BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 78412)
(Xem: 63492)
(Xem: 40972)
(Xem: 32580)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Sập cầu Cần Thơ là do: không đa đảng

01 Tháng Mười Một 200712:00 SA(Xem: 936)
Sập cầu Cần Thơ là do: không đa đảng
52Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
44
1. Không đa đảng không chọn được Thủ Tướng tài nhất.

Khi chỉ có một đảng, và như vậy hiển nhiên không có chế độ tranh cử đúng như ngày 2/5/2007,Trước cuộc bầu cử Quốc hội 12, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu có cuộc đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Có ý kiến cử tri thắc mắc: "Ở Việt Nam cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đã, đang và sẽ làm được gì cho dân, cho nước?". Ông Nguyễn Văn Yểu trả lời: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử...Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên của Việt nam không ai tranh ai.”

Thoạt nghe thì thấy thật là cao thượng, nhưng chỉ cần để ý một chút thôi sẽ thấy một sự thật làm đau nhói con tim của những ai có tâm có huyết với đất nước cụ thể là vì: “Ứng cử viên của Việt nam không ai tranh ai!” Mà do sự phân công của đảng, và đã từ lâu ta đã chọn sự phân công theo công thức: Nguyên thủ quốc gia = Tổng Bí Thư (người miền Bắc) + Thủ Tướng(người miền Nam) + Chủ Tịch nước (người miền Trung) Và gần đây do Chủ tịch Quốc hội cũng có 1 ít thực quyền nên để dễ phân chia nên khoá này phe Miền Nam và phe Miền Bắc đã thống nhất với nhau lật nhào phe miền Trung vốn đã yếu hơn, và công thức bây giờ là: Nguyên thủ quốc gia = Tổng Bí Thư, Chủ tịch Quốc hội (người miền Bắc) + Thủ Tướng, Chủ Tịch nước (người miền Nam). Đây đã thực sự đã ngầm định là một sự chia quyền. Nói ngầm định nhưng đã được thừa hiểu với nhau, vậy là những người miền Nam sẽ đề cử một ứng cử viên, và ứng cử viên đó sẽ là người được Đảng cộng sản giới thiệu duy nhất để Quốc hội bầu Thủ Tướng, vì là duy nhất và do Đảng đã giới thiệu, mà 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên cộng sản, 10% không phải đảng viên, nhưng cũng là người đảng đã chọn vì vậy họ cũng nghe đảng thôi. Như vậy thì ta có thể hiểu những người miền Nam đề cử ứng cử viên nào thì chắc chắn 100% ứng cử viên đó sẽ là Thủ Tướng!

Và “Ứng cử viên Thủ Tướng của Miền Nam cũng không ai tranh ai!” Hơn nữa, việc đề cử đó là ngấm ngầm không công khai, nên ai là người giới thiệu? Không ai khác đó là vị Thủ Tướng cũ sắp mãn nhiệm! Người đó là cao nhất, quyền lực nhất nên có uy nhất của phái Miền Nam lúc đó, nên nói sẽ nhiều cán bộ phải nghe.Vậy ai là người được vị Thủ Tướng cũ sắp mãn nhiệm để ý đến thì người đó chắc chắn 100% suất Thủ Tướng kỳ tới!

Như vậy vị Thủ Tướng cũ có ý kiến quyết định để chọn vị Thủ Tướng mới!

Cũng tương tự như thế, Tổng Bí Thư cũ sẽ chọn Tổng Bí Thư mới.

Phân tích như vậy thì sẽ suất hiện một câu hỏi là vị Tổng Bí Thư mới, Thủ Tướng mới có phải là người giỏi nhất không? Không!

Vì là “không ai tranh ai!” nên không bắt buộc các vị cũ chọn người mới phải là giỏi nhất! Mà là chọn người “Biết vâng lời mình”!

Hơn nữa, có giả định là các vị cũ có tâm với nước mà vượt qua lợi ích cá nhân thì họ cũng không thể tự mình, hay chỉ một nhóm nhỏ mà chọn được người tài nhất vì thực tế là: “Hoà Đại Nhân” bao giờ cũng dễ nghe hơn “Lưu Dung”!

Vì vậy không chọn được Thủ tướng tài nhất!

 2. Đa đảng chọn được Thủ Tướng tài nhất!

Đa đảng là có từ 2 đảng chính trị trở lên, khi đó các đảng sẽ chọn người của mình để ra tranh chức Thủ Tướng (lúc đó Nguyên thủ quốc gia chỉ có 1 chứ không phải 4 như Việt nam hiện nay) và lúc đó sẽ có: “ai tranh ai!” (không nên hiểu thô thiển là tranh giành mà là tranh xem ai giỏi để ra giúp nước mà thôi).

Các Đảng cử ứng viên của mình có dám chọn người không tài nhất không? Không!

Vì có “ai tranh ai!” nên nếu Đảng nào mà không chọn người tài nhất sẽ bị ứng viên của Đảng kia đánh bại (đánh bại hiểu là bại trong bầu cử dân chủ). Vì bất cứ Đảng nào cũng muốn chiến thắng, nên Đảng nào cũng phải cố gắng để chọn cử được ứng viên tài giỏi nhất của mình ra tranh cử.

Người thắng sẽ là người tài nhất nước (tất nhiên là về chính trị)!

Như vậy là chọn được Thủ tướng tài nhất!

Cũng gần giống như trận chung kết bóng đá vậy, 2 đội vào chung kết là 2 đội đã thắng tất cả các đội trong bảng của mình. (loại trừ sự may mắn hay một chút thiên vị của trọng tài thì họ là người mạnh nhất và thực tế các đội khác đều tâm phục, khẩu phục.)

3. Đa đảng chọn được Bộ Trưởng tài nhất!

Vị thủ tướng được chọn ở chế độ có “ai tranh ai!” nên ông ta có vị thế của người chủ thực sự của chính phủ, nên ông ta được toàn quyền chọn các thành viên (bộ trưởng) của chính phủ, ông ta chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự lựa chọn đó, có thể dùng em trai ông ta làm Bộ Trưởng không ai nói gì miễn là chính phủ của ông ta làm tốt – Hơn nữa, dưới sức ép của đa đảng thì Chính Phủ của ông ta không làm tốt thì ngay lập tức bị đảng đối lập kêu gọi dân chúng hạ bệ ngay (Như Thủ Tướng Nhật, Thái, Philipin...)

Như vậy mà chọn được Bộ Trưởng tài nhất!

Phân tích như trên - Vị thủ tướng được chọn ở chế độ có “ai tranh ai!” nên ông ta là người tài nhất đây là một lý do để cấp dưới tâm phục, khẩu phục qua đó không chỉ do tập trung quyền lực cao ông ta toàn quyền chọn Bộ Trưởng nên vì thế mà Bộ Trưởng răm rắp thực thi sách lược của ông ta, mà còn vì được cấp dưới tâm phục, khẩu phục nên ông ta nói là cấp dưới thi hành.

Không còn có hiện tượng: "Rất nhiều lần tôi nói cả hệ thống chính trị chứ không chỉ hệ thống hành chính của chúng ta có vấn đề. Chúng ta chưa đẩy lùi được tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy, kỷ cương bộ máy chưa nghiêm, xuất hiện hiện tượng trên bảo dưới không nghe.” Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu chia tay Quốc hội (báo Tuổi trẻ, 03/12/2004)

4. Không đa đảng không chọn được bộ trưởng tài nhất!

Vị Thủ Tướng được bầu ở chế độ “không ai tranh ai!” nên ông ta không có vị thế của người chủ thực sự của chính phủ, nên ông ta không được toàn quyền chọn các thành viên (bộ trưởng) của chính phủ mà công việc đó là của tập thể bộ chính trị, tập thể ban chấp hành trung ương, tập thể Quốc hội nhưng thực tế quyết định là của tập thể bộ chính trị và đương nhiên đứng đầu là vị Tổng Bí Thư Đảng. Mà thành viên Bộ chính trị trước đó đã được chia tương đối đều giữa các vùng miền, bây giờ đến lượt mình tập thể bộ chính trị cũng sẽ chọn các vị bộ trưởng theo 1 tỷ lệ về quyền lực đã định trước cho mỗi vùng miền.

Khi đã ngầm định cơ cấu các vùng miền như vậy nên cũng như chọn Thủ Tướng ở trên họ cũng sẽ được chọn không phải là những người tài nhất.

(Việc phân chia quyền lực này nó khác xa, và không thể nào so với sự chia quyền của các đảng phái khi họ tập trung lại để thành đa số khi đó họ sẽ phân chia quyền lực một cách công khai được luật pháp thừa nhận và người được chọn để thay mặt một đảng nào đó đảm trách một việc cụ thể trong Chính phủ thì họ luôn bị các đảng khác giám sát gắt gao họ chỉ chờ vị này làm sai thì đảng đối lập kêu gọi dân chúng hạ bệ ngay. Vì vậy mà không thể chọn người kém được.)

Vị Tổng Bí Thư quyết về nhân sự lại có rất nhiều bình phong là các tập thể như trên, và sau khi Tổng Bí Thư quyết thì nhân sự đó lại do Thủ Tướng dùng thì hẳn nhiên ông Tổng Bí Thư cũng không có trách nhiệm gì để tìm người tài giỏi nhất!

Các yếu kém, không làm được việc, thậm trí tham nhũng của các thành viên Chính phủ ĐƯƠNG NHIÊN Ông Thủ Tướng không phải chịu trách nhiệm thực sự! vì ông ta đã không có vị thế của người chủ thực sự của chính phủ, và ông ta cũng không được toàn quyền chọn các thành viên (bộ trưởng) của chính phủ nên nếu quy trách nhiệm cho ông ta là OAN đấy!

Vì chẳng ai chịu trách nhiệm, và đã có một lô tập thể làm bị bông như trên. Mà lại không có đảng đối lập để quy trách nhiệm nên vài tiếng nói gay gắt ở nghị trường trong thời gian qua, thật là như “Nước đổ đầu vịt” mà thôi.

Đây thực sự là mảnh đất màu mỡ cho các tệ nạn con ông cháu cha, bè phái, đồng hương, tệ nạn hối lộ để chạy chức, chạy quyền.

Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói: “Bây giờ mới phát hiện là đã có bao nhiêu đơn thư tố cáo về ông Đào Đình Bình, ông Nguyễn Việt Tiến, ông Bùi Tiến Dũng được gửi đến các cơ quan Đảng và Chính phủ, có dấu biên nhận, có thư trả lời hứa sẽ xem xét từ những năm 2002 nhưng các ông đó vẫn được đề bạt, vẫn được dự kiến vào những vị trí còn cao hơn nữa, và đã lọt qua tất cả các khâu thẩm định về lý thuyết rất chặt chẽ của tất cả các cơ quan từ bên Đảng đến bên Chính phủ.

Đó có phải là biểu hiện của chạy chức không? Đã có dư luận số tiền chạy chức lên tới cả triệu USD.

Có cả đồng chí có trách nhiệm trong Bộ Chính trị thừa nhận có biết hiện tượng “chạy chức”, “chạy tội”, “chạy án”, “chạy khen thưởng”... nhưng nói chưa hề xác định được cơ chế chạy, phương pháp, thủ đoạn chạy ở cửa nào... và muốn ngăn chặn việc “mua chức”, “chạy tội” này thì phải làm gì?..(báo Tuổi trẻ,11/04/2006)

Chạy cửa nào ư? Lên lãnh đạo Bộ thì chạy đâu? Không phải Bộ chính trị thì chả lẽ họ chạy Thường vụ Tỉnh uỷ à? đừng giả bộ ngây ngô thế!

Họ đã đến với chức vụ như vậy thì: “trên bảo dưới nghe.” mới là chuyện lạ!

Cũng vì thế mà các khiếu kiện của dân với bao oan khuất cứ năm này qua năm khác chẳng có ai xem đến cả.

5. Sập cầu Cần Thơ là do: không đa đảng

Lẽ ra phải từ chức từ khi xảy ra vụ tham nhũng động trời PMU18 nhưng vì lùng nhùng như trên và “Chính phủ chẳng phải của ai” nên ông Đào Đình Bình vẫn trụ được hơn 2 năm nữa mới chịu nghỉ, trong 2 năm đó - Việt nam gọi là “đã ngoài mấu đòn gánh” nên ông ta không còn sợ ai nữa, vì ai cũng đều có cái sai mà còn công tác dài dài nên đều không dám nói mạnh với người sắp về hưu, kể cả Thủ Tướng vì vậy công việc chính của ông ta 2 năm đó chủ yếu là vơ vét, cất nhắc con cháu, người thân, xốc lại đội hình trước khi về, và không quên cố gắng tham nhũng để vơ vét canh cuối, trong bối cảnh đó là lúc đấu thầu dự án cầu Cần Thơ, có trời mới biết điều gì đã xảy ra.

Phân tích ở trên cho thấy khi miền Trung được phân bổ một số ghế bộ trưởng trong đó có bộ Giao Thông vậy là họ thích chọn ai thì chọn, người cao nhất ở đây khi đó là ông Trần đức Lương lúc đó là Chủ tịch nước mãn nhiệm đã nhắm ông Hồ Nghĩa Dũng - Một người không có chuyên môn về giao thông, chưa một ngày làm các việc về giao thông, đây chúng ta hãy xem tiểu sử của ông ta:

TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ HỒ NGHĨA DŨNG. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

...Quê quán: Thanh Lộc Đán, Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

Trình độ học vấn: Đại học Công nghiệp tại Hungary, ngành luyện kim

Có người thấy trình độ chuyên môn như vậy, lại không công tác trong nghành giao thông, nay lại lãnh đạo cả bộ thì ái ngại nói với Cụ Trần là nên tìm người khác vẫn là người miền Trung là được, sau còn dễ ăn nói với cán bộ, nhưng ông Trần Đức Lương nhất định không nghe, và tất cả đều chịu thua!

Một bộ Giao thông với các vụ scandan động trời nay được điều hành bởi một người không có chuyên môn lẫn kinh nghiệm, chiếc cầu Cần Thơ trước đó đã được đấu thầu bởi một người chủ sắp về hưu không ai quản lý được ông ta nữa.

Thì nó...không đổ mới là chuyện lạ!

Trung Ngôn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn