BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73216)
(Xem: 62209)
(Xem: 39387)
(Xem: 31147)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Học sinh miền Trung sau mùa lũ

20 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 887)
  • Tác giả :
Học sinh miền Trung sau mùa lũ
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Sau hơn 3 tuần vật lộn với lũ, người dân miền Trung đang dần ổn định cuộc sống.

Thế nhưng báo trong nước vẫn hàng ngày đưa tin về những khó khăn người dân nơi đây đang phải đương đầu, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên.


Ngập lụt do bão lũ ở trung tâm tỉnh Quảng Bình tháng 10/2010



Những khó khăn sau lũ


Sau một thời gian khá dài sống trong cảnh màn trời chiếu đất hay tệ hơn nữa là không có một chỗ để tựa lưng do nước lũ dâng cao và kéo dài, người dân miền Trung đang dần trở lại cuộc sống bình thường sau khi nước rút.

Tuy nhiên, đa số người dân biết rất rõ, cho dù cố gắng cách mấy họ cũng sẽ không thể có được cuộc sống giống như trước đây vì phần lớn nhà của đã bị hư hại, lúa giống bị mốc, tài sản trôi theo dòng nước. Họ đang còn phải sống nhờ vào lòng hảo tâm của mọi người và các tổ chức trong và ngoài nước.

Đáng thương nhất là các em nhỏ đang còn ở độ tuổi đến trường bị cắt ngắn thời gian học hành và bây giờ khi trở lại trường, bàn lớp xiêu vẹo, sách vở nhòa nét chữ do ẩm nước. Báo chí Việt Nam cho biết, ngành giáo dục thiệt hại hơn 700 tỷ đồng sau cơn lũ năm nay.

Các trường Mầm non thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh có nhiều học sinh không thể đóng tiền trường cho các buổi ăn trưa, quần áo vẫn còn rách rưới khi đến lớp dù nhiều đoàn xe cứu trợ thực phẩm và quần áo vẫn kéo về Hà Tĩnh trong những ngày qua.

Anh Sở Sơn, sống tại Minh Khê, Hà Tĩnh cho biết sau lũ khó khăn vẫn còn nhiều, thiệt hại không thể nào bù đắp được nhưng tinh thần người dân vẫn tốt vì các nhóm cứu trợ đến, tạo cho họ cảm giác bớt cô đơn, không bị bỏ quên.

Trong gia đình anh có 5 người con vẫn còn đi học, độ tuổi từ lớp 1 đến đại học nên anh Sơn đã nghèo rồi mà còn gặp khó khăn. Anh Sơn tâm sự:

“Đi học thì sách vở gia đình phải vay mượn. Nhà không đóng tiền ăn được do họ lấy nhiều quá, đến buổi là phải tự về nhà ăn, trường cách 4 cây số. Nhà làm nông nghiệp nên chỉ đủ đóng tiền học thôi.”

Cứu trợ ra sao?


Ông bà Kỳ, sống tại Can Lộc, Hà Tĩnh đang có hai cô con gái học đại học tại TP HCM cũng than thở là trong những tháng sắp tới không biết sẽ xoay sở ra sao để đủ học phí cho hai con.

Thầy Đức, hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở Gia phố, Hà Tĩnh cho biết là mọi việc đang dần ổn định trở lại nhưng người dân vẩn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn như cầu cống đã bị trôi đi nên hiện nay học sinh đi học bằng đò, nhiều học sinh có nhà bị nước dâng lên đến 3m làm cho vật gia dụng hư hỏng nặng nề nên cần thời gian để khắc phục.

Thầy kể về những trợ giúp nhà trường đã nhận được:

“Vấn đề cơ sở vật chất thì trường được trợ cấp sau lũ với các trường học thì hiện nay đang từng bước để khắc phục. Hiện nay, sau khi lũ rút thì ngoài Bắc có phong trào quyên góp rồi nhà nước quan tâm nên sách vở học trò thì nhiều hơn trước lúc lũ, bởi vì nhiều nơi tài trợ nên sách vở nhiều hơn. Những mất mát về mùa màng, lương thực thì thuộc về nhà nước, nhưng đối với học trò thì điều kiện học tốt, vở học sinh nhiều rồi, thừa rồi. Học trò trước đây có 15-20 quyển vở bây giờ mỗi em 20-30 quyển vở, vở sách đầy đủ rồi.”

Nhà trường nói đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhưng phụ huynh cho biết vẫn còn thiếu kém. Vậy thực hư ra sao?

Qua những cuộc nói chuyện và tìm hiểu, chúng tôi được biết khi các đoàn cứu trợ đến, chính quyền địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo và phân công đồng đều để họ đến từng khu xóm và trao tận tay nạn nhân các tặng phẩm.

Tuy nhiên, đoàn nào cho ít, cho nhiều, số lượng thực chất ra sao và tính thực dụng của các tặng phẩm như thế nào thì chính quyền không can dự, do đó, một số trường đang hồi phục mạnh mẽ trong khi một số khác vẫn còn cần đến sự quan tâm của các tấm lòng hảo tâm.

Người dân miền Trung, mỗi năm cứ đến mùa lại phải đối mặt với lũ, dù quen thuộc về thời gian và địa điểm nhưng cường độ lũ và mức thiệt hại mỗi năm lại khác nên người dân vẫn năm từng năm điêu đứng sau lũ.

Các tỉnh miền Trung đã chuẩn bị sẵn cho các em học sinh bằng cách khai giảng sớm hơn ngày khai trường của toàn quốc để nếu lũ có về thì các em cũng không mất quá nhiều thời gian học tập. Đây là điều mà người dân tỏ ý tán thành nhất để con em họ không mất thêm thới gian học tập sau khi họ đã mất khá nhiều tài sản trong các cơn lũ hàng năm.
Khoa Diễm, phóng viên RFA

19-11-2010
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn