BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73398)
(Xem: 62246)
(Xem: 39435)
(Xem: 31178)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Đa đảng là Ấm no, Hạnh Phúc. Không phải là tự sát!

09 Tháng Mười 200712:00 SA(Xem: 934)
Đa đảng là Ấm no, Hạnh Phúc. Không phải là tự sát!
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
1. Sự cần thiết phải đa đảng.

Nhân dịp đến nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên chức quốc phòng của Tổng cục chính trị ngày 27-8-2007. Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết tuyên bố :

“[Tôi] Khẳng định trước sau như một là chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải xây dựng đảng của chúng ta. Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát…
 Điều 4 Hiến pháp minh định rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đó là luật tối thượng của quốc gia, dựa vào đó đảng cộng sản Việt Nam thu tóm mọi quyền hành trong tay.
 Tôi xin mạn phép trao đổi với ông Triết thế này:

Ngày xưa trong lịch sử Trung quốc thời nào cũng vậy khi đất nước phát triển, cường thịnh là ông vua đó nghĩ ngay đến việc tranh bá thiên hạ, Có người còn chưa thành công gì nhưng trong sách lược của họ đã nghĩ tới tranh bá rồi, Ngày nay Mỹ cũng vậy, họ cũng muốn họ phải được quyết định mọi vấn đề của thế giới. Kém phát triển như ở Việt nam ta thì cũng đã rất quan tâm tới tiếng nói của ta trong khu vực. Loại trừ tư tưởng nước lớn chúng ta phê phán thì đó là giá trị tinh thần mà mọi người, mọi quốc gia đều hướng đến.

Có lẽ rằng không ai khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo một cách công minh chính đại lại nghĩ ngay đến tham nhũng! Mà tham nhũng chỉ xuất hiện trong các tình huống sau:

Trước đó họ đã phải chi hối lộ ( họ đã là nạn nhân của tham nhũng) nên họ phải tính cách để bù lại và dự trù nguồn để phát triển lên tiếp.

Hoặc là khi xử lý một công việc gì đó có người tự hối lộ, họ lấy và thấy lấy dễ thành ra quen. Có thể họ không cầm tiền, và đuổi người kia về với ý định sẽ xử lý công minh chính đại nhưng người kia khi về đã không chịu bỏ cuộc họ đến một người có chức vụ lớn hơn và được việc! Khi đó người không nhận hối lộ sẽ bị hai điều thiệt: Không được tiền và bị người kia ghét mà công việc vẫn không được giải quyết công minh chính đại nên lần sau họ sẽ rút kinh nghiệm không “DẠI” như thế nữa.

Được nhân dân tin tưởng bầu làm lãnh đạo một đất nước, ai cũng mong muốn làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với cường quốc năm châu! Có ai lại chỉ nghĩ đến tham nhũng mà lãnh đạo được đất nước đâu? Có phải thế không ông Triết?

Nhưng vấn đề là có một số cơ chế lãnh đạo làm giảm sự cố gắng đó. Xã hội trở nên tham nhũng làm mang tiếng cả Nguyên thủ quốc gia! Nếu lãnh đạo không nhận quà biếu có khi lãnh đạo lại đổ trước bọn đút lót! Nên nếu có một cá nhân lãnh đạo tài giỏi (hơn người trước) thì xã hội cũng không cải thiện được bao nhiêu: “Bàn tay không che được mặt trời!”

Trường hợp này cũng phần nào đúng với bản thân ông đó! Phải không ông Triết?

Cách đây 2 năm ông còn được biết đến như một người trong sạch! Nhưng giờ thì ông có dám thề rằng: Tôi Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thề rằng chưa bao giờ nhận hối lộ, quà biếu 1 lần có giá trị trên 100 triệu đồng. Nếu sai tôi sẽ bị sét quật chết tươi!

Thế đó! vấn đề là cần nghiêm túc tìm ra một cơ chế, một thể chế thích hợp để đưa đất nước tiến lên, để không hổ thẹn với cha ông! Ông có nhất trí với tôi như vậy không ông Triết?

Tôi nghĩ kiểu nói lấy được, "Cả vú lấp miệng em" không hợp lắm với ông Triết, người mới đây còn được cho là có tâm huyết hơn cả ở trong bộ chính trị hiện nay!

Tôi cùng ông, ta thử xem các nước đa đảng họ là ai?

Mỹ, Anh, Pháp, Đức,Ý, Nhật... và cả anh cả một thời của các nước Xã hội chủ nghĩa là Nga họ cũng đa đảng. 100% các nước G8, 100% các nước công nghiệp phát triển đều đa đảng. Trên thế giới có 200 nước thì 196 nước đa đảng có lẽ họ “DẠI”?

Khi chuyển lập trường chính trị từ 1 đảng sang đa đảng Bôrit Enxin đã nói một câu nôi tiếng: “Vì nhân dân, tôi không thể trung thành với Đảng (đảng cộng sản) nữa!”. Nhân dân Liên xô và đông âu và cả nhân dân Việt nam đều cần phải mãi biết ơn Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Goocbachốp! Ông ấy ở ngôi cao hơn ông Triết nhiều chứ vậy mà ông ấy đã dũng cảm từ bỏ. Thật chẳng đáng phục lắm ru!

So thế thì thấy phiđen, kim châng in không đáng để tôi viết hoa tên các ông ta!

Các nước một đảng như thế nào?

Việt nam, Cu ba, Bắc triều tiên, Lào, là nước 1 đảng! 

Cu ba thì dân nghèo đói, lãnh tụ phi đen anh thì làm chủ tịch nước, em làm phó, có lẽ sẽ là anh truyền cho em thôi! mà anh đã tám mấy tuổi rồi, nhìn người ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, cấp cứu nhiều lần mà không trao quyền lực, dân thì đói khổ, không thuốc chữa bệnh, thể hiện rất thối nát, không có lối thoát.

Bắc triều tiên cũng giống Cu ba chạy đua vũ trang trong khi dân rất nghèo đói, lãnh tụ thì cha truyền con nối y như thời phong kiến vậy! Chủ tịch nước cũng đã tám mấy tuổi rồi, nhìn người cũng ốm yếu, "bụng ỏng đít teo", cấp cứu nhiều lần mà không trao quyền lực, trao cho con thì yếu mà trao cho người khác thì không muốn, suốt ngày đi doạ thế giới để xin ăn, giống như hình ảnh một anh liều ở làng Vũ Đại của Việt Nam vậy!

Thể hiện rất thối nát, không có lối thoát!

Lào thì luôn xin Việt nam trợ cấp từng tí một.

Trung quốc cũng đa đảng nhưng chỉ một đảng nắm quyền, mấy năm gần đây do đổi mới nền kinh tế theo mô hình các nước tư bản chủ nghĩa kinh tế có phát triển, nhưng đại bộ phận nhân dân không được hưởng mà rơi vào túi quan chức hết chỉ có một bộ phận dân ở các thành phố được hưởng một phần vừa rồi người ta phát hiện ra mấy ngàn người làm nô lệ trong các lò gạch...Do không kiểm soát được quyền lực nên phần lớn Quan chức đêu tham nhũng, Các vụ tham nhũng bị phát hiện có thể xử hoặc không, thế mà cũng đã có Thường vụ bộ chính trị bị xử lý, phó chủ tịch quốc hội bị tử hình, cục trưởng dược cũng bị tử hình...tỷ lệ quan chức tham nhũng khá nhiều, quan chức nói dối triền miên...

Việt nam cũng gần giống Trung quốc mà còn chưa bằng Trung quốc về phát triển kinh tế và trấn áp tham nhũng nhưng lại vượt Trung quốc về mức độ tham nhũng. 

Thể chế 1 đảng Không chống được tham nhũng, lạm quyền!

Đại tướng Chu Huy Mân: “Tôi đã nói với một đồng chí trong Ban chấp hành trung ương (khóa IX): vừa rồi Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng, các đồng chí hô chống tham nhũng, thế sau ba năm mà tham nhũng nó vẫn trơ như đá, vững như đồng thì sẽ ăn nói sao với nhân dân đây?(Tuổi trẻ,15/04/2006)

Chúng ta phải làm gì đây?

Không lẽ đến thế kỷ 21 rồi mà để có thể xây được mảnh nhà cho vợ con thì tất cả cán bộ nhà nước đều mang tiếng là tham nhũng mà có! Thật vậy, vì rằng tiền lương nhà nước trả có nuôi sống bản thân đâu? kể cả Tổng bí thư và Thủ tướng!

Phải chăng Đảng muốn cho toàn bộ cán bộ phải tham nhũng mới sống được, để tạo cho mỗi người một gót chân asin để Đảng nắm lấy mỗi khi muốn cựa? Thật thế thì Đảng ác hơn cầm thú rồi! 

Không lẽ đến thế kỷ 21 rồi mà chúng ta lại mang tiếng là mất dân chủ và lại kém cả ông bà chúng ta thời Phong kiến, Có người thốt lên: Hội Nghị Diên Hồng có thể kể là Quốc hội đầu tiên được biết đến trong lịch sử VN, đã xảy ra vài trăm năm trước, xem ra, còn có thực chất hơn Quốc hội VN ở thế kỷ 21!

“Theo ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Ninh): Trong lịch sử, nhà nước phong kiến quy định dân bị oan có thể đánh trống kêu oan mà không quy định dân chỉ được đánh trống mấy lần. Do vậy, ông bà mình còn dân chủ hơn mình gấp mấy lần, có vậy thì Nguyễn Trãi sau 20 năm vẫn được giải oan.” (báo tuổi trẻ, 04/11/2005)

Để góp thêm vào chuyện này, xin nhắc lại một ước nguyện của Montesquieu, một nhà khai sáng Pháp, người lần đầu tiên làm cho tư tưởng về bình đẳng, tự do, dân chủ được nâng lên thành quyền chính trị - xã hội của con người với tư cách công dân đã đưa ra lời ước nguyện:

“Tôi sẽ là người sung sướng nhất đời nếu có cách gì làm cho người cầm quyền tăng thêm được tri thức về những việc họ phải quản lý, và làm cho người thừa hành thêm hứng thú khi họ tuân lệnh”. (Tinh thần luật pháp. NXB Giáo Dục Hà Nội. Tr. 35) 

Cần thống nhất nhận thức là: Đa đảng không phải là mục đích mà là phương tiện để đạt mục đích.

2. Sự lúng túng của việt nam hay Lỗi hệ thống.

2.1 Đại hội Đảng.

Đại hội đảng, long trọng là vậy mà từ lâu nó có còn mấy niềm tin của quần chúng nhân dân? Đại tướng Chu Huy Mân đã nhận xét: "Tôi có thể nói thẳng thắn thế này: Chiều 25-4 (buổi chiều bế mạc Đại hội Đảng lần X) thế nào cũng có một bài diễn văn rằng “đại hội ta thành công tốt đẹp”.Cái đẹp đó là cái đẹp son phấn bên ngoài chứ lòng người sẽ không thấy đẹp, đặc biệt với những ai còn tâm huyết." (Tuổi trẻ,15/04/2006)

2.2 Quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam với đại diện cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, theo điều 4 Hiến pháp 1992 là lãnh đạo Nhà nước và Quốc hội."(VietNamNet,20/5/2007)

Như vậy theo thiết kế có 2 cơ quan cao nhất! thật là phi lý, Rõ ràng không thể nào vận hành với cơ chế có 2 cơ quan cao nhất! ( Các cụ ta nói: kim chỉ phải có đầu). Và ở nước ta hiện nay thực tế là Bộ Chính trị mới là cơ quan quyền lực cao nhất! Thực tế đó cũng đúng với thiết kế của ta thôi vì Đảng lãnh đạo Quốc hội mà

Thật mỉa mai, cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân lại bị một cơ quan khác lãnh đạo! Như vậy nói trắng ra rằng: Bộ Chính trị mới là cơ quan quyền lực cao nhất!

Vậy thì quyền lực của nhân dân không được thực thi là điều dễ hiểu!

Vì trước khi dân “BẦU” đã có Đảng “CỬ” sẵn rồi! cho nên đại biểu được bầu có sợ dân không? Không! Vì được lòng dân mà mất lòng "đầy tớ của dân" thì gay!

Bằng chứng:

Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An phát biểu tại quốc hội: ''Ta cứ mang danh XHCN, ưu việt hơn nhưng đại biểu Quốc hội của họ gần dân hơn ra''. Đơn giản vì ''đại biểu của họ sợ không được tín nhiệm của cử tri, đến kỳ họ không bầu cho nữa''.(Vietnamnet, 4/4/2006)

(Còn ở ta đại biểu không được dân tín nhiệm bầu vẫn TRÚNG 3/5 mà không tín nhiệm cả 5 người thì vẫn phải bầu và 3 người vẫn trúng)

Sáng 2/5/2007,Trước cuộc bầu cử Quốc hội 12, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu có cuộc đối thoại trực tuyến với bạn đọc của báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Có ý kiến thắc mắc: "Ở Việt Nam cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đã, đang và sẽ làm được gì cho dân, cho nước?". Ông Nguyễn Văn Yểu trả lời: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử...Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên của Việt nam không ai tranh ai.”

“...Ứng cử viên của Việt nam không ai tranh ai!” Đúng là hài hước thật. Chuyện quốc gia đại sự mà đáng cười thế, còn đòi sánh vai với cường quốc năm châu cái nỗi gì!

"Tranh cử" thì có gì là xấu nếu người tranh cử "tranh nhau" tiếp thị những cái hay của mình để cử tri có thể thoải mái lựa chọn?

Vậy đó cơ chế bầu cử không có Đảng khác cạnh tranh, “không ai tranh với ai” nên Đảng cử ai là người đó trúng! Không "lớn" được là phải.

Cử ai thì người đó trúng! Vậy thì Đảng (không phải Đảng mà chỉ người chóp bu thôi) tội gì mà không chọn con cháu mình, tội gì mà không chọn đồng hương (một dạng phe phái) tội gì mà không chọn người đã biếu mình nhiều tiền tội gì mà không chọn con cháu cấp trên...

Và do Trình độ thì “làng nhàng” như vậy, và quyền lực không rõ như vậy nên: Là cơ quan “quyền lực cao nhất” rồi mà vẫn phải kiến nghị. Thế mà kiến nghị của cơ quan “quyền lực cao nhất” lại là kiến nghị thường ''gửi gió bay đi''. Dẫn chứng nhiều kiến nghị của quốc hội ''một đi không trở lại'', Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho biết: ''Kiến nghị của Uỷ ban Pháp luật gửi đi một năm chưa bao giờ đến 50% được phản hồi! Cá biệt có năm còn không được một trả lời nào!'' Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu nói một cách ví von: Những kiến nghị hay ''kính chuyển'' của QUỐC HỘI ''gửi cho gió bay đi''...(Vietnamnet, 4/4/2006)

Ở Việt Nam ai cũng hiểu làm Quốc hội, HĐND là hữu danh vô thực, quyền lực của chủ tịch quốc hội có được phần lớn là chức uỷ viên bộ chính trị đem lại, quyền lực của chủ tịch HĐND có được phần lớn là chức uỷ viên ban thường vụ mà thôi!

 

2.3 Quyền hạn của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh...

Trước đây là việc quản lý các xí nghiệp quốc doanh theo mô hình kế hoạch hoá tập trung thì trì trệ không phát triển được "cha chung không ai khóc"...phải chuyển sang “giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp”. Vậy là, tiền thì của nhà nước, của tập thể lại giao cho một người có quyền quyết định từ đó dẫn đến lộng quyền tha hồ cầm tiền đi mua máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, thiết bị rởm của nước ngoài miễn là có % bỏ túi, tình trạng này vẫn kéo dài tới tận giờ mà không ngăn được càng ngày càng lớn như vụ 40 nhà máy đường đã làm cả nước mất đi hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ở các cơ quan nhà nước thì Thủ tướng không bổ nhiệm miễn nhiệm được Bộ trưởng. Bộ trưởng không chọn được Thứ trưởng. Chủ tịch tỉnh không chọn được phó chủ tịch và lãnh đạo các sở... từ đó dẫn tới tình trạng trên bảo dưới không nghe!

Thủ tướng Phan Văn Khải phải thốt lên với quốc hội: “Với cương vị Thủ tướng nhưng đồng thời là Uỷ viên Bộ Chính trị, tôi hết sức day dứt trước tệ tham nhũng, quan liêu, gây nhức nhối bất bình trong XH, cản trở bước tiến dân tộc, đe doạ tồn vong chế độ...”(VietNamNet 16/06/2006)  

Vì trên bảo dưới không nghe nên Thủ trưởng cơ quan đơn vị tha hồ chọn người nhà, con cháu mặc dù không có trình độ, tha hồ chọn đồng hương ( một dạng phe phái) để tạo vây cánh mặc dù là cán bộ xã sau đi “hàm thụ” (bằng đại học tại chức hoặc mua bằng đều được, hay bằng đại học dài hạn ở cái thời mà thi đại học 20 điểm cũng đỗ mà 3 điểm cũng đỗ). Thậm chí nhiều người chỉ có trình độ lớp 7 mà vẫn làm lãnh đạo cấp cao chỉ huy bao nhiêu đại học, kỹ sư, tiến sĩ...Tha hồ tuyển người có nhiều tiền, hay con cháu xếp cấp trên...

Một việc làm nhất cử mà năm sáu tiện thì tội gì mà không làm! Vừa có công xây dựng con cháu dòng họ, vừa có nhiều tiền, mà vẫn vừa lòng cấp trên, vẫn tạo được phe phái làm tai mắt cho mình và khi mình về hưu thì con cháu mình lại có khối người lo hộ, sắp sếp đâu vào đấy cả...Còn công việc thì cứ tằng tằng càng dễ kiểm soát, đỡ mệt người mà lại không va chạm với các cơ quan bạn...

Nhưng nếu chuyển sang cơ chế Thủ tướng được chọn Bộ trưởng. Bộ trưởng được chọn Thứ trưởng. Chủ tịch tỉnh được chọn phó chủ tịch và lãnh đạo các sở...Thì lại dẫn tới quyền to thế! Vả lại ông có phải người do dân bầu ra đâu? Đảng cử thế thì tranh nhau đam chém nhau mất, và như vậy thì ai thích làm Tổng bí thư, Trưởng ban tổ chức Trung ương? ai thích làm Bí thư Tỉnh uỷ...Thế để Đảng ngồi không à?

Nói vậy cũng không phải Tổng bí thư, Trưởng ban tổ chức Trung ương? Bí thư Tỉnh uỷ...có quyền chọn người vì bằng chứng là cấp dưới làm sai mà chẳng có cấp trên nào chịu trách nhiệm! Mà là cơ chế tập thể mọi người cùng nhận quà, mọi người cùng có con cháu... “Tuy mạnh yếu từng chức khác nhau song quà cáp người nào cũng có!" (tất nhiên là không bằng nhau).

Theo Thủ tướng Phan Văn Khải: "Rất nhiều lần tôi nói cả hệ thống chính trị chứ không chỉ hệ thống hành chính của chúng ta có vấn đề, cần phải cải cách, chấn chỉnh, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực, chống cho được tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu. Chúng ta chưa đẩy lùi được tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy, kỷ cương bộ máy chưa nghiêm, xuất hiện hiện tượng trên bảo dưới không nghe. (Tuổi trẻ, 03/12/2004)

Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Mai Ái Trực tâm sự với quốc hội: “Bộ trưởng nghe thì to vậy, nhưng tôi đâu có quyền ra quyết định kỷ luật khiển trách một ông cán bộ địa chính nào, dù là cán bộ địa chính xã”.(Tuổi trẻ, 11/06/2005)

Ông Quách Lê Thanh - Tổng thanh tra chính phủ thừa nhận:

“4 năm làm Thanh tra, nói thật với các đại biểu QH là lúc nào tôi cũng run, không biết là các Đoàn thanh tra đi cơ sở có hiện tượng tiêu cực hay không ?”.(VietNamNet 15/6/2006)

Vậy đấy, cơ chế của chúng ta thế nào mà để ông Thủ tướng lại “Trên bảo dưới không nghe”, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường mà “đâu có quyền ra quyết định kỷ luật khiển trách một ông cán bộ địa chính nào”, Tổng thanh tra "lúc nào cũng run" như vậy thì các ông đâu còn điều hành tốt được! đâu còn lo nghĩ được gì cho dân cho nước?

2.4 Hiệu lực các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể.

 Hiệu lực quản lý thấp hết cải tổ, đổi mới tách ra, nhập vào chẳng nâng lên được là bao! Khi tách ra cũng nói tốt, khi nhập vào cũng nói hay nhưng công việc thì đâu vẫn hoàn đó! Lý do để nhập, tách thì nói lấy được, khi nhập Bộ thuỷ lợi với Bộ nông nghiệp lý do đưa ra là cùng phục vụ nông thôn, thế ở đất nước 90% dân số sống ở nông thôn thì sắt thép, y tế, giáo dục...không phục vụ nông thôn à? Khi sát nhập Thương Mại với Công nghiệp thì nói để gắn sản xuất với thị trường, vậy sao không sát nhập cả bộ Nông nghiệp?...khi tách cơ quan, hay tách tỉnh, huyện thì phải làm cam đoan không tăng biên chế nhưng rồi chỉ 1 tỉnh mới biên chế đã hơn tỉnh cũ rồi!...Toàn lừa nhân dân thôi!

Mà xét cho cùng họ chẳng nói lừa mà họ cứ làm thì nhân dân cũng có biết đâu!

Giờ đây họ lại nghĩ ra cơ chế 1 cửa Người dân nghe thì chỉ sướng cái lỗ tai thôi chứ rồi cũng chẳng ra gì! Vì sinh ra mỗi bộ phận, mỗi cơ quan là phải từ sự cần thiết của chuyên môn nay lại gộp 3,4 bộ phận, cơ quan vào “MỘT CỬA” thì cơ sở khoa học ở đâu? đã xuất hiện mâu thuẫn rồi đó: “một cửa nhưng lại nhiều khoá”!

Tệ mua quan bán chức xảy ra phổ biến!

Ông Mai Thúc Lân - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nói: 

“điều tôi băn khoăn là tại sao khoá trước ông Nguyễn Việt Tiến đã bị loại vì phẩm chất đạo đức, nay tại sao vẫn được giới thiệu? Một người có danh sách đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương phải qua rất nhiều bước, nhiều khâu, quy trình rất chặt chẽ, mà sao vẫn lọt như vậy?

Đảng uỷ PMU18, Đảng uỷ Bộ GTVT được công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, trong khi ở đây lại là trung tâm của tiêu cực, điều đó cho thấy, không chỉ Đảng bộ ở đây bị tê liệt, mà đằng sau việc bình bầu đó phải có "vấn đề"!

Ngay cả việc ông Tiến vẫn tiếp tục được giới thiệu vào Trung ương, tôi thấy chắc phải có chuyện "chạy" chức. Trước đó, khi trao đổi với anh Thuận (Trần Quốc Thuận - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - PV) về thông tin để được lên thứ trưởng, ông Tiến phải mất tới cả... triệu USD thì tôi không tin. Tuy nhiên, đến nay cần phải nghĩ đến chuyện mua chức là có thật!”(Tiền phong, 10/04/2006)

Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói: “Bây giờ mới phát hiện là đã có bao nhiêu đơn thư tố cáo về ông Đào Đình Bình, ông Nguyễn Việt Tiến, ông Bùi Tiến Dũng được gửi đến các cơ quan Đảng và Chính phủ, có dấu biên nhận, có thư trả lời hứa sẽ xem xét từ những năm 2002 nhưng các ông đó vẫn được đề bạt, vẫn được dự kiến vào những vị trí còn cao hơn nữa, và đã lọt qua tất cả các khâu thẩm định về lý thuyết rất chặt chẽ của tất cả các cơ quan từ bên Đảng đến bên Chính phủ.

Đó có phải là biểu hiện của chạy chức không? Đã có dư luận số tiền chạy chức lên tới cả triệu USD.” (Tuổi trẻ,11/04/2006)

Có cả đồng chí có trách nhiệm trong Bộ Chính trị thừa nhận có biết hiện tượng “chạy chức”, “chạy tội”, “chạy án”, “chạy khen thưởng”... nhưng chưa hề xác định được cơ chế chạy, phương pháp, thủ đoạn chạy ở cửa nào... và muốn ngăn chặn việc “mua chức”, “chạy tội” này thì phải làm gì?..(Tuổi trẻ,11/04/2006)

Chạy cửa nào ư? Lên lãnh đạo Bộ thì chạy đâu? Không phải Bộ chính trị thì chả lẽ họ chạy Thường vụ Tỉnh uỷ à? các ông đừng giả bộ ngây ngô thế!

Tham nhũng tràn lan, càng chống càng tăng!

Đại tướng Chu Huy Mân: “Cái phi nghĩa diễn ra ở một bộ phận, một phạm vi nhỏ trong một xã hội, một đất nước, một đảng, một chế độ thì còn có thể sửa chữa, khắc phục được. Đến mức lớn thì chữa sẽ đau đớn hơn. Nhưng đến mức phổ biến, tôi cho là hết sức khó chữa.

*PV. Theo Đại tướng tình, hình của ta hiện nay đang ở mức nào?

Mức khó chữa nếu không kịp thời chữa. Bây giờ sự thoái hóa biến chất, quan liêu tham nhũng không còn là cá biệt mà đã tương đối phổ biến, nếu không muốn nói là phổ biến.”.(Tuổi trẻ,15/04/2006) 

Các tổ chức có chức năng chống tham nhũng thì rất nhiều như Công an, Thanh tra nhà nước, Thanh tra các ngành,Viện kiểm sát, Kiểm toán nhà nước, Kiểm tra Đảng, Thanh tra nhân dân, Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban nội chính...Nhưng không làm được! Để trấn an dư luận họ lại đẻ ra nào là Đội đặc nhiệm, Đội chống thất thu ngân sách...Đều không làm được rồi nay lại thành lập Ban chống tham nhũng từ Trung ương tới cơ sở, rồi cũng sẽ chẳng ra cơm cháo gì đâu! Vì ai tham nhũng? Chính là Đảng viên ưu tú của Đảng đó, Những người có chức cao, quyền trọng của Đảng đó! Chả lẽ họ lại chống họ? Mà hơn nữa nếu, làm ra nhiều thì Đảng lại xấu hổ! (Vậy là, dù có để cơ quan chống tham nhũng bên Quốc hội hay Chính phủ cũng thế mà thôi!)

Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (đại biểu Quốc hội TP.HCM) phát biểu tại quốc hội: “Ta thường nói chúng ta có cả hệ thống chính trị nào là Đảng, là công đoàn, các đoàn thể Mặt trận, thanh niên, phụ nữ... Cơ quan nào chả có bộ phận chống tiêu cực! Nhưng tiêu cực có ai phát hiện đâu? Hiện nay chúng ta chỉ có một nguồn để phát hiện tiêu cực là: bản thân các anh tiêu cực mâu thuẫn nội bộ đấu đá nhau.” (Báo Tuổi Trẻ, 29/05/2005) (Như vậy nếu họ đoàn kết để tham nhũng thì...Chịu)

“Cán bộ cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thì: lại đi tham nhũng vì họ rất dễ vì biết một nơi nào có tiêu cực anh ta nhảy vào, không để chống tiêu cực mà để "làm ăn"".(Báo Tuổi Trẻ, 29/05/2005)

Hãy nghe ngài Chủ tịch Tổ chức Minh bạch thế giới Peter Eigen nhận xét: “Ở Việt Nam, khi kích thước của phong bao đáng giá hơn mọi thứ, thì hậu quả chính là các công trình xây dựng kém phẩm chất cùng hạ tầng cơ sở tồi tàn. Tham ô phung phí tiền của làm khánh tận quốc gia và gây mất mát cả sinh mạng con người. - (Báo tiền phong,19/03/2005)

2.5 Sự nghèo túng - Nỗi nhục quốc gia!

500.000 Là số lao động Việt nam đi làm thuê ở nước ngoài.(Thanh Niên, 05/03/2006) 

40 là số quốc gia trên thế giới có lao động Việt Nam xuất khẩu sang làm thuê.(Đài loan 113.000, malaixia 115.000...)(Tiền Phong, 25/10/05) 

75.000 là số lao động nữ Việt Nam giúp việc gia đình ở Đài Loan (Ở chung một nhà nên việc bị cưỡng hiếp chỉ là vấn đề thời gian).

Chủ nhiệm UB Các vấn đề XH của QH Nguyễn Thị Hoài Thu:

Người Việt Nam đi ra nước ngoài lao động, là đại diện cho tổ quốc của mình. Ít nhất không làm thày được thì cũng làm thợ, chứ còn đi làm “đầy tớ” cho người ta thì tôi thật sự không mặn mà. (TiềnPhong, 23/10/05)

Vay tiền, đi bán sức lao động bán không được


 Mắc nợ, Bố mẹ tự tử để lại ba trẻ mồ côi!


Cặp vợ chồng ấy là Trương Thị Hương (sinh năm 1980) và Nguyễn Phi Hùng (sinh năm 1976), quê ở xã Đậu Liêu thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Cách đây hơn 3 năm, Nguyễn Phi Hùng vay được chút tiền sang Đài Loan lao động. Nhưng nghề đi biển ở xứ Đài làm ăn không thuận lợi, Hùng trở về mang theo khối nợ gần chục triệu đồng. Chị Trương Thị Hương đành vay mượn thêm chục triệu đồng, để lại 3 đứa con cho chồng nuôi đi làm người giúp việc gia đình ở Đài Loan qua môi giới của Cty Cổ phần thương mại Bắc Ninh.

Ngày 25/5/2005, gia đình nhận được văn bản số 408 của Văn phòng quản lý lao động người Việt Nam tại Đài Bắc do ông Trần Đông Huy ký, báo tin chị Hương đã treo cổ tự tử. (Tiền phong, 23/01/2006)

“Cạm bẫy người” nơi đất khách  

Tưởng sang xứ người được cơm nước, giặt giũ, trông trẻ... ai ngờ phải đánh răng cho chó, chăm sóc người điên, có nữ lao động Việt Nam bị cả hai cha con ông chủ cưỡng hiếp... ( Tiền phong, 28/02/2006)

 

Đến Năm 2005100.000 Là số phụ nữ Việt được bán ở Đài loan. 

 20.000 Là số phụ nữ Việt được bán ở Hàn Quốc...

“Người già, người tái hôn, người ốm, người khuyết tật

 Đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”.

Họ đã quảng cáo công khai trên đường phố Hàn quốc như thế và:

Phụ nữ Việt Nam “dễ vâng lời và phục tùng”. 

“Cô dâu VN đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”.

Ưu điểm của con gái VN là: “xuất giá tòng phu”.

 “Tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”.

 “Dáng người đẹp nhất trên thế giới”.

“Giữ gìn trinh tiết và chung thủy với chồng”.

 “Phụ nữ VN có mùi cơ thể dễ chịu”.

“Vì đàn ông VN lười biếng nên phụ nữ VN không sợ lao động nặng nề ở vùng nông thôn Hàn Quốc”...

“Sống thử sáu tháng, không bằng lòng thì đổi đi”.

 “Giữ nhà tốt, Phụ nữ Việt Nam không bao giờ chạy trốn”...

“Thiếu nữ VN là cơ hội duy nhất cho người độc thân, già, tàn tật, tái hôn ”.

“100% thanh toán sau”

“bảo đảm tái hôn miễn phí”... (TiềnPhong, 25/4/2006) 

Lấy chồng ngoại hay kiếp nô lệ ở thế kỷ 21?

Có quá nhiều cạm bẫy thông qua các dịch vụ môi giới lấy chồng nước ngoài Rất nhiều cô gái sau khi vừa đặt chân đến "quê" chồng là bị bán ngay vào nhà chứa. Cũng có trường hợp, ban ngày phải làm bổn phận người vợ, còn ban đêm bị ông chồng bắt lên xe chở đến nhà chứa ép tiếp khách lấy tiền nuôi chồng

Cô dâu Việt trên đất Hàn và 20 ngày “giông bão”.

Đặt chân lên đất Hàn, Ng.T.N (18 tuổi) (ngụ tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ) mới biết mình bị gả cho một kẻ bị tâm thần đáng bằng tuổi cha mình. 20 ngày sống bên cạnh người chồng ấy, với N. là 20 ngày sống trong địa ngục trần gian, em kể:

"Cách đây hơn 1 tháng, em được một người đàn ông tên Khoa dẫn lên TPHCM để giới thiệu lấy chồng người Hàn Quốc."

“Khi đã chọn được chồng cho em và hoàn tất mọi thủ tục, Khoa đưa cho gia đình em 2 triệu đồng.

Đến Hàn Quốc, N. được đưa về làm vợ Yoo tại tỉnh Kiêng-sang-ma (phía Nam Hàn Quốc). Chỉ đến lúc sống chung với Yoo, N. mới tá hỏa vì chồng mình có những biểu hiện tâm thần hết sức quái dị. Yoo đốt áo quần của N., đốt ảnh cưới, bắt N. quan hệ nhiều lần trong ngày, nếu không đáp ứng được thì xé nát áo quần, đánh đập N. cho đến khi ngất xỉu. Do nhà của vợ chồng N. sống trên núi cao, xung quanh không có hàng xóm nên N. không biết kêu cứu ai. Dưới chân núi là nhà của chị chồng, mỗi khi kêu cứu, N. còn bị chị chồng ra tay đánh đập tàn nhẫn. Không lối thoát, N. quyết định nhảy xuống con sông gần nhà bỏ trốn và được Cảnh sát Hàn Quốc cứu sống. (Tiền Phong,11/6/2006)

Họ đã mua Vợ hay chọn nô lệ.






Quá trình kết hôn giữa chú rể HQ và cô dâu VN như trong thời chiến: từ việc chọn một cô trong 150 cô gái “có mơ ước thoát khỏi cảnh đói nghèo” đến gặp mặt cô dâu, chào hỏi cha mẹ vợ, kiểm tra AIDS, đám cưới, chụp hình ngoại cảnh... tất cả chỉ diễn ra trong hai ngày! bài báo trên tờ chosun cho biết: Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông Hàn Quốc đang ngồi và 11 phụ nữ VN đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo...Vứt bỏ điếu thuốc, sau một hồi chần chừ, ông Kim quyêt định chọn Sen: “Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”.

Hai người thành đôi và lập tức đến bệnh viện để xét nghiệm HIV...(TiềnPhong, 25/4/2006) 

3. Lý do Các lãnh tụ Việt nam chưa chấp nhận đa đảng.

Ông Phạm Thế Duyệt, chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Trả lời phỏng vấn của đài BBC:  

BBC:Trong quá trình đóng góp ý kiến, có những người đề cập đến vấn đề đa nguyên, đa đảng, mở rộng dân chủ. Thái độ của Đảng Cộng sản Việt Nam với những kêu gọi đó là như thế nào, thưa ông?

Ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng. Đó là vấn đề nguyên tắc. Đây không phải là vì Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền. Chẳng qua có một số ít người họ nói theo cảm tính cá nhân của họ thôi. Nhưng thử hỏi đất nước này, trước đây lãnh đạo hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc thì Đảng nào lãnh đạo? Lúc bấy giờ có ai tranh giành không?

Như thế phải nói rằng Đảng Cộng sản chẳng tranh giành với ai. Giành độc lập dân tộc, chống xâm lược, toàn bộ đều do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nên chúng tôi không bao giờ xem cái việc ấy (đa nguyên, đa đảng) lại cần đặt ra thảo luận làm gì!"

 Ở đây có mấy vấn đề tôi cần tranh luận với ông Duyệt:

Thứ nhất, Nguyên tắc nào mà ông khẳng định ở Việt Nam không thể có chuyện đa nguyên, đa đảng? trong khi 200 nước trên thế giới thì tới 196 nước đa nguyên, đa đảng!

Nếu quan niệm vì Đảng Cộng sản là nguời lãnh đạo kháng chiến thành công, nên đương nhiên là người lảnh đạo độc quyền, là một quan niệm hết sức PHONG KIẾN. Có khác gì quan niệm công đánh đuổi giặc Minh là của nhà Lê, nên đất nước là của nhà Lê, thắng giặc Nguyên là của nhà Trần, nên đất nước là của nhà Trần?

Mà còn hơn PHONG KIẾN nữa vì Trong lịch sử Việt Nam biết bao triều đại khi thấy không phù hợp đã chuyển cho triều đại khác một cách êm thấm, một cách hoà bình : Nhà Đinh đang có đất nước nhưng khi thấy không phù hợp lại chuyển cho Nhà Lê, Nhà Lê lại chuyển qua nhà Lý một cách hoà bình mà nước nhà thịnh trị từ đó mới có thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến hôm nay! Rồi nhà Lý với bao chiến công rạng ngời lại chuyển qua nhà Trần. Chắc các ông đều biết!

Chỉ có nhà Trần ngoan cố không biết sức mình mà không chuyển cho nhà Hồ một cách hoà bình, nên dẫn đến mất nước sử sách ngàn đời sau vẫn còn ghi!

Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam!

Đất nước VN không phài là cái bánh, sau khi anh giành dược từ tay đế quốc, anh có quyền chia chác trên cái bánh đó. Hai cuộc kháng chiến thành công, là công lao lớn của Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân, tôi không chối cãi điều đó! (Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt: kháng Pháp cũng có nhiều đảng. Còn Kháng Mỹ thì tới nay vẫn còn nhiều ý kiến về tính chính danh của nó. Nhưng ở đây ta tạm chưa bàn các vấn đề đó). Nhưng có điều giờ đây đất nước này lại là của 3 triệu đảng viên Đảng cộng sản thì chẳng hoá ra đất nước thoát khỏi tay thực dân lại rơi vào tay cộng sản à? hoá ra một số bài báo mà Đảng cộng sản cho là phản động thì họ lại lại nói đúng?

Nói như vậy thì Đảng cộng sản vì có công giải phóng đât nước này sẽ độc chiếm đất nước này đến bao giờ? 100 năm? 500 năm? hay 1000 năm?

Học thuyết của Mạnh Tử có nêu: “nếu có công mà kể công thì công đó đã đi mất rồi!”

Số đảng viên có công ở hai cuộc kháng chiến là bao nhiêu? con cháu của họ giờ đây là đảng viên là bao nhiêu? chắc tổng số chưa tới 1 triệu trong số 3 triệu đảng viên hiện nay? Vậy là có khoảng hơn 2 triệu đảng viên hiện nay xuất thân từ gia đình không có công với cách mạng!

Hơn nữa, đảng viên Đảng cộng sản là con của nhân dân, biết bao chiến sĩ bộ đội, du kích, trí thức, công nhân, nông dân đã nghe theo tiếng gọi của Đảng đã nhất tề đứng lên làm cách mạng, Họ không được vào đảng số này là bao nhiêu? họ có được tính công không? Nay họ đã chết con cháu họ vì hoàn cảnh không phấn đấu vào Đảng được thì họ có được tính công không? Họ là mấy triệu người?

Rồi biết bao gia đình không góp được sức người thì họ góp của đến nay họ có công không? họ là bao nhiêu triệu người?

Vậy nếu kháng chiến không thành công thì Đảng cộng sản có gì để trả nợ cho dân đây?

Còn bao nhiêu người nông dân chân lấm tay bùn chẳng có chút công lao gì với 2 cuộc chiến nhưng trước đây cha ông họ có công đánh giặc từ trước (thời Phong kiến về trước) thì các ông bảo sao? họ không có công với đất nước à?

Nói như vậy để thấy ngoài số đảng viên gọi là có công hiện nay thì còn rất nhiều quần chúng cũng có công với đất nước này, nhưng họ đâu có được vào Đảng.

Giờ đây Đảng nhận công một mình là hơi nhầm đấy!

Nói như vậy để thấy là người dân Việt Nam Đứng lên đuổi giặc âu cũng là trách nhiệm của toàn dân, toàn thể 84 triêu dân này đều có công không phải chỉ riêng số được gọi là Đảng cộng sản đâu!

Ông có biết hay ông đã vội quên: “Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai" - Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt (VnExpress, 15/4/2005)

Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam!

Còn bao nhiêu người nông dân chân lấm tay bùn chẳng có chút công lao gì với 2 cuộc chiến nhưng trước đây họ cũng làm ruộng để sống nay vẫn vậy chẳng hơn gì thì họ cũng phải mang ơn cách mạng à? Trước đây họ không được đi bỏ phiếu nay họ cũng không đi thì ai đến bắt họ đi?..Họ đã được cái gì nào?

Giờ đây may mắn mà ta có đổi mới nên đất nước có dễ chịu đôi chút, nhưng giả dụ Đảng cộng sản vẫn bảo thủ như hai anh bạn Cu ba và Bắc Triều tiên thì 84 triệu dân ta cũng vẫn phải chịu à?

Nói như vậy để thấy lúc giải phóng đất nước là công lao của Đảng Cộng sản! Còn giờ đây xây dựng đất nước thì Đảng nào tài thì đất nước lại ghi công thế thôi!

Hơn nữa có phải các ông kể công để hưởng bổng lộc?

Việt Nam không có sự tranh chấp quyền lực?

“Hãng tin ReutersViệt Nam đã có cạnh tranh về kinh tế, vậy sắp tới có sự cạnh tranh về chính trị hay không?

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Trong chính trị, không khí dân chủ cũng ngày càng tốt lên. Sự đóng góp, thậm chí sự phê phán của nhân dân về những mặt chưa tốt đều được tiếp nhận, xem xét, vì Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ nhân dân. Tôi không nghĩ là có sự tranh chấp quyền lực ở chỗ nào.” (Tiền phong, 26/04/2006)

Là Tổng Bí Thư một Đảng dầu sao ông cũng nên trả lời cho có chính trị một chút chứ kiểu trả lời của ông như vậy thì chỉ có 1 trong 2 điều xảy ra: Một là ông quá dốt chẳng biết gì về chính trị, Hai là ông được thừa hưởng 1 nền giáo dục quá ư là thấp kém!

Giả định các ông thật tâm không có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ nhân dân đi (tất nhiên là không có thực đâu!) Thì dân Việt nam cũng vẫn phải lựa chọn chứ! Đường lối của các ông như thế nào? Trí tuệ của các ông như thế nào? Vì ông biết rồi chứ: “NHIỆT TÌNH + NGU DỐT” thì = GÌ? Có phải là PHÁ HOẠI không?

Đảng cộng sản nói vậy thì Đảng khác người ta cũng nói là người ta cũng chẳng có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ nhân dân! Thế tại sao họ không được phục vụ? Tôi cũng chẳng có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ nhân dân, tôi muốn làm Tổng Bí Thư Đảng để phục vụ được nhiều hơn liệu ông có nhường tôi không?

Có thật ông không có mục đích nào khác? Nhà ông ở bao nhiêu tỷ? Ông đi xe bằng bao nhiêu trâu ở quê ông? Tiền nhà ông có bao nhiêu? nó có bằng lương của ông và con cháu ông cộng lại nhân với tổng số tháng không? Hay còn cộng với một núi bổng,lộc nữa? Con ông sao lại làm ở PMU18 cái tổ quỷ sâu mọt ấy? Con ông, cái tay Nông Quốc Tuấn ấy tiến bộ như thế nào mà được vào uỷ viên Trung ương, Đại biểu quốc hội? Ông dám thề rằng ông không tác động?

Ông có dám thề như sau không: “Tôi Nông Đức Mạnh Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam không có mục đích nào khác ngoài việc phục vụ nhân dân vì vậy tôi chưa bao giờ nhận quà biếu hay một phong bì nào có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên! Nếu sai trời xanh sẽ quật chết tươi tôi đi!)

Nếu có lời thề này của ông trên báo Nhân dân tôi sẽ tin ông hoàn toàn! tin Chủ nghĩa xã hội mà các ông đang xây dựng hoàn toàn!

Sống ở trên đời làm được gì có ích cho dân, cho nước. Còn thì cứ nói dối Dân, dối Đảng, dối Lòng mình thì sống chẳng thừa lắm du!

Liệu ông có biết giờ đây các ông đi nói chuyện mọi người ngồi im lắng nghe như nuốt lấy từng lời là vì sao không?

Họ không nghe một tý nào nội dung ông nói đâu!

Họ giả vờ nghe, vì ở đó có xếp họ, họ sợ sếp họ thù đó thôi!

Thế có phải xếp họ tin ông để bắt mọi người phải nghe không?

Không đâu! Xếp họ phải làm thế là sợ ông thù đó thôi!

Ông sẽ bảo: Thôi xếp họ không tin nhưng mẫn cán thế là đựơc!

Không phải họ mẫn cán đâu! Vì xếp họ qua đánh giá là nó không tin NĐM thì nó sẽ không tin mình nên xếp họ để ý kỹ đấy!

4. Tính hợp lý của đa đảng ở Việt Nam.

Có người nói do dân trí của Việt nam còn thấp không thể thực hiện đa đảng ngay được mà phải chờ thời gian, có lộ trình để dân trí tăng lên đã rồi mới thực hiện đa đảng. Nói như vậy là nguỵ biện! Dân trí của Việt nam trước 1945 (khi đảng cộng sản bắt đầu cầm quyền) không hề kém Sin ga po, Hàn quốc, Thái lan, Đài loan, Malaixia...Miền nam Việt nam trước 1975 dân trí còn hơn Mấy nước kể trên! (Họ thua miền Bắc là do họ giàu không thích đánh nhau mà thôi!)

Vậy là vì đâu đến giờ lại nói Dân trí Việt nam thấp?

Điều gì đã làm cho Dân trí Việt nam thấp?

Trả lẽ đến thế kỷ 21 rồi mà Dân trí Việt nam còn chưa thể đa đảng được? Có nghĩa là Dân trí Việt nam kém các nước tới 3, 4 trăm năm?

Ai nghe cho được!

Hơn nữa Đa đảng chỉ là phương tiện mà thôi. Đa đảng để dân chủ hơn từ đó mọi người hăng hái phấn khởi xây dựng đất nước, tham nhũng không còn đất sống, đầu tư hiệu quả hơn xã hội giàu mạnh con người văn minh, dân trí được nâng cao.

Cũng như bạn có thể đi xe máy, ô tô, hay máy bay đều được miễn tới đích. Tuy nhiên hiện nay phương tiện phổ thông mà 196/ 200 nước trên thế giới đang dùng là đa đảng và họ đi máy bay còn mình thì...toàn TẮC ĐƯỜNG!

Có người nói 1 đảng thôi để ổn định chính trị và phát triển nói như vậy là nguỵ biện!

Đúng là có 1 số nước đa đảng thì không ổn định lắm như Thái lan, Philíppin, Nhật nhưng cái sự không ổn định của họ là không ổn cho các chính phủ tham nhũng (Thái lan, Philíppin), cho các chính phủ điều hành kém (Nhật) còn kinh tế phát triển tốt! Người dân vẫn có sao đâu? Có như Việt nam đâu!

Chúng ta chính trị ổn định ư? ổn định là ổn cho lãnh đạo, cho chính phủ nghĩa là cán bộ làm thế nào thì làm dân không được biết, không ai có ý kiến, còn đời sống của dân thì: “Đừng xây những toà tháp vô nghĩa. Sơ kết 6 tháng đầu năm 2007 về an toàn giao thông, cả nước có tới 6.910 người thiệt mạng. So với 6 tháng đầu năm 2006, số người chết tăng 7,2%. Nếu tính trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm chúng ta đều mất trên dưới 12.000 nhân mạng, chưa kể hàng vài chục nghìn người bị thương. Một con số xót xa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một cuộc họp về ATGT đã phải thốt lên đau xót: Chúng ta mất quá nhiều mạng người, hơn cả trong chiến tranh...” (Lao Động, 23/07/2007)

Các ông có suy nghĩ gì? Khi các cựu chiến binh lên tiếng:

Lạ lùng...

Ngày xưa đạn nổ bom rơi.

Mạng người để đổi lấy đời tự do.

Ngày xưa khói lửa mịt mờ.

Máu người để nhuộm

 sắc cờ vàng son.

Ngày nay bom đạn không còn.

Tự do độc lập

 nước non thanh bình.

Cớ sao hàng vạn dân mình.

Mỗi năm lại phải

 “hy sinh” trên đường?

Mạng người đổi lấy đau thương.

Mạng người đổi lấy

 thê lương lạ lùng???

 TÚ SƯỜN.

Tạp chí cựu chiến binh. số 195 tháng 7.2007

Cả thế giới có 200 nước thì 196 nước đa đảng, Trong đó 100% các nước G8 đa đảng, 100% các nước công nghiệp phát triển là đa đảng!

Từ 2 đảng trở lên cạnh tranh nhau thì được gọi là đa đảng!

Không nên nguỵ biện, đánh tráo khái niệm thô thiển như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi nói với bà con Việt kiều tại Mỹ là không thấy Tổng thống Pháp nói Tổng thống Mỹ: "Ông Mỹ ơi, ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ hai đảng".

Hơn nữa ông Triết không biết đó thôi Mỹ có nhiều đảng chứ: “Đó là đảng Dân Tuý, đảng Greenback, Đảng Cấp Tiến, đảng Độc Lập, đảng Cải Cách, đảng Xanh...Và cả Đảng Cộng sản nữa!

5. Đa đảng không phải riêng có của CNTB!

Hệ thống đa đảng là sản phẩm trí tuệ của loài người không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản!

Tôi không phân tích nhiều vì trước đây sau cái thời chê bai hết lời “kinh tế thị trường” cho nó là sản phẩm lỗi thời của Chủ nghĩa tư bản! Đến khi cần áp dụng nó các ông đã có bài rất hay rằng “kinh tế thị trường” là sản phẩm trí tuệ của loài người không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản!

Vậy giờ đây tôi đề nghị các ông chắp bút hộ tôi bài: Đa đảng là sản phẩm trí tuệ của loài người không phải riêng có của chủ nghĩa tư bản!

Tôi xin cám ơn!

Trong thực tiễn Việt nam đã từng đa đảng! Đa đảng nhưng vẫn cùng quan điểm xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, Và họ đã đưa cách mạng nước ta tiến lên. Sau đó ta đã theo sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản mà hợp nhất.

Theo báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam: “Trước tình hình có đến ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam (Đông Dương cộng sản, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn), Quốc tế cộng sản đã chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm: "hợp nhất các phần tử cộng sản chân chính lại, để thành lập một đảng duy nhất".”

Giờ đây Quốc tế cộng sản không còn! Liên Xô thành trì của CNCS tan dã, hàng loạt nước CNXH đã không tồn tại! Vậy phải chăng Cái sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản là sai lầm?

Chúng ta kháng Pháp dựa vào quốc hội đa đảng! Và giành thắng lợi!

Chúng ta đã xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền bắc phát triển cực thịnh (từ 1946- 1975), đánh thắng đế quốc Mỹ với sự có mặt của đảng Xã Hội và đảng Dân Chủ!

Vậy thì không thể nói ta không thể đa đảng!

Các Lãnh Tụ nghĩ gì?

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu:

“PV:Đại hội VI đề ra phương châm “đổi mới hay là chết”, còn Đại hội X này thì những nguy cơ sẽ hiển hiện?Thưa bác?

Đúng thế! Nếu không tiếp tục làm cho đến nơi, đến chốn thì rất nguy hiểm, Báo cáo chính trị cũng nói “ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng”. Nói vậy là đã giật mình rồi.

PV:Thưa, như ông Lê Huy Ngọ từng nói “vướng trên, vướng dưới” là sao ạ?

Vướng trên vướng dưới là tại chúng ta vì Đảng ta là đảng duy nhất của đất nước.”(Báo Tiền phong,17/04/2006) 

Cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt Khẳng định: "Có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình". "Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào". (BBC, Ngày 14/05/2007)

Cộng sản mới yêu nước hơn ư? Có một bạn trẻ nhận xét thế này: Tội nghiệp cho hai chữ "yêu nước" biết bao, ai cũng muốn dành nó để xử dụng cho riêng mình đến độ tôi không dám nhận mình là người yêu nước. Ai dám bảo các lãnh tụ tư bản hay cộng sản không yêu nước: bên nào lạm dụng từ này nhiều hơn?. Ai dám bảo những lãnh tụ CS khét tiếng tàn bạo đối với dân họ như Pol Pot, Mao, Stalin, cha con họ Kim... không là người yêu nước?. Yêu nước quá đi chứ. Vấn đề làm gì cho đất nước - được hiểu là cho nhu cầu phát triển về mọi mặt của toàn dân - mới là chính.

6. Đa đảng vẫn tiến lên được Chủ nghĩa cộng sản!

 

Nếu thực lòng các ông vẫn tin rằng có Chủ nghĩa Cộng sản, thì tôi xin mách cho các ông con đường tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản mà vẫn áp dụng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập được! Để mong cho nhân dân được tự do, đất nước được phát triển, thế giới họ không chê cười! mà cũng dễ cho các ông!

Trước hết, ta đi nghiên cứu sự hình thành đa đảng ở Mỹ.

Theo giáo trình Thể chế chính trị thế giới đương đại (Nxb chính trị quốc gia 2003, trang 179) Có viết: ...Đầu thập kỷ 90 thế kỷ 18 dưới chính quyền Oasinhtơn, trong chính phủ có hai bộ trưởng quan trọng là Jephesơn, bộ trưởng ngoại giao và Hamiltơn bộ trưởng tài chính. Jephesơn đại diện cho phe dân chủ, chủ trương trao quyền rộng rãi cho các bang, nâng đỡ địa chủ, nông dân, tiểu thủ công đại diện cho quyền lợi các bang miền Nam, đã thành lập nhóm của mình sau đổi thành Đảng dân chủ (bảo vệ giới lao động). Ngược lại Hamiltơn đứng đầu phe liên bang ủng hộ giới công nghiệp, tài chính có xu hướng chống chế độ nô lệ, đại diện cho quyền lợi các bang miền Bắc, đã thành lập nhóm của mình sau đổi thành Đảng cộng hoà (bảo vệ giới chủ)...

Hai đảng nhất trí bảo vệ nền tảng của xã hội tư bản chủ nghĩa.

Như vậy tiền đề để thành lập 2 đảng ở Việt Nam hiện nay cũng gần như giống với ở Mỹ 300 năm trước, cụ thể là:

Việt Nam cũng có phe Miền Nam ngang ngửa với phe Miền Bắc (xét về lực lượng con người và các điều kiện cơ sở kinh tế, đất đai...). Miền nam muốn trao quyền mạnh cho các tỉnh, Bảo vệ giới chủ công nghiệp, tài chính có tư tưởng cấp tiến (Anh Hai Nam bộ)... Miền Bắc lại muốn tập trung quyền lực về Trung ương, bảo vệ giới trí thức, nông dân, bảo vệ giới lao động, có tư tưởng bảo vệ bản sắc văn hoá (Mưu sĩ Bắc Hà)...

Và thực tế ai cũng biết rằng trong các năm qua Thủ Tướng luôn là người Miền Nam, Còn Tổng Bí Thư luôn là người Miền Bắc! còn Miền Trung ở giữa yếu hơn luôn giữ chức Chủ tịch nước ít thực quyền (mà giờ đây cũng đã mất)

Như vậy tiền đề để thành lập 2 đảng ở Việt Nam hiện nay đã rõ!

Hai đảng ở Mỹ bảo vệ nền tảng của xã hội Tư bản chủ nghĩa!

Thì, hai đảng ở Việt nam bảo vệ nền tảng xã hội Cộng sản chủ nghĩa!

Ta tiếp tục đi nghiên cứu khái niệm đảng chính trị cầm quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 227) có viết: "Đảng chính trị ở các nước tư bản là tổ chức tập hợp những người cùng xu hướng chính trị, cùng lợi ích, nhằm giành quyền lực chính trị."

Như vậy ở Việt Nam hôm nay cũng có những người cùng xu hướng chính trị, cùng lợi ích!

 Nguyên nhân có đa đảng?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 226) có viết: “Giai cấp tư sản bao gồm nhiều tập đoàn, nhiều nhóm có lợi ích khác nhau, do đó có những mâu thuẫn nội bộ. Đó là nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa có nhiều đảng.”

Việt Nam có nguyên nhân này không? Hoàn toàn có! Cũng bao gồm nhiều tập đoàn, nhiều nhóm có lợi ích khác nhau do đó có những mâu thuẫn nội bộ! (Ông Nông Đức Mạnh nói không là nói lấy được đấy!) cụ thể:

Trong giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Nxb chính trị quốc gia 2002, trang 369) có viết: “Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng.

Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị vẫn có sự khác biệt, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng.”

Đó là nguyên nhân để có đa đảng ở Việt Nam.

Tính giai cấp? Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 225) Có viết: “Từ khi ra đời đến suốt quá trình tồn tại và hoạt động, các đảng chính trị đều mang bản chất giai cấp rõ rệt”

Như vậy Hai đảng ở Mỹ đều mang bản chất giai cấp Tư sản.

Thì hai đảng ở Việt nam sẽ mang bản chất giai cấp Vô sản.

Còn tên Đảng? Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 226) có viết: “Có đảng tư sản lấy tên là lao động như trường hợp đảng lao động anh nhưng trong thực tế thì đảng lao động Anh chỉ là đảng của giai cấp tư sản Anh” Như vậy đảng cộng sản cũng có thể lấy tên khác nhưng bản chất lại là đảng của giai cấp vô sản Việt nam!

Đa đảng có mất ổn định không?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 226) có viết: "Do có mâu thuẫn nội bộ của bản thân giai cấp vô sản nên các đảng này đại biểu cho lợi ích của các tập đoàn, các nhóm tư bản khác nhau,đấu tranh với nhau. Điều đó đặc biệt được thể hiện trong các cuộc vận động bầu cử để tranh giành chức Tổng Thống, Thủ Tướng để trở thành đảng cầm quyền"

Tranh giành như vậy thì để mất ổn định à?

Không đâu! Các nước làm suốt đó thôi, có sao đâu? Nếu có chỉ là mất ổn định cho các lãnh đạo tham nhũng, năng lực kém mà thôi! vả lại trong 195 nước thì chỉ có 1 số ít nước mới thực hiện đa đảng còn có thế lực muốn độc quyền chính trị cản trở gây ra mà thôi!

Đa đảng không mất ổn định!

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 231) có viết: "Các đảng tư sản, để trở thành đảng cầm quyền, phải lôi kéo được đa số nhân dân thông qua lá phiếu bầu cho các ứng cử viên nghị sĩ quốc hội của mình. Vì vậy, chính trường chủ yếu là nghị trường. Vai trò của quốc hội, của các nghị sĩ quốc hội là rất quan trọng. Quốc hội là nơi tập hợp và đấu tranh giữa các chính kiến khác nhau của các đảng phái khác nhau. Quốc hội cũng là nơi thử thách của các đảng cầm quyền và đảng đối lập."

Vậy đó, Đa đảng thì Vai trò của quốc hội, của các nghị sĩ quốc hội Việt nam sẽ là rất quan trọng! còn không sợ mất ổn định vì chính trường chủ yếu là nghị trường!

Tranh giành như vậy, thì Lợi ích của giai cấp vô sản ai bảo vệ?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 226) có viết tiếp: "Nhưng đó chỉ là những mâu thuẫn nội bộ của giai cấp tư sản còn đảng chính trị nào của giai cấp tư sản cũng là người đại diện lợi ích của toàn bộ giai cấp tư sản nước đó.

Dù đảng nào trở thành đảng cầm quyền thì đường lối đối nội và đối ngoại vẫn phục vụ chủ yếu cho lợi ích của toàn bộ giai cấp tư sản nước đó mà thôi."

Như vậy, 2 Đảng cộng sản cũng chỉ giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của giai cấp vô sản còn đảng chính trị nào của giai cấp vô sản cũng là người đại diện lợi ích của toàn bộ giai cấp vô sản nước đó. Dù đảng nào trở thành đảng cầm quyền thì đường lối đối nội và đối ngoại vẫn phục vụ chủ yếu cho lợi ích của toàn bộ giai cấp vô sản nước đó mà thôi.

Việt Nam khi giàu có hơn Mỹ, Anh, Pháp, Nhật thì vẫn cứ lên Chủ Nghĩa cộng sản! Không cần đợi họ làm gì!

 Chế độ Cộng sản chủ nghĩa được bảo vệ như thế nào?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 227) có viết: "Giữa các đảng thường có mâu thuẫn, phản ánh mâu thuẫn về lợi ích giữa các tập đoàn, các nhóm tư bản khác nhau. Nhưng họ đều có mục tiêu thống nhất là bảo vệ lợi ích chung của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa"

Vậy thì tốt rồi Các đảng Cộng sản cũng sẽ thế đều có mục tiêu thống nhất là bảo vệ lợi ích chung của giai cấp vô sản, bảo vệ chế độ Cộng sản chủ nghĩa!

Thực hiện sự chuyên chính Vô sản như thế nào?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 227) có viết: "Các đảng chính trị tư sản và nhà nước là hai nhân tố cơ bản trong hệ thống chính trị mà giai cấp tư sản nắm lấy để lãnh đạo và quản lý xã hội thực hiện sự thống trị giai cấp của mình bằng pháp luật."

Vậy thì giai cấp vô sản cũng nắm lấy Các đảng chính trị cộng sản và nhà nước để lãnh đạo và quản lý xã hội thực hiện sự thống trị giai cấp của mình bằng pháp luật hay nói cách khác là thực hiện chuyên chính Vô sản!"

Có giữ vững được vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản không?

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 234) có viết: "Để giữ vững được vai trò lãnh đạo của mình, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, các đảng tư sản cầm quyền đã chú trọng giải quyết tốt những nhân tố cơ bản sau đây:

Một là, giữ vững sự lãnh đạo chính trị cứng rắn, quản lý bằng hiến pháp và pháp luật có hiệu quả của nhà nước pháp quyền!

Hai là, xây dựng nền kinh tế năng động, phát triển.

Ba là, xây dựng được nền giáo dục ở trình độ hiện đại.

Bốn là, giữ vững ổn định xã hội."

Vậy đó, cả bốn điều này chế độ 1 đảng cộng sản ở Việt nam đều không làm tốt! Ý thức tuân thủ pháp luật từ Lãnh đạo, cán bộ công chức đến người dân đều kém ("Nhà dột từ nóc" mà). Kinh tế nghèo nàn nhất thế giới, số % tham nhũng tăng nhanh hơn số % tăng trưởng kinh tế. Giáo dục thì tồi tàn. Chỉ còn sự ổn định xã hội luôn luôn được đem ra để hù doạ nhân dân, nhưng với người hiểu biết thì đó là sự ổn định trong kìm kẹp, nó có thể bung ra bất cứ lúc nào!

Sự ổn định đó đã được JJ.Rousseau mô tả từ 300 năm trước đây: “Và dân chúng sẽ được gì nếu ngay cả sự yên tĩnh cũng chỉ là yên tĩnh trong nghèo khổ? Nằm trong ngục tối người ta vẫn thấy yên tĩnh. Cái yên tĩnh ấy có ai thích thú? Dân Hy Lạp bị giam trong hang của thần Cyclope cũng sống yên tĩnh để chờ ngày bị thần ăn thịt.”

Tăng cường dân trí!

Ngoài các mục tiêu trên các đảng chính trị của giai cấp tư sản còn có nhiệm vụ: "Góp phần vào việc hình thành ý chí chính trị của nhân dân" - Giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 227)

Vậy đó Đảng cộng sản Việt nam hiện nay chỉ có một mình nên không:

"Góp phần vào việc hình thành ý chí chính trị của nhân dân." Nên dân ta mới thiếu ý chí chính trị mà các nhà "Cộng sản học" đổ cho là dân trí thấp, vậy nếu cứ ngồi đợi mà không có giải pháp nâng cao dân trí thì đợi đến bao giờ để dân trí cao?

 Đa đảng có sợ tư bản bóp chết cộng sản không? Không!

Vì theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 228) có viết: "Cái gọi là đa nguyên chính trị, biểu hiện thành đa đảng, các đảng đều có quyền tự do tranh luận, ứng cử, tranh cử v.v về thực chất thì đều là nhất nguyên chính trị. Vì tất cả các đảng này đều từ một nguồn gốc, một mục đích là thực hiện lợi ích và quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với xã hội, đối với nhân dân lao động. Các đảng cộng sản bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoặc bị hạn chế không cho tác động đến lợi ích và quyền lực tư sản thống trị."

Vậy thì tốt rồi chế độ cộng sản cũng thực hiện đa nguyên chính trị, biểu hiện thành đa đảng, các đảng đều có quyền tự do tranh luận, ứng cử, tranh cử v.v về thực chất thì đều là nhất nguyên chính trị. Cũng thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp vô sản đối với xã hội, đối với giai cấp tư sản hủ bại! Cũng đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoặc bị hạn chế không cho các đảng tư sản tác động đến lợi ích và quyền lực vô sản thống trị!

Bầu cử đa đảng thì đảng cộng sản thua thì sao?

Không thể thua! Vì theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 230) có viết: "Về hình thức thì các cuộc vận động bầu củ trong cơ chế đa đảng chính trị là rất "dân chủ". Nhưng thực chất, luật bầu cử nào cũng bảo đảm cho các đảng tư sản giành thắng lợi."

Vậy đó luật bầu cử của Cộng sản cũng sẽ bảo đảm cho các đảng cộng sản giành thắng lợi!

Bầu cử đa đảng sẽ chống được nạn Chạy chức chạy quyền!

Theo giáo trình Chính Trị Học (Nxb chính trị quốc gia 2000, trang 230) có viết: "Để giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, đảng nào cũng đặc biệt coi trọng tuyển lựa đại biểu để bố trí vào các cương vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp)".

Vậy đó đúng như Cách đây 300 năm Montesquieu đã định nghiã:

"Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến." (Bàn về tinh thần pháp luật.Montesquieu) 

 

Có lẽ chắc chắn Montesquieu không thuộc "thế lực thù nghịch" với CNXH ở Việt Nam! Vì khi ông chết thì CHXHCN Việt Nam chưa ra đời!

 Đó là lý thuyết của người xưa, còn thực tế hôm nay thì Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã phát biểu tại quốc hội: ''Ta cứ mang danh XHCN, ưu việt hơn nhưng đại biểu Quốc hội của họ gần dân hơn ra''. Đơn giản vì ''đại biểu của họ sợ không được tín nhiệm của cử tri, đến kỳ họ không bầu cho nữa''.(Vietnamnet, 4/4/2006)

Vậy đó, Lý luận về đa đảng là vậy! Các Giáo sư - Tiến sĩ, những nhà lý luận đại tài của Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc), đã bỏ công nghiên cứu, sáng tác và đã qua bao vòng kiểm duyệt gắt gao, suy đi tính lại của những cây đa cây đề trong Hội đồng lý luận Trung ương và được Nhà xuất bản chính trị quốc gia chính thống phát hành!

Liệu có đáng sợ không! Hoàn toàn không!

Áp dụng nó thì chế độ được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng cao, kinh tế xã hội được phát triển có thể sánh vai với các cường quốc năm châu! Còn khư khư giữ chế độ kiểu một đảng thì nhân dân mãi lầm than, đất nước luôn lệ thuộc ngoại bang rồi sẽ đến ngày cách mạng nổ ra, khi đó đầu rơi máu chảy là tất yếu!

Các ông nên nhớ đợt lũ của nhân dân sẽ: "Lũ dữ là "sản phẩm" của chúng ta: Cần tránh tư tưởng nghe những nguy cơ tiềm ẩn thì thấy quá xa, nghe những mất mát trước mắt thì cứu trợ tức thời rồi quên mất trách nhiệm phải làm gì để những cơn lũ, trận bão sau không gây thiệt hại lớn hơn...", ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khuyến cáo. Nhân đợt lũ lụt ngày 4-8/10/2007, làm hơn 50 người chết và ngập chết hơn 130.000 ha cây trồng, 6000 ngôi nhà bị sập đổ, ngập chìm hơn 50.000 ngôi nhà.(VnExpress,8/10/2007)






Xin chào Quyết thắng!



Trung Ngôn
09/10/2007
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn