BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73240)
(Xem: 62215)
(Xem: 39397)
(Xem: 31149)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngồi buồn lại nhớ Bút Tre

05 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 903)
Ngồi buồn lại nhớ Bút Tre
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Bút Tre tên thật là Đặng văn Đăng (1920-1987), quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, nay là huyện Sông Thao, Phú Thọ. Đỗ tú tài triết học, viết báo trước 1945 ký tên Lục Y Lang, sau thời kỳ làm công tác ngoại giao ở Ru Ma Ni về, ông làm việc tại cung văn hoá Phú Thọ. Làm thơ theo kiểu ca dao, hò vè, cốt sao có nội dung gắn liền với thời sự ở địa phương, nhiều người không hiểu cho rằng thơ ông thông minh, hóm hỉnh, nhờ đảo lộn cấu trúc lục bát, thay đổi vần vè, bắc cầu táo bạo từ câu trên xuống câu dưới v.v… Kỳ thực thơ ông là một sự tùy tiện, không tuân theo bất cứ nghiêm luật nào nên rất ngây ngô, tức cười. Tuy nhiên sự thành công của ông lại là sự ngộ nghĩnh, gây cười, dễ nhớ, dễ làm, chính vì thế mà số người hưởng ứng rất đông. Cả nước từ trẻ đến già gần như ai cũng có thể bắt chước được, đà bay của người bay sau thường rộng hơn đà bay của người bay trước, nên Bút Tre rởm lại có sự thông minh hơn hẳn Bút Tre thật, mà vẫn không mất đi tính hồn nhiên vốn có của nó. Ví dụ "Tra lửa làng quê", ông viết:

 Trăm năm ở một làng vè Nghìn câu lục bát mấy đề vè nôm Khi khuya sáng lúc hồi hôm Bà con kể lại xóm thôn vọng lời Bút Tre nối bước những ai Một dòng thơ mở đường quai kể vè Năm năm dân dã lắng nghe Một Bút Tre thành vạn bút tre các làng

 Cũng bằng cách kể theo kiểu ca dao hò vè dễ dãi như vậy, Bài một ngày của Phú Thọ, ông viết :

 Bút Tre ngồi ngẫm tàn canh Cho mai bén trúc cho anh bén nàng Tứ thơ thấu khắp dân làng Đưa chàng cập bến vui chàng đó đây Qua sông bao chuyến đò đầy Mỗi ngày công việc đổi thay hoàn toàn Nhịp sống mới ai lo cho hết Lòng người ta hồ biết đến cùng Một vùng trời đất soi chung Đẹp tươi hình nhả trăm vùng nên gương Bút Tre chúc bạn lên đường Thơ ngâm ngợi khúc lòng vương vấn lòng

 ( 1961 )

 Một số trang di cảo mà ông chưa kịp đề tên bài cũng thể hiện rõ sự ngây ngô vụng về trong cách sử dụng luật bằng trắc, câu cú, ngôn từ:

 Bút tre văn nghệ không thừa nhận Thân bao bịa đặt cá nhân xuyên, Nỗi oan trái đâu cần ai rửa Góc trời vằng vặc ánh trăng riêng

 Nếu được quyền chú thích, hẳn phải viết thêm chữ tạc vào cuối câu thứ hai để làm rõ ý thơ ông, nghĩa là một người làm công tác văn nghệ lấy bút hiệu bút tre như ông không thừa nhận sự bịa đặt và xuyên tạc của mọi người về cá nhân ông, chỉ vì không thể làm thơ mà chỉ quen viết văn xuôi lại muốn ghép lại cho vần buộc lòng ông phải bỏ chữ tạc đi, thành một thứ nửa ăn nói, nửa văn vần như vậy.

 Sự dễ dãi trong thơ ông còn được thể hiện nhiều lần trong các câu :

 Hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về Cờ hoa sáng rực trời quê Nhà nhà phấn khởi hả hê nhà nhà Cùng nhau hát khi hoàn ca Bài ca giải phóng sáng loà Điện Biên Hoan hô đại tướng Võ Nguyên...

 ( Trường ca Điện Biên )

 Quả là khen nhau kiểu ấy bằng mười lần hại nhau, cả Việt Nam chắc chắn chỉ nhà thơ tầm cỡ Bút Tre mới dám gọi đại tướng là "Giáp ta" theo kiểu nôm na dân dã như thế, như thể nói về một cậu bé tên Giáp nào đó chi trò đánh trận giả, phất cờ bông lau ở rìa làng vậy. Còn đối với vị đại tướng tên tuổi lừng lẫy Điện Biên, ngay cả kẻ bại trận, thua đau cũng kính cẩn gọi ông là Tướng Giáp thay vì gọi đầy đủ cả chức vị họ tên kia mà.

 Sự bắc cầu dễ dải tuỳ tiện, bất chấp nghiêm luật của ông được những "Bút tre phẩy" hồn nhiên bắt chước thể hiện đầy táo bạo, nghịch ngợm :

 Hoan hô tổng thống Gioóc Ba Chốp ngay cả hội san toà cộng san

 Hay:

 Anh đi công tác pờ lây Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra Còn em nằm lại buôn ma Thuột đi thuột lại với cha láng giềng

 Hoặc tức cười hơn cả Trạng Quỳnh thời xưa:

 Em đi công tác đo Côn Lôn rộng bát ngát bồn chồn chờ anh

 Hay:

 Hoan hô lực sĩ Lưu Trùng Dương vật nổi tiếng khắp vùng gần xa

 Quả là ông tổ của làng cười, người được mệnh danh sao sáng xứ Thanh cũng phải gọi bằng cụ khi thơ ông chỉ là một sự he hé tài tình chứ đâu có bạo gan bạo bút đến cỡ này:

 Này lời giáo Thụ gửi về quê Nhắn nhủ bà mi chớ ngứa nghề Cõi Bắc anh mang thằng củ lẳng Miền nam em giữ cái chai he Hãy còn vưng vít như hang thỏ Hay đã tô hô quá lỗ trê Dù có thế nào đành chịu vậy Hai ba năm nữa đợi anh về

 ( Đùa vợ giáo Thụ )

 Cùng là sự chết hay cái chết, song sức công phá trong tiếng cười của Bút Tre có tác dụng hơn hẳn so với bà chúa thơ Nôm, khi bà viết:

 Văng vẳng bên tai tiếng khóc chồng Thương chồng nên nỗi khóc tỉ ti

 ( Bỡn bà Lang khóc chồng )

 Thơ ông đôi khi mang tác dụng ngược

 Bỗng nghe một tiếng xoẹt ngang Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần

 Hay ca ngợi đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng vậy:

 Anh Thanh ơi hỡi anh Thanh Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng

 Một số bài thơ của ông qua truyền khẩu đã trở thành sản phẩm của công chúng, đọc lên ai cũng bấm bụng cười, điển hình nhất là "Bắt giặc lái":

 Giặc Mỹ leo thang đến Phú Tho Na pan đốt cháy cả rừng co (cọ) Sẵn sàng chiến đấu chị em bắn Rớt trước tay mình một dù đo (đỏ)

 Bài này Bút Tre ứng khẩu vào chính đêm Mỹ bắn phá vào khu vực cơ quan ông ở Mai Thọ. Vẫn những địa danh quen thuộc là rừng Cọ, Phú Thọ, hay dù đỏ vào thơ ông bị mất dấu lại tăng tính ngộ nghĩnh, khiến sáng hôm sau chị em bấm nhau cười nghiêng ngả, một bo mười, mười bo trăm, một nhà thơ dân gian nào đó nhanh trí rút ngắn bài thơ lại để tăng thêm hiệu quả tiếng cười:

 Chị em phụ nữ tài thay Bắn tàu bay Mỹ rớt ngay tay mình

 Sức công phá và "điểm huyệt" còn tăng gấp bội khi một Bút Tre nào đấy, bạo miệng sửa lại chữ "tay" trong bài thơ thành chữ "cửa" để câu thơ mang tính lấp lửng hai mặt như bà chúa thơ Nôm từng làm:

 Chị em phụ nữ tài thay Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa mình

 Vừa là cửa ngôi nhà mình đang ở, cũng là cửa đó trong thơ Hồ Xuân Hương, cửa do tạo hoá tạo ra trên cơ thể chị em mà bất cứ người đàn ông nào từng làm chồng, làm cha cũng phải qua.

 Giai thoại còn kể rằng, thời là trưởng ty văn hóa, phát hiện ra anh Nguyễn Lộc, xã viên hợp tác xã Mông Nguyên, có năng khiếu đặc biệt về khảo cổ, ông ra quyết định chuyển về làm cán bộ, trong khi anh Lộc còn chần chừ, ông phê luôn hai câu thơ động viên:

 Chú về công tác bảo tàng Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho

 Đọc xong, ông Lộc vui vẻ từ gia xóm thôn lên đường. Sau này khi kể lại bước ngoặt lớn lao của cuộc đời mình, anh không quên đọc lại hai câu Bút Tre viết, khiến ai cũng cười lăn cười bò. Có người còn đùa: "May ông ấy viết là bảo tàng đấy, nếu là bảo tồn, thì khó gieo vần lắm, mà đời chú xem ra cũng thoát khỏi cảnh nắng cực rồi, như thơ Hồ Xuân Hưng tả đấy"

 Đang cơn Nắng cực chửa mưa tè, Rủ chị em ra tát nước khe

 Giữa đồng ruộng xóm thôn nơi hợp tác xã cần phải rủ chị em ra tát nước khe theo kiểu "nhất âm bất sinh, nhất dương bất trưởng" chứ giữa làng bảo tồn (nói lái ) thiếu gì gầu "ba góc vụm" mà lo.

 Ngồi buồn nhớ ông, người viết bài này chỉ còn biết mượn thơ Nguyễn Công Trứ nhại cho vui, cũng là khép lại bài viết nhỏ này:

 Ngồi buồn lại nhớ Bút Tre Khi vui muốn khóc buồn ghê lại cười Kiếp sau xin cứ làm người Làm Bút Tre đứng giữa trời… Phú Tho (!) Giữa vùng đồi núi rừng co Chị em ta bắn dù do lộn nhào
Trần Khải Thanh Thủy

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn