BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73316)
(Xem: 62231)
(Xem: 39419)
(Xem: 31165)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Chùm bài do Hồ Xuân Hương sửa lại

10 Tháng Hai 200712:00 SA(Xem: 825)
Chùm bài do Hồ Xuân Hương sửa lại
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Đánh đu [1]

Bốn cột (2) khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật (3)
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân có biết xuân chăng tá (4)
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không (5).

(1) Cuộc vui chơi đón xuân theo tục lệ đầu năm ở Tứ Xã, nơi Xuân Hương về làm vợ Tổng Cóc.

(2) Bốn cột: Bốn cây tre trồng làm cây đu. Ở "Xuân Hương thi tập" và một số bản in trước 1930 đều là "tám cột" ?! Về nguyên tắc, đu phải trồng cột kép, hơn nữa còn ám chỉ bốn cặp tay, chân của hai kẻ đánh đu. Nếu chỉ là đôi hàng chân ngọc duỗi song song mà không có đôi hàng tay ngọc bám song song, sao có thể tạo thành động tác nhún, đu bay bổng tuyệt đẹp được ?

(3) Cật: (Tiếng cổ) là lưng.

(4),.(5): Cuối vụ chơi xuân, các cột đu được nhổ đi, còn trơ lại các lỗ. Xuân Hương mượn hình ảnh này để nói về thói vô tâm đáng trách của đàn ông. Khi tình yêu đã hóa thân vào các động tác tính dục ngàn đời, đầy no đủ, thoả mãn rồi: "Trai đu gối hạc khom khom cật. Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới. Hai hàng chân ngọc duỗi song song... liền "ôm cột" lẳng lặng bỏ đi, mặc các lỗ trống sâu hun hút trong tâm hồn, tình cảm, cũng như nơi bản thể người con gái.

Bài này thấy có chép trong Hồng Đức Quốc âm thi tập (cuối thế kỷ XV). Từ một bài thơ mang tính chất nghi lễ cứng nhắc, dùng chen vào mấy từ của thời cổ, được Hồ Xuân Hưng động bút, trở thành thi phẩm duyên dáng, mềm mại, mang phong cách Xuân Hương:
Bốn cột lang nha ngắm để trồng
Ả thì lên đánh, kẻ còn ngong
Tế hậu thổ khom khom cật,
Vái hoàng Thiên ngửa ngửa lòng.
Bốn bức quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc đứng song song.
Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy
Nhổ cột đem về để lỗ không.

Chỉ thay 24 chữ. Từ “lang nha ngắm để trồng” thành "Khen ai kheo khéo trồng", từ "Tế Hậu trổ, bái hoàng thiên" ở thể lục ngôn thành..."Trai đu gối hạc, gái uốn lưng ong" thể thất ngôn mà tính chất bài thơ khác hẳn, có sức gợi tả và liên tưởng đặc biệt. Cao tay hơn cả là biến hai hàng chân ngọc từ "đứng" song song chuyển thành "duỗi" song song.

Hai câu kết: Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy, nhổ cột đem về để lỗ không, bà chỉ khẽ thay bằng vài chữ "chơi xuân có biết xuân chăng tá?”. Thay âm t bằng âm c, đảo hai chữ đầu và ba chữ cuối "cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không" đủ để biến bài thơ từ thanh hóa tục. Từ nghi lễ tôn giáo nơi linh thiêng trời đất thành ...hành động tính giao trong buồng the của vợ chồng, kèm lời nhắc nhở kín đáo, chê trách nhẹ nhàng với thói vô tâm của cánh mày râu.

Rõ là Hồ Xuân Hương thật: Không thế, nhưng mà... thế đấy thôi!

Nhờ sự thành công và tiếng tăm của bà, người đời đã vô tình không biết đến bản gốc cùng tác giả thật của nó mà coi là một sáng tác thật sự của Hồ Xuân Hương. Điều này chỉ chứng tỏ tài biên tập cỡ thiên tài cũng là bản lĩnh có một không hai của bà chúa thơ Nôm. Coi các lỗ bỏ không nơi hội hè thành lỗ bỏ không trên cơ thể người con gái. Coi những cái cọc dùng để trồng đu, thành cái cọc đặc biệt mà tạo hoá nặn tạo trên cơ thể cánh mày râu.

Hà Thành 10-2-2007
Trần Khải Thanh Thuỷ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn