BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73356)
(Xem: 62245)
(Xem: 39432)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Làm đẹp phố phường bằng cách... loại bỏ người nghèo!

29 Tháng Mười Hai 200712:00 SA(Xem: 917)
Làm đẹp phố phường bằng cách... loại bỏ người nghèo!
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Bắt đầu từ 1/1/2008, Hà Nội và các thành phố lớn của Việt nam cấm xe 3 và 4 bánh tự chế lưu hành trên phố, cấm bán hàng rong trên phố. Nhiều chục ngàn người lao động nghèo khổ, người tàn tật, Thương Binh đang đứng trước ngõ cụt của cuộc đời.

1. Mặc người tàn tật kể cả Thương Binh!

Không có ngoại lệ, các trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện và xử phạt với mức cao nhất mà không có ngoại lệ”- Thượng tá Đào Công Hải, Trưởng phòng CSGT (CA TP Hà Nội) đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc họp báo vào hôm qua (28/12). 

Kể cả trường hợp xe của thương binh, khi bị xử lý nếu cố tình chống đối, người điều khiển xe cũng có thể bị tịch thu thẻ thương binh. Về câu hỏi có gia hạn thời gian xử lý đối với những xe đang phục vụ người tàn tật, Thương Binh mà chưa được đăng ký, ông Hải khẳng định theo quy định không gia hạn bất kỳ phương tiện nào. (báo Tiềnphong, 29/12/2007)

Theo Báo Sài gòn Giải phóng ngày 21/12 cho rằng: "Theo thống kê chưa đầy đủ, tại TPHCM hiện có khoảng 60.000 XBG. Gắn với số xe ấy là 60.000 người lao động và sau họ là 60.000 gia đình...". Quy định cấm lưu hành ô tô cũ nát, xe tự chế...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến "miếng cơm manh áo" của những dân chạy xe và gia đình họ.

2. “Bỏ đói” những cư dân thu nhập...“dăm xu ba hào” (Dân trí, 28/12/2007)

Đặt bát cháo xuống mâm, bác Mùi (ngõ chợ Ngô Sĩ Liên, Đống Đa, Hà Nội cho biết. Hai ông bà già, chỉ 1.000đ là có bát cháo vừa bụng, khó tìm được cửa hàng nào bán món cháo sườn mà bước chân vào hàng, vào hiệu cũng chẳng ai bán “dăm xu ba hào” như thế.

3. Mỗi gánh hàng rong là một cảnh khó.(Dân trí, 28/12/2007)

 Người phụ nữ dắt chiếc xe treo đầy mấy xô, mẹt đậu phụ nhìn xuống khi được hỏi về gia cảnh. Mỗi ngày đạp xe từ Mai Động đi giao đậu cho các nhà hàng, chị tranh thủ cuối buổi rong ruổi khắp khu phố cổ để kiếm thêm vài ba chục nghìn. Chồng mắc bệnh tâm thần, 3 đứa con đang đi học, vậy là 4 miệng ăn chờ cả vào chị.

Không chỉ đối tượng có khả năng mất nghề kiếm cơm “phát hoảng” với chủ trương xóa hàng rong mà rất nhiều những người tiêu dùng lớp dưới cũng lo phương án giật gấu vá vai khi buộc phải tính sang dùng những dịch vụ… vượt cấp địa vị của mình.

Dẹp bỏ hàng chục nghìn gánh hàng rong khắp ngõ phố Hà Nội đồng nghĩa với việc hơn nhiều lần con số đó những người lao động, những gia đình “lớp dưới” đời sống thêm một lần… khốn khó.

4. Ngã rẽ nào cho những cảnh đời… “rong”? (Dân trí, 27/12/2007)

Gánh bún là nơi bám trụ cuộc sống của 4 mẹ con chị Quýnh. Bà chủ hàng thành thực, ngày cũng lãi được 40.000-50.000đ. Khoản tiền sinh hoạt của cả gia đình ấy tính từ 3-4 giờ sáng lụi cụi giã, lọc cua, ninh nước dùng, thái rau, rán đậu.

Quãng thời gian một mình thực hiện “trách nhiệm phụ huynh” gần như sẽ dài mãi vì ba đứa nhỏ, một mới học lớp 6, một lớp 9, một lớp 11. Chị ngơ ngác: “Chết dở. Không cho bán hàng nữa thì biết làm gì, xoay gì để nuôi cả nhà?”. Chị Quýnh cười buồn: “Cùng bất đắc dĩ mới phải ra đường ngồi. Nếu cấm bán đời sống không biết sẽ lấy gì mà ăn”.

5. Bỏ hàng rong, “bịt” đường… học! (Dân trí, 27/12/2007)

Bà Quy (xóm 5 - Ngô Tất Tố) đã bám trụ vỉa hè gần chục năm nay để nuôi các cháu. Bà cụ vội vã phân trần, chỉ ngồi bán chút xíu giờ mọi người đi ăn sáng, cố kiếm 20.000-30.000đ mỗi ngày. Chị bún riêu rỉ tai tôi, cả trai và con dâu bà cụ đã bị bắt, thụ án mấy năm nay vì buôn bán phi pháp. Hai đứa cháu một 13, một 16 tuổi đang đi học đành phó mặc bà cụ chìa vai ra gánh đã gần chục năm.

Gánh cháo góc hè có lẽ là lựa chọn duy nhất đối với bà để có thể kiếm đồng ra đồng vào nuôi hai đứa cháu. Bà cụ phân trần, nếu không vì hoàn cảnh, bà cũng đâu muốn cuối đời rồi còn phải khổ. Ngoài gánh cháo nấu sáng, tuổi bà như thế, muốn đi làm ôsin cũng không ai dám thuê. Giọng gần như chua xót, bà Quý “bác” lại, nếu không bán cháo, không biết làm gì để lo đời sống của 3 bà cháu, bọn trẻ có lẽ lại… thất học. Bà cụ già hấp háy đôi mắt nhoèn nhoèn nước: “Có muốn đề ra quy định gì thì cũng xin suy đi tính lại vì nhiều người dân mình giờ hãy còn nghèo lắm”.

Khắp các con ngõ, góc đường Hà Nội, đâu cũng gặp những cảnh đời thúng mủng, quang gánh bán rong. Rất nhiều, rất nhiều các bà, các chị ở nông thôn, tỉnh xa buộc phải chấp nhận cuộc sống xa nhà, lên Hà Nội buôn thúng bán bưng vì làm ruộng không đủ sống. Nếu chỉ ở nhà bám vào mảnh ruộng nghèo thì con cái chỉ có đường… thất học.

Lời Bình: Đẹp phô ra, Xấu xa đậy lại!

Trung Ngôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn