Ông Nguyễn Văn An, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam, mới lên tiếng phê bình đảng của ông đã sai lầm từ hệ thống, sai từ gốc đến ngọn, trong một bài phỏng vấn mới xuất hiện trên mạng lưới Tuần Việt Nam ở trong nước.
Góp ý kiến với đại hội đảng năm 2011 sắp tới, ông đề nghị đảng của ông phải “đáp ứng yêu cầu của Cách Mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.”
Đọc những lời lẽ trên, phải ghi nhận lòng can đảm, óc tỉnh táo của ông Nguyễn Văn An. Những sai lầm căn bản của đảng Cộng Sản mà ông gọi là “lỗi hệ thống” được phân tích bằng những lý luận rất vững vàng, mạch lạc. Giống như ông đã vẽ ra một bức tranh lớn, lừng lững như một con voi, ai cũng phải nhìn thấy, phải đồng ý, không thể nào bác bỏ được.
Ông Nguyễn Văn An từng làm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, làm chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm tổng bí thư. Năm nay, ông là người đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo đảng dám nói thẳng với các đồng chí là đảng đã sai lầm ngay từ nền tảng. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình.”
Từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình nghĩa là gì? Hãy nói về mô hình, có thể hiểu là phương cách quản trị việc nước, mà ông Nguyễn Văn An nhấn mạnh về kinh tế. Ông An vạch ra, lỗi lầm trong mô hình kinh tế của đảng ông là chủ trương lấy “chế độ công hữu làm chủ yếu.”
Đó cũng không phải là một mô hình mới theo. Trong 70 năm qua đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn đề cao vai trò các xí nghiệp quốc doanh, theo mô hình “chế độ công hữu.” Chủ trương đó bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, kéo tới thời Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh. Họ chỉ sao chép nguyên cách tổ chức kinh tế tại Nga Xô, Trung Cộng, đem áp dụng vào nước ta mà thôi. Mô hình “chế độ công hữu” này có từ thời Lê Nin, ông chủ trương dùng guồng máy nhà nước thực hiện cuộc cách mạng vô sản thế giới, cái đó gọi tên là “Chủ nghĩa Lê Nin.” Mô hình này sai lầm, 70 năm sau đã đưa Nga Xô đến chỗ sụp đổ. Cộng Sản Trung Quốc thấy thế phải đổi chiều, tự tư bản hóa để tồn tại. Mô hình này sai ra sao, bây giờ không ai cần giải thích nữa. Đến giờ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ tiếp tục đề cao doanh nghiệp nhà nuớc, đó là lý do ông Nguyễn Văn An phải lên tiếng.
Nhưng “lỗi mô hình công hữu” này, ông Nguyễn Văn An nói, cũng chỉ là một sai lầm nằm ở tuốt trên ngọn. Phải tìm đến nguồn gốc của nó. Ông An nhắc lại rằng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn bắt chước Liên Bang Xô Viết, “Mà mô hình của Cộng Hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.” Đó là gốc rễ. Ông nhận xét: “Mô hình (công hữu) lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan (chủ trương rằng): Tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.”
Lời buộc tội thứ hai này chỉ ra mối sai lầm của đảng là đi theo một “lý thuyết cực đoan.” Đó chính là chủ thuyết của Karl Marx; Marx nói khi các xí nghiệp, nhà máy, thiết bị, vân vân, đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì giai cấp tư bản xuất hiện, họ bóc lột giới lao động. Vì thế cho nên Lê Nin chủ trương “công hữu,” tức là các phương tiện sản xuất phải thuộc quyền nhà nước.
Tại sao theo ý kiến bác bỏ quyền tư hữu của Karl Marx lại sai lầm? Ông Nguyễn Văn An giải thích: “Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.” Nói cho dễ hiểu, ông An muốn giải thích rằng nếu không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân thì người ta không có động lực tự nhiên để cố gắng làm việc. Do đó, kinh tế chung của cả xã hội sẽ không tiến lên được.
Nhưng không phải chỉ tai hại về hậu quả kinh tế; lý thuyết “cực đoan” này còn tước bỏ những quyền tự do quan trọng của con người, như tự do mưu cầu hạnh phúc. Như ông An nói rõ: Không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân thì không ai có quyền tự do về kinh tế, tức là mỗi con người không còn được tự do mưu cầu hạnh phúc. Nói rộng hơn, không có tự do kinh tế thì cũng không có tự do, không có dân chủ gì cả. Đó là ý nghĩa của câu ông An phát biểu: “Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do...”
Lời phát biểu trên không khác gì những ý kiến của Friedrich Hayek, một nhà kinh tế “tiên tri” đầu thế kỷ 20. Hayek từng viết: “Hệ thống tư hữu tài sản là bảo đảm mạnh nhất cho quyền tự do, không chỉ bảo đảm riêng cho những người có tài sản mà cho cả những người không tài sản.” Bởi vì, như Hayek giải thích: “Bị kiểm soát trong công việc kinh tế mưu sinh sẽ đưa tới bị kiểm soát trên tất cả mọi thứ khác” (To be controlled in our economic pursuits means to be controlled in everything).
Hayek có ảnh hưởng lâu dài hơn Karl Marx. Trong thế kỷ 19, Karl Marx tiên đoán chế độ kinh tế tư bản sẽ tự nó sụp đổ vì những mâu thuẫn từ bên trong. Marx phân tích rất hay về những mâu thuẫn đó; nhưng bài cáo phó của ông về kinh tế tư bản tới giờ vẫn chưa thành sự thật. Một trăm năm sau, Friedrich Hayek, (cũng là một người nói tiếng Đức di cư sang sống ở London, Anh Quốc), lại tiên đoán rằng chế độ kinh tế kinh tế chỉ huy kiểu cộng sản chắc chắn sẽ đưa tới cảnh con người bị nô lệ hóa. Quả nhiên, nay nhìn lại, ai cũng thấy khi nhà nước nắm trọn quyền kiểm soát kinh tế, như trong các xã hội cộng sản, thì mọi người đã mất hết các quyền tự do, chẳng khác gì nô lệ. Cuốn “Con đường dẫn tới nô lệ” của Hayek, bên Trung Quốc đã dịch hết cho mọi người đọc.
Ông Nguyễn Văn An nói rõ ràng: Chủ nghĩa Lê Nin sai lầm, mà chủ nghĩa Mác cũng sai lầm nốt. Theo hai chủ nghĩa đó là sai từ gốc đến ngọn. Sau khi nghe ông An biện giải, ai cũng phải đồng ý. Phải đi tới kết luận: Người khôn ngoan thì không ai đi theo những con đường sai lầm như thế. Người tử tế thì khi biết mình đã sai là phải sửa đổi ngay, để khỏi tiếp tục làm hại đồng bào.
Nhờ đâu mà ông Nguyễn Văn An đã nhìn ra những sự thật trên đây? Nhờ ông đã “giác ngộ” được tính chất “kỳ diệu” của quyền sở hữu tư nhân. Sau khi đã chứng kiến suốt 20 năm “đổi mới” các đồng chí cộng sản hồ hởi làm giầu, khẩn trương tích lũy, năng nổ thu vét tài sản của toàn dân về trong tay mình và đồng đảng, thì đến người khiếm thị cũng phải nhìn ra là “quyền tư hữu” tạo ra những tác động tâm lý, kinh tế, chính trị rất kỳ diệu. Nó kỳ diệu như ma ấy. Nó có thể biến người thành ma, biến ma thành người. Khi vấp vào nó, không vỡ đầu cũng sứt trán; ở Liên Xô cả cái chủ nghĩa Lê Nin đứng khựng lại. Kinh tế nhà nước tại Nga bị chết cóng suốt mấy thế hệ vì họ không công nhận quyền tư hữu. Ngược lại, khi đã giác ngộ quyền tư hữu, dùng quyền tư hữu làm động cơ phát triển, các đồng chí cộng sản Trung Hoa đã quyết chí làm giầu, ào ào tư bản hóa, họ bỗng nhiên thành tỷ phú hết. Họ đã lãnh đạo giai cấp vô sản Trung Hoa biến hóa thành những bàn tay làm gia công cho các xí nghiệp Mỹ, Đài Loan, sung sướng lãnh đồng lương “bóc lột” để cung cấp hàng hóa rẻ cho thế giới tư bản. Cái gọi là quyền tư hữu nó quả thật là một con ma kỳ diệu.
Giác ngộ sự thật này, nó quý hơn những người vẫn khoe đã giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin khi đi tìm đường cứu nước. Ông Nguyễn Văn An đã kết luận là phải dứt khoát, không do dự: “Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.” Xin nhấn mạnh hai chữ: TRỞ VỀ. Ông Nguyễn Văn An đã xác nhận: Trước khi “đổi mới” theo kinh tế tư bản, Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước đến cảnh thiếu thốn và đói khổ. Dân ta không ai muốn phải “trở về” cảnh đói khổ đó nữa.
Năm 1989 ông Trần Xuân Bách đã nhìn thấy cái sai của Đảng Cộng Sản, ông viết: “Tư duy khoa học đang thay thế tư duy giáo điều... Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương. ” Nhưng ông Trần Xuân Bách vẫn còn mơ mòng tin tưởng vào chủ nghĩa Mác, ông viết: “Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác.” Năm nay, ông Nguyễn Văn An, trong phạm vi hiểu biết của mình, đã vạch ra một sai lầm lớn của Marx. Sai lầm từ gốc, chứ không phải đã bị ai làm méo mó cả. Phải công nhận thái độ của ông An can đảm và tiến bộ về mặt tri thức.
Ông An nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rải rác trong bài phỏng vấn những câu này: “Đảng (Cộng Sản) của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được... Đảng đã trở thành lực lượng cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị... Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động.”
Nói đến như thế thật là đã nghĩ hết lẽ, nói hết lời. Đọc những phân tích và nhận định của ông Nguyễn Văn An, bất cứ ai có trí khôn ở mức bình thường cũng sẽ phải đi tới một kết luận sáng suốt, tất yếu. Khi phân tích cảnh Liên Xô sụp đổ, ông Nguyễn Văn An công nhận: “Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán đảng đã biến chất để xây dựng đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.” Có ai ở Việt Nam còn muốn làm “những người cộng sản chân chính” như vậy hay không? Hãy đứng lên xóa bỏ cái đảng “vua tập thể” “thối nát, phản động” này đi, làm lại từ đầu đi! Phải ngăn không cho nó nắm độc quyền chính trị tiếp tục làm vua nữa! Không nên để cho nó kéo dài việc “cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội” nữa!
Nhưng rất tiếc, tất cả công trình phân tích của ông Nguyễn Văn An lại dẫn ông tới những kết luận hoàn toàn “hụt hẫng!” Đọc rồi không thể tin được là con người phân tích rành rọt ở trên cũng là con người đang nêu ra các đề nghị ở dưới. Hãy cử một thí dụ: Ông An bảo đảng Cộng Sản “phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong đảng và ngoài xã hội.” Nhưng ông lại không chấp nhận có thêm một đảng chính trị nào khác ngoài đảng Cộng Sản cả. Thế thì khi tranh cử là ai tranh cử với ai?
Đề nghị của ông An, nghe xong phải bật cười: Đảng Cộng Sản sẽ tranh cử với đảng Cộng sản! Ông đề nghị mỗi lần bầu cử mỗi chức vụ đảng Cộng Sản sẽ đưa ra nhiều ứng cử viên tranh cử với nhau, mỗi ứng cử viên có một chương trình, để cho dân chúng “tự do” bỏ phiếu chọn một trong mấy người đó! Cuối cùng, ai đắc cử cũng thế, đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục cai trị! Đọc tới đây, nếu không bật cười thì chắc ai cũng phải lắc đầu: Rõ chán! Thà rằng theo lối ở thành phố Athena ngày xưa, chỉ bốc thăm chọn người đắc cử theo lối xổ số, dân không cần đi bỏ phiếu, coi bộ còn thành thật và đỡ tốn kém hơn!
Trong phần phân tích, các lý luận của ông An sắc xảo, vững vàng, đồ sộ, lừng lững như một con voi, ai cũng bị thuyết phục. Khi ông nói cần “đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị,” ai nghe cũng tưởng là thật! Vậy mà cuối cùng, đến những đề nghị thay đổi cụ thể, thì những ý kiến của ông vừa lúng túng vừa hời hợt, không còn sâu sắc và gắn bó chặt chẽ như phần đầu nữa. Như thể con voi của ông có cái đầu rất to nhưng không có được một cái đuôi tương xứng.
Có cái gì khúc mắc trong đầu khiến ông không gỡ ra được? Chúng tôi sẽ bàn thêm trong một bài sau.
Ngô Nhân Dụng
14-12-2010
Theo Người Việt
Góp ý kiến với đại hội đảng năm 2011 sắp tới, ông đề nghị đảng của ông phải “đáp ứng yêu cầu của Cách Mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.”
Đọc những lời lẽ trên, phải ghi nhận lòng can đảm, óc tỉnh táo của ông Nguyễn Văn An. Những sai lầm căn bản của đảng Cộng Sản mà ông gọi là “lỗi hệ thống” được phân tích bằng những lý luận rất vững vàng, mạch lạc. Giống như ông đã vẽ ra một bức tranh lớn, lừng lững như một con voi, ai cũng phải nhìn thấy, phải đồng ý, không thể nào bác bỏ được.
Ông Nguyễn Văn An từng làm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, làm chủ tịch Quốc Hội từ 2001 đến 2006, có lúc đã hy vọng lên làm tổng bí thư. Năm nay, ông là người đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo đảng dám nói thẳng với các đồng chí là đảng đã sai lầm ngay từ nền tảng. Ông giải thích: “Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình.”
Từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình nghĩa là gì? Hãy nói về mô hình, có thể hiểu là phương cách quản trị việc nước, mà ông Nguyễn Văn An nhấn mạnh về kinh tế. Ông An vạch ra, lỗi lầm trong mô hình kinh tế của đảng ông là chủ trương lấy “chế độ công hữu làm chủ yếu.”
Đó cũng không phải là một mô hình mới theo. Trong 70 năm qua đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn đề cao vai trò các xí nghiệp quốc doanh, theo mô hình “chế độ công hữu.” Chủ trương đó bắt đầu từ thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, kéo tới thời Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh. Họ chỉ sao chép nguyên cách tổ chức kinh tế tại Nga Xô, Trung Cộng, đem áp dụng vào nước ta mà thôi. Mô hình “chế độ công hữu” này có từ thời Lê Nin, ông chủ trương dùng guồng máy nhà nước thực hiện cuộc cách mạng vô sản thế giới, cái đó gọi tên là “Chủ nghĩa Lê Nin.” Mô hình này sai lầm, 70 năm sau đã đưa Nga Xô đến chỗ sụp đổ. Cộng Sản Trung Quốc thấy thế phải đổi chiều, tự tư bản hóa để tồn tại. Mô hình này sai ra sao, bây giờ không ai cần giải thích nữa. Đến giờ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn cứ tiếp tục đề cao doanh nghiệp nhà nuớc, đó là lý do ông Nguyễn Văn An phải lên tiếng.
Nhưng “lỗi mô hình công hữu” này, ông Nguyễn Văn An nói, cũng chỉ là một sai lầm nằm ở tuốt trên ngọn. Phải tìm đến nguồn gốc của nó. Ông An nhắc lại rằng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn bắt chước Liên Bang Xô Viết, “Mà mô hình của Cộng Hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.” Đó là gốc rễ. Ông nhận xét: “Mô hình (công hữu) lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan (chủ trương rằng): Tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.”
Lời buộc tội thứ hai này chỉ ra mối sai lầm của đảng là đi theo một “lý thuyết cực đoan.” Đó chính là chủ thuyết của Karl Marx; Marx nói khi các xí nghiệp, nhà máy, thiết bị, vân vân, đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân thì giai cấp tư bản xuất hiện, họ bóc lột giới lao động. Vì thế cho nên Lê Nin chủ trương “công hữu,” tức là các phương tiện sản xuất phải thuộc quyền nhà nước.
Tại sao theo ý kiến bác bỏ quyền tư hữu của Karl Marx lại sai lầm? Ông Nguyễn Văn An giải thích: “Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.” Nói cho dễ hiểu, ông An muốn giải thích rằng nếu không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân thì người ta không có động lực tự nhiên để cố gắng làm việc. Do đó, kinh tế chung của cả xã hội sẽ không tiến lên được.
Nhưng không phải chỉ tai hại về hậu quả kinh tế; lý thuyết “cực đoan” này còn tước bỏ những quyền tự do quan trọng của con người, như tự do mưu cầu hạnh phúc. Như ông An nói rõ: Không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân thì không ai có quyền tự do về kinh tế, tức là mỗi con người không còn được tự do mưu cầu hạnh phúc. Nói rộng hơn, không có tự do kinh tế thì cũng không có tự do, không có dân chủ gì cả. Đó là ý nghĩa của câu ông An phát biểu: “Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do...”
Lời phát biểu trên không khác gì những ý kiến của Friedrich Hayek, một nhà kinh tế “tiên tri” đầu thế kỷ 20. Hayek từng viết: “Hệ thống tư hữu tài sản là bảo đảm mạnh nhất cho quyền tự do, không chỉ bảo đảm riêng cho những người có tài sản mà cho cả những người không tài sản.” Bởi vì, như Hayek giải thích: “Bị kiểm soát trong công việc kinh tế mưu sinh sẽ đưa tới bị kiểm soát trên tất cả mọi thứ khác” (To be controlled in our economic pursuits means to be controlled in everything).
Hayek có ảnh hưởng lâu dài hơn Karl Marx. Trong thế kỷ 19, Karl Marx tiên đoán chế độ kinh tế tư bản sẽ tự nó sụp đổ vì những mâu thuẫn từ bên trong. Marx phân tích rất hay về những mâu thuẫn đó; nhưng bài cáo phó của ông về kinh tế tư bản tới giờ vẫn chưa thành sự thật. Một trăm năm sau, Friedrich Hayek, (cũng là một người nói tiếng Đức di cư sang sống ở London, Anh Quốc), lại tiên đoán rằng chế độ kinh tế kinh tế chỉ huy kiểu cộng sản chắc chắn sẽ đưa tới cảnh con người bị nô lệ hóa. Quả nhiên, nay nhìn lại, ai cũng thấy khi nhà nước nắm trọn quyền kiểm soát kinh tế, như trong các xã hội cộng sản, thì mọi người đã mất hết các quyền tự do, chẳng khác gì nô lệ. Cuốn “Con đường dẫn tới nô lệ” của Hayek, bên Trung Quốc đã dịch hết cho mọi người đọc.
Ông Nguyễn Văn An nói rõ ràng: Chủ nghĩa Lê Nin sai lầm, mà chủ nghĩa Mác cũng sai lầm nốt. Theo hai chủ nghĩa đó là sai từ gốc đến ngọn. Sau khi nghe ông An biện giải, ai cũng phải đồng ý. Phải đi tới kết luận: Người khôn ngoan thì không ai đi theo những con đường sai lầm như thế. Người tử tế thì khi biết mình đã sai là phải sửa đổi ngay, để khỏi tiếp tục làm hại đồng bào.
Nhờ đâu mà ông Nguyễn Văn An đã nhìn ra những sự thật trên đây? Nhờ ông đã “giác ngộ” được tính chất “kỳ diệu” của quyền sở hữu tư nhân. Sau khi đã chứng kiến suốt 20 năm “đổi mới” các đồng chí cộng sản hồ hởi làm giầu, khẩn trương tích lũy, năng nổ thu vét tài sản của toàn dân về trong tay mình và đồng đảng, thì đến người khiếm thị cũng phải nhìn ra là “quyền tư hữu” tạo ra những tác động tâm lý, kinh tế, chính trị rất kỳ diệu. Nó kỳ diệu như ma ấy. Nó có thể biến người thành ma, biến ma thành người. Khi vấp vào nó, không vỡ đầu cũng sứt trán; ở Liên Xô cả cái chủ nghĩa Lê Nin đứng khựng lại. Kinh tế nhà nước tại Nga bị chết cóng suốt mấy thế hệ vì họ không công nhận quyền tư hữu. Ngược lại, khi đã giác ngộ quyền tư hữu, dùng quyền tư hữu làm động cơ phát triển, các đồng chí cộng sản Trung Hoa đã quyết chí làm giầu, ào ào tư bản hóa, họ bỗng nhiên thành tỷ phú hết. Họ đã lãnh đạo giai cấp vô sản Trung Hoa biến hóa thành những bàn tay làm gia công cho các xí nghiệp Mỹ, Đài Loan, sung sướng lãnh đồng lương “bóc lột” để cung cấp hàng hóa rẻ cho thế giới tư bản. Cái gọi là quyền tư hữu nó quả thật là một con ma kỳ diệu.
Giác ngộ sự thật này, nó quý hơn những người vẫn khoe đã giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin khi đi tìm đường cứu nước. Ông Nguyễn Văn An đã kết luận là phải dứt khoát, không do dự: “Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.” Xin nhấn mạnh hai chữ: TRỞ VỀ. Ông Nguyễn Văn An đã xác nhận: Trước khi “đổi mới” theo kinh tế tư bản, Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước đến cảnh thiếu thốn và đói khổ. Dân ta không ai muốn phải “trở về” cảnh đói khổ đó nữa.
Năm 1989 ông Trần Xuân Bách đã nhìn thấy cái sai của Đảng Cộng Sản, ông viết: “Tư duy khoa học đang thay thế tư duy giáo điều... Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương. ” Nhưng ông Trần Xuân Bách vẫn còn mơ mòng tin tưởng vào chủ nghĩa Mác, ông viết: “Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác.” Năm nay, ông Nguyễn Văn An, trong phạm vi hiểu biết của mình, đã vạch ra một sai lầm lớn của Marx. Sai lầm từ gốc, chứ không phải đã bị ai làm méo mó cả. Phải công nhận thái độ của ông An can đảm và tiến bộ về mặt tri thức.
Ông An nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rải rác trong bài phỏng vấn những câu này: “Đảng (Cộng Sản) của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được... Đảng đã trở thành lực lượng cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị... Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động.”
Nói đến như thế thật là đã nghĩ hết lẽ, nói hết lời. Đọc những phân tích và nhận định của ông Nguyễn Văn An, bất cứ ai có trí khôn ở mức bình thường cũng sẽ phải đi tới một kết luận sáng suốt, tất yếu. Khi phân tích cảnh Liên Xô sụp đổ, ông Nguyễn Văn An công nhận: “Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán đảng đã biến chất để xây dựng đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.” Có ai ở Việt Nam còn muốn làm “những người cộng sản chân chính” như vậy hay không? Hãy đứng lên xóa bỏ cái đảng “vua tập thể” “thối nát, phản động” này đi, làm lại từ đầu đi! Phải ngăn không cho nó nắm độc quyền chính trị tiếp tục làm vua nữa! Không nên để cho nó kéo dài việc “cản trở dân chủ, tự do, cản trở sự phát triển của xã hội” nữa!
Nhưng rất tiếc, tất cả công trình phân tích của ông Nguyễn Văn An lại dẫn ông tới những kết luận hoàn toàn “hụt hẫng!” Đọc rồi không thể tin được là con người phân tích rành rọt ở trên cũng là con người đang nêu ra các đề nghị ở dưới. Hãy cử một thí dụ: Ông An bảo đảng Cộng Sản “phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong đảng và ngoài xã hội.” Nhưng ông lại không chấp nhận có thêm một đảng chính trị nào khác ngoài đảng Cộng Sản cả. Thế thì khi tranh cử là ai tranh cử với ai?
Đề nghị của ông An, nghe xong phải bật cười: Đảng Cộng Sản sẽ tranh cử với đảng Cộng sản! Ông đề nghị mỗi lần bầu cử mỗi chức vụ đảng Cộng Sản sẽ đưa ra nhiều ứng cử viên tranh cử với nhau, mỗi ứng cử viên có một chương trình, để cho dân chúng “tự do” bỏ phiếu chọn một trong mấy người đó! Cuối cùng, ai đắc cử cũng thế, đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục cai trị! Đọc tới đây, nếu không bật cười thì chắc ai cũng phải lắc đầu: Rõ chán! Thà rằng theo lối ở thành phố Athena ngày xưa, chỉ bốc thăm chọn người đắc cử theo lối xổ số, dân không cần đi bỏ phiếu, coi bộ còn thành thật và đỡ tốn kém hơn!
Trong phần phân tích, các lý luận của ông An sắc xảo, vững vàng, đồ sộ, lừng lững như một con voi, ai cũng bị thuyết phục. Khi ông nói cần “đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị,” ai nghe cũng tưởng là thật! Vậy mà cuối cùng, đến những đề nghị thay đổi cụ thể, thì những ý kiến của ông vừa lúng túng vừa hời hợt, không còn sâu sắc và gắn bó chặt chẽ như phần đầu nữa. Như thể con voi của ông có cái đầu rất to nhưng không có được một cái đuôi tương xứng.
Có cái gì khúc mắc trong đầu khiến ông không gỡ ra được? Chúng tôi sẽ bàn thêm trong một bài sau.
Ngô Nhân Dụng
14-12-2010
Theo Người Việt
Gửi ý kiến của bạn