Những người Việt Nam yêu nước ở Pháp xuống đường biểu tình trước dinh tổng thống Pháp phản đối, trong số đó có Trần văn Giàu, Tạ thu Thâu, Pham văn Hùm, v..v…( nhưng không có Nguyễn ái Quốc, đó là đặc tính khôn vặt, đặc tính ngủ dòm của anh đảng viên cộng sản Pháp này, chỉ chống Pháp bằng mồm nhưng nếu cần thì đi ngõ sau báo cáo cho chánh quyền Pháp trừng trị, cụ thể là báo cho Pháp bắt cụ Phan bội Châu tại trung quốc năm 1940 ).
Trần văn Giàu cũng như một số sinh viên Việt Nam sang pháp học nhưng luôn luôn có ý thức chống thực dân Pháp cai trị Việt Nam. Muốn chống Pháp có hiệu quả các thanh niên nhiệt huyết ấy tìm tham gia đảng phái chánh trị đối lập với chánh quyền thực dân Pháp như đảng cộng sản, các phong trào giải phóng dân tộc, đảng Trosky….Trần văn Giàu vào đảng cộng sản.
Pháp trục xuất những người biểu tình. Số sinh viên trí thức đó về nước tiếp tục tranh đấu. Có thể nói lớp trí thức Nam kỳ lúc đó rất xuất sắc, họ mạnh dạng tranh đấu chống thực dân trước họng súng của thực dân, nổi bậc nhất là Nguyễn an Ninh, Tạ thu Thâu Phan văn Hùm Hồ hữư Tường, v..v.. ( khác hẳn, Hồ chí Minh cứ lén lút ở nước ngoài không dám về nước mãi đến khi chắc ăn khi Nhật đầu hàng vị lãnh tụ này về làm chủ tịch nước. Ai bảo Hồ chí Minh dám trực tiếp tranh đấu chống thực dân Pháp cai trị Việt Nam ? )
Năm 1945, Trần văn Giàu tổ chức khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Có lẽ Giàu biết Nguyễn ái Quốc một người Việt nam theo đảng cộng sản Pháp chứ không biết Hồ chí Minh là ai.
Nhưng vì là chủ mưu khởi nghĩa Nam Kỳ nên phải chịu trách nhiệm cái chết của trung tướnng Nguyễn Bình, và nhất là cái chết của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và một số nhân vật nổi tiếng khác.
Giàu được Hồ chí Minh điều về Hà nội, nhưng vì hạ mục vô nhân Giàu xem Hồ chí Minh và các đồng chí Bắc Kỳ không ra gì. Có lần Hồ chí Minh nói với Giàu “ Đồng chí đừng khôn hơn đảng” . Không thể giết Giàu vì sợ đảng cộng sản Nam Kỳ bất mãn ly khai nên Hồ chí Minh dùng Giàu dạy triết ở đại học, cũng như Nguyễn Mạnh Tường, Trần đức Thảo và một số trí thức khác. Và từ đó Giàu trở thành người bất mãn vặt, thỉnh thoảng tâm sự với số sinh viên không đảng viên. Giàu chịu nhục mãi đến khi tắt thở đúng 100 tuổi. Nguyễn mạnh Tường, Trần đức Thảo còn ít nhiều lên tiếng phê phán chánh quyền, Trần văn Giàu câm như bị cấm khẩu, câm như hến.
Cuộc đời thiếu thời của Giàu rất đẹp, nhất là lúc đang du học ở kinh thành Paris, thế mà vì yêu nước cùng với một số anh em xuống đường lên án sự tàn ác của thực dân Pháp giết chết 13 liệt sĩ Quốc dân đảng. Rồi cùng với anh em về nước tiếp tục hiên ngang chống Pháp.
Nhưng rồi khi gặp Hồ chí Minh, khiếp sợ trước sự tàn bạo và xảo quyệt của họ Hồ, nên ngoan ngoản tuân lệnh của Hồ. Chính câu nói của Hồ làm cho đám trí thức, trong đó có Giàu, đám văn nghệ sĩ miền Bắc, trừ những người trong nhóm Nhân Văn, cúi đầu vậng lệnh.
Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés ( tất cả những tên nào không theo đường lối của tôi vạch ra thì sẽ bị tiêu diệt) theo ký giả Daniel Guérin.
Giàu là người Nam Kỳ, phần nhiều khoáng đạt, không bần tiện, ham mê tự do, lại là người có học, có suy luận, mà không thấy được sự sai lầm của chủ nghĩa cộng sản, đó là điều rất lạ. Đã vậy qua những vụ đảng cộng sản tàn hại dân chúng, như những vụ tàn sát các đảng không phải cộng sản, ( 1946 ) nhất là vụ tàn sát hàng mấy chuc nghìn nông dân vô tội trong vụ gọi là cải cách điền địa năm 1956, vụ tàn sát tù đày những người thuộc chế độ quốc gia miền Nam..( 1975)..Trần văn Giàu vô cảm trước những thảm họa của dân tộc. Đảng cộng sản dưới bàn tay máu của Hồ chí Minh, đã biến con người Trần văn Giàu từ chỗ hiên ngang can trường linh hoạt chống thực dân Pháp trở thành con người mất hết máu nóng, mất hết trái tim biết cảm xúc biết rung động.
Cuộc đời Trần văn Giàu là một tấm gương sáng cho những đảng viên cộng sản còn trẻ tuổi còn biết suy nghĩ để tránh uổng phí một đời, dù Thượng Đế cho 100 tuổi.
Nguyễn Liệu
17-10-2010
Theo Quảng Ngãi Nghĩa Thục
Gửi ý kiến của bạn