Hỏi:
Xin kính chào kỹ sư Phương Nam - Đỗ Nam Hải. Tôi là Bảo Khánh của Việt Nam Sydney Radio – Australia, xin được hỏi: kỹ sư đánh giá thế nào về phong trào đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trong năm 2006 và 10 tháng đầu năm 2007 vừa qua?
Trả lời:
Vâng, xin kính chào chị Bảo Khánh, xin kính chào quý thính giả của Việt Nam – Sydney – Radio. Tôi là Phương Nam - Đỗ Nam Hải, đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn - Việt Nam. Trước hết, cho phép tôi được cảm ơn chị và Việt Nam – Sydney – Radio đã cho tôi cơ hội được trình bày ý kiến của mình hôm nay. Về câu hỏi trên của chị, tôi xin được trả lời như sau: việc đánh giá về phong trào dân chủ Việt Nam trong gần 2 năm qua là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều người, và điều này cũng là một công việc rất quan trọng và rất cần làm. Bởi vì, thời gian qua là giai đoạn rất đặc biệt, nó đánh dấu 1 bước ngoặt lớn, 1 bước chuyển mình rất đáng phấn khởi và tự hào trước những nỗ lực của đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc tế tiến bộ, đối với công cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Theo tôi, đặc điểm nổi bật nhất, khái quát nhất của phong trào dân chủ Việt Nam trong gần 2 năm qua là: những thắng lợi đã giành được là căn bản; còn những điểm khiếm khuyết, chưa làm được cũng đã xuất hiện, nhưng nó chỉ là tạm thời, không căn bản và hoàn toàn có thể khắc phục được. Những thắng lợi cụ thể mà phong trào đã giành được là:
1) Đường lối đấu tranh đúng đắn đã được xác định.
Cụ thể hơn là các tiêu chí cần thiết, căn bản nhất của phong trào đã được xác định một cách rất rõ ràng và dứt khoát, mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 đã nêu ra được phần lớn (Tuyên ngôn 8406). Đó là:
- Mục tiêu đấu tranh là để thay thế cho được một cách triệt để từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, phản dân chủ và phản dân tộc hiện nay sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ trong tương lai.
- Phương pháp đấu tranh là hoà bình, bất bạo động.
- Lực lượng đấu tranh chủ yếu là tuyệt đại bộ phận dân tộc Việt Nam. Bao gồm các tầng lớp: trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, viên chức, doanh nhân, tiểu thương, v.v… Họ đã và đang bị áp bức bởi bộ máy chuyên chính vô sản. Đồng thời, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của thế giới dân chủ. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
- Động lực của cuộc đấu tranh là tầng lớp trí thức tiến bộ - Những người không chịu thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau của đồng loại để chỉ chăm chắm lo cho “bộ cánh” của mình.
- Đối tượng đấu tranh là các thế lực bảo thủ nắm thực quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam và những kẻ lươn lẹo, bấu xấu, ăn theo, nói leo hiện nay. Chính họ chứ không phải là cái gì khác đã và đang tìm mọi cách câu giờ, cố tình duy trì chế độ độc đảng để kéo dài thời gian tận hưởng những đặc quyền, đặc lợi cho bản thân và gia đình họ. Cũng vì lẽ đó, họ sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi của đất nước, của dân tộc; bất chấp sự tụt hậu và suy vong của cả giống nòi.
- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh là chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa; cái mới, cái tiến bộ nhất định phải thắng cái cũ, cái lạc hậu, phản động.
2) Thắng lợi căn bản thứ 2 là: phong trào dân chủ Việt Nam đã tạo được sự đoàn kết, liên minh, liên kết của đông đảo đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước; cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế một cách hết sức mạnh mẽ, kịp thời và có hiệu quả như trong thời gian qua. Theo tôi, thắng lợi thứ 2 này là hệ quả tất yếu của thắng lợi thứ nhất, khi mà phong trào đã xác định được một đường lối đấu tranh đúng đắn. Nếu không, nhất định phong trào sẽ không thể nhận được sự ủng hộ to lớn như vậy. Những điều này, các thế lực bảo thủ trong Đảng cộng sản Việt Nam rất lo sợ. Chính vì vậy mà trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 vừa qua, họ đã ra lệnh cho bộ máy chuyên chính vô sản Việt Nam thẳng tay đàn áp những người dân chủ trên khắp mọi miền đất nước như chúng ta đã biết; nhất là tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Đây rõ ràng là sản phẩm tổng hợp của thế yếu, thế bị động, phi nghĩa, cộng với sự ngoan ngoãn vâng lời quan thầy Bắc Kinh,… của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Song họ đã thất bại: cho dù bị đàn áp khốc liệt, cho dù lực lượng dân chủ có bị tổn thất nhưng phong trào dân chủ Việt Nam vẫn không vì vậy mà lùi bước. Ngược lại, nó vẫn đang vững vàng tiến lên phía trước!
3) Thắng lợi quan trọng thứ 3 của phong trào dân chủ Việt Nam là đã góp phần quan trọng xua tan dần được nỗi sợ hãi trong nhiều người dân Việt Nam, do nhà cầm quyền đã “dày công vun đắp” suốt bao năm qua. Bởi vì những người dân chủ tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: họ đang theo đuổi một sự nghiệp chính nghĩa. Sự nghiệp ấy đã, đang và sẽ ngày càng được đại bộ phận dân tộc ủng hộ. Còn cái gọi là sự “ổn định chính trị” ở Việt Nam hiện nay, mà bộ máy tuyên truyền trong nước vẫn luôn rêu rao, xét về thực chất chỉ là sự “ổn định” của một bộ máy luôn luôn dùng bạo lực, nhà tù, sự lừa mỵ nhân dân và sự ăn mày quá khứ để làm cơ sở tồn tại. Mà cái “quá khứ hào hùng” ấy thì rất cần thiết phải được nhận thức lại một cách khoa học, trung thực cả về mặt bản chất cùng nguyên nhân sinh ra nó, trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử khách quan.
Chính vì đã thắng được nỗi sợ hãi và ý thức được quyền lợi cùng trách nhiệm công dân của mình, nên lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh dân chủ hiện đại, phong trào đã xuất hiện được Khối 8406 (được lập ra sau khi công bố bản Tuyên ngôn 8406 tại Việt Nam, vào ngày 8/4/2006), với lúc đầu là hàng trăm rồi sau đó là hàng ngàn, hàng chục ngàn người cùng công khai ký tên tham gia. Việc các tờ báo, hội đoàn, đảng phái,… ra đời sau đó là hệ quả tất yếu của bước đột phá quan trọng này. Bước đột phá ấy lại là sự kế thừa những thành quả dân chủ đã đạt được của biết bao những con người Việt Nam đã dũng cảm, hy sinh đi trước. Lối suy nghĩ cũ là đi “xin tự do” từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã được xua tan, để thay thế bằng tư duy mới: rằng các ông đã ngang nhiên tước đoạt những quyền tự do của dân tộc chúng tôi thì chính các ông là những kẻ có tội! Còn chúng tôi - Những người quyết tâm giành lấy những quyền tự do thiêng liêng ấy, cho dù phải hy sinh cả dòng máu của mình thì chúng tôi là những người yêu nước! Chân lý thực ra chỉ đơn giản là vậy.
Tuy nhiên, phong trào dân chủ Việt Nam trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, khiếm khuyết. Điều này cũng là chuyện rất bình thường như của bất cứ phong trào nào từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Nó có nguyên nhân cả về mặt chủ quan, xuất phát từ trong nội bộ phong trào và những nguyên nhân khách quan, do sự đàn áp, đánh phá khốc liệt và sự cố tình gây hiểu lầm, chia rẽ phong trào của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nhưng như trên tôi đã có dịp trình bày: những thắng lợi đã giành được mới là căn bản. Còn những điểm khiếm khuyết, chưa làm được cũng đã xuất hiện, nhưng nó chỉ là tạm thời, không căn bản và hoàn toàn có thể khắc phục được trong thực tiễn đấu tranh.
Gần đây có những ý kiến nhận xét rằng: “phong trào dân chủ Việt Nam đã thất bại”. Nhưng theo tôi, đó là sự nhận xét chủ quan, vội vàng, phiến diện và không thực tế. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nếu như đấy là nhận xét của những kẻ làm việc cho bộ máy chuyên chính vô sản Việt Nam. Chúng xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, hoặc chúng giả danh dân chủ để len lỏi vào các diễn đàn Internet. Họ “ăn cơm Chúa” thì lẽ dỹ nhiên là họ phải “múa tối ngày” thôi. Nhưng sẽ thật là đáng tiếc nếu như đấy lại là quan điểm của những người vốn đã từng có những đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Theo tôi, nếu như họ chỉ dừng lại ở mức độ phản biện, trên tinh thần xây dựng cho phong trào thì đấy sẽ là sự cộng thêm một đóng góp tích cực nữa cho đất nước, cho dân tộc của họ. Nhưng nếu đấy lại là một động thái để mong chứng tỏ với nhà cầm quyền rằng: Không, không phải tôi đâu, tôi hoàn toàn “vô can” trong những chuyện ra tuyên ngôn, tuyên bố, ra báo, lập hội, lập đảng,… vừa qua thì sai lầm của họ là ở chỗ: thay vì lên án nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền, thì họ lại quay sang chỉ trích một cách ngạo mạn, trịch thượng những người đang quyết dấn thân cho nền dân chủ Việt Nam. Rằng đó là “sự non nớt, manh động, thách thức chính quyền,…” (?!). Bằng cách đó, họ đang đi dần vào con đường phản bội lại phong trào dân chủ và có tội với những người còn đang trong lao tù cộng sản, sau đợt đàn áp vừa qua.
Nhưng dư luận thì lại tỉnh táo và sáng suốt hơn họ tưởng: theo tôi, đây chính là con đường ngắn nhất để họ tự đánh mất uy tín của mình! Mặt khác, dư luận còn có một kênh thông tin bất ngờ nữa, mà cần phải có thêm thời gian thì sẽ được làm rõ. Đó là kênh thông tin từ phía những người công an hiện đang làm công việc theo dõi, thẩm vấn, hỏi cung các nhà đấu tranh dân chủ. Tôi tin rằng: vì nhiệm vụ cấp trên giao thì lẽ đương nhiên, những người công an ấy phải làm công việc trấn áp dân chủ. Nhưng trong thâm tâm, họ phân biệt được rất rõ ai là người can đảm, còn ai là kẻ hèn nhát. Ai là người luôn chỉ nghĩ đến cái chung, còn ai là người luôn muốn lồng cái chung với cái riêng; thậm chí chỉ vì cái riêng. Sẽ chẳng cái gì là có thể giấu được mãi mãi!
Hôm nay đây, từ diễn đàn này, tôi xin được bày tỏ từ đáy lòng mình sự mong muốn: tôi luôn luôn trân trọng những đóng góp tích cực của các anh em cho phong trào dân chủ Việt Nam trước đây. Nhưng sẽ là sự trân trọng hơn nữa nếu như các anh em nhận thức lại quan điểm tiêu cực trên của mình, để sau đó vẫn tiếp tục có những đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Tôi cũng tin tưởng rằng: cho dù chặng đường đấu tranh trước mặt còn nhiều cam go; nó đòi hỏi sự nỗ lực, hy sinh, dấn thân hơn nữa của mọi cá nhân, tổ chức, hội đoàn, đảng phái,… Nhưng cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi trọn vẹn! Chúng ta có sự ủng hộ ngày càng cao của đại bộ phận dân tộc và của thế giới tiến bộ hôm nay. Bởi vì chúng ta có chính nghĩa và chúng ta có một đường lối đấu tranh đúng đắn. Chính vì những lẽ đó, chúng ta lạc quan nhìn về tương lai tươi sáng của một nước Việt Nam mới. Một nước Việt Nam với nền dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị. Trong đó có sự chung tay xây đắp của mọi người con dân Việt, dù họ đang sống ở trong hay ngoài nước.
Phương Nam.
Sài Gòn, ngày 17/10/2007.
Xin kính chào kỹ sư Phương Nam - Đỗ Nam Hải. Tôi là Bảo Khánh của Việt Nam Sydney Radio – Australia, xin được hỏi: kỹ sư đánh giá thế nào về phong trào đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trong năm 2006 và 10 tháng đầu năm 2007 vừa qua?
Trả lời:
Vâng, xin kính chào chị Bảo Khánh, xin kính chào quý thính giả của Việt Nam – Sydney – Radio. Tôi là Phương Nam - Đỗ Nam Hải, đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn - Việt Nam. Trước hết, cho phép tôi được cảm ơn chị và Việt Nam – Sydney – Radio đã cho tôi cơ hội được trình bày ý kiến của mình hôm nay. Về câu hỏi trên của chị, tôi xin được trả lời như sau: việc đánh giá về phong trào dân chủ Việt Nam trong gần 2 năm qua là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều người, và điều này cũng là một công việc rất quan trọng và rất cần làm. Bởi vì, thời gian qua là giai đoạn rất đặc biệt, nó đánh dấu 1 bước ngoặt lớn, 1 bước chuyển mình rất đáng phấn khởi và tự hào trước những nỗ lực của đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc tế tiến bộ, đối với công cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Theo tôi, đặc điểm nổi bật nhất, khái quát nhất của phong trào dân chủ Việt Nam trong gần 2 năm qua là: những thắng lợi đã giành được là căn bản; còn những điểm khiếm khuyết, chưa làm được cũng đã xuất hiện, nhưng nó chỉ là tạm thời, không căn bản và hoàn toàn có thể khắc phục được. Những thắng lợi cụ thể mà phong trào đã giành được là:
1) Đường lối đấu tranh đúng đắn đã được xác định.
Cụ thể hơn là các tiêu chí cần thiết, căn bản nhất của phong trào đã được xác định một cách rất rõ ràng và dứt khoát, mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 đã nêu ra được phần lớn (Tuyên ngôn 8406). Đó là:
- Mục tiêu đấu tranh là để thay thế cho được một cách triệt để từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, phản dân chủ và phản dân tộc hiện nay sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng và pháp trị tiến bộ trong tương lai.
- Phương pháp đấu tranh là hoà bình, bất bạo động.
- Lực lượng đấu tranh chủ yếu là tuyệt đại bộ phận dân tộc Việt Nam. Bao gồm các tầng lớp: trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, viên chức, doanh nhân, tiểu thương, v.v… Họ đã và đang bị áp bức bởi bộ máy chuyên chính vô sản. Đồng thời, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của thế giới dân chủ. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
- Động lực của cuộc đấu tranh là tầng lớp trí thức tiến bộ - Những người không chịu thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau của đồng loại để chỉ chăm chắm lo cho “bộ cánh” của mình.
- Đối tượng đấu tranh là các thế lực bảo thủ nắm thực quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam và những kẻ lươn lẹo, bấu xấu, ăn theo, nói leo hiện nay. Chính họ chứ không phải là cái gì khác đã và đang tìm mọi cách câu giờ, cố tình duy trì chế độ độc đảng để kéo dài thời gian tận hưởng những đặc quyền, đặc lợi cho bản thân và gia đình họ. Cũng vì lẽ đó, họ sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi của đất nước, của dân tộc; bất chấp sự tụt hậu và suy vong của cả giống nòi.
- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh là chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa; cái mới, cái tiến bộ nhất định phải thắng cái cũ, cái lạc hậu, phản động.
2) Thắng lợi căn bản thứ 2 là: phong trào dân chủ Việt Nam đã tạo được sự đoàn kết, liên minh, liên kết của đông đảo đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước; cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế một cách hết sức mạnh mẽ, kịp thời và có hiệu quả như trong thời gian qua. Theo tôi, thắng lợi thứ 2 này là hệ quả tất yếu của thắng lợi thứ nhất, khi mà phong trào đã xác định được một đường lối đấu tranh đúng đắn. Nếu không, nhất định phong trào sẽ không thể nhận được sự ủng hộ to lớn như vậy. Những điều này, các thế lực bảo thủ trong Đảng cộng sản Việt Nam rất lo sợ. Chính vì vậy mà trong những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 vừa qua, họ đã ra lệnh cho bộ máy chuyên chính vô sản Việt Nam thẳng tay đàn áp những người dân chủ trên khắp mọi miền đất nước như chúng ta đã biết; nhất là tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Đây rõ ràng là sản phẩm tổng hợp của thế yếu, thế bị động, phi nghĩa, cộng với sự ngoan ngoãn vâng lời quan thầy Bắc Kinh,… của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Song họ đã thất bại: cho dù bị đàn áp khốc liệt, cho dù lực lượng dân chủ có bị tổn thất nhưng phong trào dân chủ Việt Nam vẫn không vì vậy mà lùi bước. Ngược lại, nó vẫn đang vững vàng tiến lên phía trước!
3) Thắng lợi quan trọng thứ 3 của phong trào dân chủ Việt Nam là đã góp phần quan trọng xua tan dần được nỗi sợ hãi trong nhiều người dân Việt Nam, do nhà cầm quyền đã “dày công vun đắp” suốt bao năm qua. Bởi vì những người dân chủ tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: họ đang theo đuổi một sự nghiệp chính nghĩa. Sự nghiệp ấy đã, đang và sẽ ngày càng được đại bộ phận dân tộc ủng hộ. Còn cái gọi là sự “ổn định chính trị” ở Việt Nam hiện nay, mà bộ máy tuyên truyền trong nước vẫn luôn rêu rao, xét về thực chất chỉ là sự “ổn định” của một bộ máy luôn luôn dùng bạo lực, nhà tù, sự lừa mỵ nhân dân và sự ăn mày quá khứ để làm cơ sở tồn tại. Mà cái “quá khứ hào hùng” ấy thì rất cần thiết phải được nhận thức lại một cách khoa học, trung thực cả về mặt bản chất cùng nguyên nhân sinh ra nó, trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử khách quan.
Chính vì đã thắng được nỗi sợ hãi và ý thức được quyền lợi cùng trách nhiệm công dân của mình, nên lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh dân chủ hiện đại, phong trào đã xuất hiện được Khối 8406 (được lập ra sau khi công bố bản Tuyên ngôn 8406 tại Việt Nam, vào ngày 8/4/2006), với lúc đầu là hàng trăm rồi sau đó là hàng ngàn, hàng chục ngàn người cùng công khai ký tên tham gia. Việc các tờ báo, hội đoàn, đảng phái,… ra đời sau đó là hệ quả tất yếu của bước đột phá quan trọng này. Bước đột phá ấy lại là sự kế thừa những thành quả dân chủ đã đạt được của biết bao những con người Việt Nam đã dũng cảm, hy sinh đi trước. Lối suy nghĩ cũ là đi “xin tự do” từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã được xua tan, để thay thế bằng tư duy mới: rằng các ông đã ngang nhiên tước đoạt những quyền tự do của dân tộc chúng tôi thì chính các ông là những kẻ có tội! Còn chúng tôi - Những người quyết tâm giành lấy những quyền tự do thiêng liêng ấy, cho dù phải hy sinh cả dòng máu của mình thì chúng tôi là những người yêu nước! Chân lý thực ra chỉ đơn giản là vậy.
Tuy nhiên, phong trào dân chủ Việt Nam trong thời gian qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, khiếm khuyết. Điều này cũng là chuyện rất bình thường như của bất cứ phong trào nào từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Nó có nguyên nhân cả về mặt chủ quan, xuất phát từ trong nội bộ phong trào và những nguyên nhân khách quan, do sự đàn áp, đánh phá khốc liệt và sự cố tình gây hiểu lầm, chia rẽ phong trào của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Nhưng như trên tôi đã có dịp trình bày: những thắng lợi đã giành được mới là căn bản. Còn những điểm khiếm khuyết, chưa làm được cũng đã xuất hiện, nhưng nó chỉ là tạm thời, không căn bản và hoàn toàn có thể khắc phục được trong thực tiễn đấu tranh.
Gần đây có những ý kiến nhận xét rằng: “phong trào dân chủ Việt Nam đã thất bại”. Nhưng theo tôi, đó là sự nhận xét chủ quan, vội vàng, phiến diện và không thực tế. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nếu như đấy là nhận xét của những kẻ làm việc cho bộ máy chuyên chính vô sản Việt Nam. Chúng xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước, hoặc chúng giả danh dân chủ để len lỏi vào các diễn đàn Internet. Họ “ăn cơm Chúa” thì lẽ dỹ nhiên là họ phải “múa tối ngày” thôi. Nhưng sẽ thật là đáng tiếc nếu như đấy lại là quan điểm của những người vốn đã từng có những đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Theo tôi, nếu như họ chỉ dừng lại ở mức độ phản biện, trên tinh thần xây dựng cho phong trào thì đấy sẽ là sự cộng thêm một đóng góp tích cực nữa cho đất nước, cho dân tộc của họ. Nhưng nếu đấy lại là một động thái để mong chứng tỏ với nhà cầm quyền rằng: Không, không phải tôi đâu, tôi hoàn toàn “vô can” trong những chuyện ra tuyên ngôn, tuyên bố, ra báo, lập hội, lập đảng,… vừa qua thì sai lầm của họ là ở chỗ: thay vì lên án nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền, thì họ lại quay sang chỉ trích một cách ngạo mạn, trịch thượng những người đang quyết dấn thân cho nền dân chủ Việt Nam. Rằng đó là “sự non nớt, manh động, thách thức chính quyền,…” (?!). Bằng cách đó, họ đang đi dần vào con đường phản bội lại phong trào dân chủ và có tội với những người còn đang trong lao tù cộng sản, sau đợt đàn áp vừa qua.
Nhưng dư luận thì lại tỉnh táo và sáng suốt hơn họ tưởng: theo tôi, đây chính là con đường ngắn nhất để họ tự đánh mất uy tín của mình! Mặt khác, dư luận còn có một kênh thông tin bất ngờ nữa, mà cần phải có thêm thời gian thì sẽ được làm rõ. Đó là kênh thông tin từ phía những người công an hiện đang làm công việc theo dõi, thẩm vấn, hỏi cung các nhà đấu tranh dân chủ. Tôi tin rằng: vì nhiệm vụ cấp trên giao thì lẽ đương nhiên, những người công an ấy phải làm công việc trấn áp dân chủ. Nhưng trong thâm tâm, họ phân biệt được rất rõ ai là người can đảm, còn ai là kẻ hèn nhát. Ai là người luôn chỉ nghĩ đến cái chung, còn ai là người luôn muốn lồng cái chung với cái riêng; thậm chí chỉ vì cái riêng. Sẽ chẳng cái gì là có thể giấu được mãi mãi!
Hôm nay đây, từ diễn đàn này, tôi xin được bày tỏ từ đáy lòng mình sự mong muốn: tôi luôn luôn trân trọng những đóng góp tích cực của các anh em cho phong trào dân chủ Việt Nam trước đây. Nhưng sẽ là sự trân trọng hơn nữa nếu như các anh em nhận thức lại quan điểm tiêu cực trên của mình, để sau đó vẫn tiếp tục có những đóng góp tích cực cho phong trào dân chủ Việt Nam.
Tôi cũng tin tưởng rằng: cho dù chặng đường đấu tranh trước mặt còn nhiều cam go; nó đòi hỏi sự nỗ lực, hy sinh, dấn thân hơn nữa của mọi cá nhân, tổ chức, hội đoàn, đảng phái,… Nhưng cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi trọn vẹn! Chúng ta có sự ủng hộ ngày càng cao của đại bộ phận dân tộc và của thế giới tiến bộ hôm nay. Bởi vì chúng ta có chính nghĩa và chúng ta có một đường lối đấu tranh đúng đắn. Chính vì những lẽ đó, chúng ta lạc quan nhìn về tương lai tươi sáng của một nước Việt Nam mới. Một nước Việt Nam với nền dân chủ đa nguyên, đa đảng và pháp trị. Trong đó có sự chung tay xây đắp của mọi người con dân Việt, dù họ đang sống ở trong hay ngoài nước.
Phương Nam.
Sài Gòn, ngày 17/10/2007.
Gửi ý kiến của bạn