BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76262)
(Xem: 62980)
(Xem: 40385)
(Xem: 31984)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tình nguyện được bóc lột

16 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 1092)
Tình nguyện được bóc lột
50Vote
40Vote
31Vote
21Vote
11Vote
23
Hôm nay, Chủ tịch nhận được cú điện thoại gọi nhỡ, mở máy, xem thì thấy đầu số là 0386…. Đích thị là số ở quê. Đang bán tín bán nghi không biết là số của ai, hay là phụ huynh ở quê có việc gì, chưa kịp gọi lại thì thấy chuông reo, vẫn số máy kia hiện lên. Đầu dây bên kia một giọng xứ Nghệ khẽ khàng vang lên, e là H đây mà…. Anh xem có việc gì làm kiếm cho em một việc với…

Ngỡ ngàng một lúc rồi cũng nhận ra giọng anh chàng này. Đó là người mà Chủ tịch đã gặp cách đây mấy năm. Hồi đó, anh ta đang là cử nhân ngành xã hội học, Đại học quốc gia, tốt nghiệp ra trường đã nhiều năm nhưng không kiếm được việc, đành tham gia viết lách cho mấy tờ báo địa phương, kiếm mấy đồng nhuận bút, tuy còi nhưng oách phết. Thi thoảng, nói chuyện thế sự, lý luận Mác lê, các học thuyết về giá trị thặng dư, bóc lột, thông thái như cán bộ tuyên giáo.

Rồi nghe tin chàng lấy vợ, sinh con, vẫn lông bông chưa có việc làm, rồi xin đi làm bảo vệ, rồi bỏ giữa chừng, rồi lại viết báo rồi thất nghiệp… cứ cái vòng ấy, chàng vẫn chưa tìm được nơi nào để bán sức lao động đang ở tuổi thanh xuân của mình.

Trường hợp như của chàng cử nhân ngành xã hội học nọ không phải là cá biệt. Có sức khoẻ, được đào tạo, thậm chí là đào tạo bài bản hẳn hoi, nhưng chỉ vì sự lạc lỏng của học vấn so với nhu cầu thị trường lao động nên vẫn cam chịu thất nghiệp. Cứ như lý luận của Mạc Văn Kạc, thì chàng không có cơ hội được giới chủ để mắt đến bóc lột, đành phải để năng lực của mình hoang phí mòn mỏi ở chốn thôn quê, đến mức phải khẩn thiết gào lên rằng: Có việc gì cho tôi làm với.

Với 86 triệu dân, mỗi năm ở VN cần tạo ra khoảng 1,5 triệu việc làm mới. Phần lớn việc làm do các ông chủ nhỏ khu vực tư nhân tạo ra. Do thành phần kinh tế này từ chỗ bị kỳ thị, không được thừa nhận mới tháo khoán cho phát triển vài chục năm nay nên hiện chưa đủ lớn nên tình trạng thất nghiệp vẫn là một vấn đề xã hội nhức nhối.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đã được giảng dạy về con đường lập nghiệp, về những tấm gương lao động cật lực, vượt khó để tạo dựng nên những sản nghiệp vĩ đại được người đời kính trọng, thì hệ thống trường học ở ta chưa làm được điều đó.

Cũng chính vì trang bị cách nghĩ tạo dựng sự nghiệp nên ở Mỹ đã tạo ra được những tỷ phú trẻ tuổi, không chỉ làm giàu cho chính mình, đóng góp cho ngân sách nhà nước mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động như Bill Gates, Sergey Brin; Lary Page; Michael Dell… Để có được sự nghiệp đó, trước hết họ cũng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và lao động cật lực để kiếm những đồng tiền ban đầu.

Khi đã có một sự nghiệp lẫy lừng, không ít người dùng phần lớn thu nhập của mình để xây trường học, làm từ thiện, để giải quyết các vấn đề đau đầu của nhân loại như bệnh sốt rét, bệnh HIV, xóa đói giảm nghèo. Ở các nước văn minh, họ là những người được xã hội tôn vinh.

Ở Việt Nam, ngay từ khi mới giành được chính quyền với ngân khố trống rỗng, Chính phủ của ông Cụ cũng đã được Trịnh Văn Bô, nhà doanh nghiệp tư nhân và các nhà công thương khác, không đóng góp hàng ngàn cây vàng cho Chính phủ. Dường như nhận thức được vai trò của các thương nhân, 13/10/1945, Cụ Hồ đã có thư gửi giới công thương, trong đó ông nêu rõ vai trò của giới này với sự nghiệp kiến quốc.

Vậy mà, mãi tới Nghị quyết Đại hội lần thứ X, năm 2006, Tiệc ta mới cho phép Tiệc viên được làm kinh tế tư nhân, không hạn chế qui mô. Phải chăng vì sự sùng tín vào lý luận Mạc Văn Kạc kéo dài quá lâu, mà hiện tại VN vẫn là nước nghèo nàn lạc hậu. Hơn thế là vẫn còn vô số những thanh niên có sức khoẻ, có tri thức vẫn không có cơ hội được bóc lột.

Cái giá phải trả cho sự sùng tín là quá đắt!

Phan Thế Hải

16-12-2010

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn