BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 76254)
(Xem: 62978)
(Xem: 40381)
(Xem: 31980)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Ăn cỗ cưới ở quê

13 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 1155)
Ăn cỗ cưới ở quê
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73
Chủ nhật, Chủ tịch cùng GS Quế về quê, gặp mặt lớp cao học ở ĐH Vinh. Xong việc, hai thằng lượn lờ vài vòng ở Thành Vinh, thăm mấy ông bạn văn chương chữ nghĩa, ba hoa phét lác giải sầu. Nghe tin Chủ tịch đang ở xứ Nghệ, đương kim Bí thư huyện uỷ nhắn, về Yên Thành gặp nhau, tiện thể dự đám cưới con gái Chủ tịch Huyện.

Một công đôi việc, sau chầu café sáng, 10h kém hai thằng lên xe về Yên Thành. Một tiếng sau, đã có mặt ở thị trấn, ghé qua nhà Bí thư, mọi thứ đã sẵn sàng. Xin thêm cái phong bì, bỏ vào đó 500k gọi là mừng hạnh phúc cho các cháu, chỉnh trang y phục rồi lên xe.

Đến gần trung tâm, thấy phông sạp, người ra vào nhộn nhịp, đích thị là đám con Chủ tịch Huyện rồi. Thấy khách lạ, vợ chồng anh đon đả ra đón, mời vào vị trí trung tâm, rất trọng thị. Mâm bát được người nhà lật đật bê ra, các món đặc sản xứ đồng chiêm bày la liệt. Lươn xào sả ớt, cá tràu kho khô, thịt me nấu cari, bánh chưng nhân cá rô, rượu nút lá chuối…. Theo phong cách đậm đặc Yên Thành.

Sau màn chào hỏi theo nghi lễ ngoại giao, chủ khách yên vị. Đảo mắt một vòng, thấy quan chức trong huyện, đông đủ, nhiệt tình, thành kính không thiếu một ai. Toàn chỗ quen biết cả nên thấy cũng vui. Khác với đám cưới truyền thống, đám cưới quê nay cũng hội nhập ra trò. Ngoài món truyền thống mang hương vị xứ đồng chiêm, các món tây tàu cũng có mặt. Cùng với rượu quê là bia chai Hà Nội, lác đác một vài chai rượu có tên tuổi hẳn hoi, ai muốn dùng thứ gì thì tuỳ.

Hỏi thăm được biết, cô dâu, chú rể đều hiện đang làm ở Hà Nội, đều học ngành kinh doanh có danh giá như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Cũng như con Chủ tịch, con Bí thư cũng đều đi theo hướng ấy. Vậy là, khác với bậc phụ huynh, theo đuổi con đường quan chức, con cái họ đã rẽ theo một hướng khác. Phải chăng, đó cũng là do dự đa dạng của cơ hội mà nền kinh tế thị trường tạo ra.

Cũng vì lo cho sự nghiệp của con em, hầu hết các cán bộ chủ chốt ở huyện đều có nhà ở Hà Nội. Nhỏ thì căn hộ ngoại ô, tỷ như khu Linh Đàm, Sa La, lớn thì mua đất, xây nhà vài ba tầng ở trung tâm, gần các trường đại học danh tiếng. Trước là chỗ ở của sinh viên, sau là nơi cư trú khi chúng ra trường, kiếm được việc làm. Xuân thu nhị kỳ, các công bộc ra Hà Nội vừa công cán, vừa thăm con, tiện thể kiểm tra nhà cửa xem chúng ăn ở ra răng.

Khi các cuộc nâng ly đã được dăm bảy lượt, hơi men bắt đầu ngấm, câu chuyện trở nên bốc hơn. Không ai còn nhớ mình ở cương vị nào, phải thưa gửi khẽ khàng ra sao mà là câu chuyện của những con người đang mở hết lòng mình với cõi đời.

Rượu bia vào, buồn đái, Chủ tịch đứng dậy đi ra phía sau. Một lực lượng đông đảo chị em đang miệt mài công tác hậu cần. Cơ man nào là rau sống, là gà ngoé đang chế biến phục vụ thực khách. Tranh thủ, Chủ tịch trò chuyện với một cô da bánh mật đang rửa bát, được biết, nhà em ở trong chòm Sáu, gọi chủ nhà bằng Chú.

Trong rạp, tiếng một men nào đó oang oang: Dừ ăn uống là chuyện nhỏ nợ, quan trọng hơn là chuyện chơi bời, ngang dọc nợ. Rồi họ kể chuyện các tụ điểm trên địa bàn. Gần thì có Diễn Thành, xa thì có Xuân Thành, Nghi Xuân nơi đó có những quán đèn xanh đèn đỏ, biển hiệu lấp lánh, mở cửa thâu đêm. Ở đó, cũng là nơi cư trú, lập nghiệp của một bộ phận con em giai cấp nông dân, lực lượng nòng cốt kiên trung với Tiệc.

Sau khi gác liềm gác hái, thóc lúa thu hoạch được chỉ đủ ăn, ráo mồ hôi là hết tiền. Để có tiền cho các nhu cầu khác, không có bằng cấp, chỉ có cách tìm về các khu du lịch phục vụ các đầy tớ của dân.

Đầu tiên là bưng bê, quét dọn thật thà như giai cấp công nhân, ngoài cơm nuôi chỉ nhận được dăm chục nghìn mỗi ngày. Tưởng như rẻ mạt, nhưng cơ hội ấy cũng chỉ diễn ra có ba tháng mùa hè. Khi tiếng trống trường khai giảng vang lên, khách du lịch vãn dần, đám nhân viên được trả về điểm xuất phát.

Không cam chịu ngồi không, nhiều em quyết tâm ở lại. Cách duy nhất để tồn tại là phải chung sống với son phấn, làm gái ôm, rồi sau ôm là gì gì đó, đại loại là như vậy. Bằng cách đó, họ cũng thoát ly khỏi đời sống nông nghiệp, rồi khi nhan sắc tàn phai, họ lại quay về với đồng ruộng làm giai cấp nông dân vẻ vang và kiêu hãnh.

Bữa cỗ cưới ở quê có dư vị của những người thoát ly khỏi đời sống đồng ruộng, dẫu bằng cách nào.

Phan Thế Hải

13-12-2010

Theo Blog Phan Thế Hải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn