Một lần nữa, mọi người lại ngạc nhiên về bài viết này của ông Nguyễn Văn An, người đã từng nắm giữ một trong những vị trí lãnh đạo có quyền lực cao nhất của đất nước, người đã từng “ngộ” ra được nhiều chuyện (nhận thức là cả một quá trình) và đã dám vượt lên chính mình.
Với những nhận xét đánh giá thẳng thắn, đáng tin cậy của “người trong cuộc” và những để xuất táo bạo, khá quyết liệt, lần này ông Nguyễn Văn An tập trung vào “hai vấn đề cốt tử trong những vấn đề cốt yếu, sống còn” hiện nay của Đảng “Vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, vấn đề Đoàn kết trong Đảng và trong xã hội”. Tôi hoàn toàn nhất trí với sự nhìn nhận và cách đặt vấn đề như trên. Tôi đặc biệt quan tâm đến đề xuất cơ bản của bài viết "Phải sửa lỗi hệ thống". Nói một cách khác, theo tôi hiểu là: Cần và phải xem xét sửa đổi lại những cơ chế không còn thích hợp, sửa từ gốc. Tôi xin lấy đó làm định hướng cơ bản cho những điều bàn thêm dưới đây:
1. Muốn phát huy Dân chủ trong xã hội, trước hết phải mở rộng Dân chủ rộng rãi hơn, cao hơn trong nội bộ Đảng với một niềm tin vững chắc vào các đảng viên của Đảng, của Đội tiền phong đã được tôi luyện thử thách và hoàn thành xuất sắc cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tôi cho rằng Trung ương Đảng có thể chưa đặt một niềm tin trọn vẹn vào chính đội ngũ cốt cán này, những “Đồng chí”(theo nghĩa cao cả tốt đẹp nhất của danh từ thiêng liêng này), thân thiết, đáng tin cậy nhất của mình, nên dường như còn dè dặt, nghi ngại trong việc mở rộng dân chủ trong nội bộ. Xin hỏi, lúc này Đảng không tin vào chính đội ngũ của Đảng thì tin vào ai??
Để lắm được việc này, rất cần và rất nên phải:
- Xem xét, xóa bỏ ngay 19 Điều quy định cấm Đảng viên, không được làm – một văn kiện đã ban hành trái với Điều lệ Đảng, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, đã trói chặt, hạn chế đến tối đa quyền hạn tối thiểu của đảng viên.
- Đồng thời cũng cần khẳng định lại quyền hạn, cổ vũ khuyến khích mọi đảng viên giám sát, tranh luận, chất vấn về mọi hoạt động của Đảng trong các sinh hoạt của Đảng (trong khuôn khổ Điều lệ của Đảng), không thể chỉ quy định một chiều là “Đảng viên chỉ có quyền phát biểu, tới cả cấp TW của Đảng, có quyền bảo lưu ý kiến của mình”.
- Xác định lại “Uỷ ban Kiểm tra Đảng các cấp phải do Đại Hội Đảng cấp đó bầu ra, có nhiệm vụ quyền hạn xem xét giám sát hoạt động của Đảng ủy cấp đó” dứt khoát chấm dứt, từ bỏ tình trạng các cấp ủy Đảng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như hiện nay.
Xem xét tận gốc của các vấn đề trên: như đề xuất của ông Nguyễn Văn An “sửa lỗi hệ thống” cuối cùng lại chính là nghiên cứu, chuyển đổi nguyên tắc “tập trung dân chủ” thành nguyên tắc “Dân chủ tập trung”, đặt yếu tố Dân chủ lên hàng đầu, lấy “Mở rộng dân chủ” làm tiền đề cho “tập trung”. Chỉ có như vậy mới tăng cường được đoàn kết và thống nhất được ý chí của toàn Đảng.
2. Giữa vấn đề “Dân chủ đại diện” và “Dân chủ trực tiếp”, tôi cũng nhất trí với ông Nguyễn Văn An “Phải để dân có trọn quyền phúc quyết”. Phúc quyết từ cương lĩnh xây dựng đất nước, phúc quyết Hiến pháp sửa đổi lại theo định hướng của Hiến pháp năm 1946, phúc quyết lựa chọn bầu cử, ứng cử người đứng đầu Nhà nước, các địa phương… đến phúc quyết các vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia.
Và muốn đảm bảo một cách nghiêm túc quyền phúc quyết của dân, theo định hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền, chỉ có một con đường duy nhất là sớm nghiêm cứu ban hành Luật trưng cầu dân ý lấy đó làm đòn bẩy thúc đẩy, mở rộng dân chủ một cách công khai, minh bạch, có tổ chức, lấy đó làm căn cứ chính để xây dựng các quyết sách quan trọng nhất. Cũng qua đó mà rèn luyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị công dân, tập dượt cho mọi công dân sử dụng đúng đắn quyền dân chủ của mình.
3. Đề khắc phục “sự tồn tại phi lý của hai hệ thống quyền lực song song mà thực chất là chỉ có quyền lực của Đảng là tối thượng” như ông Nguyễn Văn An đã nêu, tôi hoàn toàn nhất trí và đồng tình với kiến nghị của nhiều người khác đã phát biểu; đã đến lúc không thể né tránh được việc phải luật hóa các hoạt động của Đảng và đây chính là lúc Đảng phải hạ quyết tâm; tự mình kiến nghị với Quốc hội sớm nghiên cứu ban hành một Bộ Luật về Đảng quy định rõ:
- Phạm vi chức năng lãnh đạo của Đảng.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo của Đảng với quyền quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân.
- Mối quan hệ, quyền hạn giữa Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, UBTW, MTTQ cùng với quan hệ này ở các cấp địa phương.
- Quyền hạn và trách nhiệm giám sát lẫn nhau quyền hạn tối thượng…
- Các vấn đề liên quan khác: Ngân sách hoạt động của Đảng v.v.
Làm được việc làm này một cách tự nguyện, trung thực và chân thành không hề hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng mà sẽ càng nâng cao uy tín của Đảng, tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của Đảng càng vững mạnh và trí tuệ hơn.
Đại hội Đảng XI đã đến rất gần. Đôi điều muốn bàn thêm trên đây là những điều trăn trở, suy nghĩ từ nhiều năm qua của cá nhân tôi và của nhiều đồng chí khác cùng thế hệ lớp đảng viên, cán bộ Tiền khởi nghĩa chúng tôi. Rất mong được biết thêm ý kiến của tác giả Nguyễn Văn An và các đồng chí đảng viên cán bộ các thế hệ khác, nhất là của thế hệ trẻ; cũng rất mong được Ban soạn thảo các văn kiện Đại hội XI, các đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc XI cùng lắng nghe và nếu đồng tình xin đề nghị các đồng chí thay mặt chúng tôi cũng đề xuất, kiến nghị với Đại hội Đảng XI sắp tới.
Phạm Xuân Phương
Đại tá - Cựu chiến binh
Cán bộ Tiền khởi nghĩa - 63 năm tuổi đảng
Theo Bauxite Việt Nam
Với những nhận xét đánh giá thẳng thắn, đáng tin cậy của “người trong cuộc” và những để xuất táo bạo, khá quyết liệt, lần này ông Nguyễn Văn An tập trung vào “hai vấn đề cốt tử trong những vấn đề cốt yếu, sống còn” hiện nay của Đảng “Vấn đề phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, vấn đề Đoàn kết trong Đảng và trong xã hội”. Tôi hoàn toàn nhất trí với sự nhìn nhận và cách đặt vấn đề như trên. Tôi đặc biệt quan tâm đến đề xuất cơ bản của bài viết "Phải sửa lỗi hệ thống". Nói một cách khác, theo tôi hiểu là: Cần và phải xem xét sửa đổi lại những cơ chế không còn thích hợp, sửa từ gốc. Tôi xin lấy đó làm định hướng cơ bản cho những điều bàn thêm dưới đây:
1. Muốn phát huy Dân chủ trong xã hội, trước hết phải mở rộng Dân chủ rộng rãi hơn, cao hơn trong nội bộ Đảng với một niềm tin vững chắc vào các đảng viên của Đảng, của Đội tiền phong đã được tôi luyện thử thách và hoàn thành xuất sắc cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tôi cho rằng Trung ương Đảng có thể chưa đặt một niềm tin trọn vẹn vào chính đội ngũ cốt cán này, những “Đồng chí”(theo nghĩa cao cả tốt đẹp nhất của danh từ thiêng liêng này), thân thiết, đáng tin cậy nhất của mình, nên dường như còn dè dặt, nghi ngại trong việc mở rộng dân chủ trong nội bộ. Xin hỏi, lúc này Đảng không tin vào chính đội ngũ của Đảng thì tin vào ai??
Để lắm được việc này, rất cần và rất nên phải:
- Xem xét, xóa bỏ ngay 19 Điều quy định cấm Đảng viên, không được làm – một văn kiện đã ban hành trái với Điều lệ Đảng, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, đã trói chặt, hạn chế đến tối đa quyền hạn tối thiểu của đảng viên.
- Đồng thời cũng cần khẳng định lại quyền hạn, cổ vũ khuyến khích mọi đảng viên giám sát, tranh luận, chất vấn về mọi hoạt động của Đảng trong các sinh hoạt của Đảng (trong khuôn khổ Điều lệ của Đảng), không thể chỉ quy định một chiều là “Đảng viên chỉ có quyền phát biểu, tới cả cấp TW của Đảng, có quyền bảo lưu ý kiến của mình”.
- Xác định lại “Uỷ ban Kiểm tra Đảng các cấp phải do Đại Hội Đảng cấp đó bầu ra, có nhiệm vụ quyền hạn xem xét giám sát hoạt động của Đảng ủy cấp đó” dứt khoát chấm dứt, từ bỏ tình trạng các cấp ủy Đảng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” như hiện nay.
Xem xét tận gốc của các vấn đề trên: như đề xuất của ông Nguyễn Văn An “sửa lỗi hệ thống” cuối cùng lại chính là nghiên cứu, chuyển đổi nguyên tắc “tập trung dân chủ” thành nguyên tắc “Dân chủ tập trung”, đặt yếu tố Dân chủ lên hàng đầu, lấy “Mở rộng dân chủ” làm tiền đề cho “tập trung”. Chỉ có như vậy mới tăng cường được đoàn kết và thống nhất được ý chí của toàn Đảng.
2. Giữa vấn đề “Dân chủ đại diện” và “Dân chủ trực tiếp”, tôi cũng nhất trí với ông Nguyễn Văn An “Phải để dân có trọn quyền phúc quyết”. Phúc quyết từ cương lĩnh xây dựng đất nước, phúc quyết Hiến pháp sửa đổi lại theo định hướng của Hiến pháp năm 1946, phúc quyết lựa chọn bầu cử, ứng cử người đứng đầu Nhà nước, các địa phương… đến phúc quyết các vấn đề có liên quan đến vận mệnh quốc gia.
Và muốn đảm bảo một cách nghiêm túc quyền phúc quyết của dân, theo định hướng xây dựng một Nhà nước pháp quyền, chỉ có một con đường duy nhất là sớm nghiêm cứu ban hành Luật trưng cầu dân ý lấy đó làm đòn bẩy thúc đẩy, mở rộng dân chủ một cách công khai, minh bạch, có tổ chức, lấy đó làm căn cứ chính để xây dựng các quyết sách quan trọng nhất. Cũng qua đó mà rèn luyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm chính trị công dân, tập dượt cho mọi công dân sử dụng đúng đắn quyền dân chủ của mình.
3. Đề khắc phục “sự tồn tại phi lý của hai hệ thống quyền lực song song mà thực chất là chỉ có quyền lực của Đảng là tối thượng” như ông Nguyễn Văn An đã nêu, tôi hoàn toàn nhất trí và đồng tình với kiến nghị của nhiều người khác đã phát biểu; đã đến lúc không thể né tránh được việc phải luật hóa các hoạt động của Đảng và đây chính là lúc Đảng phải hạ quyết tâm; tự mình kiến nghị với Quốc hội sớm nghiên cứu ban hành một Bộ Luật về Đảng quy định rõ:
- Phạm vi chức năng lãnh đạo của Đảng.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng.
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo của Đảng với quyền quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân.
- Mối quan hệ, quyền hạn giữa Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, UBTW, MTTQ cùng với quan hệ này ở các cấp địa phương.
- Quyền hạn và trách nhiệm giám sát lẫn nhau quyền hạn tối thượng…
- Các vấn đề liên quan khác: Ngân sách hoạt động của Đảng v.v.
Làm được việc làm này một cách tự nguyện, trung thực và chân thành không hề hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng mà sẽ càng nâng cao uy tín của Đảng, tạo điều kiện cho sự lãnh đạo của Đảng càng vững mạnh và trí tuệ hơn.
Đại hội Đảng XI đã đến rất gần. Đôi điều muốn bàn thêm trên đây là những điều trăn trở, suy nghĩ từ nhiều năm qua của cá nhân tôi và của nhiều đồng chí khác cùng thế hệ lớp đảng viên, cán bộ Tiền khởi nghĩa chúng tôi. Rất mong được biết thêm ý kiến của tác giả Nguyễn Văn An và các đồng chí đảng viên cán bộ các thế hệ khác, nhất là của thế hệ trẻ; cũng rất mong được Ban soạn thảo các văn kiện Đại hội XI, các đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc XI cùng lắng nghe và nếu đồng tình xin đề nghị các đồng chí thay mặt chúng tôi cũng đề xuất, kiến nghị với Đại hội Đảng XI sắp tới.
Phạm Xuân Phương
Đại tá - Cựu chiến binh
Cán bộ Tiền khởi nghĩa - 63 năm tuổi đảng
Theo Bauxite Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn