BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76264)
(Xem: 62980)
(Xem: 40385)
(Xem: 31985)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Một người tị nạn Khmer Krom bị bắt sau khi trở về VN

19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 1020)
  • Tác giả :
Một người tị nạn Khmer Krom bị bắt sau khi trở về VN
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Một người tị nạn quê quán ở tỉnh An Giang, từng bị chính quyền Việt Nam chụp mũ tham gia các tổ chức phản động và đứng đầu nhiều cuộc khiếu kiện, đã chạy sang Thái Lan để xin tị nạn; nhưng sau đó lại bị chính quyền Việt Nam bắt khi ông trở về nhà hôm 17/12.

Theo nguồn tin từ người Khmer Krom ở tỉnh An Giang, có ít nhất một người Khmer Krom có quê quán ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn do tranh chấp đất đai với chính quyền, rồi chạy qua Thái Lan để xin tị nạn nhưng họ lại bắt sau khi trở về nhà hôm thứ Sáu ngày 17 tháng 12 và hiện nay vẫn còn trong trại giam.

Tải xuống để nghe.

Tị nạn vì khiếu kiện đất đai



Ông Chau Hêng, 56 tuổi, bị chính quyền xã Châu Lăng bắt lúc 4 giờ chiều khi ông và người vợ tên Neáng Thuôn mới trở về được khoảng 60 phút. Bà Thuôn cho Đài Á Châu Tự Do hay, vào năm 2008 gia đình bà chạy sang Bangkok để xin tị nạn vì chính quyền Việt Nam truy nã sau khi chồng bà tham gia khiếu kiện đòi đất đai bị tịch thu hồi năm 1978.

 Bà Thuôn cho biết, ông Chau Hêng từng đứng lên cùng với hàng trăm nông dân xã Châu Lăng làm đơn khiếu kiện và tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa vào những năm 2007 và 2008 để yêu cầu chính quyền trả lại đất trồng trọt. Sau cuộc biểu tình liên miên ở xã Châu Lăng trong đầu tháng 4 năm 2008, chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt đầu nặng tay đàn áp những người nông dân Khmer Krom, và truy tố bắt giữ ông Chau Hêng cùng nhiều người đứng đầu khác.

Bà Neáng Thuôn, 58 tuổi, kể lại vụ việc xảy ra đối với gia đình bà vào rạng sáng ngày 8 tháng 4 năm 2008 sau cuộc biểu tình vài ngày.

Gia đình tôi từng kéo nhau đến hỏi chính quyền liên quan vụ tịch thu đất đai nhưng họ hứa mãi, cho nên chồng tôi kéo dân đến Ủy ban xã để khiếu nại. Vào lúc 3 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 2008, Chính quyền xã, huyện thảy lựu đạn khói vào nhà tôi và đánh đập tôi. Trong khi chồng tôi chạy thoát, tôi bị thương bởi cảnh sát thảy lựu đạn khói vào nhà và bắn vào chân tôi. Những cảnh sát ấy là của cơ quan xã, huyện…Họ bỏ lũ đạn khói rồi đánh phá nhà cửa tôi.

Vi phạm nhân quyền




Bà còn cho biết, bà chạy thoát từ Việt Nam sang Bangkok để xin tị nạn tại cơ quan Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), vợ chồng bà cũng được UNHCR tại Thái Lan ra giấy mời phỏng vấn nhưng không đậu. Cơ quan UNHCR khuyến khích gia đình bà trở về vì cơ quan này cho rằng chính phủ Việt Nam sẽ không đàn áp. Vì cuộc sống gặp khó khăn, hơn nữa phải đối mặt với cảnh sát Thái theo bắt, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam. Bà Thuôn cho biết:

 Họ (UNHCR) nói rằng, chúng tôi về Việt Nam, chính phủ Việt Nam sẽ không đàn áp nhưng bây giờ gia đình tôi mới đến nhà chưa kịp lấy đồ vào nhà, công an ấp 11 người, trong đó có công an Khmer (Krom Krom) 4 người và công an Việt Nam 7 người bắt chồng tôi về Ủy ban xã lúc 4 giờ, đến lúc 6 giờ chiều xe chở ông về trại giam tại huyện. Họ nói giam đến ngày 20 mới cho biết kết quả…Bây giờ Công an gửi giấy mời tôi đến Ủy ban xã để làm việc vào ngày 20/12.

Liên quan cáo buộc chính quyền Việt Nam bắt ông Chau Hêng, ông Năm Quang trưởng cảnh sát huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang từ chối trả lời với Đài Á Châu Tự Do. Còn phát ngôn viên Đại sứ Việt Nam tại Campuchia ông Lê Minh Ngọc thì nói rằng ông chưa nhận được thông tin này…Khả năng là thông tin không chính xác để ông kiểm tra lại.

Dân biểu Yon Tharo, kiêm Giám đốc Trung tâm văn hóa Khmer Kampuchia Krom tại Thủ đô Phnom Penh thì cho rằng, hành động chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt nông dân Khmer Krom thể hiện cho thấy Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Chính quyền nên ra giấy mời hay triệu tập ông ấy đến cơ quan để làm việc. Ông nói:

Hoạt động của ông ấy không gì ngoài việc đấu tranh vì quyền tự do cho người Khmer Krom. Bây giờ ông ấy trở về nhà, hành động chính quyền Việt Nam bắt bớ như vậy cho thấy Việt Nam vị phạm nhân quyền, quyền người dân bản địa, đặc biệt là bản tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.

Dân biểu Yon Tharo còn cho biết, những cuộc biểu tình ôn hòa của người Khmer Krom tại Việt Nam là vì quyền tự do và quyền sỡ hữu đất đai. Ông nói rằng, nếu như họ có tham gia với những hoạt động của các tổ chức nhân quyền Khmer Krom ngoài nước thì cũng không có gì sai trái bởi vì các tổ chức này đang vận động nhân quyền cho Việt Nam, bám sát bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Quốc Việt, thông tín viên RFA

19-12-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn