BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73245)
(Xem: 62216)
(Xem: 39402)
(Xem: 31152)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

“Xé Hiến”- Phản ứng tích cực của nền Chính trị (phần 1)

12 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 823)
“Xé Hiến”- Phản ứng tích cực của nền Chính trị (phần 1)
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Báo Vietnamnet Ngày 12/10/2007, đang đăng loạt bài: “Xé rào”- Phản ứng tích cực của nền kinh tế (3 phần). Theo tôi những điều đã xảy ra trong kinh tế thì nó cũng gần giống với trong chính trị vì vậy tôi xin sửa lại bài trên thành bài về chính trị.

Bạn hãy chờ 10 năm nữa hãy đọc bài này hoặc có thể đặt bài báo đăng ở Vietnamnet Ngày 12/10/2007 cạnh bài báo này để cùng tôi nghiên cứu về Chính trị hiện nay ở Việt Nam, các bạn sẽ thấy thật là thú vị. Mong các bạn xa gần cùng trao đổi. (Bạn đặt mình trong bối cảnh 10 năm nữa khi viết về các chiến sĩ dân chủ hôm nay, cũng đúng như hôm nay đọc bài này với các doanh nhân phá rào những năm 80 của thế kỷ trước !)

Tựa của bài báo là: “Xé Hiến”- Phản ứng tích cực của nền Chính trị (phần 1).

“Xé Hiến” hay “lách luật” là những “thuật ngữ” quen thuộc trong đời sống Chính trị hiện đại, đặc biệt là ở các nước có hệ thống độc đảng. Hiện thực cho thấy nền Chính trị của các nước có hệ thống độc đảng nào cũng hà khắc, càng hà khắc thì càng nhiều người phản ứng và đòi hỏi giá trị con người phải được đề cao. Sự thay đổi nhanh đó khiến cho các quy định, các điều luật chính trị “không kịp” phù hợp với đời sống chính trị . Do đó, Trí thức (gồm cả doanh nhân) phải đứng trước sự lựa chọn quan trọng: Nếu chấp nhận các quy định “không kịp” đó thì sẽ đất nước bị tụt lại còn thế giới thì cứ tiến, thậm chí đổ vỡ, nhưng nếu phát triển theo sự đòi hỏi thực tế của đời sống chính trị hiện đại thì có nguy cơ sẽ “Vi hiến1992”. (Cái hiến pháp phản động của cộng sản phản lại nhân dân và Bác Hồ đấy mà !)

Trước sự lựa chọn khó khăn đó, một số Trí thức xuất sắc đã cùng tạo ra các “thuật ngữ” như “xé Hiến”, “lách Hiến1992”… Họ quyết tâm hoạt động theo sự đòi hỏi của đời sống chính trị hiện đại nhưng cũng đủ “uyển chuyển” để chỉ rõ giới cầm quyền hiện nay vi Hiến1946 . Điều này gây tác động tích cực đến nền chính trị hiện đại hai điều. Thứ nhất, nền chính trị không vì những điều luật “không kịp” mà chậm lại sự phát triển, thứ hai, những nhà Cầm quyền sẽ “nhận thức lại” hiện thực của nền chính trị. Từ đó mà tránh đổ vỡ làm khổ nhân dân !

Từ năm 2011, trong danh sách các sự kiện và lịch lễ tân quốc nội, đã có thêm ngày mới, ngày Đa đảng, 12/10. Vậy là sau bao nhiêu năm, cái hạnh phúc được tự do của những người dân đã được xã hội Việt Nam hiện đại công nhận. Nhân ngày Đa đảng Việt Nam 12/10, phóng viên Dân Chủ có buổi trò chuyện với Cụ Hoàng Minh Chính, Người khởi xướng và lãnh đạo phong trào dân chủ ở Việt Nam, về thời kỳ “Dân chủ thời chuyên chế” cách đây hơn hai năm về trước.

Phóng viên (PV): Đa đảng từ Đại hội XI năm 2011 quả là bước ngoặt vô cùng quan trọng, đưa nền Chính trị Việt Nam thoát ra khỏi thời kỳ Chuyên chế và tránh được những đổ vỡ như những nước xã hội chủ nghĩa một đảng cầm quyền. Theo Cụ, điều gì đã dẫn đến Đại hội XI ?

Cụ Hoàng Minh Chính : Đa đảng không phải mô hình đột phá mà ngẫu nhiên Đại hội XI đề ra. Nếu ai nghĩ như thế là quá duy tâm. Đại hội XI là kết quả của nhiều đấu tranh, thử thách, mất mát, xung đột tù đày giữa chuyên chính và dân chủ, từ năm 1967 đến năm 2011.

Trong bức tường dày đặc của hệ chuyên chế không thể một sớm một chiều Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt nam chấp nhận đa đảng. Giống như nấu cơm, muốn sôi phải chín dần. Từ năm 1967 đến trước năm 2011, nền Chính trị Việt Nam đã chạm xuống đến đáy. Người dân Việt nam ở thế kỷ 21 rồi mà chẳng biết bầu cử dân chủ là thế nào.(chỉ biết bầu cử giả tạo), đảng viên chẳng được thực hiện quyền của mình. Nhiều phụ nữ Việt Nam phải đi “ăn mày” bên nước người. Đồng lương trả cho cán bộ và công nhân Quá rẻ mạt. Cán bộ, Công nhân không nuôi được con đi học, không có nhà để ở. Muốn nuôi được con đi học, có nhà để ở thì 100% cán bộ phải Tham Nhũng (một dạng ăn trộm của công tinh vi hơn), Công nhân phải ăn trộm của công. Tham nhũng càng chống càng tăng. nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã thốt lên: “Với cương vị Thủ tướng nhưng đồng thời là Uỷ viên Bộ Chính trị, tôi hết sức day dứt trước tệ tham nhũng, quan liêu, gây nhức nhối bất bình trong XH, cản trở bước tiến dân tộc, đe doạ tồn vong chế độ…”(VietNamNet 16/06/2006)

Tất cả những thách đố đó đã đặt Đảng Cộng sản Việt Nam trước câu hỏi: Đa đảng hay là chết ?.

PV: Trước đó, quãng những năm 1965-1967, cũng đã có nhiều trường hợp “xé Hiến”. Rất nhiều người kêu gọi , thảo luận và hướng dẫn dân chủ. Như vậy, “xé Hiến” không chỉ có sau Hội nhập WTO. Nhưng tại sao, từ năm 1965 cho đến trước năm 2011, chúng ta lại rơi vào thời kỳ nhộn nhạo. Còn nhớ vụ “Bịt mồm” ở Hà Nội từng gây nhiều Hãi hùng, khi nhà tu hành bị bịt mồm với tội danh: Đòi dân chủ!. Vậy là, lúc đó “dân chủ” vẫn chưa được công nhận?

Cụ Hoàng Minh Chính : Chúng ta phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử từ năm 1954 đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước dẫn tới lạm quyền, tha hoá, suy đồi. đến năm 2005 nhiều tổ chức tranh đấu cho dân chủ ra đời dẫn đến nhà cầm quyền cộng sản chuyên chế sợ mà phải bịt mồm dân !

Bầu cử thì dân chỉ được bầu trong số Đảng đã chọn! Chống tham nhũng thì “nhẹ trên nặng dưới”! Vùng cấm thì được gia cố bằng xi măng mác cao cộng với thép Hoà Phát !

Dân tố cáo thì bị kiểm tra ngược, bị mất việc làm! Câu nói mấy chục năm nay vẫn còn tính thời sự:“Đấu tranh thì tránh đâu ?”…

PV: Phản ứng của Trí Thức ra sao, thưa Cụ ?

Cụ Hoàng Minh Chính : Bị cản trở, nhiều Trí thức phản ứng lại: Quyền tự do lập đảng, tự do báo trí, tự do ngôn luận… là quyền cơ bản của con người tại sao lại “huýt còi” ? Tranh cãi suốt hơn bốn mươi năm, dưới sức ép của công luận thế giới và loài người tiến bộ, Nhà nước đành làm ngơ, bầu cử ứng cử được tự do hơn, không dám bỏ tù nhà đối lập nữa !

Từ quyết định này, nền chính trị “khát nước” như được cứu sống. Khắp nơi đổ xô làm chính trị. Thành phố nào, tỉnh nàp cũng lập ra các hội đoàn thể, tổ chức đảng Dân chủ, để học tập bầu cử và ứng cử dân chủ, người dân không thờ ơ với việc nước, dân trí được nâng lên.

Chỉ một năm sau, năm 2008, các đoàn thể dân chủ mọc ra như nấm. Đến cuối năm 2008, Hội nghị Đảng dân chủ lập ra kỷ cương để hướng dẫn công nhân, nông dân, siết lại tình hình nhộn nhạo chính trị ở một số tỉnh. Chính phủ lệnh: Đàn áp phong trào dân chủ. Lúc này, có nơi chấp hành, có nơi không. Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà nẵng và Hải Phòng không thực hiện. Trong khi tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Công an thành phố thấy ai hoạt động dân chủ thì gọi là tội “đòi dân chủ” bắt luôn, gọi là vụ T6. (gần với T4, Sáu sứ…). nó giống như ai viết văn như các cụ nhà ta thời xưa mà không nịnh chính quyền, nịnh đảng thì bị bắt tù đày. Viết văn cũng bị tù? Đúng rồi như vụ án nhân văn giai phẩm những năm 60 ở thế kỷ trước ấy !

Những người đòi dân chủ một cách hoà bình, bất bạo động, cũng bị đàn áp! Một số người nói đúng sự thật đang xảy ra ở Việt Nam còn bị mật vụ, công an chìm bới thùng rác. Họ thấy một thứ, và kết luận cho tội “tày đình”: một bài báo khui tham nhũng. Thế là: anh dám tự do ngôn luận, trong khi xã hội đang thời chuyên chế !

PV: Thời đó, sáng sáng là người ta đua nhau lên mạng để trao đổi các vấn đề dân chủ. Có nhiều người đã về hưu còn đi hoạt động dân chủ còn phải xuất hành từ đêm. Học sinh, sinh viên những người công nhân, nông dân rất hăng hái vào mạng dân chủ. Trong khi đó, Cơ quan nhà nước với nhiều kỹ sư từ Liên Xô về với cơ sở máy tính do đề án 112 trang bị, chịu “thua” các ông cán bộ hưu, các cháu học trò, người dân lao động lên mạng khắp các tỉnh ở cả nước. Chẳng nhẽ, trí thức Nhà nước lại vận hành… kém thế ?

Cụ Hoàng Minh Chính: Đó là do thể chế cộng sản trói tay trói chân. Cán bộ muốn lên mạng thì không có mạng. Sau đó, họ còn phải đợi giám đốc đè án 112 duyệt cho mua máy tính, kết nối mạng. Cán bộ bèn ra quán lên trộm các trang ykien.net, hungviet.org, thongluan.com, thtndc.com… Họ vượt tường lửa bằng cách vào mạng, chỉ con trỏ vào Tools chọn internet options chọn connections chọn LAN settings tích vào use a proxy… (193.6.20.5) port 3128 bấm ok. Ngoài ra họ rất thích vào trang BBC.com

Còn ông Nguyễn Văn Đài chưa vào đảng dân chủ mà chỉ hướng dẫn cách thành lập đảng thôi nhưng vẫn bị công an bắt bớ, vậy là ông ấy vào luôn đảng dân chủ để đấu tranh có tổ chức hơn. Ông ấy lên mạng “lậu”, có khi lên từ chính mạng của nhà nước Việt Nam đó. Công nhân không có lương, lương thấp bèn đình công, có chỗ lên tới cả mấy chục ngàn người. Các nhà Dân chủ bèn giúp họ đấu tranh. Nông dân khiếu kiện đông người bị chính quyền đàn áp, họ được Các nhà Dân chủ và các nhà sư giúp họ đấu tranh kéo dài hàng tháng liền.

PV: Làm Dân chủ thời thời xưa sao mà khó vậy. Khi ấy muốn ứng cử tự do cũng là “phạm luật”. Chẳng hiểu họ “làm hiến pháp” ra sao ?

Cụ Hoàng Minh Chính: Thực ra, thời đó khi vượt hiến, ngừơi ta không thể tránh được chuyện “tù đày”. Rất nhiều người làm trong quốc doanh phải bỏ ra ngoài. Quốc doanh làm cho “con người không phải con người”, trong khi vào mạng được Hoạt động tự do hơn gấp triệu lần. Được sự giúp đỡ của bạn bè trên tinh thần quốc tế cao cả, bởi thế dù cấm đoán, nhưng cái gì cũng có trên Mạng. Không chỉ có Nguyễn Văn Đài, mà còn Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyển… Và còn hàng Triệu Chiến sĩ nằm vùng trong cơ quan đảng cộng sản Việt nam, Có nhiều người bị cho là bất mãn nhưng kỳ thực họ mới là người có tinh thần trách nhiệm cao cả! họ có đời sống tinh thần phong phú hơn gấp triệu lần lũ tham nhũng hại dân !

Thời Xã hội chủ nghĩa, Đàn áp,áp bức hoành hành, không thiếu thứ gì. Khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng của người dân đã bị các quan cộng sản cướp mất như đất đai, nhà của mà cũng bị đàn áp thẳng tay. Sinh viên biểu tình phản đối Putin xử không nghiêm vụ giết một sinh viên Việt nam Vũ Anh Tuấn cũng bị đàn áp. Các báo đưa tin chống tham nhũng cũng bị nhắc nhở, lãnh đạo tờ báo thì mất chức. Cấm cả việc đưa tin hàng Trung quốc gây độc cho người tiêu dùng mặc dù đó là sự thật, cấm cả việc đưa tin Trung quốc xâm lược Việt nam ở Trường sa bắn chết người. Còn lãnh đạo thì tự ý cắt đất nhượng cho Trung quốc đem lợi cho bản thân…

Thời Xã hội chủ nghĩa Đâu đâu cũng thấy kẻ trộm, thậm chí còn bán trộm cả chất phóng xạ. Ở Viện Vật lý uranium đựng bằng các hòn chì. Mà chì lúc đấy cực kỳ quý với mấy anh đánh cá. Thế là xảy ra chuyện thằng ăp cắp bán cho bà đồng nát, bà đồng nát bán cho thằng đúc chì (bên trong chứa uranium). Cuối cùng, Viện mới phát hiện ra mất cả một hệ thống xe để đo phóng xạ. Mà cuối cùng họ tìm thấy được uranium ở một ông vá xe đạp. Khi hỏi, ông ấy chỉ nói: tôi mua của đồng nát, mà đồng nát là ai thì làm sao tôi biết được.

PV: Tại sao thời đó làm Dân chủ khó thế mà người ta vẫn lao vào ? Đang tử tế mà biến thành “kẻ Tù tội” thì cha mẹ cũng chẳng sung sướng gì, cũng bứt rứt lắm chứ. Sao họ không “yên thân” cho nó “lành” ?

Cụ Hoàng Minh Chính: Có cung thì sẽ có cầu. Xã hội hủ lậu thì phải có người đấu tranh. Tự do ở đâu ra? Nhân dân lấy đâu ra tự do? Việt Nam XHCN đâu có cho tự do mà rồi tự do vẫn tràn lan. Khi Nhà nước suy đồi thì những người dân chủ tung ra dưới hai hình thức: hợp pháp và bán hợp pháp.

Nhiều Đảng dân chủ chớp cơ hội nhộn nhạo đó, tranh thủ đưa giá trị tự do đến mọi người !
Cho tới 2011 thì thắng lợi hoàn toàn !

PV: Xin cảm ơn Cụ !

(Mời các bạn viết tiếp phần 2 hoặc cùng trao đổi.)

Hà nội, Ngày 12/10/2007
Trung Ngôn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn