BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73345)
(Xem: 62242)
(Xem: 39427)
(Xem: 31174)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Nguyễn Tiến Trung và bài thơ tự bạch

15 Tháng Bảy 200912:00 SA(Xem: 925)
Nguyễn Tiến Trung và bài thơ tự bạch
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Chiều 7-7 -2009, tôi bàng hoàng nghe tin Trung bị bắt, cũng bàng hoàng như mỗi lần nghe cha Lý, Lê thị Công Nhân, Lê thị Kim Thu hay bất kỳ ai trong ngôi nhà dân chủ Việt Nam lần lượt rơi vào tay đảng quỷ.



Trước đó không lâu, tôi nghe tin Trung về nước, điều này quả là một sự lạ. Đa phần cánh du học sinh, được sang Tư Bản "giãy chết" là..."chết dí "luôn vì nhận thức được sự ưu việt gấp triệu lần hệ thống xã hội chủ nghĩa ( trong khi đảng tuyên truyền ngược lại)... Là người học giỏi, tài cao, biết cả tiếng Anh và Pháp, lại ý thức được sự hơn hẳn của hai nhà nước, hai chế độ, vốn như hai đầu của sự vơi, đầy, nóng, lạnh, như đêm tối và ánh sáng, tự do với độc tài, lạc hậu và tiến bộ, nghèo đói và văn minh v.v Sao Trung không ở lại miền đất hứa như bao nhiêu du sinh khác, lại chọn lối về đầy bùn lầy, gai góc? khiến tôi không hiểu nổi.

Rồi tôi nghe tin Trung bị gọi nghĩa vụ quân sự...Quả là trò hề của nhà nước mù loà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cố tình nhốt tư tưởng tự do dân chủ của Trung trong bóng tối độc tài, đặc biệt trong vòng vây bảo thủ của 10 lời thề trong quân đội, mà lời thề đầu tiên là "trung với đảng, hiếu với dân", bắt Trung dẫu không phải đi tù cũng là một thứ tù giam lỏng, cả về tư tưởng cũng như thể xác. Xưa nay kỷ luật quân đội đã là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với lớp trẻ. Với người mang nặng Tư tưởng " đa nguyên, đa đảng" như Trung, càng khắc nghiệt hơn, từ việc ăn đúng kẻng, làm đúng giờ, ngủ đúng quy định, đi bộ cả chục km trong điều kiện nóng như thiêu hoặc rét run lập cập... một thư sinh như Trung khó có thể vượt qua...Thật không ngờ, giữa đất cằn đá sỏi chông ai, ý chí tư tưởng của Trung vẫn bay lên, ngời sáng, làm đảng tối mặt, phải ra lệnh đuổi Trung ra khỏi quân đội để có cớ bắt Trung chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó

Từ chỗ băn khoăn, khâm phục đến chỗ đau xót xen lẫn tự hào, tôi vào google lần tìm mọi dấu vết của Trung để lại, từ ảnh chụp, bài viết, giấy khen v.v không ngờ tìm được bài tự bạch của Trung và sững người khi đọc nó

Ta sẽ về chốn cũ
Nơi lang sói (*1) rập rình
Giữa muôn ngàn thử thách
Lòng ta vẫn kiên trinh.
 
Quê hương còn đau nặng (*)
Đâu lẽ ta đứng nhìn ?
Gian nan đời nước nhỏ (*2)
Đâu lẽ ta lặng im ?
 
Chân dẫm muôn ngàn nẻo
Qua cả vạn dặm đường
Tự do nơi đất khách
Dân chủ – mộng đêm trường.
 
Đi tìm người đồng chí
Phối hợp cả trong ngoài
Vận động nơi quốc tế
Hướng về một ngày mai.
 
Đường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên…

Lập tức tôi nhìn ra Trung dưới góc độ mới lạ, rực rỡ và trân trọng xiết bao. Như bao nhiêu bậc anh hùng ở thời đại trước, Trung không tìm nơi sung sướng cho mình mà tự nguyện trở về để dấn thân vào cuộc tranh đấu một mất một còn cho một nền dân chủ non trẻ của nước nhà, dẫu biết rằng đường đi còn đầy gai góc, có thể còn cả còng số 8 của độc tài nhưng vì lý tưởng của tuổi trẻ, vì tương lai dân tộc, vì lợi ích của 87 triệu người dân mà Trung sẵn sàng từ nơi sung sướng về nơi ngục tù, dẫu cho thân này có bị độc tài kìm kẹp, Dẫu bao kẻ tiểu nhân kiếm cớ hành hạ, cưỡng ép người quân tử đi chăng nữa, cũng không bẻ gẫy được ý chí làm người của Trung

Ta sẽ về chốn cũ
Nơi lang sói (*1) rập rình
Giữa muôn ngàn thử thách
Lòng ta vẫn kiên trinh.

Cả bài thơ là một sự toả sáng chí khí làm người của Trung, như những tư tưởng lớn mà tôi đã bắt gặp ở các vị tiền bối:

Quê hương còn đau nặng (*)
Đâu lẽ ta đứng nhìn ?
Gian nan đời nước nhỏ (*2)
Đâu lẽ ta lặng im ?

...Giữa đất khách quê người nơi xứ sở tự do, trong giấc ngủ chập chờn tỉnh thức, trái tim Trung vẫn hướng về đất mẹ, luôn khao khát dân chủ tự do sớm đến với mảnh đất quê nhà, nơi Trung sinh ra và lớn lên đặc biệt là quê nội của Trung - Thái Bình, nơi đang còn rên xiết vì trăm thứ thuế, vì vạn nỗi đau của thời hậu chiến:

Chân dẫm muôn ngàn nẻo
Qua cả vạn dặm đường
Tự do nơi đất khách
Dân chủ – mộng đêm trường.


Con đường Trung đi là con đường cách mạng, cũng là con đường khai sơn phá thạch của các bậc tiền nhân thuở trước...Dù vất vả bao nhiêu , dù phải bảo vệ lẽ phải trong đơn độc, như cánh đại bàng bay ngược chiều gió, gặp bão quẩn gió quanh, mây đen của độc tài trút xuống, đài bàng vẫn lao đi, vẫy cánh ngang trời, không chút phân vân, không chịu dừng lại :

Đi tìm người đồng chí
Phối hợp cả trong ngoài
Vận động nơi quốc tế
Hướng về một ngày mai.

Đường gai góc sẽ nở đầy hoa thắm. Hiểu rõ con đường mình đi, hiện tại tuy đang quanh co trong bóng tối độc tài, nhưng sẽ đến lúc mặt trời dân chủ bừng sáng soi trước mặt, xuống đầu 87 triệu người dân Việt Nam, nên Trung mạnh dạn dấn thân nhập cuộc

Đường đi còn gian khổ
Nhưng chân cứng đá mềm
Trong hoàng hôn đã thấy
Một mặt trời mọc lên…


Bài thơ chính là nỗi lòng bộc bạch trinh nguyên trong sáng của Trung. Một thanh niên đất Việt 26 tuổi.

Chắc chắn trong tù ngục cộng sản, Trung không lẻ loi, đơn độc. Đã có hàng triệu người đứng bên Trung, tạo thành "tập hợp dân chủ đa nguyên" để bảo vệ Trung trước bạo lực, cường quyền, cũng là bảo vệ lẽ phải, sự sống cho "mặt trời kiên trinh " của dân tộc Việt Nam bừng sáng

Khâm Thiên - những ngày chờ bão nổi
Trần Khải Thanh Thủy


Phần chú thích của Nguyễn Tiến Trung
(*) “Lang sói” để chỉ những người có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật, lợi dụng chức quyền để ức hiếp dân
(*) Lấy ý từ bài hát “Quê hương đau nặng“ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn