BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
(Xem: 73352)
(Xem: 62244)
(Xem: 39430)
(Xem: 31176)
SỐ LƯỢT XEM TRANG
0

Tai Phật để làm gì

19 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 988)
Tai Phật để làm gì
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00

Gửi bác Vũ Duy Thông


Tối qua rảnh rỗi lang thang blog, ghé qua nhà ông Nguyễn Xuân Diện thấy ông kể chuyện đem mấy ông bạn miền Nam đi thăm chùa Bút Tháp, nơi có tượng quan âm thiên thủ thiên nhãn. Chuyện chẳng có gì nếu ông bạn miền Nam không ngạc nhiên kêu lên, nói ủa, sao lại nghìn mắt nghìn tay, nghìn mắt nghìn tai chứ… khiến tui cười phì. Lại nghĩ ngợi linh tinh.

Chuyện nói lộn âm nghe lộn tiếng tui nghe cũng đã nhiều. Có sống ở miền Nam mới biết dân trong này nói lộn âm vận lia xia. Hôm tui đi taxi, nói cho chú về đường Vũ Huy Tấn. Thằng cu tài xế nói làm gì có đường Vũ Huy Tấn chú, Vũ Huy Tánh chớ. Tui nói tấn là 10 tạ, là 1000 kg ấy. Thằng cu tài xế kêu to, nói 1000 kg là một tánh đó chú. Tui chỉ biết nhăn răng cười, chẳng biết nói sao.

Ông Chung Đỗ Kwan kể chuyện, nói dân miền Tây hay nói lộn vần im ra vần iêm. Một cô đến phường làm giấy khai sinh cho con. Phường hỏi cha nó tên chi, cô này nói dạ tên Chim. Phường nói chim có ê không, cô này thật thà nói dạ lúc đầu cũng hơi ê ê, sau rồi ngon trớt.

Chuyện nghe lộn tay ra tai thì cũng thường nhưng bạn ông Diện cãi lại hay quá, ông nói: “Phật bà có nghìn mắt để soi xét thiên hạ, nghìn tai để nghe thấu ý muôn dân rồi chỉ bảo con người làm việc thiện, giữ gìn cỏ cây muôn lòai trường tồn. Sao lại nói nghìn tay?” Rất có lý.

Cái tích Phật quan âm nghìn tay nghìn mắt tui đọc đã lâu, giờ chỉ nhớ mang máng. Tích này xuất phát ở Tàu. Đại để vào thế kỉ XI có một công chúa tên là Diệu Thiện, đã bỏ chốn phồn hoa đến núi Hương Cao, toạ thiền ở đó suốt chín năm và chứng đắc thần thông pháp lực nhiệm mầu. Với thần thông diệu lực nầy, Diệu Thiện đã biến hoá mình thành một thầy thuốc để điều trị bệnh hiểm nghèo của vua cha bằng cách xả bỏ tay chân và mắt mũi cuả mình. Cuối cùng Diệu Thiện biến hiện thành Bồ Tát Quan Thế Âm có nghìn tay nghìn mắt.

Sách Phật dạy Quan Thế Âm Bồ Tát cần có nghìn tay nghìn mắt là để nhìn và để thấy cũng như cứu vớt tất cả vạn loại chúng sinh đang chìm đắm trong sông mê bể khổ. Ok. Nhưng đã có nghìn mắt, sao không có nghìn tai? Bởi vì không phải cái gì cũng nhìn thấy được đâu, ví dụ chi phí dưới gầm bàn chẳng hạn, làm sao Phật thấy được.

Cho nên Phật cần có nghìn tai để nghe dân chúng kêu than mà ra tay cứu giúp. Vả, cũng chỉ cần Phật nhìn thấy nghe thấu “chúng sinh đang chìm đắm trong sông mê bể khổ”, rồi chỉ bảo dân cách thức để thoát khổ, tức chỉ cần Phật cho chủ trương đường lối thôi, chứ chả cần Phật ra tay. Nếu việc gì cũng bắt tay chỉ ngón thì Phật có cả triệu tay cũng không thể đủ, khéo không lại tá hoả tam tinh như vụ Vinashin thì cũng bỏ mẹ.

Nhân nói chuyện nghìn tay nghìn mắt, một hôm tui ngồi nhậu với mấy ông bạn nhà văn, một ông nói nhiều mắt để thấu thị khổ đau nhân loại là phải rồi, nhưng nghìn tay để làm gì nhỉ. Mình có hai tay cũng chả đủ việc để làm, nghìn tay làm cái gì. Nhàn cư vi bất thiện, có nghìn tay lại suốt ngày ngồi quán karaoke hát bằng tay, vợ con lại khổ.

Một ông nghe thế thì trợn mắt lên, nói mày đừng có xui dại Phật nữa. Nghìn tai để làm gì. Dân chúng kêu than toàn thứ trung ngôn, phàm đã trung ngôn thì nghịch nhĩ, có hai tai đã nhức đầu, tức điên lên rồi, thêm nghìn tai nữa chắc chết. Mấy ông khoa học mấy bọn nhà văn mấy thằng nhà báo… suốt ngày ra rả chuyện phản biện phản beo, toàn trung ngôn nghịch nhĩ, chịu sao thấu. Có nghìn tai lại phải có nghìn tay để bịt nghìn lỗ tai kia, có phải khốn không? Có hai tai là đủ rồi, nghìn tay mới quan trọng. Xưa nay vinh thân phì gia là nhờ vào nhiều tay, tay làm tay sờ tay mó tay móc tay moi tay ngoặc tay chụp tay giật tay đe tay đấm… chứ có ai bảo nhờ có nhiều tai?

Mấy ông khác gật gù, nói phải phải. Đến Phật còn sợ nghịch nhĩ ghét trung ngôn thì hỏi dưới gầm trời này có ai không sợ không ghét. Trung ngôn là ngu, chớ có dại. Đã trót làm văn nô quá nửa đời rồi, cứ an phận văn nô cho đến khi xuống lỗ, dân chúng cười chê kệ dân chúng, chỉ cần cấp trên không khó dễ, khi chết gửi tới viếng vòng hoa, cho mấy dòng cáo phó nơi trang trọng, gọi là mồ yên mả đẹp. Lẳng lơ chết cũng ra ma/ chính chuyên chết cũng đem ra ngoài đồng, đéo gì. Xong phim.

Nguyễn Quang Lập

18-11-2010

Theo Blog Quê Choa

PGS-TS VŨ DUY THÔNG: CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN PHẢI CÓ TÌNH, CÓ LÝ
Việt Hải


Chinh phu.vn)- Dân mình có câu: “Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”, với tư cách một cử tri, PGS-TS, nhà báo, nhà thơ Vũ Duy Thông đã nhận xét như vậy khi đề cập đến việc đối thoại, chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp Quốc hội.

PGS. TS Vũ Duy Thông cho rằng: Việc đưa ra những nhận xét, chất vấn trong các kỳ họp QH là quyền của các đại biểu QH, nhưng khi những ý kiến ấy đến công chúng thì hiệu ứng của nó không còn theo ý chủ quan của người nói nữa. Vì vậy phải nói thế nào để ngắn gọn, rõ ràng, trúng vấn đề, thẳng thắn, nhưng đừng gieo hoang mang cho người nghe là điều hết sức cần thiết và phải trở thành nguyên tắc.

GS. TS Vũ Duy Thông cho biết vì ông là nhà thơ, đồng thời vừa làm văn học, vừa làm nhà báo, tức là làm loại công việc chuyển tải những thông điệp mà xã hội cần, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp lên. Từ khi Đổi mới, dân chủ được mở rộng và phát huy mạnh mẽ, xã hội có rất nhiều tiến bộ nhưng cũng có điều cần nhìn nhận cho đúng, nhất là khi Đảng và Nhà nước chủ trương công khai hóa, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan Nhà nước, ví dụ như tạo điều kiện để báo chí thông tin đầy đủ về các Kỳ họp QH.

Ông nói: Thực hiện quyền dân chủ là một quá trình vận động gian khó và lâu dài, cả hệ thống chính trị và từng người dân phải góp công sức, trí tuệ từ nhận thức về quyền dân chủ, nâng cao trình độ để có thể thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện quyền dân chủ.

Thực hiện quyền dân chủ (bao gồm cả mở rộng dân chủ và nâng cao quyền dân chủ) là một tồn tại xã hội, phải biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chờ đợi; vừa thể chế hóa nhưng cũng rất cần vận động, thuyết phục. Cần khắc phục khuynh hướng không sử dụng đầy đủ quyền dân chủ và cả khuynh hướng lợi dụng hoặc tùy tiện sử dụng quyền dân chủ.

Truyền hình, phát thanh trực tiếp đầy đủ một số phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn là rất cần thiết, là sự thể hiện rõ nét việc tăng cường thực hiện quyền dân chủ trong xã hội ta, cần được duy trì và phát huy.

Nhưng nhiều vấn đề được thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn thuộc diện bí mật quốc gia (nước nào cũng có những vấn đề bí mật quốc gia chưa thể công bố rộng rãi ngay) thì nên giải quyết như thế nào? Một vấn đề khác, chất vấn và trả lời chất vấn thuộc quyền của các đại biểu QH và các thành viên Chính phủ. Đó là những vấn đề họ được biết, được hỏi.

Tuy nhiên, những ý kiến hỏi và trả lời đó không cùng chất lượng như nhau, còn có một số ý kiến mới dừng lại ở cảm tính, chưa được xác minh. Vậy có cách nào để những thông tin đó khi vượt ra khỏi Hội trường QH, không ảnh hưởng đến cử tri, cả ở mặt tích cực và tiêu cực.

Thứ hai là việc phát biểu ý kiến, chất vấn và trả lời chất vấn tại QH. Theo dõi các phiên họp toàn thể tại hội trường qua báo chí, thấy tuy có tiến bộ nhưng việc phân bổ phát biểu không đều. Có đại biểu cả khóa không một lần phát biểu nhưng có đại biểu kỳ họp nào cũng phát biểu, thậm chí thảo luận về vấn đề gì cũng phát biểu, đi rất sâu vào chuyên môn dù chuyên môn đó rất xa với chuyên môn gốc của họ. Không rõ những đại biểu này có phải “cái gì cũng biết” không, nhưng qua phát biểu của họ, nhiều khi cử tri rất băn khoăn. Trong khi phát biểu, một vài người còn đưa ra những sự kiện, số liệu chưa được kiểm chứng, có tính cảm tính, suy diễn chủ quan, hiểu biết về luật không thật đầy đủ.

Việc đưa ra những nhận xét, chất vấn trong các kỳ họp QH là quyền của các đại biểu QH, nhưng khi những ý kiến ấy đến công chúng thì hiệu ứng của nó không còn theo ý chủ quan của người nói nữa. Nói cho đủ, còn để dành thời gian cho người khác. Nói cho khách quan, không né tránh nhưng với một thái độ xây dựng. Dân mình có câu: “Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau”, tức là giữa những người đối thoại với nhau phải rõ cái tình (có tính trách nhiệm, xây dựng), cái lý (khoa học, hiểu biết, rõ ràng); “Vừa lòng nhau”, còn có nghĩa là phải có tác dụng tích cực đối với những người thứ ba, là đông đảo công chúng nghe mà thấy thẳng thắn, thuyết phục, nghe xong không còn u mê, chán nản, hoài nghi, càng vững tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống.

VH

( Nguồn: báo điện tử chinhphu.vn)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn