BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73219)
(Xem: 62211)
(Xem: 39388)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ngày Xuân Nghĩ về Dòng Văn Học Phồn Thực

22 Tháng Hai 200812:00 SA(Xem: 857)
Ngày Xuân Nghĩ về Dòng Văn Học Phồn Thực
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Giữa những ngày bận mải, lặn ngụp trong cô đơn thần thánh, tìm ý tưởng đề tài cho trang viết, bỗng dưng tôi phát hiện ra dòng văn học phồn thực chảy ngồn ngộn trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, đặc biệt là câu đố cổ, từng tồn tại hàng ngàn năm nay. Dưới sức áp chế, kiềm toả của Nho Giáo, Đạo Khổng, nó vẫn ào ạt chảy trong huyết mạch dân tộc, lúc âm thầm, rỉ rả, lúc cuồn cuộn, da diết...và hiện tại, trong dòng chảy của kinh tế thị trường, đầy thực dụng và tỉnh táo, nó vẫn sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại là hàng rào ngăn cách mấy ngàn năm để tìm về với thế hệ hậu sinh chúng ta... Qua bao la không gian và dằng dặc thời gian, từ trường và sức hút của nó vẫn giữ nguyên dáng vẻ tươi rói, sống động và phồn thực ban đầu.
 
Nói về bắp ngô, các cụ tả:
 
Tụt quần trong
Tụt quần ngoài
Trong có hạt...

 
na mà thật lỡm, vừa chỉ bắp ngô cụ thể, vừa ám chỉ hành động vốn dĩ rất dung tục song không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
 
Đôi mắt - cưả sổ tâm hồn, sản phẩm tối cao của thượng đế, nơi chứa chất, lấp lánh bao sự rạng ngời tinh tú nhất của loài người từ trước tới nay, cũng bị dòng văn học phồn thực ngồn ngộn đè ra mà nhấn nhá:
 
Trên lông,
Dưới lông
Đêm nằm...
Chồng chất!

 
Kể về người đàn bà mất trinh tiết, Nguyễn Du mượn hình ảnh đoá trà mi để bóng gió xa xót:
 
Tiếc thay một đoá trà mi
Con Ong đã tỏ đường đi lối về


Trong dân gian, cũng như câu đố cổ, dòng văn học phồn thực lại mượn hình ảnh người đàn bà không chồng buông tuồng hư hỏng để đố về quả cau:
 
Già thì đặc bí đặc bì
Con gái đương thì rộng tuếch tuềnh tuênh


Đố tục giảng thanh, hình ảnh trẻ con bú mẹ, dưới đôi mắt phồn thực của người dân thật không bắt bẻ, chê trách vào đâu được:
  
Một người nằm, một người ngồi
Ngậm vào sướng lắm em ơi
Rút ra đánh choách, miệng cười... toét toè loe

 
Mọi đồ vật, hiện tượng lớn, nhỏ trong đời sống sinh hoạt thường ngày, trong nhà, ngoài đường, từ cái chổi quét nhà, bình đựng vôi con chuột, cối giã gạo áo tơi v.v… dưới cái nhìn phồn thực của dân gian bỗng trở nên ngộ nghĩnh, sống động và thật tức cười:
 
Của tôi tôi để đầu hè
Xăm xăm anh đến anh đè tôi ra
Nín thinh tôi chẳng nói ra
Anh làm ướt át người ta thế này?


Nghĩ đến nát óc vẫn không hiểu nổi cái động tác đè, nghiến, ướt át ấy là gì ? Tưởng đâu như một sự hoá thân của tình yêu giưã một đôi trai gái, ai ngờ nhìn vào phần giải đố mới biết là...bé cái nhầm, chỉ đơn giản là hòn đá mài vô tri vô giác nằm lăn lóc nơi đầu hè, góc bếp. Năm bữa nửa tháng hoặc ngày sóc, ngày vọng, tiệc tùng to nhỏ mới có người cầm dao đến mài mà thôi, có gì ghê gớm đâu?

Hành tỏi, vốn là thứ gia vị thường dùng trong những ngày giỗ tết, lễ nghĩa, đầy linh thiêng trang trọng, dưới con mắt trần tục của người dân cũng nhuốm màu phồn thực, đến mức khó có thể hình dung:

Vừa bằng trái quýt
Lỗ đít có lông
Đến ngày giỗ ông
Đem ra làm thịt


Công việc bình thường của chị em, ngoài ruộng đồng bếp núc, con cái, nhà cửa còn là kim chỉ, vá may, nữ công, gia chánh... Hãy xem các cụ tả lại công việc xâu chỉ, luồn kim này, thật chẳng bình thường chút nào:
 
Chấm chấm mút mút
Đút vào lỗ trôn
Hai cái lông thò
Cái dài cái ngắn


Riêng các loại bánh rán, bánh dày, bánh trôi cũng đủ loại, đủ kiểu phồn thực khác nhau, thoạt nghe tưởng như hoạt động tính giao trong buồng the của các đôi vợ chồng trẻ:
 
Mình tròn, da lại trắng tinh
Hễ nóng đến mình thì...ưỡn vú ra


Và:
 
Bì bà bì bạch
Trắng bạch như cò
Ôm lưng, bóp vú
Kéo co lên giường


Rồi:
 
Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội


Điếu bát, điếu cày vốn là bạn thân thiết của các lão nông tri điền xưa nay, tưởng khô khan, vô thức cũng trẻ trung, thăng hoa bất tận như hình ảnh ái ân vợ chồng trong những đêm động phòng hoa trúc:
 
Lỗ trên toét toè loe
Lỗ dưới toét toè loe
Anh bịt lỗ dưới, anh đè lỗ trên
Cô mình thích, cô mình rên
Đã vừa mệt nhọc lại thêm tốn tiền


Ở độ tuổi "thiên tri mệnh" đã và đang cút kít về già hoặc chống gậy khươ vào...hoàng hôn còn hùng hồn, quyết chiến như vậy, không rõ ở độ tuổi thanh niên: Yêu không biết mệt, tắm không biết rét, nhìn vợ là chỉ thích làm yêu, còn hùng hồn, phồn thực đến đâu? Hãy xem các cụ mượn hình ảnh chiếc điếu bát để miêu tả hành động say thuốc còn hơn say người này:
 
Lưng tròn vành vạnh, đít bảnh bao
Mân mân, mó mó, đút ngay vào
Thuỷ, hoả ...tương giao sôi sình sịch
Âm, dương... nhị khí sướng làm sao (!)


Ngoài đồ dùng, công cụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống của mỗi người, các đấng trượng phu cũng là hình ảnh chủ đạo để những ý niệm phồn thực chĩa vào, qua các hành động, việc làm cụ thể.

Ví dụ tả bễ lò rèn:
 
Một ông ngồi ghế
 
Một ông cậy thế
Một ông cậy thần
Một ông tần ngần
Đút bòi vô bếp


Hay khi tả cây chuối có bẹ:
 
Người thì cao lớn trượng phu
Đóng chục cái khố, trật cu... ra ngoài


Tính chất, đặc điểm của vật dụng hàng ngày cũng bị dòng văn học phồn thực đem ra để so sánh, ví von, châm chọc với sự ấy, cái ấy, vốn chỉ có nơi “chướng rủ, màn che” giữa hai vợ chồng:
 
Có đầu mà chẳng có đuôi
Có một khúc giữa, cứng thôi... lại mềm
(Đòn gánh)
Sự trở về nguồn cội, dưới con mắt hoà đồng nguyên thuỷ, đánh đồng giữa thiêng và tục, giữa thiên nhiên cây cỏ, hang động trong thiên nhiên hoang dã nơi diễn ra đời sống hàng ngày với hang động khe kẽ bí ẩn trên cơ thể con người, do tạo hoá nặn tạo ra là một nét đặc trưng đáng yêu, dễ nhận thấy của tổ tiên chúng ta, khi nho giáo Đạo Khổng chưa chiếm vị trí độc tôn trong lòng xã hội phong kiến lúc bấy giờ, con người còn sống cuộc đời hồn nhiên hoang sơ mê muội... Chả thế ngay một miếng đất đẹp, có vị thế cao, gần sông, gần chợ hoặc ngay lề đường đông người qua lại, thường được chọn dùng để làm nhà hoặc xây cất mồ mả ông bà cha mẹ cũng được nhân cách hoá thành cái ấy, cái nọ cho dễ nhớ:

Khum khum hình vó,
Chẳng nó thì ai ;
Thè lè lưỡi trai,
Chẳng ai ngoài nó


Hay như câu đố dân gian mà cụ Nguyễn Tuân đã có lần kể lại trong bài: “Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương”:

Múi bưởi, hạt hồng, rễ củ ấu,
Nhìn thì thèm, cho ăn thì giận


Còn nhiều lắm những ý niệm phồn thực mà vì trang viết có hạn, xin được đề cập với bạn đọc ở những bài viết sau...Nếu có gì sa đà, sơ xuất, rất mong được bạn đọc thể tất, chỉ giáo thêm.

Trần Khải Thanh Thủy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn