng Mẹ Âu Cơ. Bị thấm nhiễm bởi một học thuyết chủ trương đấu tranh giai cấp, xã hội Việt Nam ngày càng kém tình thương, ít cảm thông, thiếu lòng trắc ẩn. Những cuộc bạo hành trên đường phố, nơi làng xóm, trong gia đình, thậm chí tại trường học… giữa kẻ xa lạ, giữa người thân thuộc, giữa những bạn bè, giữa thường dân với viên chức ngày nào cũng bôi đỏ và bôi đen các trang báo giấy và báo mạng. Ngoài ra, cuộc sống của hầu hết mọi người đều đầy những lo âu thấp thỏm, vì một nền chính trị phi dân chủ phản tự do, vì một nền pháp chế áp dụng luật rừng và luật tiền, vì một bộ máy hành chánh đầy rẫy kẻ tham nhũng, vì một mạng lưới công an cảnh sát chỉ biết hăm dọa, vì một môi trường sống ngày càng lắm ô nhiễm họa tai, vì một nền giáo dục tạo ra những thần dân khiếp nhược hay gian dối, vì một nền kinh tế thương mãi đủ thứ luật bất công, vì một kiểu quản lý xã hội không tạo cơ hội đồng đều cho mọi người, vì một nền an ninh quốc phòng ngày càng mong manh và suy giảm. Hài nhi trong dạ mẹ lo âu vì nạn phá thai, tuổi trẻ lo âu vì tương lai vô định, sinh viên tốt nghiệp lo âu vì chưa hẳn sẽ có việc làm, cha mẹ lo âu vì vật giá ngày càng đắt đỏ, vì gánh nặng học phí con cái, vì sự vô phương hướng của nền giáo dục, nông dân thị dân lo âu vì không biết đất đai nhà cửa sẽ bị giải tỏa chiếm đoạt khi nào, bệnh nhân lo âu vì giá thuốc trên trời và bệnh viện chăm sóc tồi tệ, công nhân lo âu vì đồng lương không bao giờ đủ sống, tín đồ lo âu vì niềm tin thường xuyên bị cấm cản hay xâm phạm, lãnh đạo tinh thần lo âu vì tôn giáo chẳng được độc lập tự do, các nhà trí thức lo âu vì những ý kiến đóng góp cho giới cầm quyền bị khinh bỏ, các nhà đấu tranh cho nhân quyền dân chủ lo âu vì sách nhiễu và tù ngục rình chờ… Than ôi, câu “bình an dưới thế cho loài người Chúa thương, cho những ai thành tâm thiện chí” nghe như ảo tưởng, nghe sao mỉa mai trên đất nước Việt Nam này.
Thứ đến, trong đêm Giáng sinh, chính các mục đồng lại được ban vinh dự làm những người đầu tiên nhận lãnh ân phúc và sứ điệp. Đó là vì Thiên Chúa thấy đây là hạng thường chịu số phận hẩm hiu trong xã hội Do Thái đương thời. Họ là đại diện cho tất cả những kẻ nghèo về của cải, về địa vị, về văn hóa, về tình thương, nhất là về nhân quyền nhân phẩm. Và tiếc thay, cho đến hôm nay, đặc biệt tại Việt Nam, những hạng nghèo này vẫn là nạn nhân của xã hội, của chế độ. Ai mà không thấy từng đoàn nông dân bị cướp đất, bị hành hung, thậm chí bị đánh chết ở Đức Linh, Bình Thuận, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, ở Cồn Dầu, Đà Nẵng, ở Ba Tri, Bến Tre, ở Tân Hương, Tiền Giang, ở Phước Long, Khánh Hòa, ở Lộc Hưng, Tân Bình, ở vô số nơi khác và mới nhất là ở Vụ Bản, Nam Định… Ai mà quên được hình ảnh những thanh niên nam nữ nghèo khó trở thành công nhân xuất khẩu và rồi bị bóc lột tàn tệ ở Đài Loan, ở Mã Lai, ở Jordan, ở Maldives… do sự cấu kết giữa giới trung gian vô lương tâm tại quê nhà, giới chủ nhân vô đạo đức tại xứ người và giới đại diện chính quyền vô trách nhiệm tại hải ngoại. Ai mà không chạnh lòng trước cảnh nhiều thiếu nữ thôn quê túng bấn phải đi ra nước ngoài làm vợ ngoại nhân, lấy chồng tâm thần hay già lão, không thân thích, không tình yêu, không nương tựa, không hy vọng, và lắm khi trở thành nô lệ tình dục hay bỏ thây nơi xứ người. Ai mà không đau xót trước những cộng đoàn tôn giáo bé nhỏ bị cấm cản cầu nguyện tại Thanh Hóa, bị cướp bóc đất đai tại Quảng Ngãi, bị bắt tù lãnh đạo tại Bình Thạnh, bị san bằng cơ sở tại Sài Gòn, bị ngăn cấm mừng lễ tại An Giang, bị tước đoạt thánh thất ở Định Quán, bị cấm sửa sang chùa chiền tại Thừa Thiên… Tại sao những cá nhân và cộng đoàn nghèo nàn, nhỏ bé này vẫn không được lưu tâm, nâng đỡ, vẫn không được tôn trọng, nâng cao như các mục đồng nghèo nàn xưa kia trong đêm Chúa giáng thế?
Ôi lạy Thiên Chúa trên trời, Ngài đã dựng nên con người có trái tim và bộ óc để biết yêu nhau cho phải lẽ, đã sai Thánh Tử xuống trần để mời gọi, để nêu gương, để ban sức cho loài người trên khắp hành tinh và trong mỗi quốc gia biết xây dựng những cộng đoàn trong đó nhân phẩm được đề cao, tự do được tôn trọng, công lý được dựng xây, sự thật được bênh đỡ và tình thương được nở rộ. Xin Ngài hãy lắng nghe những ước mơ tha thiết và lời cầu nguyện chân thành của chúng con trong đêm linh thiêng này, ước mơ và cầu nguyện cho những điều tốt đẹp đó được sớm thể hiện trên quê hương Việt Nam đau khổ của chúng con. Amen.
Việt Nam, mùa Giáng sinh năm 2010
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
Gửi ý kiến của bạn