Tải xuống để nghe.
Người dân phải chờ đến bao giờ
Nhiều người quan tâm có thể liên hệ sự việc giáo dân Công giáo tại Nhà Thờ Thái Nguyên đang tập trung xin gặp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề liên quan đất đai dẫn vào nhà thờ tại đó với việc giáo dân ở Hà Nội hồi cuối năm 2007 sang đầu năm 2008 tập trung cầu nguyện tại khu đất Toà Khâm Sứ, và sau đó là giáo dân Xứ Thái Hà cầu nguyện tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng để đòi lại quyền sử dụng những nơi đó.
Có một số điểm đáng chú ý là khi giáo dân tập trung tại Toà Khâm Sứ cầu nguyện để mong muốn chính quyền trả lại toà nhà đó cho giáo phận, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến tại hiện trường, gặp người đại diện của tổng giáo phận Hà Nội lúc đó là giám mục Ngô Quang Kiệt hứa hẹn giải quyết. Sau đó Toà Thánh có thư, và giáo dân đã giải tán. Kết cục là Toà Khâm sứ cũng được nhanh chóng trở thành một vườn hoa như khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng. Vụ việc đất quảng trường Nhà thờ Thái Nguyên, cũng được các cơ quan chức năng điạ phương ra thông tư về hướng giải quyết nhưng rồi qua thời gian hơn cả năm trời không được giải quyết; nên nhân dịp ông chủ tịch Phạm Xuân Đương nhậm chức bí thư tỉnh, giáo dân đã có đơn xin hẹn gặp.
Tuy nhiên, ông bí thư kiêm chủ tịch tỉnh Thái Nguyên đã không gặp người dân nên họ tiếp tục thay nhau chờ trước Trụ sở Tiếp dân của tỉnh.
Vào khi giáo dân bám trụ trước cơ sở tiếp dân được một tuần lễ, hôm ngày 7 tháng 12, Sở Nội vụ tỉnh và đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ đã đến gặp linh mục chính xứ Nguyễn Đức Đại với mục đích nhờ ông bảo giáo dân giải tán. Linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết:
Giáo dân tại Thái Nguyên tiếp tục thay
nhau túc trực trước Trụ sở Tiếp Dân từ ngày 29 tháng 11 đến nay. Một người giáo dân cho biết nguyện vọng của họ:
Nguyện vọng được bí thư kiêm chủ tịch tỉnh Phạm Xuân Đương tiếp không được đáp ứng; trong khi đó chính Trụ sở Tiếp Dân cũng đóng cửa im ỉm đối với người dân:
Vào sáng ngày 13 tháng 12, chúng tôi liên lạc qua điện thoại đến Trụ Sở Tiếp dân tỉnh Thái Nguyên, gặp được người phụ trách là ông Lưu Huỳnh Dương; thế nhưng ông này từ chối trả lời mà yêu cầu phải theo đúng qui trình tìm hiểu thông tin do Bộ Thông Tin- Truyền thông Việt Nam đưa ra. Tức phải đến điạ phương và có công văn gửi cho cơ quan.
Sau vụ việc Toà Khâm sứ và Thái Hà, vào cuối năm 2008 thủ tướng Việt Nam ra chỉ thị số 1940 về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Tuy nhiên, trong thực tế những vụ việc cơ sở, đất đai tôn giáo bị trưng thu, bị lấn chiếm bất hợp pháp vẫn không được giải quyết thoả đáng, như bao trường hợp nhà cửa đất đai khác của người dân bình thường.
Gia Minh, biên tập viên RFA
17-12-2010
Gửi ý kiến của bạn