Ngoài ra, các vị này còn khẳng định rằng, Đảng CSVN đã không còn đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Ngoài các quan điểm trên, những quan điểm nào trong các bản dự thảo văn kiện, gây tranh cãi? Ngọc Trân trình bày tiếp.
Tải xuống để nghe.
CNXH sụp đổ là cơ hội cho VN
Trong “Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, BCH Trung ương Đảng đã viết: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới”.
Quan điểm trên đã được TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, nói rằng, CNXH sụp đổ là “cơ hội” cho Việt Nam, thay vì “tổn thất”. TS Võ Đại Lược đã nói: “Rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… Thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Xô-Viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó là thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng”
Không có CNXH, Việt Nam cũng có độc lập!
Một lập luận khác mà giới trí thức và là đảng viên cao cấp đã phản bác tại hội thảo này, đó là, đảng luôn luôn cho rằng nhờ có CNXH, Việt Nam mới có độc lập, cho nên độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH.
Trong dự thảo cương lĩnh, BCH Trung ương Đảng một lần nữa đã nhấn mạnh: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.
CNXH sụp đổ là cơ hội cho VN
Trong “Dự thảo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, BCH Trung ương Đảng đã viết: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới”.
Quan điểm trên đã được TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới, nói rằng, CNXH sụp đổ là “cơ hội” cho Việt Nam, thay vì “tổn thất”. TS Võ Đại Lược đã nói: “Rất nhiều quan điểm khó có thể chấp nhận. Ví dụ đánh giá về CNXH sụp đổ là một tổn thất hết sức to lớn v.v… Thế không thấy nó là một thời cơ à? Nếu như cái mô hình CNXH Xô-Viết không sụp đổ thì liệu chúng ta có đổi mới không? Tôi chắc là không có! Đó là thời cơ chứ không phải chỉ là tổn thất. Cho nên đánh giá không đúng”.
Về sự sụp đổ của các nước XHCN
trên thế giới, TBT Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Chúng ta tự hào và vui mừng về thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN khác. Đồng thời không khỏi đau buồn trước những biến cố diễn ra vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, ngay chính trên quê hương của Cách mạng Tháng Mười, dẫn đến sự tan rã của Nhà nước Liên Xô đồng thời với sự tan rã của nhiều nhà nước XHCN khác ở Đông Âu, kéo theo thoái trào tạm thời phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Song, CNXH trên thế giới đã không cáo chung vào cuối thế kỷ 20 như các thế lực thù địch từng mơ tưởng”.
Trong khi Đảng CSVN nuối tiếc về sự sụp đổ của các nước XHCN trên thế giới, và vẫn giữ quan điểm phê phán sự “thối nát”, “áp bức”, “bóc lột” của CNTB, thế nhưng chính Việt Nam đang đi theo con đường TBCN.
Và rất nhiều điểm Việt Nam chúng ta đây cũng du nhập kinh tế thị trường của CNTB, chúng ta không nên xem họ là thối nát v.v…và đánh giá như vậy cũng có nghĩa là những đánh giá này trái ngược với công cuộc đổi mới của chúng ta.
Vậy chúng ta phát triển kinh tế để làm gì, chúng ta chơi với Tây để làm gì? Chúng ta đổi mới bậy bạ à? Đánh giá như vậy là có hại cho công cuộc đổi mới”.
Không có CNXH, Việt Nam cũng có độc lập!
Một lập luận khác mà giới trí thức và là đảng viên cao cấp đã phản bác tại hội thảo này, đó là, đảng luôn luôn cho rằng nhờ có CNXH, Việt Nam mới có độc lập, cho nên độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH.
Trong dự thảo cương lĩnh, BCH Trung ương Đảng một lần nữa đã nhấn mạnh: “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau”.
Phản bác quan điểm trên của đảng, GS Lê Du Phong, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nói rằng: “Chúng ta viết là ‘CNXH là điều kiện bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc’, thế hóa ra là các triều đại trước của cha ông chúng ta, độc lập dân tộc, mỗi một triều đại là vài ba trăm năm, người ta không có CNXH mà vẫn độc lập dân tộc chứ có mất độc lập dân tộc đâu. Thế thì chỉ có CNXH mới bảo đảm vững chắc, nói như thế là quá xem thường lịch sử. Mà thực tế bây giờ chúng ta có độc lập đây, nhưng chúng ta cũng đã có CNXH đâu? Viết như thế là xem thường cha ông ta quá mà!”
“CNXH đã thất bại, CNCS chỉ là ảo tưởng”!
Mặc dù Việt Nam đã bắt đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc cách nay hơn 50 năm và ở miền Nam, sau năm 1975, đảng cũng đã tuyên bố bắt đầu “thời kỳ quá độ” đi lên CNXH, thế nhưng cho đến nay, sau mấy chục năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và sau 35 năm “quá độ” đi lên CNXH ở miền Nam, chưa ai nhìn thấy CNXH mà đảng đã cất công xây dựng, có hình thù ra sao. Nhiều người đặt câu hỏi rằng, khi nào thì miền Bắc xây dựng xong CNXH, cũng như khi nào thì miền Nam xong “thời kỳ quá độ” để tiến lên XHCN?
Không riêng Việt Nam, thực tế cũng đã chứng minh, CNXH không thể tồn tại. Mặc dù mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ cách nay hai thập kỷ, thế nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn “kiên định” con đường đi lên CNXH. Sau nhiều năm quyết tâm đưa cả nước đi lên CNXH không thành công, đảng đã biện minh cho sự thất bại đó là: “Chủ nghĩa xã hội là một công trình thử nghiệm xã hội vĩ đại, nó giống như bất kỳ một công trình khoa học vĩ đại nào, không thể một lần là thành công”.
Tổng Bí thư ĐCSVN đã lập luận: “Lịch sử không ngừng tiến về phía trước. Cách mạng XHCN là khám phá lớn, sáng tạo lớn, cũng là hiện thực lớn của lịch sử. Tuy nhiên, do bản chất và ý nghĩa sâu xa của nó và cũng như nhiều cuộc cách mạng khác, cách mạng XHCN không thể tiến lên một cách dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều thử thách, có những lúc phải trải qua bước quanh của lịch sử”.
Trái với quan điểm của ông Nông Đức Mạnh
, GS Trần Phương cho rằng, CNXH và CNCS mà Việt Nam đã và đang đi tới, chỉ là ảo tưởng, do không ai biết nó là cái gì. GS Trần Phương đã phát biểu như sau: “Cái gọi là chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, cái gọi là chủ nghĩa xã hội, thực chất cũng thất bại rồi. Cho nên tôi nói là, đương nhiên là chúng ta không thể chấp nhận rằng chúng ta ‘tiến lên’ CNTB được. Nhưng mà không ‘tiến lên’ CNTB, thì ông tiến lên xã hội gì đây, ông chưa nghĩ ra. Thật tình mà nói, tất cả những nhà lý luận ngồi đây, các đồng chí đều đã đọc sách rất nhiều rồi. Ông nào vẽ ra được cái CNXH cho cái dân tộc này thì ông đó là ông thánh rồi đấy, ông thánh Mác rồi đấy! Chưa, chưa có vị nào làm được đâu.
Về lý thuyết xây dựng “thế giới đại đồng” của CNCS, của cải được phân phối theo nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, GS Trần Phương cho biết, không thể nào thực hiện được:
Bây giờ, cả trái đất này mới có 6,5 tỉ người, mà đến nước sạch cũng thiếu, chứ đừng nói đến năng lượng. Làm sao mà sống theo chủ nghĩa cộng sản theo cái kiểu mà ông mô tả ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’ được? Bất lực hoàn toàn.
Cho nên, ngay cả cái chủ nghĩa cộng sản cũng trở thành ảo tưởng. Bây giờ không thể nghĩ đến đó được, mới đến thế kỷ 21 này thôi, mới có 6,5 tỉ người thôi, mà người ta nói hết thế kỷ này, nó lên 10 tỉ người, 10 tỉ người thì, đến nước sạch bây giờ cũng đang thiếu rồi đây này, Trung Đông đánh nhau vì nước sạch đây này”.
Để kết thúc loạt bài này, chúng tôi xin mượn lời của GS Trần Phương, đã phát biểu như sau: “Cuối cùng, ông đã thực thi CNXH thất bại rồi, không có động lực rồi. Ông đã trở lại kinh tế nhiều thành phần, ông trở lại kinh tế thị trường, ông trở lại nền dân chủ, chứ bây giờ ông mà cứ nói chuyên chính vô sản, người ta chán ông lắm đấy, có phải không? Cho nên, tôi nghĩ rằng, cái cương lĩnh của ta viết đây không có sức thuyết phục”.
Ngọc Trân, thông tín viên RFA
20-12-2010
Gửi ý kiến của bạn